Chùa Vua Hà Nội nơi thờ vị thần cờ

| 24/04/2014 | 0 Comments

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 31

chua-vua-hanoi

Ở Hà Nội có một đền thờ Đế Thích. Thần thoại nước ta xem Đế Thích là vị thần cao cờ nhất và được xem là vua cờ. Đền thờ Đế Thích là ngôi đền chính, quan trọng nhất trong di tích chùa Vua. Qua đó cho thấy nhân dân ta xem việc thờ Đế Thích – vua cờ ở đây là chính, nên di tích được mang tên Chùa Vua.

Chùa Vua là tên gọi chung của chùa Hưng Khánh, điện Thiên đế thờ Đế Thích, đền thờ Trần Hưng Đạo và điện mẫu ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiệm, huyện Thọ Xương, nay chính là phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chùa Vua đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa đã được xem là di tích có ý nghĩa văn hóa độc đáo ở nước ta.

Vào thời Lê (1428 – 1527), khu vực chùa Vua là làng Thịnh Yên vốn là cung Thừa tướng. Nơi đây có chùa Hưng Khánh thờ Phật, có hồ bán nguyệt nước trong mát, cây thụ xanh tươi, râm mát. Làng Thịnh Yên vốn có truyền thống chơi cờ Tướng lâu đời. Hội cờ làng Thịnh Yên thu hút nhiều danh kỳ và bà con hâm mộ cờ Tướng về dự hội cờ. Trong số đó có ông hoàng thời Lê là người giỏi cờ, đã đứng ra vận động nhân dân góp công góp của xây dựng một đền thờ Vua cờ Đế Thích ngay cạnh chùa Hưng Khánh –chùa Vua hiện nay.

Sau những năm dài chiến tranh và nạn lấn chiếm di tích, chùa Hưng Khánh bị đổ nát, đất chùa đã biến thành nhà ở của các vị trông coi di tích. Bà con Hà Nội và Thịnh Yên đã gom góp lại các tượng Phật để dần dần phục hồi lại ngôi chùa, chỉ riêng đền thờ Đế Thích ở vị trí chính và các bàn thờ, bát hương, câu đối, nghị tượng đầy đủ. Điện thờ Trần Hưng Đạo và điện Mẫu mới được nhân dân công đức tu bổ them. Lại xin nói về Đế Thích – Vua cờ. Đế Thích là vị thần nổi tiếng trong thần thoại Ấn Độ. Sách nhà Phật coi Đế Thích là Thiên Đế trợ thủ Đức Phật Thích Ca sơ sinh.

Ở nhiều chùa nước ta, tượng Đế Thích thường bố trích Đại Phạm Thiên đứng hai bên tòa Cửu long (tức là Thích Ca sơ sinh có chín con rồng chầu) đặt ở bàn thờ dưới cùng của tòa Tam Bảo. Tượng Đế Thích và Đại Phạm Thiên là hai vị thần thường xuyên hỗ trợ Đức Thích Ca khi ngài chưa thành Phật. Đế Thích được xem là bậc cao cờ nhất “cờ cao Đế Thích chấp đôi xe”. Ngài thường chu du, biến hoa xuất hiện khắp nơi trong chốn Tam Thiên thế giới để trừ tai, giản nạn cho mọi người. Do đó ngạn ngữ có câu “Ai muốn sống lâu thì cầu Đế Thích”.

Các sách “Công dư tiệp ký”, “Kiến văn tiểu lục” và “Hà Nội tỉnh thần tích” cũng nói đến việc thờ Đế Thích ở nước ta như đền Đế Thích ở xã Liên Hạ, huyện Đường Hào (nay thuộc Mỹ Văn, Hải Hưng), đền Đế Thích ở thôn Thạnh Yên, Hà Nội (nay thuộc phường Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và quán Đế Thích ở xã La Chàng (nay thuộc Kim Thi, Hải Hưng)… Những đền, quán này đều thờ Đế Thích và đều có liên quan đến câu chuyện về Trương Ba, một tay giỏi chơi cờ ở Hưng Yên xưa. Sự linh dị của Đế Thích đã được Tiến sĩ khoa Bính Ngọ đời Lê Ý Tông (1736) – Võ Phương Đề chép trong sách “Công dư tiệp ký” về câu chuyện “Hồn Trương Ba, da hang thịt”.

Tương truyền Trương Ba và Kỳ Như, người Hải Dương là hại bạn thân thiết, giỏi cờ tướng. Một hôm Trương Ba dồn Kỳ Như vào thế cờ bí và nói: “Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng không gỡ nổi!”. Ngay lúc đó bỗng xuất hiện một cụ già, râu tóc trắng xóa, đội nón lá, cầm lấy gậy trúc đến xin chơi thử một vài nước cờ. Vừa đi được ít nước, Trương Ba đã bí, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là Đế Thích đây rồi! Tôi là người trần mắt thịt không biết, xin Ngài thứ lỗi” và khẩn khoản xin được theo học cờ. Đế Thích bảo: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành, ta cho ba nén hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một nén, ta sẽ xuống ngay”. Nói đoạn, Đế Thích cưỡi mây bay về trời…

Hàng năm vào mồng 6 đến mồng 9 tháng Giêng âm lịch, ở chùa Vua mỡ lễ hội truyền thống lễ Phật, lễ Thần và thi đánh cờ tướng. Ngày đầu khảo trịch (đấu loại), ai lọt “nhất thắng”, “nhị thắng” vào được “tam thắng” (chung kết). Ai nhất chung kết là người phá giải cờ. Lệ làng Thịnh Yên quy định người đoạt giải nhất ba năm liền được ghi họ tên lên bia đá ở nhà bia trong sân chùa. Hội cờ hàng năm còn là nơi đọ tài cao thấp của các danh kỳ trong cả nước và các danh kỳ nước ngoài.

Chùa Vua là một di tích lịch sử – văn hóa – thể thao độc đáo của nước ta.tuong-vua-De-Thich

(Visited 585 times, 1 visits today)

Tags: , , ,

Category: Di sản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Facebook Auto Publish Powered By : XYZScripts.com