.

Đến Ngọa Vân am...

Cập nhật lúc 05:03, Thứ Năm, 13/12/2012 (GMT+7)

Đến với Ngoạ Vân am, điểm di tích nằm trong cụm di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều hôm nay, du khách không những được chiêm bái dấu vết của người xưa để lại mà còn được hoà mình giữa thiên nhiên trong xanh, khoáng đạt và trải nghiệm không gian thanh u của cõi Phật…

Con đường chính lên Ngoạ Vân am hiện nay đã được san gạt, mở rộng để ô tô có thể vào tận đến chân dốc suối Phủ Am Trà; đường lên núi cũng đang được tạo bậc để du khách hành hương thuận lợi hơn. 

Con đường này tương truyền là lối xưa Trần Nhân Tông từng đi bắt đầu từ chùa Quỳnh Lâm, điện An Sinh lên Ngoạ Vân am qua một loạt các địa điểm như Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu và Thông Đàn - nơi ngoài hai ngôi tháp cổ mới được trùng tu lại vẫn còn những cây thông cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Con đường này tương truyền là lối xưa Trần Nhân Tông từng đi bắt đầu từ chùa Quỳnh Lâm, điện An Sinh lên Ngoạ Vân am qua một loạt các địa điểm như Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu và Thông Đàn - nơi ngoài hai ngôi tháp cổ mới được trùng tu lại vẫn còn những cây thông cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
 Còn nếu đi theo đường xã Bình Khê ngược lên, du khách sẽ được đắm mình vào khung cảnh bát ngát, trùng điệp của núi non, nhất là ở khu đèo Voi hay ngọn Đá Chồng.
Còn nếu đi theo đường xã Bình Khê ngược lên, du khách sẽ được đắm mình vào khung cảnh bát ngát, trùng điệp của núi non, nhất là ở khu đèo Voi hay ngọn Đá Chồng.
Am Ngoạ Vân ngày nay chỉ còn lại dấu tích của những công trình cổ xa xưa như Phật Hoàng tháp - 1 trong 8 nơi lưu giữ xá lỵ của Trần Nhân Tông, các chân tảng lớn rồi như bộ 3 bệ tượng Trúc Lâm Tam Tổ bằng đá xanh ghi dấu giai đoạn đại trùng tu di tích dưới thời Lê.
Am Ngoạ Vân ngày nay chỉ còn lại dấu tích của những công trình cổ xa xưa như Phật Hoàng tháp - 1 trong 8 nơi lưu giữ xá lỵ của Trần Nhân Tông, các chân tảng lớn rồi như bộ 3 bệ tượng Trúc Lâm Tam Tổ bằng đá xanh ghi dấu giai đoạn đại trùng tu di tích dưới thời Lê.
Thắp nén nhang tại Ngoạ Vân am hôm nay, nhiều du khách có lẽ không biết rằng, nơi đây xưa kia chính là vị trí tảng đá nơi vua Trần Nhân Tông, tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm nằm “an nhiên viên tịch theo thế sư tử” giống như tư thế nhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Thắp nén nhang tại Ngoạ Vân am hôm nay, nhiều du khách có lẽ không biết rằng, nơi đây xưa kia chính là vị trí tảng đá nơi vua Trần Nhân Tông, tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm nằm “an nhiên viên tịch theo thế sư tử” giống như tư thế nhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Và cũng không mấy ai biết, đúng 700 năm sau (1308-2008), bằng lao động nghiêm túc, sự tâm huyết của người làm nghiên cứu, các cán bộ Viện Khảo cổ học đã trả lại sự thật lịch sử, rằng Ngoạ Vân am trên dãy Bảo Đài này chứ không phải ở Yên Tử mới chính là nơi vua Trần Nhân Tông viên tịch. Năm nay là tròn 704 năm Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn; nhưng nhiều câu hỏi xung quanh điểm di tích nơi Ngài hoá Phật vẫn chưa có câu trả lời. Đến, lắng mình trải nghiệm với Ngoạ Vân, biết đâu bạn chính là du khách sẽ có những khám phá bất ngờ…

Phan Hằng - Văn Anh (CTV)

,
.
.
.
.
.