Hôm nay | 171 | |
Tuần này | 171 | |
Tất cả | 611823 |
HÌNH TƯỢNG CHẠM KHẮC Ở ĐÌNH THỔ TANG |
Viết bởi Ba Tỉnh |
Chủ nhật, 19 Tháng 8 2012 09:21 |
LẠI NÓI VỀ HÌNH TƯỢNG CHẠM KHẮC
Đình Thổ Tang BaTỉnh - Đình Thổ Tang tọa lạc tại khu Bắc của thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đình được xây dựng vào thế kỷ 17, là nơi thờ cúng Lân Hổ Hầu tức Phùng Lộc Hộ đô thống Đại Vương, một vị tướng có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh tan giặc Nguyên Mông vào thế kỷ 12. Vào năm 1964 đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng A trong danh mục Di tích Lịch sử Văn hóa tiêu biểu của đất nước, đến năm 1990 được cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hoá.Có thể nói: - Đình Thổ Tang là một Bảo tàng Nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí đình chùa vô cùng đặc sắc, phong phú và đặc biệt quý hiếm ở nước ta. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật, họa sỹ, nhà báo…đã tốn rất nhiều giấy mực nói về di tích này. Để bạn đọc rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu bài viết khá công phu của họa sỹ Nguyễn Văn Chiến là người tâm huyết đối với mỹ thuật cổ điển Việt Nam nói chung và Nghệ thuật chạm khắc Đình Thổ Tang nói riêng. Bài viết phản ảnh ý kiến cá nhân và độc lập của tác giả Nguyễn Văn Chiến. Tác giả gửi trực tiếp cho Web batinh.com. (Ảnh minh họa trong bài của tác giả Nguyễn Văn Chiến và ảnh TL).
GẶP “TAI ƯƠNG” NGHIÊN CỨU - LẠI NÓI VỀ Tác giả Nguyễn Văn Chiến Nhân đọc bài “Từ lầm lẫn phong cách, đề Muốn nghiên cứu Mỹ thuật di tích, phải biết người trước đã làm cái gì, chưa làm cái gì? để xác định cho mình sẽ làm cái gì mới? Đó cũng là tiêu chí ranh giới của đề tài khoa học, hay vấn đề của tham luận, hoặc bài báo. Để khỏi trùng/lẫn dẫm lại người khác, khỏi “lấn sân”. Khi đụng vào vấn đề “đã diễn ra” thì lại càng thận trọng. Sự trân trọng lịch sử và nghệ thuật, là lấy nội dung nghiên cứu làm sáng chân giá trị tác phẩm. Khảo sát nghiên cứu di tích Thổ Tang, tôi (NVC) đã tiến hành như vậy. Nghệ thuật chạm khắc của Đình đã được đề cập. Song cũng chỉ thấy nhắc đến chạm khắc về đề tài: sinh hoạt, lao động, vui chơi. Lại xem đã viết/in/xuất bản những gì?(1) đều chưa thấy nói đến các mảng chạm khắc quan trọng liên quan với Thần tích và câu đối tôn uy Lân Hổ Đô Thống Đại Vương của Miếu Trúc và Đình Thổ Tang. Khảo sát nghiên cứu mỹ thuật cổ ở Thổ Tang, chúng tôi đã ở 1 tuần (1997), chuẩn bị chuyến đi công tác Phần Lan (1998). Đo vẽ, chụp ảnh chạm khắc ở các vị trí trong Miếu và Đình. Cùng các câu đối, kiệu, cửa võng, hiện vật đồ thờ, bài trí thờ tự và thu thập tư liệu. Thần Tích về Lân Hổ Đô Thống Đại Vương được các cụ trong ban di tích giỏi chữ Hán dịch cho, và còn chép các câu đối và dịch chữ để làm tư liệu. Chúng tôi còn khảo sát vùng liên quan thờ Lân Hổ, và truyền thuyết/ điển tích của ngài. Do vậy tôi chú ý đến: nội dung Thần tích với chạm khắc của Đình và Miếu. Nghiên cứu lấy “nguyên bản” đúng như vị trí của nó trong di tích, và chụp trọn vẹn tác phẩm. Dựa trên các cứ liệu “điển tích truyền thuyết” và “thần tích” thờ tự, xác định nội dung hình tượng chạm khắc. Một số bức được nhìn nhận mới về nội dung, hình thành “phát hiện mới”. Chẳng hạn bức: “Sự ra đời của Lân Hổ”. Hay “Hai võ tướng Phùng Sáo đen và Phùng Sáo Đá” chúng tôi xác định không phải “Đá cầu” như đã gọi(2). ông Trần Thức đã “dựa danh” người đi trước “đặt tên”, nhằm phủ nhận. Trong biện bác Trần Thức có nhiều điểm “lệch lạc”, cần nêu ra để tránh hiểu lầm. Sự trao đổi vẫn không ngoài làm sáng chân giá trị Mỹ thuật di tích. Nghệ thuật chạm khắc Đình Thổ Tang 1. Ông Trần Thức thích “phê bình”, và tự cho là “Thật” và “Thẳng”, như thế ai mà không trọng? Nhưng ông không bao giờ thích “trao đổi” trực tiếp, như thày Nguyễn Đỗ Cung dạy: “Đóng cửa mà bảo nhau”. ông thích “Lên trang” mới là có “kiến thức”? còn “nói mồm với nhau” thì ai biết “tài” mình? lại không có “nhuận bút”. Ông bài bác, nhưng lại “không dùng ảnh chụp nguyên bản trọn vẹn tác phẩm” đối chứng, mà đưa in lại “ảnh trích đoạn” còn “cụt lũn” hơn ảnh (đã in sách). Phải chăng ông “cố che dấu các yếu tố” phát hiện mà không lợi cho cái gọi là “Đá Cầu”? Lại đưa ra một ảnh (chạm khắc ở đình Cự Trữ) mà ông cho là “giống …” cũng không liên quan đến nội dung chạm khắc di tích Thổ Tang. Như thế không chỉ là “bảo thủ” mà còn “lầm lẫn” và thiếu tôn trọng bạn đọc. Thiết nghĩ: muốn “phê bình” thì điều cần ông Trần Thức phải đi di tích mà xem/ chụp “nguyên bản”, rồi đối chiếu với “ảnh trích đoạn” (đã in sách) mà ông tâm đắc, xem có “phát hiện ra điều gì không”? Như thế mới là bản lĩnh? Chứ đâu cần ông ở “thông tin” nhờ cậy. Đọc bài Trần Thức mới “ngớ người ra” là bị đưa vào một chốn tăm tối “u minh”. “Choáng” mà thấy “quỷ” xóa sạch “công lao”, còn bị cợt nhả, bị cho “lầm lẫn, khẳng định sai lầm một di tích”, thì lấy đâu đường “thoát”? May sao còn “Sợi chỉ” của “nàng” mà thoát hiểm. Tỉnh ra là “chân dung học thuật” Trần Thức “ngang lối”. Ông vốn thích phê “nhiều” hơn bình, nhưng ở đây ông đem “vũ khí” chứa “Thức tự suy” mà không “tự vấn”. Lại cầm “lá chắn” rập đầy “danh các nhà” để “xông lên tiêu diệt”, để bác bỏ “tuốt”… trong sự tự mãn “ngạo nghễ” dạy bảo “người nghiên cứu”. Ta hãy cùng “thấm nhuần” những “giáo huấn” của ông. Nghệ thuật chạm khắc và nội thất của Đình Thổ Tang Ông Trần Thức rất thích “Tầm câu trích cú” để “trích dẫn”, tưởng chừng nếu không có “món” này thì không ra “Bài Trần Thức”. Song hiềm nỗi ông thường bị cái “tật” khó sửa là: Dẫn sai và dẫn sót. Trong bài Trần Thức tự suy/viết: “… Nghĩa là ông trách các nhà nghiên cứu và hai nhà xuất bản“chưa nghiên cứu kỹ”và“sâu”như ông. Nên ông phải phê bình và cảnh báo cho họ. Cụ thể là các học giả, nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Khắc Viện, Lê Thanh Đức và những học trò danh tiếng do các ông đào tạo – như các cố Phó giáo sư Nguyễn Du Chi, Phó giáo sư Viện trưởng Chu Quang Trứ… là “đã hiểu sai” và đặt tên sai. (?)” (Tr 12). Chỉ một đoạn ngắn trên, đã “đổ vỡ kỳ vọng giáo huấn” của ông mất rồi. Bởi NVC viết chỉ nêu “hiện tượng” của việc, chứ đâu dám: “trách”,“phê bình và cảnh báo” ai. Vậy xin lưu ý ông: Phê bình nên nói thẳng vào việc, đừng thêm “kích động”. Việc Trần Thức dẫn lại cũng phải để tâm mà “chép đúng”. Nếu không câu nệ “trích dẫn”, thì chuyển sang “tóm gọn” nhưng phải “đúng”. Chứ đừng tỏ ra “Khoa học” bằng “trích dẫn” mà lại dẫn sót và dẫn sai, dẫn đến “biện bác” sai, làm “nhiễu” bạn đọc. Trần Thức đã dẫn sót như: “Lịch sử (thiếu: Việt Nam, tập 1, trang 315), NXB Khoa học xã hội (thiếu: 1971), Hoặc “Văn hóa dân gian (thiếu: vùng đất tổ). Dẫn sót tức là: cộc lốc, không đầy đủ, không rõ “Tên và xuất xứ sách”? Ông viết dẫn sai: về chức danh của Chu Quang Trứ, vì cuối đời ông Trứ mới là Viện phó (chứ không phải Viện Trưởng). Để gây thêm “thế áp đảo” ông biện dẫn: “những học trò danh tiếng… “do các ông đào tạo”… nhưng viết thế là rất “xô bồ”, mà chẳng đúng. Vì: Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ chỉ chịu sự “đào tạo” từ Viện trưởng Nguyễn Đỗ Cung khi về VMT-MN mà thôi. Sao lại vơ cả nắm “Thày” như vậy. Nghiêm trọng là khi dẫn lại “tên bài” của NVC đã làm sai lệch nội dung. NVC viết là: “Những… trong Miếu Trúc và Đình Thổ Tang” (tức 2 di tích), thì Trần Thức biến thành: “Nhân đọc… trong kiến trúc và Đình Thổ Tang”. Như thế là ông nhận thức sai “đề”, nếu “đi thi” ắt ông sẽ trượt vì lạc đề. ông thích dựa dẫm các “tôn danh” dùng để nêu dẫn, và cho là “Độ chính xác của các nhà nghiên cứu lão thành đã đặt tên là Đá cầu?”. Viết thế lại cũng rất “xô bồ”, bởi làm gì có “hội đồng” nào? lập ra chỉ để “đặt tên” một bức chạm, mà lại viết:“của các nhà nghiên cứu/học giả//họa sĩ/học trò (tên trên) đã “thống nhất đặt tên” lặp đi, lặp lại đến 3 lần (tr 11-12)? Ta biết: “đặt tên” thường vào một trong các đối tượng: “Tư liệu cổ”, “Nhà nghiên cứu” hoặc “Tác giả chụp ảnh”. Do vậy “đặt tên” thường chỉ do một “nguồn” và được người khác thừa nhận. Ông thích dùng cụm từ: “Độ chính xác”, thì cố GS Trần Quốc Vượng chả đã hay “ngăn” học trò là: dùng “chính xác” cho KH tự nhiên, còn KH xã hội có đúng vẫn cứng nhắc, huống chi không đúng. Với sách“Việt Nam Điêu khắc dân gian - Thế kỷ XVI, XVII, XVIII”(NVB Ngoại văn HN1975) mà ông dẫn, thì về tác giả ông Trần Thức viết: “Hai đồng tác giả” là: dịch giả, họa sĩ nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung và bác sĩ, học giả Nguyễn Khắc Viện…” là “quá” hào phóng, mà nghiên cứu lại vốn khắt khe, thận trọng ngôn từ. Ta biết “dịch giả” là chỉ chuyển ngữ với việc viết giới thiệu sách của cụ Nguyễn Đỗ Cung. Song Trần Thức lại quên dẫn: Nhiếp ảnh gia Lê Vượng (chụp ảnh tác phẩm in sách) và Họa sĩ - Viện sĩ Trần Văn Cẩn (chọn và trình bày sách) họ đều có công. Bài của Trần Thức muốn bộc lộ “tài năng” mình, xong cứ xem: “Chỉ chép lại” mà còn “sai và sót”; “Viết dẫn” thì “xô bồ” tùy tiện không đúng; “Biện bác” thì đầy “lầm lẫn” bức này với bức kia. “Hình tượng” thì “không xét kỹ” dẫn đến: khẳng định sai lầm phong cách, đề tài. “Nhìn nhận lẫn lộn” về hình thức/nội dung chạm khắc đình Thổ Tang với đình Cụ Trữ (Nam Định). “Điển tích huyền thoại lịch sử”, có “thư tịch” lưu giữ, là tư liệu nghiên cứu minh dẫn cho nội dung hình tượng thì phủ nhận. Trần Thức còn đem cái “Chân tướng sai” của mình để “gắp” cho “đối phương”. Đã thế còn xưng “Kẻ đã từng…” để “nồng” lên trong hậu/ kết răn dạy“nghiên cứu”. Chứng tỏ Trần Thức ứng phó rất “nhanh nhảu…”nhưng sự: “đúng/ nhầm, thiếu/ đủ/, nhận diện/quyết kết” thì ông lại rất xem nhẹ. Những điểm nêu trên đều từ biện dẫn của Trần Thức. Nó cũng chính là: những “cạm bẫy” về khả năng/ trình độ/ kiến thức mỹ thuật mà ông “tung” ra phê. Thì kết cục không tránh khỏi hậu họa “phê bình sai”, gây ra “tai ương” cho nghiên cứu. Nay ta thử rung lên vài “tiếng chuông” cũng mong Trần Thức “thức” tỉnh. Người đọc vì thương hại mà nhún nhường. Ngọn bút “sôi lên” vì: “Bất bình” mà phải “ôn hòa”; “Bực” mà phải “nén”; “Giận” mà phải “làm dịu” để tránh to tiếng “Bất kính” với ông - ở bậc “Lão” đang sắp “Thành...”? Người đọc/NVC đành phải dành thời gian, làm sáng thêm chạm khắc đình Thổ Tang. Nghệ thuật chạm khắc Đình Thổ Tang 2. Đúng là ông Trần Thức “không biết việc” nên đã hồ hởi vài lượt dẫn về: “Các học giả”, “nhà nghiên cứu lão thành” và “những học trò danh tiếng”... Bởi ông không có cái gì khác, chỉ biết dựa dẫm vào “cái danh” của họ, mà ông cho là “đã đặt tên là Đá cầu”? Ông lấy đó làm “điểm tựa” biện bác. Tôi và Chúng ta ai mà không quý trọng các bậc tài danh. Song nếu cứ đóng khung “thần tượng” như Trần Thức thì “còn ai dám?” nghiên cứu về Thổ Tang nữa? Trong các vị cao danh mà Trần Thức dẫn, chỉ có 2 cụ: Nguyễn Đỗ Cung và Nguyễn Khắc Viện (vì đã mất) là không biết: “NVC phát hiện mới về chạm khắc Thổ Tang (9-1999)”. Số còn lại thì đều biết và đồng tình. Chỉ Trần Thức vì “ít thông tin” nên chưa biết mà thôi. Tôi vốn không thích “cậy nhờ”, “dẫn dựa” danh ai, dù là rất kính trọng. Nhưng vì Trần Thức nêu, thì “cũng vì đó” mà nhắc đến “các vị ấy” cho rõ vấn đề. Còn những GS/TS/NNC khác đồng thuận với “Phát hiện mới” tôi không dẫn. Hai (cố) Nhà nghiên cứu Mỹ thuật cổ: Nguyễn Du Chi và Chu Quang Trứ (cùng cơ quan VMT, cuối đời mới được đặc cách PGS) được tôi đem nội dung phát hiện mới và ảnh chụp về Miếu - Đình ở Thổ Tang để xem và trao đổi. Hai anh “rất biết” về bức chạm gọi là “Đá Cầu” này, nhưng “không nói ai đặt tên”. Tuy cách nói khác nhau, song đồng ý kiến ủng hộ: “Nghiên cứu cần có phát hiện mới để làm sáng Mỹ thuật cổ. Minh dẫn được những nội dung chạm khắc là rất cần”. Riêng anh Chu Quang Trứ nói thêm: “Chạm khắc “Đá cầu”còn có ở một số đình khác, cần xem để đối chứng cho chắc”. Tôi nói ngay: “Chạm khắc ở đình Phùng và đình Liên Hiệp (Hà Tây) thì đúng là nội dung “Đá cầu” đề tài vui chơi. Còn ở đình Thổ Tang thì không phải. Bởi hình tượng là hai võ tướng, mặc đồ binh, đeo khiên, có cánh là dạng “Võ thánh”. Nó khác hẳn với hình tượng “Người thường” chơi đá cầu ở hai đình kia”. Anh Chu Quang Trứ ngẫm nghĩ rồi gật đầu. Hai năm sau, thận trọng tôi đi trở lại Thổ Tang, rồi tôi mới viết tham luận về vấn đề này, cùng ảnh chụp chạm khắc tại di tích minh dẫn ở Hội nghị khoa học Khảo Cổ Học toàn quốc (9-1999). Hội nghị đã in phóng to các ảnh: “Hai võ tướng Phùng Sáo đen và Phùng Sáo Đá”, “Sự ra đời của Lân Hổ” và một số hình tượng chạm khắc: Vật linh (Rồng, Chúa Sơn lâm/Kỳ Lân), gắn bó với nội dung Thần Tích đình Thổ Tang. Đã trưng bày cùng các ảnh của nhiều tác giả tham luận, để các nhà khoa học cả nước cùng xem. Tham luận đó đã in trong sách: “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1999” (NXB Khoa học xã hội – 2000). Hai anh Nguyễn Du Chi và Chu Quang Trứ cũng có tham luận tại hội nghị, cùng thảo luận đều tán đồng, và cũng có sách. Đây là “Hội nghị KCH thường niên” - thuộc ủy ban Khoa học Xã hội, đã làm 46 cuộc, của 46 năm qua. Với sự đóng góp của nhiều nhà khoa học cả nước. Trong đó có lĩnh vực Mỹ thuật truyền thống /cổ vật/tác phẩm. Chứ không phải như Trần Thức viết trong bài: “Mỹ thuật cổ…lĩnh vực ít người biết”. Riêng NVC cũng đã liên tục (từ 1992 đến nay) với các hội nghị KCH hàng năm, và một hội nghị Quốc tế (2001) đã đóng góp 35 tham luận khoa học với nội dung “phát hiện mới” về Mỹ thuật cổ Việt Nam, đều đã in vào sách. Lĩnh vực này “hẳn đã” nằm ngoài tầm nhìn, tầm đọc của Trần Thức. Do “không” biết nên ông “cao giọng” cợt nhả: “Không biết tác giả sẽ còn có bao nhiêu “phát hiện mới” nữa”, “Càng không nên dùng những từ ồn ào to tát như “phát hiện mới”… Trần Thức còn “xuyên tạc” về sự lao động khoa học đó:“…chỉ mang tính “giật gân”? thì khuyên ông: không nên có thái độ “Khinh đời”như vậy. Xem ra Trần Thức có nhiều chữ “không” quá, nên ông “không biết việc” thật, mà “không hiểu” nội dung cụm từ: “Phát hiện mới” là công việc khoa học. Phát hiện mới là tiêu chí KCH của một Viện đặt ra, với mục đích và sự nỗ lực của các nhà khoa học thực hiện. Để có “cụm từ ấy” cho công việc phải: “mất thời gian, đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, thậm chí cả “sinh mạng khoa học” cho nó.(3) Thiết nghĩ chúng ta cầm bút “Vẽ” và “Viết” mà không theo tinh thần “phát hiện mới” thì còn “ra cái gì”?. Hay “ra cái này”là cái “Cậy nhờ”, “Gậm nhấm”, “Sào sáo” có sẵn, để mãi “Sáo mòn”, thậm chí mãi như… ông - nghĩ sao? Nghệ thuật chạm khắc Đình Thổ Tang Cố họa sĩ – nhà nghiên cứu Lê Thanh Đức (cùng cơ quan VMT) Viết/in sách “Đình làng miền Bắc Việt Nam” (NXB Mỹ thuật 2001). Anh là người trí tuệ học thuật sâu sắc/ sắc nét và thận trọng trong nghiên cứu. Tôi rất quý trọng anh và có những kỷ niệm tâm giao. Khi biết anh “ra sách” về đình làng, nên tôi trao đổi với anh về: Miếu Trúc và đình Thổ Tang, nội dung “phát hiện mới” đã tham luận ở hội nghị KCH TQ 9-1999) về chạm khắc: “Sự ra đời của Lân Hổ”, “Hai võ tướng Phùng Sáo Đen - Phùng Sáo đá” với nội dung Điển tích. Nhấn rõ về những bức chạm mang nội dung Thần tích đó “mới thấy ở Thổ Tang”; Và Thổ Tang có song Đình kề nhau có ý nghĩa thờ riêng. Tôi đưa các bức ảnh cho anh Lê Thanh Đức xem. Anh rất thích thú cho rằng: Những phát hiện mới này có ý nghĩa cho nghiên cứu Mỹ thuật cổ Việt Nam. Anh nói: “Rất tiếc cuốn sách về Đình làng của mình đã in xong. Chứ nếu Chiến cho mình biết sớm những phát hiện mới về đình Thổ Tang, thì mình xin được trích sử dụng vào sách và có dẫn tên bạn”. Kỷ niệm đó vẫn còn in đậm trong tôi. Việc “phát hiện mới” ở đình Thổ Tang của 13 năm trước, thì chỉ Họa sĩ - NNC Nguyễn Đỗ Cung là không biết, vì cụ đã mất trước đó 12 năm rồi.(4) 3. Nay (2012) anh em muốn tôi viết về chạm khắc Đình Thổ Tang đưa lên T/C Mỹ Thuật của Hội. Tuy đã có nội dung từ 13 năm trước, song sự thận trọng lại khiến tôi trở lại Thổ Tang. Bởi sợ rằng: các bức chạm đã nói: “có còn, có mất”? Có bị thay đổi của trùng tu tôn tạo? Mình viết mà “cái làm bằng” thay đổi thì sao? Đành rằng: đi lại là tốn kém, mệt nhọc, nhuận bút nào đủ đi đường. Song dù bận giáp Tết nhưng tôi quyết trở lại Thổ Tang cuối đông 2011. Cùng đi có họa sĩ Phạm Ngô Vượng (bằng xe máy- một chặng đường cả đi và về ngót 200km). Đường vào lạ hẳn, cảnh quan Thổ Tang thay đổi, nhựa trải thẳng sát sau đình, gần bên giếng “Mắt Rồng”. Miếu Trúc và Đình được trùng tu, tường bao, trụ biểu xây cao vững chắc, sân trải xi măng. Những cây cổ thụ, giếng, đình cổ và mặt bằng “đình phụ” vẫn nguyên vị trí. Đình khóa cửa, chúng tôi hỏi tìm cụ Thiện - người trông coi đình. Gặp nhau ngờ ngợ, rồi nhớ dần, ôn lại lần đến trước. Lên hương khấn phép Thành hoàng, chúng tôi xem lại nội thất, thấy có thay đổi. Bức chạm lớn ngang trên cửa võng “Sơn lâm tụ sinh” (Khung cảnh vùng Thổ Tang và lân cận quần tụ sự sinh sống) là bức chạm sâu đã bị mất. Thay vào là bức mới chạm nông, lại sơn màu xanh lam, nghệ thuật kém hẳn. Cụ Thiện cho biết bản chạm cũ bị mối mọt làm hỏng. Bộ kiệu lớn chạm Rồng giữa đại đình trước đây đẹp là thế- gắn với bao hội lễ cũng bị hỏng. Hai đầu kiệu chạm Rồng bị xếp ra góc sau đình, bụi bậm, cùng mạng nhện giăng. Tôi nói với cụ Thiện: hãy bảo quản. Đó là giá trị “nguyên gốc” của di tích để sau có tiền phục hồi. Hai tác phẩm quan trọng (đã đưa vào hội nghị KCH 1999) vẫn còn ở vị trí cũ, nhưng đang đà xuống cấp. Tôi và Ngô Vượng chụp ảnh chạm khắc. Các bức ở trên cao, phải đứng trên bàn để chụp. Chụp xong hiện vật, chúng tôi cùng cụ Thiện ra sân chụp kỷ niệm. Rồi mở máy xem thấy bức chạm vẫn rõ là: Hai võ tướng. Cụ Thiện nói: “Trước đây có các vị về nghiên cứu gọi là “Đá cầu” thì chúng tôi biết vậy? Đình làng chúng tôi từ trước đến nay vẫn tôn thờ ngài Lân Hổ Đô Thống Đại Vương linh thiêng, có công đánh giặc Nguyên Mông. Thần tích cũng ghi rõ, được các cụ giỏi Nho đọc cho biết: Tiên nương là mẹ ngài, và hai võ tướng là cậu ruột của ngài. Các chạm khắc trên cao đều là hình tượng linh thiêng. Nội dung các câu đối chữ Hán ca ngợi ngài Lân Hổ. Bức “Hai võ tướng” (như ông cho biết) vẫn trên cao chỗ vách hồi gian thờ chính. Và bức “sự ra đời của Ngài”(được ông chỉ rõ) vẫn đây. Còn những bức chạm khắc mang nội dung sinh hoạt, vui chơi vẫn nằm ở hàng dĩ và hàng hiên kia. Đình làng tôi, thì đây là chính, rất mực thước về thờ tự, nên không thể xắp đặt lộn sộn vị trí nội dung. Đình mới trùng tu (2005), vẫn giữ đúng vị trí cũ. Đình chỉ dành làm nghi lễ thờ, và rước trong hội lớn. Còn các sinh hoạt dân dã, các cụ làng tôi đã làm thêm một ngôi đình liền kề để đáp ứng. Bây giờ nó chỉ còn mặt bằng, nền lát phẳng. Đình nay được chúng tôi trông nom cẩn thận. Không có việc khóa lại, ai cần vào đình thì tôi mở. Để tiện tìm, thì tôi đã ghi trên giấy dán ở “góc kia”, có cả số điện thoại để liên hệ. Các ông có tâm/đức về đây, cũng nói để các ông biết là: Trước kia có các ông trên “Bảo tàng”? về mượn bức chạm lớn, chỗ quá giang trống rỗng kia, đối diện với bức (Sự ra đời của Lân Hổ) rồi “mất hút”. Mấy chục năm rồi, đến giờ không thấy trả lại”. Đó quả là nỗi đau mất vật quý của Thổ Tang! Thiết nghĩ: Nếu “Thời gian thập niên 1960-1966…” như ông Trần Thức viết? mà biết manh mối về chuyện “mượn/mất” chạm khắc? ông hãy vì “Bảo tồn di tích” mà chỉ giúp địa phương để tìm/đòi, thì tốt biết bao. Hơn là ông cứ khư khư ôm “cái tên” Đá cầu, mà bỏ qua căn cứ hình tượng “Hai võ tướng” mang đậm tinh thần thượng võ dân tộc như ghi trong Thần tích. Nghệ thuật chạm khắc Đình Thổ Tang 4. Càng đọc bài Trần Thức, càng thấy lộ ra cái"chiêu” nghiên cứu là: Cứ nhìn “giống” hoặc “trông như” là ông “quyết kết”, và dùng để “phang” liền, chẳng cần “tra/hỏi” hay “vấn/lục”. Trần Thức chưa lấy việc “xét kỹ được hình tượng” để xác định nội dung nghệ thuật. Dẫn đến “nhầm lẫn phong cách, nội dung đề tài” chạm khắc đình Thổ Tang sang đình Cự Trữ (huyện Trực Ninh, Nam Định). Bất chấp nội dung và ý nghĩa hình tượng tác phẩm khác nhau, nên Trần Thức cho in ảnh (bức chạm gỗ - đình Cự Trữ) và chú dẫn là: “Những khuôn mặt tạo hình “như” trong ảnh “Sự ra đời của Lân Hổ”. Sao lại “Như” hả ông Trần Thức? Bởi vì “cả hai” có nhiều điểm và thành phần khác nhau. Sự “ngộ nhận” của ông đã mâu thuẫn với lời ông “dạy”, là: “Nên cảnh giác với chính mình, trước khi phát ngôn” và cả khi chú dẫn. Nội dung hình tượng và nghệ thuật đâu phải ở cái “khuôn mặt”chung chung. Hình tượng con người trong bức chạm “Sự ra đời của Lân Hổ” khác hẳn với bức chạm đình Cự Trữ. Nó cũng khác với bức (in trong sách “Lịch sử Việt Nam” (Tập1) chú là: “Múa. Chạm gỗ. Đình Thổ - tang (Vĩnh Phú)” (tr.317) mà Trần Thức nhầm lẫn gọi là “hoạt cảnh thiếu nữ múa …”. Điều muốn nói ở đây là: Trần Thức không hề lấy tư duy nghiên cứu để “tự vấn” “tra/lục” để xem xét nội dung hình tượng từ “nguyên bản” tác phẩm. ông lấy khuôn mặt “giông giống” làm “trọng”, mà “khuôn mặt” trong ảnh ông dẫn (chạm gỗ đình Cự Trữ) chạm chung chung, trang phục không rõ - mà chính Trần Thức còn không xác định được nội dung là gì? thì làm sao lấy đó để so sánh. Chạm khắc của hai di tích vốn khác nhau thờ tự; bố cục, động tác, nội dung hình tượng, đề tài khác nhau, đối tượng khác nhau, và địa điểm cách xa nhau… Thế nhưng Trần Thức vẫn cứ “kết” là “như một” thì quá “xô bồ”. Ông còn viết là: còn “thấy chạm khắc nhiều ở các ngôi đình làng cuối thế kỷ 17”, thì có khác gì ông cho: các cụ ta xưa đã “Đạo” tác phẩm của nhau ư? Dường như sự “xô bồ”, “tuệch toạc” luôn thường trực trong Trần Thức, để sẵn sàng “bật ra”: dẫn/biện/kếtquyết hình tượng. Đó cũng bộc lộ khả năng/trình độ “thật” của Trần Thức. Ta biết: Hình tượng con người với những đề tài trong chạm khắc dân gian, thể hiện mang tính khái quát, với các bố cục mang nội dung chủ đề khác nhau. Chứ không đi vào tả chân “giống thực”. Nên “khuôn mặt” cũng chỉ chạm chung chung, thường không cá tính; mà chỉ có thể gợi trạng thái tình cảm: buồn, giận, vui, thì vẫn chỉ là một yếu tố (Trừ số ít những tượng tạc riêng về chân dung con người, hoặc ghi tên cụ thể). Song nghệ nhân lại rất chú tâm làm rõ: Diện mạo, kiểu ăn vận trang phục, loại người, hành động nhân vật, bộc lộ tính cách, mang nội dung chủ đề, đề tài gắn với cuộc sống. Như thế mới tạo nên bản sắc chứ. Để nhận diện hình tượng nhân vật (ở đình Thổ Tang, hay các đình khác) điều quan trọng ở: Bố cục, hình tượng nhân vật, trạng thái tình cảm, loại người, trang phục ăn vận, cử chỉ hành động, không gian chung quanh. Bên cạnh là hình tượng gì? Nó nằm vị trí nào trong di tích, cùng tư liệu liên quan mà xác định nội dung ý nghĩa hình tượng. Đó là điều quan trọng trong nghiên cứu mỹ thuật cổ. Cần đặt ra vấn/lục để tìm nội dung vị thế của chạm khắc. Như: tại sao hai mảng chạm lớn được đặt “vị trí trên cao” như: “Sự ra đời của Lân Hổ” (ở ngang hoành lớn gần đỉnh nóc), và “Hai võ tướng Phùng Sáo Đen - Phùng Sáo Đá” (ở sát nóc hồi mé hữu gian thờ)? Tại sao bên cạnh hình tượng nhân vật lại có đầu Vật linh lớn? Tại sao cần xem bên đối diện chạm khắc là hình tượng mang nội dung gì? để thấy sự “đăng đối” nội dung và hình thức của nghệ thuật truyền thống. Nếu là đề tài một trò chơi dân gian “đá cầu”, thì “sao các cụ xưa” không đưa ra hàng dĩ – kẻ hiên? để “cùng loại đề tài”?. Tại sao đầu vật linh lớn lại không có ở những mảng chạm mang nội dung vui chơi, sinh hoạt, lao động dân thôn? Cũng để thấy sự ứng xử nghệ thuật với các đề tài khác nhau, và bài trí các mảng chạm. Chứ không “xắp đặt” tùy tiện trong di tích vốn rất được xem trọng thờ tự như ở Thổ Tang. Đặc biệt là “những bức chạm mang nội dung Thần tích” mới thấy ở đình Thổ Tang. Cũng tại đây trong số những chạm khắc Vật linh “đầu lớn” còn ẩn chứa dạng “Đề tài Điển tích”? khác nữa, như: “Sơn thần chống Thủy quái”? liên quan đến truyền thuyết: “Sơn tinh - Thủy tinh” chăng? mà nơi đây vốn thuộc vùng đất Tổ. Nghệ thuật chạm khắc Đình Thổ Tang (ảnh cúp riêng 2 nhân vật) Không đến di tích kiểm nghiệm nguyên bản, thay vì “dựa dẫm” ỷ lại danh người đi trước, mà Trần Thức đã “không thấy gì” trên hình tượng, và chung quanh hình tượng. Nó liên quan đến nội dung Thần tích và sự tôn thờ, của ngôi đình nổi danh vùng địa linh Vĩnh Phúc. Còn “Đá Cầu” phải như chạm gỗ ở Đình Phùng, đình Liên Hiệp (nay là Hà Nội): “Vừa đúng với động tác, vừa đúng với diện mạo của nhân vật đang đứng thực hiện môn thể thao”. Chả lẽ ông Trần Thức không biết để so sánh, mà cứ câu nệ “giữ mực” để áp cái tên “Đá cầu” vào bức chạm đình Thổ Tang. Liệu ngoài đình Thổ Tang còn có một “phiên bản” trích đoạn? mà nó “không hoàn toàn trung thành với nguyên gốc”? Chúng tôi luôn bám sát nguyên gốc tác phẩm, và dựa vào: 1.Thần tích, 2.vị trí đặt chạm khắc và 3.xem xét hình tượng, để xác định nội dung là nhân vật truyền thuyết. Hình tượng nhân vật Phùng Sáo Đen và Phùng Sáo Đá trong nguyên gốc tác phẩm trọn vẹn, tại đúng vị trí của nó trong đình. Thấy rõ sự thể hiện: Hai nhân vật mặc đồ binh đăng đối, cùng giơ cao tay vắt vào nhau (ẩn ý kết thề đánh giặc) tay kia để thẳng xuống đùi. Trên vai đeo vòng khiên, và đặc biệt là có cánh. Đây là “thủ pháp ước lệ” của chạm khắc dân gian về một dạng võ thánh - trên trời xuống giúp cùng Lân Hổ đánh giặc. Giữa hai người là hình tượng “ông Hổ” đầu nhô ra trước, hai (chân làm tay) giơ trước ngực. Thân Hổ dáng ngồi nghiêng một chân đặt ra trước, sát cạnh hai võ tướng (ẩn ý hình tượng Lân Hổ được phò tá). Hình tượng liền/dưới là “đầu Rồng” lớn phủ phục sát cạnh mái. Dưới cùng là “Đôi rồng chầu” nằm ngang hết quá giang ngước lên. Chỉ có chụp “trọn vẹn tác phẩm” mới thấy rõ tổng thể nội dung hình tượng. Mới thấy hình tượng Vật linh chiếm phần lớn của bức chạm làm hậu thuẫn, tôn uy hai võ tướng. Ta “đọc” ra ngôn ngữ chạm khắc: Trên là “Hổ ngồi” giữa hai võ tướng, dưới là “Rồng phục” và “Rồng chầu” lên nhân vật. Đúng như truyền thống hay chọn thế: “Rồng phục” “Hổ ngồi” và “Rồng chầu” vào sự long trọng, hoặc vị thế bền vững (phong thủy). Điển tích ghi: “Lân Hổ chiêu mộ dân binh, mời hai cậu là Phùng Sáo Đen và Phùng Sáo Đá làm tùy tướng.” Hai võ tướng được thể hiện có cánh chứng tỏ sự tôn uy: võ thánh. Cũng như mẹ Lân Hổ– vốn người đàn bà dân thôn Đồng Bảng (Phùng Thị Dong/Dung) có công sinh ra anh hùng Lân Hổ, nên được tôn phong và thờ tự. Bức “Sự ra đời của Lân Hổ” chính là sự biểu hiện “hình tượng người mẹ mang thai” vào rừng ở… (như điển tích). Hình đầu Vật linh chạm rõ trước bụng (ẩn ý bà mang thai Lân Hổ). Đó là cách phản ánh - thay ngôn từ của nghệ thuật chạm khắc dân gian. Về những chạm gỗ Đầu Rồng và Đầu chúa Sơn lâm / Kỳ Lân, đều là Vật linh trong đình Thổ Tang. Nó có những điểm giống nhau, và cũng có khác nhau. Cách gọi thường do “các nhà nghiên cứu” dựa trên nội dung hình tượng mà đặt ra. Phân biệt(5) bức nào chạm “Đầu Vật linh to” có thân uốn lượn và chạm vẩy rồng, hoặc đầu Rồng lớn có các rồng con bên cạnh (dạng Rồng ổ, Rồng đàn) thì gọi là chạm Rồng. Bức nào “Đầu Vật linh to” có chân móng sắc nhọn”, kết hợp những “dải kết xoắn” phía trước (không có thân uốn và chạm vẩy) thì là Đầu chúa Sơn lâm / Kỳ Lân (trong phả ví sánh về người anh hùng khỏe như Lân như Hổ - “phi Lân tắc Hổ”). Các “Đầu Vật linh to” được đặt ở trên cao. Nó ở dạng độc lập trong mảng chạm Vật linh. Hay đi với các bức gắn với nội dung thần tích Lân Hổ. Hoặc ẩn chứa đề tài “điển tích khác”? như đã nêu trên. 5. “Truyền thuyết lịch sử thời Trần” với Lân Hổ Đô Thống Đại Vương lưu truyền dân gian. Nó được cả một vùng Đất Tổ tin tưởng, sùng kính và bao đời thờ tự, như di tích ở Thổ Tang và các địa danh lân cận gắn với nơi Lân Hổ đánh giặc. Những gì từng tồn tại, dù là “Văn hóa vật thể hay Phi vật thể” thì đó là sự thật lịch sử/văn hóa, mang bản sắc Dân tộc. Song Trần Thức lại không cho là “chuyện thật”? dẫn đến phủ nhận nội dung hình tượng chạm khắc với “Thần tích” ở đình Thổ Tang. Điển tích huyền thoại lịch sử được NVC trích dẫn từ “bản tự”, để dẫn chứng nội dung chạm khắc, thì Trần Thức “hồ đồ” cho là: “nghe kể” và dùng ba đoạn viết “lặp ý”cho là: “Suy diễn chủ quan hoang tưởng”, “Suy diễn ra thành một tích truyện thần kỳ”, “Lại truyền thuyết hóa đầy chất Kiếm hiệp”? Trần Thức bảo “Suy diễn hoang tưởng… thần kỳ” thì chỉ “bực” mà lượng thứ bởi: “ông bảo thế, Tôi không thế ” cá nhân với nhau. Nhưng Trần Thức cho là: “Truyền thuyết hóa đầy chất Kiếm hiệp” thì đã xúc phạm đến “Địa văn hóa”/truyền thống. Có người bảo: Trần Thức sao “vô thức” đến thế, thuộc loại “Văn hóa” gì?(6) mà viết/nghĩ như vậy? Lân Hổ Đô Thống Đại Vương của ta ghi rõ trong “Nhất Thống Chí”: Dũng mãnh “vung roi sắt đánh dạt giặc”. Tức noi theo truyền thống từ Thánh Gióng dùng binh khí: “giáp sắt, gậy sắt, ngựa sắt đánh giặc”. Trần Thức lại “tâm tưởng” nhầm lẫn “Văn hóa”, đưa Lân Hổ thành “Kiếm hiệp” (tức Hiệp sĩ- châu âu, “Đôngkysốt”) thì còn gì là Văn hóa Việt nữa. Điển tích trong “Nhất thống chí” viết về thân thế và sự nghiệp Lân Hổ đánh quân Nguyên, nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc. Trong Thần phả cũng ghi vậy, là Thánh/Thành hoàng của Miếu Trúc và Đình Thổ Tang. Đó là Văn hóa “Viết/ Đọc” có “Thư tịch”/“Văn tự” biên chép, là “Hiện vật/Văn bản” được lưu giữ. Nó là tư liệu cần cho nghiên cứu Mỹ thuật di tích, giải thích nội dung thờ tự, hình tượng chạm khắc tôn thờ. Loại tư liệu này, Viện trưởng Nguyễn Đỗ Cung chả đã từng nêu dạy cho cán nghiên cứu của mình từ buổi đầu. Trần Thức đã “quên” lời thày, như chưa bao giờ biết, mà coi thường. Cũng lưu ý Trần Thức đừng khinh “Văn hóa truyền miệng” lưu truyền dân gian bằng phương tiện: “Kể/nói và Nghe/ nhớ”. Được dân gian truyền/nhớ mãi: “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Lại cũng từ “Văn hóa/kể/nghe” bổ sung cho “Văn hóa/viết/đọc”. Nó gợi ý cho tìm kiếm của nghiên cứu. Lê Quý Đôn chả đã từng thấm thía “Khổng Tử với Bá Ngư” mà điển tích: “Vâng theo lời dạy lúc qua sân” đã ghi chép được nhiều điều hay cho “Kiến Văn Tiểu Lục”. Đến tận cuối bài mà Trần Thức vẫn tự mãn “hợm” cả chính mình: “Nghiên cứu Mỹ thuật cổ cần phải thận trọng. Không phải muốn nói gì cũng được…nên cảnh giác với chính mình trước khi phát ngôn”. Ôi sao? cũng ngôn từ ấy, cũng ngần ấy chữ của ông như rung lên một sự “răn dạy”; Thế mà lại xuất phát từ một chân tướng: thiếu thận trọng suy xét, “lầm lẫn”, “viết ẩu”. Đã làm cho ngôn từ ấy trở thành “sáo rỗng”, “vô hồn”, “vô dụng”. ông nên dành “củng cố” mình, hơn là đi “quan tâm” người khác mà “không đến nơi, đến chốn”. Hãy chịu khó “tích lũy” bằng “dấn thân” tìm về “nguyên bản” nơi di tích, mà học hỏi, chắc ông Trần Thức “sẽ hiểu được sự thật lịch sử và nghệ thuật”, rồi hãy “muốn” đi vào phê bình mỹ thuật cổ. Chứ đâu cần ông “dựa dẫm” mà nệ thuộc, “biện dẫn” mà lầm lẫn, “phán quyết” mà chẳng đúng, chẳng trúng vào chân giá trị điêu khắc Thổ Tang. Còn ông “bảo lưu” (ảnh trích) với cái tên “Đá cầu”? hoặc “Những khuôn mặt...?” nơi đình Cự Trữ (Nam Định) thì đó là việc ông. Chỉ mong ông “kiến tạo học thuật”, xây dựng đề tài bằng năng lực điền dã và đi lên bằng “chính sức mình” theo hướng “phát hiện mới” để khỏi trơ lì và bảo thủ. (NVC) (Bài & ảnh Theo nguồn trực tiếp của Họa sỹ Nguyễn Văn Chiến gửi cho batinh.com)
(*) Chúng tôi không có điều kiện đăng phần chú thích dẫn chiếu của TG,
(**) Theo tác giả Lam Giang: Các góp ý
(0)
|
Trang chủ | Tin tức | Tác phẩm hội họa | Văn học | Thơ | Góc sáng tạo | Giải trí
BỘ TRANH
“BẢN DIỆN
KIM CƯƠNG
BẤT HOẠI”
CỦA HỌA SỸ
ĐINH QUANG TỈNH
(BA TỈNH)