(iHay) Đến thăm nhà Bá Kiến ở làng Vũ Đại, bất giác nhớ về hình ảnh một Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách cũ của cố nhà văn Nam Cao.
>> Cầu Long Biên lãng đãng chiều đông
>> Ăn món nướng chợ đêm Dinh Cậu
>> Độc đáo đình làng Hương Quế
Con đường dẫn chúng tôi về khu nhà Bá Kiến thuộc làng Vũ Đại, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã được bê tông hóa và rất dễ đi. Từ đường cái vào khu nhà Bá Kiến liên tục có những tấm biển chỉ dẫn lớn nên khách tham quan cũng không khó tìm.
Biển chỉ dẫn vào tư gia Bá Kiến
Ngay từ đầu làng, âm thanh lách cách của tiếng thoi dệt vải truyền thống đã dội vào tai chúng tôi. Được biết, nghề dệt làng Vũ Đại cũng là một trong những làng nghề nổi tiếng từ những năm 1945 ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh với các sản phẩm chủ yếu là dệt thô. Nhờ nghề dệt này mà ngôi làng nghèo khó qua bao nhiêu năm đang dần thay da đổi thịt.
Trên đường đi, chúng tôi có dừng lại nghỉ chân nơi quán nước đầu làng, khi hỏi về tên làng có dăm ba kiểu gọi, khi thì Vũ Đại, khi Đại Hoàng; mọi người cho hay, cái tên Vũ Đại trong tác phẩm của Nam Cao bắt nguồn từ chữ Đại trong Đại Hoàng, đây là tên cũ của làng Nhân Hậu ngày nay. Cho nên, khi mọi người tìm về làng này đều có thể gọi bằng những tên đó. Ai cũng hiểu.
Rời quán nước, chúng tôi đi tiếp đến khi gặp biển báo “Khu nhà Chánh Bính” thì rẽ theo đường mũi tên chỉ, qua hai đoạn ngoặt, là đến cổng nhà Bá Kiến.
Cổng khu nhà Chánh Bính đã được xây lại kiến cố, vây xung quanh nhà là hàng rào dây thép gai
Ngôi nhà không giống với tưởng tượng của tôi trước khi đến đây. Không phải là hàng rào cây cối um tùm mà đã được xây tường bao và hàng rào dây thép chắc chắn. Không phải là con đường làng lát gạch cũ kỹ mà đã được đổ bê tông nhẵn nhụi dễ đi đến tận cổng nhà. Duy chỉ ngôi nhà mái ngói trông vẫn cổ xưa và khu đất trước mặt nhà là vườn chuối xanh mát.
Ngôi nhà đến nay đã hàng trăm năm những vẫn còn lưu giữ được nhiều nét cổ xưa. Ba gian với bốn hàng cột chủ yếu làm bằng gỗ lim, chân cột được kê đá tảng, một loại đá xanh đã được đẽo gọt công phu. Trước thềm nhà được che chắn bằng những tấm gỗ phên chỉ hở lối ra vào, đúng như kiến trúc nhà cổ những năm phong kiến.
Ngước lên các kèo nhà đều được chạm trổ hình hoa văn và đầu rồng tinh xảo. Các cảnh cửa ba gian nhà vẫn in hình thớ gỗ.
Xung quanh ngôi nhà rợp mát bóng chuối làm tôi lại gợn nhớ về câu chuyện tình kỳ lạ của đôi lứa xứng đôi Chí Phèo - Thị Nở, và cả mùi hương cay nồng của tô cháo hành nức tiếng. Nơi đây từng có những kiếp người giàu ba họ lẫn nghèo khó ba đời, trong cảnh sống “quần ngư tranh thực”.
\
Con đường dẫn vào ngôi nhà
Chính diện ngôi nhà Bá Kiến thấp thoáng sau những cây chuối xanh mát
Cây cau cao vút trước cửa nhà Bá Kiến
Cánh cửa phía trước ba gian nhà đã cũ kỹ
Một số chi tiết trên kèo nhà được chạm trổ công phu
Phía trong của gian nhà Bá Kiến được lợp ngói âm dương theo kiểu bít dốc
Phía đầu trái của gian nhà
Vườn chuối xanh mát trước của nhà Bá Kiến
Mái ngói được xây dựng sau này
Mái nhà bếp bên cạnh nhà ba gian đã phủ đầy lá cây…
|
Được biết, khu nhà Chánh Bính (nhân vật Bá Kiến) đã luân chuyển 8 đời chủ. Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam đã mua lại ngôi nhà từ bà Trần Thị Sâm với giá 700 triệu đồng vào cuối năm 2007 để làm di tích. Hiện nay, khu nhà Chánh Binh nằm trong dự án “Vườn hiện thực Nam Cao” với kinh phí dự kiến trên 30 tỉ đồng do tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư, nhằm lưu niệm và tái hiện toàn bộ sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao. |
Phượt ký của Thu Hường
>> Sắc hoa anh đào Sa Pa làm ấm lòng phượt thủ
>> Đón năm mới trên đường phượt
>> Đông Nam Á dưới gót giày phượt thủ
>> Phượt thủ ngủ... sân bay
>> Dân phượt chết mê với clip “Đi về phía chân trời”
>> Bí kíp "săn" chỗ ngủ siêu rẻ cho dân phượt
>> Phượt với “xít đờ ca”
>> Phượt qua đêm đâu cần khách sạn!
>> Phượt" ngắn lên ngôi
>> Xóa rào cản ngôn ngữ trên đường phượt
>> Dậy sóng vì phượt
>> Những điểm lý tưởng cho chuyến “phượt trăng mật”
>> Phi Fan bất phượt ký