Lê Hiến Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Lê Hiến Tông
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
Vua nhà Hậu Lê
Trị vì 14971504
Tiền nhiệm Lê Thánh Tông
Kế nhiệm Lê Túc Tông
Thông tin chung
Thê thiếp Trang Thuận hoàng hậu
Chiêu Nhân Nguyễn Thị Cận
Tử Trinh Liêm hoàng hậu Mai thị
Bùi Quý phi
Nguyễn Kính phi
Hậu duệ
Tên húy Lê Tranh,
có nguồn ghi Tăng, Sanh hoặc Huy
Niên hiệu Cảnh Thống
Thụy hiệu Duệ hoàng đế
Miếu hiệu Hiến Tông
Triều đại Nhà Hậu Lê
Thân phụ Lê Thánh Tông
Thân mẫu Trường Lạc hoàng hậu
Sinh 1461
Mất 1504
Việt Nam
An táng Dụ Lăng

Lê Hiến Tông (chữ Hán: 黎憲宗;14611504), là vua thứ 6 nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1497 đến 1504.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có tên húy Lê Tranh, sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ, 1461, tại kinh thành Thăng Long, tức Hà Nội, Việt Nam. Có nguồn ghi tên ông là Sanh (檉), Tăng (鏳) hoặc Huy (暉). Lê Tranh là con trưởng của Lê Thánh Tông, mẹ là Trường Lạc Thánh Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ hai của Trình quốc công Nguyễn Đức Trung.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1497, sau khi vua cha Thánh Tông qua đời, Hoàng Thái tử Lê Tranh lên ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thống.

Lê Hiến Tông là một vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà. Thường sau khi bãi triều, Hiến Tông ra ngồi nói chuyện với các quan. Ai có điều gì phải trái, ông nhẹ nhàng khuyên bảo, chứ không gắt mắng bao giờ. Nhà vua thường nói rằng:

Thánh Tổ ta đã gây dựng nên cơ đồ, vua cha ta đã sửa sang mọi việc, ta nay chỉ nên lo giữ gìn nếp cũ, và mở mang sự nhân chính ra cho sáng rõ công đức của ông cha trước.[1]

Ông là người chú trọng chăm sóc bảo vệ đê điều, đào sông, khai ngòi, đắp đường, trông coi việc nông trang làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm v.v... Ông chú ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng. Những việc chính trị đều theo như đời Hồng Đức chứ không thay đổi gì cả.

Trong những năm Lê Hiến Tông trị vì, đất nước yên ổn không có loạn lạc. Năm 1504, Lê Hiến Tông lâm bệnh nặng và băng ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý, tại Điện Đồ Trị (Thăng Long), thọ 44 tuổi. Con trai của ông là vua Lê Túc Tông lên nối ngôi, đặt thụy hiệu cho ông là Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí Chiêu Văn Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm Thành Chương Hiếu Duệ hoàng đế.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có lời nhận xét về Lê Hiến Tông:

"Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận thịnh trị, thái bình, mới trong khoảng 7 năm mà thiên hạ bình yên, xứng đáng là bậc vua giỏi giữa cơ đồ, thế mà ở ngôi không lâu, tiếc thay."[1]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vợ:
    • Trang Thuận hoàng hậu Nguyễn thị, huý Hoàn, người làng Bình Lăng, huyện Thiên Thi; Quý phi của Hiến Tông, mẹ đẻ Lê Túc Tông.
    • Chiêu Nhân hoàng hậu Nguyễn thị, huý là Cận, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, mẹ đẻ của Lê Uy Mục đế.
    • Tử Trinh Liêm hoàng hậu Mai thị (1463 - 1526), húy Ngọc Đỉnh, gười xã Biện Hạ, huyện Vĩnh Phúc, cha là Mai Lũng, nhà rất nghèo. Rất xinh đẹp, nhiều người đến cầu hôn nhưng không nhận. Năm 1479, vào cung hầu hạ Hiến Tông, rất được sủng ái, khi Hiến Tông lên ngôi phong làm Chiêu nghi, đứng đầu hàng Cửu tần, bà sinh ra An vương Lê Tuân. Khi mất, được truy tôn làm Hoàng hậu.
    • Quý phi Bùi thị, người xã Định Công, huyện Thanh Trì, con gái của Thượng thư bộ Binh Quảng quận công Bùi Xương Trạch. Được Hiến Tông rất sủng ái, khi Trang Thuận hoàng hậu mất sớm, phong làm Quý phi đứng đầu, vua cho dát vàng nơi bà đứng hầu bên mình, chứng tỏ sự sủng ái của Hiến Tông với bà. Là mẹ của Thông vương Lê Dung.
    • Kính phi Nguyễn thị, người Hoa Lăng, huyện Thủy Đường, mẹ nuôi của Lê Uy Mục đế.
  • Con:

Ông sinh được 6 hoàng tử:

  1. An vương Lê Tuân
  2. Uy Mục Đế Lê Tuấn
  3. Túc Tông Lê Thuần
  4. Thông vương Lê Dung
  5. Minh vương Lê Trị
  6. Tư vương Lê Dưỡng.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]