Chủ trì buổi lễ ra mắt Bảo tàng và hội thảo gồm các ông: Nguyễn Ngọc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; TS. Phạm Văn Mạch, Vụ phó Vụ KHCN và MT- Bộ NN và PTNT và TS. Nguyễn Phú Hùng, phó Viện trưởng Viện Điều tra Qui hoạch rừng.
Ngoài ra còn có mặt nhiều GS, TS trong và ngoài ngành : TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Cục trưởng Cục Di Sản văn hóa – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; GS.TS Bùi Công Hiển, Trường ĐHQG Hà nội; GS Hoàng Hòe nguyên Viện trưởng Viện ĐTQHR nay là thành viên Hội KH Lâm nghiệp, GS .TS Phạm Thị Thùy GĐ Trung tâm sinh học Nông nghiệp, ông Trương Quang Bích, Giám đốc Vườn QG Cúc phương; ông Trịnh Xuân Sơn, phó giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, và các đơn vị, cơ quan trong và ngoài ngành như Trường Đại học Lâm nghiệp, Tạp chí NN&PTNT, Viện Khoa học lâm nghiệp, Bảo tàng Địa chất; Cục Bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo tàng Sinh vật – Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, ... và các tổ chức quốc tế.
Các đại biểu đã nghe công bố các Quyết định: Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2006 về việc phê duyệt: "Quy hoạch tổng thể Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020"; Quyết định số 91/QĐ-BNN-KH của trưởng bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành ngày 12/01/21010 ra về việc phê duyệt Đề án xây dựng nhà Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam và Quyết định số 637/QĐ-BNN-TCCB ban hành 12/3/2010 của Bộ trường Bộ NN&PTNT về việc thành lập Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam trực thuộc Viện ĐTQH rừng.
Hội thảo đã nghe các bài tham luận về: "Hiện trạng và định hướng phát triển của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam" – Ths. Quách Quỳnh Nga- GĐ Bảo tàng TNRVN; "Vấn đề quy hoạch Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Mối quan hệ giữa các Bảo tàng trong Hệ thống " – Trịnh Xuân Sơn – Phó GĐ Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; "Văn bản pháp luật về bảo tồn và việc thu thập mẫu tiêu bản tài nguyên rừng"- TS. Trần Thế Liên – Vụ trưởng, Vụ Bảo tồn thiên nhiên; "Những khó khăn và thách thức trong vấn đề thu thập mẫu tiêu bản tài nguyên rừng" – Ths. Nguyễn Quốc Dựng – Viện Điều tra quy hoạch rừng; " Vài suy nghĩ về Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam" – GS.TS Võ Quý – Đại học Quốc gia Hà Nội và ý kiến tham luận của GS. Hoàng Hòe về "Quá trình hình thành bộ sưu tập mẫu của Viện Điều tra quy hoạch rừng".
Về phía các nhà quản lý, Hội thảo đã nghe ý kiến tham luận của TS. Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Cục trưởng Cục Di Sản văn hóa – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về định hướng phát triển của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam phải lấy yếu tố con người làm trung tâm; Cụ thể trong các hoạt động của Bảo tàng phải chú ý đến yếu tố động của các mẫu vật, phải được gắn liền với "đời sống thực" của các tài nguyên rừng khác nhau – Chính là thế mạnh của Bảo tàng - để thực sự đáp ứng được nhu cầu khác nhau của mọi đối tượng trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh phổ thông.
Hội thảo đã lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp, trao đổi kinh nghiệm của các nhà quản lý, các giáo sư đầu ngành và các nhà nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng chiến lược và định hướng phát triển của Bảo tàng ngành lâm nghiệp. Đặc biệt trong việc tiếp cận và thu hút đầu tư của các tổ chức quốc tế.
Hội thảo đã đi đến kết luận: Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam tuy là Bảo tàng là bảo tàng chuyên ngành về lâm nghiệp mới có Quyết định thành lập của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhưng đã được kế thừa bộ sưu tập mẫu chuyên ngành tài nguyên rừng và truyền thống thu thập mẫu của các thể hệ cán bộ Viện điều tra quy hoạch rừng, tuy nhiên còn rất nghèo nàn cả về chất lượng và số lượng loài. Do vậy, việc thu thập bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh bộ sưu tập mẫu chuyên ngành tài nguyên rừng phải được đặt ra với trách nhiệm chung của toàn ngành lâm nghiệp, đặc biệt đối với các cơ quan kiểm lâm, các Trung tâm cứu hộ, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn quốc gia,...
Trong báo cáo của Giám đốc Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã nêu được đầy đủ phần định hướng phát triển của Bảo tàng tuy nhiên để có được những bước đi vững chắc và có hiệu quả cao, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam phải xây dựng kế hoạch các nội dung hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn và được thực hiện trên cơ sở các dự án đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau.
Đặc biệt Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch nằm trong Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, do vậy không chỉ có vai trò nghiên cứu, phổ biến kiến thức trong ngành lâm nghiệp mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục cộng đồng, đặc biệt đối với các thế hệ trẻ. Chính vì vậy trong định hướng phát triển của Bảo tàng phải tập trung các nội dung hoạt động gắn liền với mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt đối tượng học sinh phổ thông, phải gắn kết được với phong trào: " Trường học thân thiết, Học sinh tích cực" của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng một môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Buổi ra mắt Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam và Hội thảo "Xây dựng và phát triển Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam" đã diễn ra tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả hơn mong đợi.
Theo Cục lâm nghiệp (17/12/2010)
- 29/12/2010 00:00 - Nghị định của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ t…
- 28/12/2010 00:00 - Đất rừng giảm do thủy điện
- 27/12/2010 00:00 - Ngành Lâm nghiệp cán đích
- 24/12/2010 00:00 - Lâm nghiệp Canada
- 20/12/2010 00:00 - Năm 2011, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Festival L…
- 16/12/2010 00:00 - Nước mắt voi rừng - Kỳ cuối: Bạn với đại ngàn
- 15/12/2010 00:00 - Tuyên truyền thành quả dự án trồng mới 5 triệu ha …
- 14/12/2010 03:24 - Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên
- 13/12/2010 00:00 - Tập huấn "Nâng cao nhận thức và kỹ năng viết tin b…
- 09/12/2010 00:00 - Hàng mây tre chưa xứng với tiềm năng