SÓC BOM BO

- Vị trí - Địa điểm:

Xă Bom Bo, huyện Bù Đăng.

- Cấp bậc - xếp hạng:

 

- Cơ quan quản lư:

 

 * Giới thiệu chung:

Từ những ngày chống Mỹ, tên “Sóc Bom Bo” đă đi vào lịch sử, đi vào ḷng người qua bài hát tuyệt vời của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Nhưng sóc Bom Bo ở đâu? Người dân Bom Bo từng giă gạo nuôi quân ấy là ai? Có lẽ không phải ai cũng biết.

Từ thị xă Đồng Xoài, theo Quốc lộ 14 đi về hướng huyện Bù Đăng khoảng 50 km, đến ngă ba Minh Hưng rẽ phải đi thêm 6km nữa ta sẽ đến sóc 1 thuộc xă Bom Bo. Nói là sóc nhưng du khách đến đây có thể bỡ ngỡ v́ hiện nay không c̣n dấu vết ǵ của phum sóc nữa. Anh Đỗ Mạnh Côn, Phó pḥng văn hóa xă Minh Hưng cho biết, đây là thôn 1 trong 3 thôn của đồng bào dân tộc Stiêng, dân tộc đông nhất trong các dân tộc ở tỉnh B́nh Phước. Chính thôn này hiện tập trung phần lớn đồng bào Stiêng từng giă gạo nuôi quân ngày trước. Các chiến sĩ du kích trước đây như Điểu Lên, Điểu Sen giờ đă thành già làng vẫn c̣n sống nơi này. Các thôn 2-3 th́ nằm sâu vào bên trong một chút, cách đây độ 20 km, đi theo con đường đất đỏ phía tay mặt.

Theo lời anh Phó pḥng văn hóa xă Minh Hưng - tuy rất gần với trung tâm xă Minh Hưng nhưng thôn 1 đây vẫn thuộc xă Bom Bo. Những người hiện sống trong những ngôi nhà theo kiến trúc mới này đă từng gắn với “nhịp chày giă gạo” một thời chiến đấu kiên cường, gian khổ của vùng đất. Đi dọc theo mấy căn nhà tường, mọi nhà đều đóng cửa. Buổi sáng đồng bào đă đi làm cả. Chỉ thấy mấy chú heo mọi chạy tung tăng theo sau là đàn con lít nhít. Anh Côn cho biết: “Đồng bào giờ sống như người Kinh rồi, không giă gạo bằng cối nữa đâu!”. Vậy mà sao trong tôi vẫn hiện ra h́nh ảnh những cô gái sóc Bom Bo dẻo dai, uyển chuyển bên cối gạo, đặc biệt là những chiếc cối được khoét dài theo một thân cây lớn để cùng lúc giă được nhiều người trên hàng cối dọc theo thân cây ấy. Tiếng chày ấy, h́nh ảnh những con người ấy, ngọn đuốc lồ ô một thời rực sáng ấy mới trở thành bất tử trong ca từ, trong thanh âm của bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Và rồi người nhạc sĩ đă đóng dấu tên tuổi ḿnh lên bài hát kỳ diệu kia chỉ một lần qua Bom Bo mà ở lại măi với vùng đất này bởi ngôi trường mang tên Xuân Hồng đây.

Trở ra nhà văn hóa xă Bom Bo, anh phó Pḥng văn hóa đă kể thêm về cách sống, về phong tục tập quán của người dân tộc Stiêng vùng này. Đó là một dân tộc sống theo mẫu hệ với tục thách cưới thú vị. Những chàng trai phải đến ở rể và phải nạp sính lễ như tố (ché), xà lung (chum lớn), trâu ḅ... Lạ nhất là lễ vật được thách cưới không phải theo sắc đẹp hay sự giỏi giang của cô gái mà do vị thế của gia đ́nh, ḍng tộc từ xa xưa. Chẳng hạn nếu bà tổ cô gái trước đây thách cưới là 50 cái tố, hai xà lung, năm con ḅ... th́ mấy cô con, cháu bao nhiêu đời sau cứ thế. Có chàng trai sau khi trả xong nợ cưới phần ḿnh, thoát ra khỏi nhà vợ th́ đă đến lúc lo vợ cho con (!)... Bất kể những phong tục tập quán như thế, đồng bào Stiêng vẫn một ḷng v́ cách mạng, không chút đắn đo. Thế mới biết, tấm ḷng yêu Bác Hồ, yêu đất nước lớn lao dường nào.

Vào nhà văn hóa xă Bom Bo, những h́nh ảnh, vật dụng c̣n lưu giữ cho thấy rơ hơn một sóc Bom Bo nổi tiếng thời chống Mỹ. Đời sống của đồng bào Stiêng ngày càng được cải thiện, khác xưa, nhưng những dấu tích lịch sử hào hùng đẹp chỉ c̣n lưu lại trong một nhà văn hóa nhỏ. Được biết ngành du lịch B́nh Phước có tổ chức những đêm lửa trại cồng chiêng sóc Bom Bo, có đốt lửa, uống rượu cần, ăn thịt nướng và nghe các già làng kể chuyện, xem các thôn nữ biểu diễn vũ điệu của người Stiêng... Đó là những nét văn hóa cần truyền đời lưu giữ và tạo ra sự hấp dẫn khách đến với “sóc Bom Bo”.

Theo BP