Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong
Chiều ven biển Đồng Xương
Bến thuyền Xương Điền
Màu vàng: chùa Phật giáo nổi tiếng
Màu đỏ: Phủ thờ Mẫu và đền Trần triều nổi tiếng
Màu tím: nhà thờ Chính tòa Thiên chúa giáo
Ngó vào một cái, đình làng cũng khá đẹp đấy chứ
Chùa Mui xưa kia vốn là một Đạo quán của Đạo giáo, tương truyền có từ rất lâu đời, cùng với một loạt đạo quán khác dọc sông Đáy. Tuy nhiên thời của các đạo sĩ đã đi qua, đạo quán hoang vắng, không còn hương khói, nên người dân trong làng chuyển sang thành chùa thờ Phật.
Dù thành chùa thờ Phật, nhưng cũng không ai dám bất kính mà hạ các thánh tượng Đạo giáo xuống, cho nên hệ thống tượng thờ chủ yếu vẫn là của Đạo giáo, tượng Phật xem chừng chiếm vị trí khiêm tốn hơn.
Trên bàn thờ cao nhất tại thượng điện, là tượng Tam Thanh, ba bậc thần tiên tối cao Đạo giáo. Tam thanh gồm:
- Ngọc thanh là Nguyên Thủy Thiên Tôn
- Thái thanh là Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân)
- Thượng thanh là Linh Bảo Thiên Tôn
Ba vị này là khởi thủy, khởi tổ của Vũ trụ, hóa thân thành vũ trụ và nắm tất cả các quy luật của càn khôn. Tượng Tam thanh của Việt Nam - có lẽ chịu ảnh hưởng của Đạo Mẫu, nên cũng mặc áo ba màu như của Tam tòa Thánh mẫu: Màu đỏ ở giữa, màu lục bên trái và màu trắng bên phải.
Phía trước tượng Tam Thanh là một bàn thờ bằng đất nung rất đẹp, hình như có từ đời Mạc, đã gần 500 năm, với các họa tiết ở góc giống bàn thờ đời Trần, với các con chim thần garuda, ở giữa là các con rồng cuộn, và các cánh sen rất đẹp.
Bàn thờ ở tiền tế, mặc dù ghi là "Ban tam bảo" nhưng lại đứng ở giữa một ông đầu râu tóc bạc là Lão Tử, vị giáo chủ đầu tiên, và đằng sau, to tướng, là tượng ông Ngọc Hoàng Thượng đế, vị thần cai quản bầu trời cao nhất, vị vua chốn thiên đình.
Chỉ có lấp ló sau một chút mới là tòa Cửu long của Phật Thích Ca sơ sinh.
Chùa Mui
Cùng trong khuôn viên là Đình Mui, có tòa tiền tế xây theo kiểu tam quan cũng đẹp
Bia Sùng Thiện Diên Linh được đặt trong một nhà bia khá lớn.
Điều đặc biệt là bia này không đặt trên lưng rùa, hay chân tảng hình cánh hoa sen, mà là trên một "ổ rồng" gồm 4 con rồng cuộn chặt với nhau, thân mình uốn éo như bầy rắn.
Tiếc rằng bốn đầu rồng (hai con ở mỗi bên) đều đã bị mất, không biết là đời nào phá bỏ hay vì có kẻ cố tình chặt đem đi. Đầu rồng thời Lý có vẻ đẹp riêng không đời nào giống.
Chốn tổ Long Đọi, rồi theo dòng trôi chảy của xứ Sơn Nam, cũng có một gian thờ Mẫu và lên đồng to tướng. Tượng Mẫu Liễu Hạnh to gấp mấy lần tượng Phật.
Những viên gạch cổ đã 130 năm tuổi, vẫn đỏ tươi
Quanh nhà thờ là cả một quần thể: Nhà dòng, nhà thờ họ, nhà nguyện, nhà xứ, chủng viện... Đây là quần thể kiến trúc Công giáo quy mô rộng lớn nhất mà tôi từng biết. Cũng không lạ, vì xưa kia đây là Chính tòa của giáo phận Đàng Ngoài, tức là nửa nước Việt Nam.
Nữ tu từ nhà dòng đi lên nhà thờ chính
Lễ cưới trong nhà thờ
Nội thất bên trong khá giống nhà thờ Lớn Hà Nội
Xứ Sở Kiện có vị Thánh tử đạo, nên bên cạnh nhà thờ có tòa nguyện của hai vị này.
Chủng viện đổ nát
Cái khác thường nhất của chùa Cổ Lễ đó là kiến trúc đầu thế kỷ 20, dựng kiểu kết hợp với phong cách nhà thờ, với tòa chính cao thật cao, thế nhưng lại không đủ rộng như nhà thờ, cho nên cao mà hẹp.
Thành thật mà nói, tớ không thích chùa Cổ Lễ. Khác thường thì có, nhưng đẹp thì không đẹp. Muốn nhìn thấy tượng Phật thì phải chui vào trong, ngước lên mỏi cổ mới nhìn thấy lấp ló. Cảm giác Phật xa xôi và ở cao quá, không hề gần gũi chúng sinh như ở các nơi khác.
Vì thế, tớ cũng chả thích viết nhiều về nơi đây, dù rằng ngôi chùa này cũng có nhiều điều thú vị về lịch sử, văn hóa.
Quả chuông chùa Cổ Lễ mới được làm gác treo lên. Đây nguyên là quả chuông 9 tấn cao hơn 4m, đúc năm 1936, to nhất Việt Nam thời đó. Chiến tranh loạn lạc, để tránh hư hại cho chuông, người ta đã lăn chuông xuống cái ao giữa chùa, sau này mới kéo lên.
Hiện chuông được treo giữa gác. Nhưng điều tôi thấy thú vị hơn cả, là cái gác đó được dựng trên một chiếc giếng cổ, quanh miệng giếng xếp bằng những cối đá. Ắt hẳn khi đánh chuông thì tiếng chuông sẽ có âm thanh khác với các chuông khác, vì có một khoảng trống ngay bên dưới nền như thế.
Ngó vào trong, không ngờ bên trong đẹp thế.
Nhà thờ gỗ Trung Lao còn hoành tráng hơn nhà thờ Xối Thượng nhiều. Các điêu khắc và kiến trúc tinh xảo rất đẹp
Tôi đoán có thể cái mà bạn nhìn thấy không phải nhà thờ này, là bởi vì:
- Nếu từ Nam Định đi biển Quất Lâm thì không đi qua con đường có nhà thờ này
- Nếu là đi biển Hải Thịnh thì nhà thờ này nằm ở bên phải
- Nhà thờ này nằm khá xa đường cái, chỉ nhìn từ xa tít thôi
- Gần Hải Thịnh cũng có 1 nhà thờ nữa mới làm lại cũng rất đẹp, cũng màu sắc lắm.
Rừng cờ gần một ngôi nhà thờ đổ
Như là xưa lắm
Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong
Bên trong tiền sảnh của nhà thờ Ninh Cường có một tấm bia đá lớn. Bia này ghi là năm 1533, nhưng có lẽ là dựng sau đó, ghi lại sự kiện năm 1533 mà thôi. Trên trán bia có mấy chữ Hán: Truyền đạo bi kí, bên dưới là kể lại công cuộc truyền đạo.
Bên trong nhà thờ là những hàng cột gỗ rất lớn, kê trên những chân tảng là cả hộp đá cao đến 80 phân, đường kính cũng bằng chừng ấy.
Tuy nhiên, do mới tô màu sơn đỏ vàng nên không được cổ kính lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét