Tây Ninh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tây Ninh
Tỉnh
Hodautieng.jpg
Hồ Dầu Tiếng
Địa lý
Tọa độ: 11°22′04″B 106°07′08″Đ / 11,367795°B 106,119003°Đ / 11.367795; 106.119003
Diện tích  4.039,7 km²[1]
Dân số 2011
 Tổng cộng 1.080.700 người[1]
 Mật độ  268 người/km²
Dân tộc  Việt, Chăm, Khmer, Hoa
Hành chính
Quốc gia  Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng  Đông Nam Bộ
Tỉnh lỵ  Thị xã Tây Ninh
Chính quyền   
 Chủ tịch UBND  Nguyễn Thị Thu Thủy
 Chủ tịch HĐND  Võ Hùng Việt
 Bí thư Tỉnh ủy  Võ Văn Phuông
Phân chia hành chính  1 thị xã, 8 huyện
Mã hành chính  VN-37
Mã bưu chính  84xxxx
Mã điện thoại  66
Biển số xe  70
Web: Tỉnh Tây Ninh

Tọa độ: 11°22′04″B 106°07′08″Đ / 11,367795°B 106,119003°Đ / 11.367795; 106.119003

Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có Thị xã Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 99 km theo đường quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc[2].

Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển[3].

Mục lục

[sửa] Vị trí địa lý

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, tọa độ của tỉnh từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông[4]. Phía Đông giáp tỉnh Bình DươngBình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minhtỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay RiêngKampong Cham của Campuchia với 1 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch[5].

[sửa] Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệpxây dựng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa là mùa mưamùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11[6]. Nhiệt độ tương đối ổn định, với nhiệt độ trung bình năm là 26 – 270C và ít thay đổi, Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, chính vì vậy ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác. Với lợi thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc[7].

Phường 3, Thị xã Tây Ninh

Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại. Đất đai Tây Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm trên 84%, đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên[7].

Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân[7].

[sửa] Lịch Sử

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đồng thời đổi tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Năm 1808, trấn Gia Định đổi lại đổi là thành Gia Định, gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định TườngHà Tiên. Năm 1832, vua Minh Mạng định tiếp tục tổ chức hành chánh ở Gia Định, từ 5 trấn chia thành 6 tỉnh gồm có Phiên An tỉnh thành ( tức trấn Phiên An cũ), Tỉnh Biên Hòa ( trấn Biên Hòa cũ), Tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ), Tỉnh Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), Tỉnh An Giang, Tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây Ninh thuộc Phiên An tỉnh thành[8]. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành là tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện.

Năm 1861, Sau khi thực dân Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh. Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều lần thay đổi, năm 1897 Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng, trong đó có 10 tổng, 50 làng.

Thị trấn Bến Cầu, Tây Ninh

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện (inspections) là tỉnh (province). Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques (Vũng tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ 12.

Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà

Sa, Bến ,Long, Tân, Sóc
Thủ, Tây, Biên, Mỹ, Bà.
Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc và Cấp (Vũng Tàu)

—Thơ về các Tỉnh

Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau Cách Mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, cắt một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ, do đồng chí Võ Văn Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính. Năm 1957, Tây Ninh chia thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng.

Năm 1963, tỉnh Tây Ninh gồm 4 quận là quận Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện, Khiêm Hanh. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Tỉnh tổ chức thành 7 huyện và 01 thị xã.Ngày 12 tháng 12 năm 2012, Bộ Xây dựngQuyết định số 1112/QĐ-BXD, công nhận thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là đô thị loại III[9].

[sửa] Hành chính

Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thị xã và 8 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 5 phường và 82 [10]

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thị xã
Tây Ninh
Huyện
Tân Biên
Huyện
Tân Châu
Huyện
Dương Minh Châu
Huyện
Châu Thành
Huyện
Hòa Thành
Huyện
Bến Cầu
Huyện
Gò Dầu
Huyện
Trảng Bàng
Diện tích (km²) --- --- --- --- --- --- --- --- ---
Dân số 2009(người) 125.601 93.813 121.393 104.302 130.101 139.011 62.934 137.019 152.339
Mật độ dân số (người/km²) --- --- --- --- --- --- --- --- ---
Số đơn vị hành chính 5 phường và 5 xã 1 thị trấn và 9 xã 1 thị trấn và 11 xã 1 thị trấn và 10 xã 1 thị trấn và 14 xã 1 thị trấn và 7 xã 1 thị trấn và 8 xã 1 thị trấn và 8 xã 1 thị trấn và 10 xã
Năm thành lập --- --- --- --- --- --- --- --- ---
Nguồn: Website tỉnh Tây Ninh
Cáp treo lên núi Bà Đen

[sửa] Kinh tế

Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan…Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành công nghiệptiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát triển vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh[11].

Trong 3 tháng đầu năm 2012, phát triển ở mức tương đối, lĩnh vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là thế mạnh, một số lĩnh vực đạt kết quả khả quan như thu ngân sách đạt dự toán, đảm bảo tiến độ thực hiện và đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, chỉ số giá tiêu dùng được kéo giảm, đầu tư phát triển trên địa bàn do được tập trung chỉ đạo nên thực hiện có hiệu quả, các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai[11]. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.133 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng ước trên 21.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 287 triệu USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Tây Ninh hàng năm đạt 14%, GDP bình quân đầu người đạt năm 2010 đạt 1.390 USD[12].

[sửa] Văn hóa & Xã hội

Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.

[sửa] Du lịch

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi và nhiều đạo khác. Tây Ninh là thủ đô kháng chiến, nơi đóng Trung ương Cục miền Nam trong những năm chống Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tây Ninh còn là nơi có hồ thủy lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó là hồ Dầu Tiếng.

[sửa] Ẩm thực

Tây Ninh nổi tiếng với các loại đặc sản sau đây:

  • Bánh Tráng phơi sương: Lọai đặc sản này ngày nay đã được sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh và được sản xuất công nghiệp, nhưng nó vẫn gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Trước năm 1980, Bánh Tráng Trảng Bàng được sản xuất từ củ sắn (khoai mì). Nhưng ngày nay thì chỉ được sản xuất từ lúa gạo. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ.
  • Bánh Canh thịt heo: Bánh Canh Trảng Bàng là một lọai thức ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
  • Muối tôm: là một đặc sản rất nổi tiếng của Tây Ninh.
  • Mãng cầu Bà Đen (trái na): được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen của Tây Ninh. Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà trái mãng cầu có quanh năm. Ngay cả các tháng 3-4-5, sản lượng cũng đạt gần 1.000 tấn/tháng. Tỉnh Tây Ninh đã tiến hành đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ về bảo hộ địa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý “Bà Đen” cho sản phẩm mãng cầu được trồng ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận núi Bà.

[sửa] Dân cư & Giáo dục

Nơi thờ cúng Bà Đen

[sửa] Dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Tây Ninh đạt gần 1.080.700 người, mật độ dân số đạt 268 người/km²[13] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 169.100 người[14], dân số sống tại nông thông đạt 911.600 người[15]. Dân số nam đạt 535.500 người[16], trong khi đó nữ đạt 545.200 người[17]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,9 %[18]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Tây Ninh có 9 Tôn giáo khác nhau , nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 379.752 người, Phật Giáo có 95.674 người, Công giáo có 32.682 người, các tôn giáo khác như Hồi giáo 3.337 người, Tinh Lành có 684 người, Phật giáo hòa hảo có 236 người, Minh Sư Đạo có 4 người,Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 2 người, Bà-la-môn có 1 người[19].

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có đủ 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.050.376 người, người Khơme có 7.578 người, người Chăm có 3.250 người, người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những dân tộc khác như mường, Thái, Tày...[19]...

[sửa] Giáo dục

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh có 410 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 106 trường, Tiểu học có 271 trường, trung học có 1 trường, có 1 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 116 trường mẫu giáo[20]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[20].

[sửa] Giao thông

Tây Ninh có đường Xuyên Á đi qua với chiều dài gần 28 km, nối thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài. Tây Ninh có 2 tuyến sông chính là tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có cảng sông Bến Kéo nằm trên sông Vàm Cỏ Đông. Sân bay quân sự Trảng Lớn tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, có thể xây dựng thành sân bay cấp 4 - 5, đường băng rộng 25 đến 30 mét, dài 1000 mét, có thể tiếp nhận các loại máy bay 50-70 chỗ ngồi.

[sửa] Chú thích

  1. ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ Thị xã Tây Ninh sẽ lên thành phố vào năm 2014, Báo Đồng Nai.
  3. ^ Tây Ninh trước kia vốn là một vùng đất thuộc vùng Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray, Website Du Lịch Tây Ninh.
  4. ^ Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Website Tỉnh Tây Ninh.
  5. ^ Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  6. ^ Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô., Website Cuộc Sống Việt.
  7. ^ a b c Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh Tây Ninh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  8. ^ Tây Ninh từng là vùng đất thuộc Tỉnh Phiên An, Nam Kỳ Lục Tỉnh.
  9. ^ Quyết định 1112/QĐ-BXD năm 2012 công nhận thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh là đô thị loại III, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
  10. ^ Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu Niên giám thống kê 2011, Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
  11. ^ a b Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 03 tháng đầu năm 2012, Cổng thông tin Tỉnh Tây Ninh.
  12. ^ Tây Ninh: GDP bình quân đầu người đạt gần 1.400 USD, Báo Tiền Phong.
  13. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  14. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  15. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  16. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  17. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  18. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  19. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng Cục Thống kê Việt Nam .
  20. ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam

[sửa] Liên kết ngoài


Việt Nam Các đơn vị hành chính cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Tây Ninh-Việt Nam
Thị xã (1): Thị xã Tây Ninh
Huyện (8): Tân Biên | Tân Châu | Dương Minh Châu | Châu Thành | Hòa Thành | Bến Cầu | Gò Dầu | Trảng Bàng