Yên Bái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Yên Bái
Tỉnh
Limmong2.jpg
Ruộng bậc thang tại thung lũng Lìm Mông, Mù Cang Chải
Địa lý
Tọa độ: 21°41′35″B 104°52′22″Đ / 21,693161°B 104,872742°Đ / 21.693161; 104.872742Tọa độ: 21°41′35″B 104°52′22″Đ / 21,693161°B 104,872742°Đ / 21.693161; 104.872742
Diện tích 6.886,3 km²[1]
 Tổng cộng 758.600 người[1]
 Mật độ 110 người/km²
Dân tộc Việt, Tày, Dao, H'Mông và một số dân tộc khác
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng Đông Bắc
Tỉnh lỵ Thành phố Yên Bái
 Chủ tịch UBND Phạm Duy Cường
 Chủ tịch HĐND Dương Văn Thống
 Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Văn Chiến
Phân chia hành chính 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện
Mã hành chính VN-06
Mã bưu chính 32xxxx
Mã điện thoại 29
Biển số xe 21
Web http://www.yenbai.gov.vn/

Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.

Vị trí[sửa]

Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên QuangHà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai ChâuLào Cai.

Hành chính[sửa]

Yên Bái bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện với tổng số 180 xã, phường, thị trấn.

Tên Huyện Dân số (2003) Diện tích (km²) thị trấn (đậm)
(xã)
Yên Bái (thành phố) 78,016[2] 58[2] (phường): Yên Thịnh, Đồng Tâm, Minh Tân, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Hồng Hà, Yên Ninh.
: Minh Bảo, Tân Thịnh, Nam Cường, Tuy Lộc, Văn Phú, Văn Tiến, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc and Âu Lâu.
Nghĩa Lộ (thị xã) 25,256[2] 29[2] (phường): Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia and Pú Trạng.
Lục Yên (huyện) 100,785[2] 811[2] Yên Thế, Tân Phượng, Lâm Thượng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Khai Trung, Mai Sơn, An Lạc, Tô Mậu, Khánh Hòa, Động Quan, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm, An Phú, Phan Thanh, Minh Tiến. Tân Lập, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Mường Lai, Xuân Minh, Yên Thắng, Tân Lĩnh
Mù Cang Chải (huyện) 42,574[2] 1199[2] Mù Cang Chải, Kim Nọi, Hồ Bốn, Chế Tạo, Khao Mang, Dế Su Phình, Chế Cu Nha, Cao Phạ, Púng Luông, Nậm Khắt, Mồ Dề, Nậm Có, La Pán Tẩn and Lao Chải.
Trạm Tấu (huyện) 21,887[2] 742[2] Trạm Tấu, Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Hát Lừu, Trạm Tấu, Pá Hu, Làng Nhì, Tà Si Láng, Phình Hồ, Pá Lau and Túc Đán
Trấn Yên (huyện) 96,949[2] 691[2] Cổ Phúc, Vân Hội, Tân Đồng, Hưng Khánh, Đào Thịnh, Xã Hồng Ca, Việt Cường, Lương Thịnh, Hòa Cuông, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Quán, Nga Quán, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can, Minh Tiến, Việt Thành, Bảo Hưng, Việt Hồng, Minh Quân, Hưng Thịnh and Thị trấn
Văn Chấn (huyện) 138,684[2] 1205[2] Sơn Thịnh, Nông Trường Liên Sơn, Nông Trường Nghĩa Lộ, Nông Trường Trần Phú, Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, Đồng Khê, Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Đại Lịch, Phù Nham,Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Nghĩa Sơn, Sơn Lương, Nậm Lành, An Lương, Nậm Mười, Sùng Đô, Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ, Cát Thịnh and Sơn A
Văn Yên (huyện) 111,715[2] 1389[2] Mậu A, Lang Thíp, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh, Đông An, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Tân Hợp, Đông Cuông, Mậu Đông, Ngòi A, Yên Thái, Yên Hưng, Yên Hợp, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Đại Sơn, Đại Phác, Yên Phú.
Yên Bình (huyện) 107,882
(2008)
773.196 Yên Bình, Thác Bà, Phú Thịnh, Văn Lãng, Tích Cốc, Cảm Ân, Phúc Ninh, Bảo Ái, Mỹ Gia, Tân Nguyên, Yên Thành, Xuân Long, Phúc An, Cẩm Nhân, Vũ Linh, Ngọc Chấn, Yên Bình, Xuân Lai, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Hán Đà, Mông Sơn, Thịnh Hưng, Tân Hương, Đại Đồng and Đại Minh

Địa hình[sửa]

Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng.

Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi. Đèo Khau Phạ là là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km.

Sông ngòi[sửa]

Đèo Khau Phạ trên Quốc lộ 32

Ngoài hai con sông lớn là sông Hồngsông Chảy, còn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ và hồ, đầm. Đầu thập niên 1960, Nga giúp thiết kế hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước trên 20.000 ha, với khoảng 1.300 đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 3–3,9 tỷ m³ nước với mục đích ban đầu là chạy nhà máy thuỷ điện Thác Bà: Công trình thuỷ điện lớn đầu tiên ở Việt Nam.

Khí hậu[sửa]

Yên Bái có khí hậu đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền bắc Việt Nam, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô.

Rừng[sửa]

Yên Bái có rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. ở đây có gỗ quý pơ-mu sẽ tốt cho sức khỏe và đuổi muỗi nếu làm giường.

Khoáng sản[sửa]

Tài nguyên khoáng sản trữ lượng khá lớn như đá đỏ, sắt, thạch anh, đá fenspat, đá trắng Đông Nam Á.

Nông nghiệp[sửa]

Đất nông nghiệp chiếm gần 10% diện tích tự nhiên, trong đó có cánh đồng Mường Lò rộng 2.300 ha nổi tiếng vùng Tây Bắc với nhiều sản vật có giá trị như: chè, quế, gạo nếp Tú Lệ, cam Lục Yên, nhãn Văn Chấn.

Dân tộc[sửa]

Hiện nay, toàn tỉnh có 740.905 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009, gồm 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hoá phong sắc. chan

Lịch sử[sửa]

Yên Bái là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (Lục Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (Văn Chấn), thạp đồng Đào Thịnh, Hợp Minh (Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (Lục Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, như đền, tháp, khu di tích lịch sử.

Được thành lập năm 1900, tỉnh Yên Bái được biết đến qua cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng vào thượng tuần tháng 2 năm 1930. Lãnh tụ là Nguyễn Thái Học đã bị thực dân Pháp bắt và đem hành quyết bằng máy chém ở Yên Bái cùng 12 đồng đội vào ngày 17 tháng 6 năm 1930.

Giao thông[sửa]

Đường vào huyện Trạm Tấu
Nhà thờ Nghĩa Lộ

Giao thông ở Yên Bái có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Quốc lộ 2, 13A, 32, 3770 chạy qua tỉnh. Thông thương từ Yên Bái đến các tỉnh lân cận của miền Tây Bắc và Việt Bắc ngày càng phát triển nhất là khi hệ thống đường bộ đang tiếp tục được hoàn thiện, tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai nối liền tới Côn Minh, Trung Quốc được nâng cấp.

Đặc sản, lâm thổ sản[sửa]

Du lịch[sửa]

Giáo dục[sửa]

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh có nhữngì chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống giáo dục và đào tạo được củng cố, phát triển. Quy mô giáo dục tăng nhanh, các cấp học, ngành học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên dần hoàn thiện. Công tác đào tạo đã có một số chuyển biến tích cực, đáp ứng một phần nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay toàn ngành đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 - 2015. Một số trường học có uy tín tại Yên Bái

Chú thích[sửa]

  1. ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012. 
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “s of Vietnam”. Statoids. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010. 

Liên kết ngoài[sửa]