Chưa có thông tin tác giả

 
 
 
  • Hội quán thư pháp Thạch Thiện
 
 

Văn bia cổ ở những ngôi chùa Nghệ An

 

Những tấm bia đá cổ ở các chùa Nghệ An là nguồn tư liệu gốc quý hiếm, có giá trị về lịch sử, văn hóa, là những di sản cần được bảo tồn, lưu giữu và là nguồn tư liệu phong phú cho khách thập phương đến tìm hiểu.

Theo kết quả kiểm kê, khảo sát của Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Nghệ An, bia cổ còn khá nhiều, tập trung ở các di tích là đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ…có nhiều loại bia, trong đó có 21 văn bia cổ trong 17 ngôi chùa đã được UBND tỉnh Nghệ An phân cấp cho cho các địa phương bảo quản và phát huy tác dụng theo quyết định số 1017/QĐ-UBND.VX .

Văn bia đá cổ tại chùa Bảo Lâm (Yên Thành)

Bia đá cổ ở các chùa Nghệ An phản ánh những nội dung sau: Ghi công đức người có công lớn đối với quê hương, đất nước. Đa số các tấm bia ở chùa đều ghi công đức những người có công xây dựng, tu bổ di tích, năm xây dựng, tu sửa và quy mô kiến trúc cụ thể từng lần xây dựng , tu bổ chùa cùng việc tô tượng…, được khắc trên bia đá khá trang trọng, được tạo tác công phu như những tác phảm nghệ thuật bằng chữ hán, chữ nôm mang dấu ấn văn bia vùng đồng bằng Bắc bộ.

Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều ngôi chùa có niên đại cách ngày nay hàng ngàn năm, trong số 17 ngôi chùa có văn bia cổ, có hai ngôi chùa có niên đại sớm nhất được văn bia khẳng định đó là văn bia chùa Bảo Lâm (xã Hoa Thành, huyện Yên Thành), nêu rõ chùa được xây dựng từ triều Lý vào năm 1061, văn bia chùa Yên Thái (xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu) ghi chùa có từ thời Lý Cao Tông(1186 – 1201), văn bia chùa Diệc (Tp.Vinh) có 2 bia, bia thứ nhất được dựng vào năm Canh Ngọ (1870), bia gồm có 2 mặt, mặt thứ nhất ca ngợi cảnh đẹp của chùa Diệc, cũng như quá trình hình thành của chùa, mặt thứ 2 ghi tên những người công đức, bia thứ 2 được dựng vào năm 1914 nói về việc trùng tu vào năm 1914 và những người công đức.

Bên cạnh đó, nhiều tấm bia ở nhiều ngôi chùa còn miêu tả cảnh sắc quê hương, lòng tự hào dân tộc, lòng hướng thiện, nhiều tấm bia cổ còn chép những bài thơ, bài ký hay có giá trị về mặt văn học và lịch sử.

Hữu Tình (Theo PGVN)

 
Ý kiến bạn đọc