Vĩnh Phúc
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Vĩnh Phúc | ||||
---|---|---|---|---|
Tỉnh | ||||
Biểu trưng
|
||||
Vòng xoay ở Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc
|
||||
Địa lý | ||||
Tọa độ: 21°21′49″B 105°32′54″Đ / 21,363571°B 105,548401°ĐTọa độ: 21°21′49″B 105°32′54″Đ / 21,363571°B 105,548401°Đ | ||||
Diện tích | 1.236,5 km²[1] | |||
Dân số (2012) | ||||
Tổng cộng | 1.020.600 người[1] | |||
Mật độ | 825 người/km² | |||
Dân tộc | Việt, Sán Dìu, Sán Chay, Tày | |||
|
||||
Hành chính | ||||
Quốc gia | Việt Nam | |||
Vùng | Đông Bắc | |||
Tỉnh lỵ | Thành phố Vĩnh Yên | |||
Chủ tịch HĐND | Phạm Văn Vọng | |||
Bí thư Tỉnh ủy | Phạm Văn Vọng | |||
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện | |||
Mã hành chính | VN-70 | |||
Mã bưu chính | 28xxxx | |||
Mã điện thoại | 211 | |||
Biển số xe | 88 | |||
Website | http://www.vinhphuc.gov.vn/ |
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người. Đây là tỉnh có vị trí nằm giữa trung tâm hình học của miền Bắc Việt Nam
Mục lục
- 1 Địa lý
- 2 Hành chính
- 3 Lịch sử
- 4 Danh nhân
- 5 Khí hậu
- 6 Đặc sản ẩm thực
- 7 Kinh tế
- 8 Làng nghề truyền thống
- 9 Y tế
- 10 Giáo dục
- 11 Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử
- 12 Các tuyến xe buýt
- 13 Tỉnh kết nghĩa
- 14 Thể dục, thể thao
- 15 Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc
- 16 Hệ thống sân golf và resort.
- 17 Các công trình văn hóa tiêu biểu
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°19' (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 112 xã, 25 phường và thị trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.
- Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo.
- Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô.
- Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
- Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.
Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện
- Thành phố Vĩnh Yên 7 phường và 2 xã (được nâng cấp từ thị xã Vĩnh Yên ngày 29/12/2006)
- Thị xã Phúc Yên 6 phường và 4 xã
- Huyện Bình Xuyên 3 thị trấn và 7 xã
- Huyện Lập Thạch 2 thị trấn và 18 xã
- Huyện Sông Lô 1 thị trấn và 16 xã (tách ra từ huyện Lập Thạch cũ kể từ ngày 23/12/2008)
- Huyện Tam Dương 1 thị trấn và 12 xã
- Huyện Tam Đảo 1 thị trấn và 8 xã
- Huyện Vĩnh Tường 3 thị trấn và 24 xã
- Huyện Yên Lạc 1 thị trấn và 16 xã
Tỉnh Vĩnh Phúc có 137 đơn vị cấp xã gồm 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã
Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Vĩnh Phúc | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km². Nguồn: Niên giám thông kê Vĩnh Phúc năm 2010.[2] |
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng.
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km², dân số 470.000 người.
Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957, lại trở về với tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 1 tháng 2 năm 1955, tái lập thị xã Phúc Yên.
Ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì (nay là thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ).
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn), xã Kim Chung của huyện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.[3]
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú.
Ngày 26 tháng 6 năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất 2 huyện Lập Thạch và Tam Dương thành huyện Tam Đảo; hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng thành huyện Mê Linh; hợp nhất 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh thành huyện Sóc Sơn.[4]
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Sóc Sơn; thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên của huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội quản lý.[5]
Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch và sáp nhập phần còn lại của huyện Mê Linh (sau khi chuyển thị trấn Phúc Yên và 18 xã về Hà Nội quản lý) vào huyện Tam Đảo.[6]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú quản lý.[7]
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh Tường và Yên Lạc.[8]
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997[9]. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên, và 5 huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo và Mê Linh.
Tháng 6 năm 1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên.[10]
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, tái lập thị xã Phúc Yên và lập huyện Tam Đảo mới.[11]
Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố Vĩnh Yên.[12]
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội.[13]
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, chia huyện Lập Thạch thành 2 huyện: Lập Thạch và Sông Lô[14]. Như vậy, tỉnh Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 hành chính cấp huyện.
Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiệt độ trung hàng năm là 24 °C,Vùng Tam Đảo, ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình năm là 18,4 °C. Tam Đảo có nhiệt độ hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng bắc bộ là 5 °C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 mm đến 1.600 mm.
Trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm. Vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. *Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 đến 1.800 giờ, trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3.
- Chế độ gió: Trong năm có 2 loại gió chính: Gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi độ ẩm không khí được đo tại trạm Tam Đảo, vùng trung du được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên.
Lượng bốc hơi: Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.
Đặc sản ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]
- Thịt bò tái kiến đốt,Rau Su su (Tam Đảo);
- Cá thính,bánh nẳng,bánh gạo (Lập Thạch);
- Rượu dừa:Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa (Yên Lạc);
- Đậu rùa (Tuân Chính, Vĩnh Tường);
- Dứa Tam Tương (Tam Dương);
- Tép Dầu đầm vạc (Vĩnh yên);
- Bánh trùng mật mía (Vĩnh Tường);
- Bánh gio làng Tây Đình (Bình Xuyên);
- Bánh ngõa Lũng Ngoại.
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu.
- Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng.
- Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%);
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%.
- Năm 2006, Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn.
- Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây.
- Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp-xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 15,6%. Thu ngân sách 16.484 tỷ;thu nội địa là 11.638 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 2200 USD, tăng 15 lần so với năm 1997. Thu hút được 681 dự án, trong đó có 127 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.420,9 triệu USD và 554 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 32.829,8 tỷ.
- Đến năm 2012. Bối cảnh kinh tế thế giới,trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%.Vĩnh Phúc thu hút được thêm 33 dự án, trong đó: 25 dự án DDI, với số vốn đầu tư đăng ký là 1.200 tỷ đồng giảm 37,5% về số dự án, giảm 29,5% về vốn đầu tư;8 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 180 triệu USD, tăng 33,3% về số dự án và tăng 88,2% số vốn so với năm 2011.Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp-xây dưng 53,4%,Dich vụ 33,1%,nông,lâm,thủy sản 13,5%.GDP bình quân đầu người theo năm 51,16 tr/người(khoảng 2520 USD),tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% theo chuẩn mới (năm 2013).Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 49.306,6 tỷ đồng,đứng thứ 7 của cả nước, đứng thứ 3 ở miền bắc sau Hà Nội,Hải Phòng về giá trị sản xuất công nghiệp.
- Năm 2013.Tuy kinh tế khủng hoảng chạm đáy nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt kết hợp với những chính sách tháo gỡ khó khắn tích cực cho doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt được những kết quả khá ấn tượng và đầy hứa hẹn vào năm 2014. 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng diểm Bắc Bộ, sau Hà Nội(10.2%) và Bắc Ninh(8,25%). 2013 năm thành công của thu hút đầu tư Vĩnh Phúc với 42 dự án FDI, DDI, lĩnh vực FDI tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký, lĩnh vực DDI tăng 3,34 lần về số vốn đăng ký. Lĩnh vực thu ngân sách nhà nước tăng cao so với cùng kỳ đạt 19.275 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2012, thu nội địa đạt 15.700 tỷ đồng tăng 60%, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nước. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm - ngư nghiệp giảm còn 10,69%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 56,8 triệu đồng/người, tương đương 2.569 USD/người, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu người của cả nước.
- Các khu, cụm công nghiệp.
Vĩnh Phúc là 1 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
|
Và nhiều các cụm công nghiệp khác. |
Làng nghề truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
|
|
Y tế[sửa | sửa mã nguồn]
Một số mốc thời gian của ngành y tế Vĩnh Phúc
- Năm 1997 Vĩnh Phúc có 4,6 bác sĩ/10 nghìn dân; 8,1% trạm y tế có Bác sĩ.
- Đến năm 2012. Vĩnh phúc đã đạt tỷ lệ 7,5 bác sĩ/10nghìn dân; 87,6% trạm y tế có Bác sĩ,bình quân đạt 24 giường bệnh/10nghìn dân
- Sau 15 năm tái lập tỉnh:sự nghiệp chăm sóc,bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tỉnh có nhiều tiến bộ vượt bực,các chương trình y tế quốc gia triển khai có hiểu quả. Đến nay, Vĩnh phúc đã có 132/137 xã,phường,thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và 100% trạm y tế được đầu tư kiên cố.
- Hiện nay trên toàn tỉnh có 17 bệnh viện với quy mô 3.090 giường bệnh; 37 phòng khám đa khoa khu vực và 139 trạm y tế xã/phường. Một doanh nghiệp của Singapore đang đầu tư Bệnh viện chăm sóc sức khỏe khá lớn và hiện đại. Tỉnh đang đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện sản nhi tỉnh tầm cỡ khu vực...
Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW,6 bệnh viện trực thuộc tỉnh,9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám,trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện,phòng khám,trung tâm y tế):
Danh sách các bệnh viện tuyến TƯ, tỉnh.
- Bệnh viện Lao-phổi K74 (trực thuộc TW).
- Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc
- Bệnh viện Đa Khoa KV Phúc Yên.
- Bệnh viện quân y 109.
- Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt.
- Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc.
- Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Vĩnh Phúc.
- Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
- Bệnh viện tâm thần Vĩnh Phúc.
Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là 1 trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước, 2 năm liền (2012 và 2013) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi đại học. Năm 2013, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Năm 2014 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thi học sinh giỏi 2014 với 67 giải.
Từ một tỉnh mới với mô hình giáo dục nhỏ nay Vĩnh Phúc đã có một số trường Đại học và Cao đẳng quy mô như trường ĐHSP Hà Nội II, trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, trường CĐSP Vĩnh Phúc, CĐ Việt Đức và sắp tới đây sẽ có một số trường ĐH được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm và là tỉnh đi đầu cả nước về phát triển đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng người lao động, tăng sức cạnh tranh thị trường lao động. Bằng chứng là hàng loạt các trường TC, CĐ nghề ra đời.
Đại học - Học viện - Cao đẳng - THCN[sửa | sửa mã nguồn]
- Trường Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Trường Đại học Trưng Vương
- Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp
- Trường Cao đẳng Công Nghiệp Phúc Yên
- Trường Cao đẳng Kinh Tế-Kỹ Thuật Vĩnh Phúc(Đang xây dựng hạ tầng của trường ĐH,dự kiến được nâng cấp lên ĐH trước 2015)
- Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
- Trường Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc
- Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp
- Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1
- Trường Trung cấp Công nghệ Vĩnh Phúc
- Trường Trung cấp Kinh doanh và Quản lý Tâm Tín
- Trường Trung cấp Kỹ thuật Vĩnh Phúc
- Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc
- Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc
- Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
- Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc
Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thiên nhiên ưu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên(là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất cả nước cùng với Yên Tử và Đà Lạt), Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm, Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Đức(Sông Lô), khu nghỉ mát Tam Đảo, đền thờ Hai Bà Trưng, tháp Bình Sơn, … là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,…Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều hố nước ở những địa thế đẹp, là điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn hơn nhiều so với các hồ khác ở Bắc Bộ. Điều kiện môi trường và sinh thái của Vĩnh Phúc cơ bản còn tốt, vẫn giữ được yếu tố mà thiên nhiên ưu đãi.
Lễ hội[sửa | sửa mã nguồn]
- Hội bơi trải Tứ Yên(Tứ Yên,huyện Sông Lô)vào 2 ngày 25,26 tháng 5 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Tứ dân chi nghiệp (xã Đại Đồng-Vĩnh Tường) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng. Hàng năm ngày 4-5 tháng giêng mỗi nhà có trâu và gia đình "sạch bụi phong quang" đều phải "sắm" một con trâu, bò đem ra sân đình
- Lễ hội Đúc Bụt làng Phù Liễn(Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương)vào mồng 8 tháng giêng dân làng tổ chức lễ hội đúc "Bụt" tại đình làng.
- Lễ hội Đả cầu cướp phết diễn ra chiều ngày 7 tháng giêng hàng năm tại đền Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.
- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu(xã Hải Lựu,Sông Lô, Vĩnh Phúc
Lễ hội này được mở hàng năm vào ngày 17 tháng giêng ước tính trong hai ngày lễ hội lượng du khách 7 vạn người, nhân dân trong vùng này vẫn còn lưu truyền câu ca:
- "Dù ai đi đâu, ở đâu
- Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về
- Dù ai buôn bán trăm nghề
- Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu"
- Hội vật làng Hà(xã Hồ Sơn,Tam Đảo)diễn ra vào mồng 7 tháng Giêng.
- Lễ hội Tây Thiên(xã Đại Đình,Tam Đảo)vào 15/2 âm lịch. Là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất miền Bắc.
- Lễ hội Kéo Song (Hương Canh,Bình Xuyên) mùng 3 – 5 âm lịch.
- Lễ hội Đình Thổ Tang diễn ra vào 10 tháng giêng
- Lễ hội đền Ngự Dội (xã Vĩnh Ninh,Vĩnh Tường) vào ngày 14, 15 tháng giêng.
- Lễ hội đền Ngô Tướng Công (thị xã Phúc Yên) vào 9 tháng Giêng.
- Lễ Hội Đền Thính (xã Tam Hồng,Yên Lạc) vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
- Lễ hội chợ Rưng (thị trấn Tứ Trưng,Vĩnh Tường) Cứ vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm lễ hội đền thờ Đức Ông.
Danh sách lịch sử cấp quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]
- Ở huyện Vĩnh Tường:
Chùa Tùng Vân,Đình Thổ Tang,Đình Bích Chu,Đình Thủ Độ,Đình Cam Giá,Đền Phú Đa,Đình Hòa Loan,Cụm di tích thờ Lê Ngọc Chinh (đền Ngòi, đình Đông, đình Nam),Đền Đuông, Chùa Thượng Trưng,Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh,Chùa Hoa Dương,Đình - chùa Vĩnh Sơn,Đình Sông Kênh,Đình Tuân Lộ.
- Ở huyện Yên Lạc:
Đền Thính,Đền Tranh,Đền Đồng Lạc,Đình Yên Lạc,Đình Hùng Vĩ,Chùa Tiền Môn,Chùa Đại An,Đình Tri Chỉ,Đình Yên Nội,Chùa Biện Sơn,Di tích khảo cổ học Đồng Đậu.
- Ở tx Phúc Yên:
Chiến khu Ngọc Thanh,Chùa Bảo Sơn,Đình Khả Do,Đình Cao Quang,Đền Ngô Miễn,Đình Đạm Xuyên,Đình Sen Hồ,Đền Trần Nguyên Hãn,Đền Đỗ Khắc Chung,Chùa Vĩnh Phúc,Đình Tây Hạ,Chùa Đông Lai,Đền Triệu Thái,Đình Ngõa,Đình Đình Chu,Đình Thạch Trục,Đình Tiên Lữ.
- Ở huyện Sông Lô
- Ở huyện Bình Xuyên:
Đình Hương Canh,Đình Ngọc Canh,Đình Tiên Hường,Chùa Kính Phúc,Đền Xuân Lãng,Chùa Quảng Hựu,Đền Thánh Mẫu,Đình Mộ Đạo - Đình Bảo Đức - Đình Đại Phúc,Chùa Can Bi,Đình Quất Lưu.
- Ở huyện Tam Đảo:
Khu thắng cảnh Tây Thiên(Đền Mẫu Sinh-Đền Cô, Đền Cậu-Đền Thượng-Đền Thõng-Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên)
- Ở huyện Tam Dương
Đình Thứa Thượng,Đình Phú Vinh
- Ở tp Vĩnh Yên:
Đình Đông Đạo,Chùa Tích Sơn
Khu, điểm du lịch nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
- Khu du lịch Tam Đảo.
- Khu du lịch Hồ Đại Lải
- Khu du lịch Đầm Vạc.
- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
- Làng gốm Hương Canh.
- Tháp Bình Sơn.
- Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức.
- Đền thờ tả tướng quốcTrần Nguyên Hãn.
Các tuyến xe buýt[sửa | sửa mã nguồn]
- VP01: Bồ Sao – Mê Linh Plaza: xã Bồ Sao (Vĩnh Tường) – Ngã ba Vĩnh Tường – Hợp Thịnh(Điểm giao tuyến 04) – Vĩnh Yên – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart - KCN Khai Quang – BX Vĩnh Yên mới(Điểm giao tuyến 03,04,05,06,07) BigC Vĩnh Phúc – Hương Canh(Đàm cả)(Điểm giao tuyến 08,09) – Phúc Yên – Mê Linh Plaza (Điểm giao Tuyến 07,56,58 Hà nội).
- VP03: Vĩnh Yên – Lập Thạch – Sông Lô: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart - Bưu Điện Tỉnh – Ngã Tư Quán Tiên – Hoàng Lâu – Hoàng Đan – Cầu Gạo – Tiên Lữ - TT Lập Thạch – Nhạo Sơn – Tam Sơn – Bến Phà Then.
- VP04: Vĩnh Yên – Vĩnh Tường: Cao Đại – Tân Cương – TT GDTX Vĩnh Tường (TT Thổ Tang) – Trường thpt Lê Xoay - TT Vĩnh Tường – Vũ Di – Tề Lỗ - Nhà máy Gạch Đoàn Kết – Cây xăng Hợp Thịnh – Quán Tiên - Bưu Điện Tỉnh - Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart - KCN Khai Quang - BX Vĩnh Yên(mới).
- VP05: Vĩnh Yên – Yên Lạc – Vĩnh Thịnh: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart – Bưu Điện Tỉnh – Ngã Tư Quán Tiên – Đồng Cương – Minh Tân – TT Yên Lạc – Dốc Lũng Hạ - Trường thpt Yên Lạc 2 – Liên Châu – Đại Tự - Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) – TT Tứ Trưng (Vĩnh Tường) – TT Vĩnh Tường – Trường thpt Đội Cấn (thpt Hồ Xuân Hương) – Bến phà Vĩnh Thịnh.
- VP06: Vĩnh Yên – Tam Dương – Lập Thạch: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart – Bưu Điện Tỉnh – Ngã ba Tam Dương – Thanh Vân – Đạo Tú – TT Hợp Hòa – Bồ Lý – Cầu Trang.
- VP07: Vĩnh Yên – Tam Đảo: BX Vĩnh Yên(mới) - KCN Khai Quang - Tôn Đức Thắng - Mê Linh - Trần Phú - Chùa Hà Tiên - QL 2B – Kim Long(giao điểm xe 09) - Hợp Châu – Hồ Sơn - Tam Quan – Đại Đình – Đạo Trù – Bồ Lý.
- VP08: Vũ Di – KCN Bá Thiện – ĐHSP II - Thanh Tước: BX TT Vĩnh Tường(Điểm giao tuyến 05) – Thị trấn Tứ Trưng – Yên Đồng – Tam Hồng – TT Yên Lạc – Cầu Trắng (Nguyệt Đức) – Thanh Lãng – QL2 (Đầm cả) (Điểm giao tuyến 01 và 09) – KCN Bình Xuyên – KCN Bá Thiện – Hồ Đại Lải – Xuân Hòa – ĐHSP HN II – Phúc Yên – Thanh Tước (Điểm giao tuyến 58 Hà nội)
- VP09: Vĩnh Tường – Quang Hà – Phúc Yên 2: Xã Kim Xá – Chợ Vàng (Hoàng Đan) (Điểm giao tuyến 03) – TT Hợp Hòa (Ngã tư Me) (Điểm giao tuyến 06) – Hướng Đạo – Kim Long – Quang Hà – TT Hương Canh – QL2 (Điểm giao tuyến 01 và 08) – Phúc Yên – Thanh Tước (Điểm giao tuyến 58 Hà nội)
Tỉnh kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
- Tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc).
- Tỉnh Luang Namtha (Lào).
- Tỉnh U-đôm- xay, (Lào).
- Tỉnh Phông- xa-lỳ (Lào).
- ......
Thể dục, thể thao[sửa | sửa mã nguồn]
- Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc Nằm bên quốc lộ số 2, ngay ngã ba đường vào tp.Vĩnh Yên là nơi tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa-xã hội của tỉnh. Đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện thể thao mang tầm quốc gia,quốc tế như: diễn ra môn đá cầu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003,VTV Cup, Salonpas cup, giải bóng chuyền Nữ thế giới, gần đây nhất là giải Eximbank cúp và giải bóng chuyền Nam Asian cup.
- Sân Golf Tam Đảo Golf Resort là sân golf 27 hố, là 1 trong sân golf quốc tế xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Đây là nơi tổ chức các giải đấu trong nước,quốc tế như: Giải vô địch Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo - Vòng loại MercedesTrophy(2011),Giải vô địch thường niên Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo,Giải Tập đoàn VC Group,Giải thường niên Câu lạc bộ Hà Nội,Giải golf vô địch JBAV Kogyo Bukai lần 3 Golf Competition(2011),Giải golf mùa Xuân Câu lạc bộ golf Nữ Hà Nôi(2011),Giải golf Johnnie Walker Blue Label Trophy,...
- Ngoài ra,Vĩnh phúc còn có Sân Golf Đầm Vạc Golf Club và các trung tâm thể dục thể thao khác tại các huyện, thị xã để phục vụ cho hoạt động thể dục,thể thao của người dân trong tỉnh.
Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc[sửa | sửa mã nguồn]
- Siêu thị Big C
- Siêu thị Co.op Mart
- Siêu thị An Phú
- Siêu thị Media Mart
- Trung tâm điện máy HC
- Trung tâm điện máy Chất Mai
- Siêu thị sách Nguyễn Văn Cừ
- Chợ - Trung tâm thương mại Yên Lạc
- Trung tâm thương mại Hương Canh - Bình Xuyên
- Trung tâm thế giới di động, Viettel Store, Viễn thông A trên địa bàn Vĩnh Yên, Phúc Yên.
Hệ thống sân golf và resort.[sửa | sửa mã nguồn]
- Flamminggo Đại Lải resort.
- Sông Hồng thủ đô resort.
- Tam Đảo Belvedere.
- Tam Đảo Golf and resort.
- Sân golf Đầm Vạc
- Sân golf Đại Lải
Các công trình văn hóa tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]
Các công trình văn hóa tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc là những công trình văn hóa kiến trúc mang nét đặc trưng văn hóa riêng có của đất và người Vĩnh Phúc, mỗi người con Vĩnh Phúc lấy đó làm tự hào và là nơi mà du khách không thể bỏ qua mỗi khi đặt chân đến đây cho dù chỉ để có được cho mình 1 nháy hình.
- Quảng trường, công viên tỉnh Vĩnh Phúc
- Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc
- Rạp ngoài trời Hoàng Quy
- Rạp chiếu phim 19/05
- Nhà hát chèo tỉnh Vĩnh Phúc
- Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc
- Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc
- Chùa Hà Tiên (Tp Vĩnh Yên)
- Tháp Bình Sơn(Sông Lô)
- Nhà thờ đá Tam Đảo
- Đền Hai Bà Trưng - Phúc Yên
- Đền Thính - Yên Lạc
- Đền bà chúa Thượng Ngàn
- Tháp Truyền hình Tam Đảo.
- Thiền viện trúc lâm Tây Thiên
- Thiền viện trúc lâm An Tâm
- Thiền viện trúc lâm Tuệ Đức
- Đại bảo tháp Madala Kim Cương Thừa
- Cáp treo Tây Thiên.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 29 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010”. Niên giám thông kê Vĩnh Phúc năm 2010. Tỉnh Vĩnh Phúc. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012.
- ^ Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
- ^ Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú
- ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch địa giới thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phú
- ^ Quyết định 71-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới huyện Tam Đảo và huyện Vĩnh Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phú
- ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới thành phố Hà Tĩnh và tỉnh Vĩnh Phú
- ^ Nghị định 63-CP năm 1995 về việc chia huyện Vĩnh Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phú
- ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị định 36/1998/NĐ-CP về việc chia tách huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thành huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên
- ^ Nghị định 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
- ^ Nghị định 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
- ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị định 09/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện sông lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vĩnh Phúc |
- Cổng thông tin điện tử Tỉnh Vĩnh Phúc
- Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư Vĩnh Phúc
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
- Đài PT-TH Vĩnh Phúc
- Báo Vĩnh Phúc
|
|