Tháp Phổ Minh - Ngọn tháp 700 tấn trụ vững ở vùng chiêm trũng
Cách thành phố Nam Định 5 km về phía tây bắc, chùa Phổ Minh nằm giữa một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững. Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A - nhà Trần.
Tháp Phổ Minh là công trình kiến trúc lâu đời còn giữ được tương đối toàn vẹn. Theo tính toán của các nhà khoa học, tháp nặng tới 700 tấn. Vậy mà hơn 7 thế kỷ qua vẫn đứng vững vàng giữa một nền đất không vững chắc. Thế cũng đủ thấy sự tài hoa khéo léo của cha ông ngày trước.
Tháp chùa Phổ Minh ẩn hiện tronh những tán cây xanh |
Đi trên quốc lộ 10, từ thành phố Nam Định sang Thái Bình, từ xa du khách đã có thể nhận ra tháp chùa Phổ Minh ẩn hiện trong những đồi cây xanh ngát. Tháp nằm trong kuôn viên chùa Phổ Minh, theo tư liệu còn để lại, có từ thời Lý. Chùa nằm trong khu vực Hành Cung Thiên Trường sau này là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần thường lui về sau khi đã nhường ngôi. Năm 1262, thượng hoàng Trần Thái Tông cho tu bổ lại chùa với quy mô lớn hơn.
Năm 1308, Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong - Yên Tử (Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông). Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên. Tháp hình vuông, gồm 14 tầng, cao 19,5 m. Hai tầng dưới làm bằng đá mỗi chiều dài 5,2 m. Các tầng còn lại xây bằng gạch bắt mạch để trần. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng - Long thập tam niên”(1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Sau đó, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.
Ngọn tháp này được các nhà khoa học ước tính nặng khoảng 700 tấn. |
Tháp nằm ngay trước cửa Tam Bảo. Dưới chân tháp còn có những dấu mốc bằng đá. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng rất lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí (gồm tháp Báo Thiên, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền). Những dấu mốc bằng đá này chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Đáng tiếc sau đó quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta.
Chùa Phổ Minh cũng từng là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tu hành khi mới xuất gia. Nói về Trần Nhân Tông, đây không chỉ là một vị vua hiền có công trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3 mà còn là vị tổ đã sáng lập ra một dòng thiền của riêng Việt Nam, đó là thiền phái Trúc Lâm. Phái Trúc Lâm truyền được 3 đời tổ. Trần Nhân Tông truyền cho ngài Pháp Loa, Pháp Loa truyền cho Huyền Quang. Sau đó, nhà Trần suy yếu và bị mất thiên hạ vào tay họ Hồ.
Tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn ở chùa Phổ Minh. |
Hơn 20 năm bị giặc Minh đô hộ cộng với sau đó nhà Lê lên nắm chính quyền đưa Nho giáo lên vị trí độc tôn nên phái thiền Trúc Lâm không còn phát triển mạnh mẽ như trước. Từ đây, thày truyền cho trò chỉ còn lấy tâm ấn tâm, ngầm trao truyền y bát. Do vậy nên tuy không thấy nói đến các đời tổ về sau của phái Trúc Lâm mà tông môn cũng như cách thức tu tập của Trúc Lâm thì còn mãi đến tận bây giờ. Một dẫn chứng cụ thể là năm Lê Cảnh Hưng thứ 24 (1763), Ngài Huệ Nguyên đem khắc bản in cuốn Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, trong phần giới thiệu về các tông phái Thiền ở đất Việt, ngài Huệ Nguyên đã tự nhận: “Tông Trúc Lâm của tôi, khắc trong bản đồ, khỏi phiền ghi đủ”.
Trong chùa hiện có thờ Trúc Lâm Tam Tổ ở hậu điện. Chính giữa là tượng Trần Nhân Tông viên tịch theo kiểu nằm giống như hình Thích Ca Nhập Diệt ta thường thấy trong các chùa. Bên phải là tổ Pháp Loa, bên trái là tượng Huyền Quang. Bức tượng Trần Nhân Tông nhập diệt được đánh giá là tác phẩm có giá trị cao cả về mỹ thuật, sử học lẫn tư tưởng.
Cánh cửa chạm rồng cửa tam bảo chùa Phổ Minh.
Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. Bàn tay tài hoa cùng với niềm tự hào chiến thắng trong võ công hiển hách của những người thợ Đại Việt đã kết tinh lại để tạo nên một tháp Phổ Minh kiêu hùng. Giữa vùng đồng ruộng chiêm trũng mà 700 năm đã qua vẫn vững như bàn thạch.
Nguồn: Báo Đất Việt
- Chùa Giác Lâm - Ngôi cổ tự xứ Huế 29/11/2012 22:46:00
- Bốn thế kỷ Tam Thai tự 28/11/2012 21:43:00
- Chùa Cổ Quang Bảo 12/11/2012 20:43:00
- Thăm 'Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á' 11/11/2012 22:44:00
- Chiêm ngưỡng kiệt tác chùa Bửu Long 03/11/2012 23:10:00
- Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức - Phần 1: Các công trình 02/11/2010 16:48:00
- Thăm chùa Ốc độc đáo và khám phá 18 tầng địa ngục 12/10/2010 18:04:00
- Chùa Đào Xuyên 04/10/2010 18:37:00
- Chùa Kiến Sơ (Hà Nội) ngàn năm tuổi 01/10/2010 17:14:00
- Nét chùa Huế 24/09/2010 18:09:00
- Một thoáng Trúc Lâm Bạch Mã 23/09/2010 17:50:00
- Phước Tường cổ tự 23/09/2010 16:57:00
- Chùa Bửu Quang 29/08/2010 19:24:00
- Chùa Cầu Đông và thái sư Trần Thủ Độ 10/08/2010 06:34:00
- Chùa Kiến Sơ 10/08/2010 06:21:00
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 24
- Hành Hương Ấn Độ - Nepal tháng 2 năm 2013
- Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 23
- Thông báo: Địa chỉ sinh hoạt tạm của chùa Giác Ngộ
- TP. HCM: Chùa Huệ Quang rộn ràng với đêm hội Trung Thu
- Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 22
- TP. HCM: Lễ đặt đá đại trùng tu chùa Giác Ngộ và lễ húy kỵ lần thứ 20 của cố hòa thượng viện chủ thượng Thiện hạ Huệ
- Chùm ảnh: Các đoàn viếng tang lễ HT. Thích Minh Châu sáng 03/09/2012
- Chương trình tang lễ cố trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu
- Ebook: Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay số 19
Được quan tâm nhất
Tháp Phổ Minh - Ngọn tháp 700 tấn trụ vững ở vùng chiêm trũng 03/11/2010 18:11:00 |
Thăm chùa Ốc độc đáo và khám phá 18 tầng địa ngục 12/10/2010 18:04:00 |
Vĩnh Tràng - Ngôi chùa nổi tiếng miền Tây Nam Bộ 08/12/2010 23:40:00 |
Nét chùa Huế 24/09/2010 18:09:00 |
Đánh giá cao nhất
- Bên dòng Hương Giang
- Chùa Báo Thiên
- Giếng đá cổ chùa Báo Thiên của tin còn lại
- Hà Nội: Từ chùa Báo Thiên đến nhà thờ Lớn
- Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên
- Ngôi chùa cổ nhất Hà Nội
- Chùa cổ Thanh Lương
- Chùa Linh Phong - Ngôi chùa trẻ bên dòng suối Tiên Du, địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh Ninh Hòa, Khánh Hòa
- Nhìn xuống
- Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức - Phần 1: Các công trình
Sôi nổi nhất
- Xem hào quang kỳ ảo trên tượng Phật Bà cao nhất VN
- Hà Nội: Từ chùa Báo Thiên đến nhà thờ Lớn
- Tháp Nhật mọc giữa Nam Thiên Đệ Nhất Động
- Một lần tới thăm thiền viện Trúc Lâm Trí Đức
- Cảm nhận khi tới thiền viện Trúc Lâm Trí Đức
- Nhìn xuống
- Chùa Bạch Liên
- Vĩnh Tràng - Ngôi chùa nổi tiếng miền Tây Nam Bộ
- Trường trung cấp Phật học Đồng Nai cơ sở 2
- Kim Thân Phật Tổ - Chùa Bửu Minh Gia Lai
Bình luận (1 đã gửi)
Gửi bình luận của bạn