.
Trang chính » Chuyên mục » Văn hóa »

Truyện liêu trai chùa Thập Tháp – Bình Định

Tác giả: PQ sưu tầm
1 điểm2 điểm3 điểm4 điểm5 điểm
Loading ... Loading ...
Bảo tháp Trắng của Thiền sư Liễu Triệt tại chùa Thập Tháp, Bình Định, ảnh TT

Quần thể di tích Phật giáo

Nhà nghiên cứu Lộc Xuyên-Đặng Quý Địch khẳng định chùa Thập Tháp (tên đầy đủ là Thập Tháp Di Đà Tự) do Thiền sư Nguyên Thiều (1648 – 1728) kiến tạo rồi làm lễ khai sơn vào năm 1683.

Thiền sư họ Tạ, tự Hoán Bích (người Trung Quốc), theo thuyền buôn đến phủ Quy Ninh (nay thuộc tỉnh Bình Định) năm 30 tuổi. Sau chùa Thập Tháp, Thiền sư Nguyên Thiều ra đất Thuận Hóa lập chùa Hà Trung, Chùa Quốc Ân, tháp Phổ Đồng rồi mất tại đó. Tên chùa Thập Tháp là do nguyên trước đây trên khu đồi xây dựng chùa có 10 ngôi tháp Chăm đã sụp đổ. Ban đầu, chùa Thập Tháp được xây dựng từ gạch của 10 ngôi tháp cổ này.

Chùa Thập Tháp là di tích kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19 đã được công nhận di tích cấp quốc gia từ năm 1990. Hiện chùa còn lưu giữ quần thể kiến trúc rất độc đáo, như ngôi chánh điện do Thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749, nhà phương trượng do Quốc sư Phước Huệ xây vào năm 1924… Thời Hòa thượng Minh Lý trụ trì chùa Thập Tháp (1871 – 1889) cũng đã tạo lập rất nhiều tượng Phật đến nay vẫn còn.

Trong khuôn viên chùa có khoảng hơn 20 tháp mộ của các đời trụ trì với kiến trúc rất độc đáo. Năm 1876, trong lúc tổ chức khai khẩn vùng đất hoang sau chùa, gặp rất nhiều hài cốt của lính Tây Sơn và nhà Nguyễn chết trong trận chiến ở thành Hoàng Đế, Hòa thượng Minh Lý cho gom lại, xây một tháp để thờ cúng, ngày nay gọi là tháp Hội đồng.

Trụ trì dính nghi án oan tình

Đến nay, các Hòa thượng và người dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu chuyện về ông Bạch Hổ đi tu tại chùa Thập Tháp. Sau khi sư phụ là Hòa thượng Minh Giác viên tịch, Hòa thượng Thiệt Kiến-Liễu Triệt đang làm trụ trì chùa Thiên Mụ (ở Huế) được gọi về làm trụ trì chùa Thập Tháp. 

Không những là quần thể kiến trúc độc đáo, chùa Thập Tháp còn lưu giữ nhiều bộ kinh, kệ rất quý như: 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà Sớ Sao, Kim Cang Trực Sớ, Pháp Hoa Khóa Chú… và bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường, bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.

Một thời gian sau, trong đêm mưa gió, có hai mẹ con nằm trước cổng chùa Thập Tháp. Người mẹ bị câm nên không ai hỏi được gì. Hòa thượng Liễu Triệt cho xây một cái am gần chùa cho hai mẹ con nương náu. Từ đó, người dân trong vùng đồn đoán rằng trong thời gian làm trụ trì chùa Thiên Mụ, Hòa thượng Liễu Triệt thường được chúa Nguyễn Phúc Khoát mời vào cung và đã có tơ tình với một phi tần. Kết quả mối tơ tình này chính là đứa con, còn phi tần kia là người mẹ bị câm. Hòa thượng Liễu Triệt không một lời giải thích.

Cũng trong thời gian này, đêm nào chùa Thập Tháp cũng có một con Bạch Hổ đến ngồi trước chánh điện nghe kinh khiến ai cũng sợ hãi. Hòa thượng Liễu Triệt bảo mọi người đừng sợ vì con cọp này không hại ai rồi ra ngoài nói với con cọp: “Hỡi Bạch Hổ! Vì nghiệp nặng phải làm thân súc sinh, hãy cố gắng nghe kinh tu hành có ngày sẽ được thoát kiếp”.

Thời gian sau, chúa Nguyễn triệu Hòa thượng Liễu Triệt ra Huế để giảng dạy Phật pháp. Đêm trước khi đi, Hòa thượng nằm mơ thấy một ông lão đến nói: “Xin thầy ở lại vài hôm để làm lễ cho con, tuổi thọ của con còn ngắn, con ở sau chùa”. Vài hôm sau, không thấy Bạch Hổ đến nghe kinh, Hòa thượng biết cọp đã thoát kiếp nên sai đệ tử đi tìm và phát hiện được xác cọp sau vườn chùa. Hòa thượng cho mai táng con cọp tại chỗ, xây tháp và làm lễ đúng 49 ngày. Ban đầu, tháp Bạch Hổ được xây dựng bằng gạch Chăm nhưng đã bị sụp đổ, hiện đã được xây dựng lại, còn bộ xương thì bị kẻ gian lấy mất trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Trước khi viên tịch, Hòa thượng Liễu Triệt tập trung đệ tử lại dạy dỗ lần cuối và đưa ra lời bảo chứng: “Người đời nói oan cho ta dính án tình với cung phi. Ta một đời tu hành thanh tịnh, sau khi xả bỏ báo thân này, tháp của ta cũng sẽ luôn luôn tinh bạch”. Quả nhiên, cho đến ngày nay, tháp của Hòa thượng Liễu Triệt vẫn còn trắng và mọi người quen gọi đó là Tháp Trắng.

Hòn đá chém oán hờn

Tương truyền rằng, sau khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, liền chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù. Nhiều người ra trình diện thì Nguyễn Ánh nuốt lời, mang ra chém sạch. Tảng đá dùng để kê đầu tôn thất nhà Tây Sơn lên chém được đặt ngay cổng thành Hoàng Đế. Từ đó, hằng đêm trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, đòi mạng thống thiết, người dân và quan quân nhà Nguyễn không ai dám đi ngang qua cổng thành.

Để cứu chúng sinh, một vị trụ trì chùa Thập Tháp xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, nhà sư cho người mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp. Hòn đá được đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi nằm phía nam tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Nhưng nỗi oan khiên trong Hòn Đá Chém vẫn còn vất vưởng. Vào những đêm mưa gió, người ta thường thấy một phụ nữ mặc áo cụt trắng, quần đen bước ra từ Hòn Đá Chém. Khi chó trong chùa sủa là bóng người phụ nữ kia biến mất.

Đến thời hòa thượng Phước Huệ làm trụ trì, Hòn Đá Chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu Phương Trượng, sau lưng Chánh điện của chùa để thường xuyên được nghe kinh kệ, giải tỏa những oan khiên. Theo Thiền sư Không Ấn-Mật Hạnh, đệ tử của Quốc sư Phước Huệ, cách đây vài chục năm, những đêm nhà chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hằng năm vào lúc Giao thừa trước Tết Nguyên đán, đến khi đổ 3 hồi trống chiêng là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi mất.

Ngày nay, Hòn Đá Chém vẫn còn đặt tại cửa khu phương trượng của chùa Thập Tháp (cao khoảng 40 cm, dài 1,5 m, rộng 1,3 m) nhưng chuyện ma quái không còn xuất hiện. Hằng năm, đến ngày giỗ hòa thượng Phước Huệ (21 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn phật tử đến dự, nhìn Hòn Đá Chém, không ít người rơi nước mắt nhớ đến những anh hùng, hào kiệt thời Tây Sơn.

Почему одностраничные сайты эффективны? Привычный сайт компании обязательно содержит несколько разделов: главная страница, о компании, каталог либо страница с услугами, контакты, новости, а порой и многое другое gjdsitybt ghjlf;,


Các bài viết khác

Tôi hành khất

Tôi hành khất

Cái nợ phong lưu phủi sạch rồi

Một trời một đất một mình tôi,

Ngày đêm bè bạn mo cùng bị

Năm tháng lân la gậy với nồi...

Tâm ý thức

Tâm ý thức

Nói tâm là cái tích tập: tích tập gì? Một cách tổng quát, đó là kinh nghiệm hay nhận thức được tích lũy. Vậy tâm là kinh nghiệm đời sống; tất cả những gì đã từng trải, bằng hành động và nhận thức, tích lũy lại thành tâm...

Bài chòi Bình Định

Bài chòi Bình Định

Các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đâu đâu cũng biết chơi bài chòi. Nhưng nhiều nhất là ở Bình Ðịnh, có thể nói, đây là cái nôi của trò chơi lý thú này. Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, khắp miền quê, hội bài chòi được tổ chức...

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa – Phẩm Thí Dụ, Thứ Ba

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa – Phẩm Thí Dụ, Thứ Ba

Tướng vắng lặng của các pháp chỉ tương ứng với tâm thể rỗng rang, sáng suốt hoàn toàn. Tướng đó là chân tướng của vạn pháp, chứ không phải tướng do duyên hợp. Vì quán triệt như thế mà chư vị đại Bồ tát phát khởi lòng đại từ bi...

Thiền Sư Huyền Quang và bước tiến tâm linh

Thiền Sư Huyền Quang và bước tiến tâm linh

Không phải ngẩu nhiên ngài Huyền Quang trở thành tổ thứ ba trong Thiền Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, mà ngài phải trải qua một kinh nghiệm kỷ luật tâm linh nào đó, được thể hiện qua truyền trao tâm ấn giữa thầy và trò...

Chân dung Tăng già

Câu chuyện bỏ túi

Tâm Phật thấy Phật

Tâm Phật thấy Phật

Tâm lão hòa thượng là tâm Phật, nên thấy huynh cũng giống như Phật. Còn tâm của huynh thì toàn phân bò nên huynh thấy hòa thượng như đống phân bò thôi. Tâm huynh như thế làm sao mà bằng được tâm lão hòa thượng!!!

xem các tin khác

Reference Material

Royal patronage of Buddhism during the time of Buddha

Royal patronage of Buddhism during the time of Buddha

Active patronage from different royal houses was a major contributing factor to the growth of Sangha, its missionary activities and successful spread of Buddhism. Admiration for Buddha was obvious when kings and rulers made their claims on his relics after his demise...

xem các tin khác

Góp nhặt lời vàng

Đạo khả đạo phi thường đạo

Đạo khả đạo phi thường đạo

Nhiều người cứ tưởng mình thông minh hay trí thức, nhưng thực ra đời sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: Chuyện lớn có thể là cuộc bầu cử ở Mỹ, đại hội Đảng của Trung Cộng; và nhỏ hơn, có thể chỉ là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Park Jae Sang thoạt nhảy ra từ bóng tối...

xem các tin khác

Ẩm thực Phật giáo

Măng tươi kho với xì dầu thật hấp dẫn

Măng tươi kho với xì dầu thật hấp dẫn

Miếng măng giòn nghe thơm lừng mùi tỏi, pha lẫn chút thơm của tía tô và mùi tàu rắc trên mặt. Bạn cũng có thể dùng măng chua trong món ăn này, vị chua chua đậm đà chắc hẳn sẽ khiến bữa cơm thêm phần ngon miệng...

xem các tin khác

Lượt truy cập