Bạn vui lòng Đăng nhập nếu đã có tài khoản tại Yume.vn
Hoặc Đăng ký tài khoản miễn phí.
Chuyến đi miền Tây sông nước
Nằm giao nhau giữa 3 con kênh lớn của vùng sông nước miền Tây Nam bộ: kênh Xáng - Phụng hiệp - Xẻo Chích, chợ nổi là nét văn hóa đa dạng giao thương từ trước đến nay. Từ cầu Cần Thơ theo quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng chừng 60km là tới chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng. Câu chuyện về vùng đất sông nước nhộn nhịp này đã thu thút nhiều khách du lịch tìm đến. Team S7 của chúng tôi quyết làm một chuyến lênh đênh trên mặt nước vào lúc sáng sớm, để tìm hiểu về nét văn hóa mộc mạc và giản dị vốn đã tồn tại từ rất lâu. Xuôi thuyền thăm chợ nổi, du khảo qua chợ, ngắm nhìn sự tấp nập của ghe thuyền đó là niềm đam mê, nhiều lần đã lỡ hẹn cùng Team S7 nay tôi mới thỏa chí mong đợi, còn gì tuyệt bằng, phải không. Team S7 sẽ về thăm chợ nổi Sóc Trăng quê của Huỳnh Thanh (tohe – team S7).
Team S7 - Những cái thân thương nhất
Ở chợ nổi Ngã Năm, cái lạ đầu tiên là sự tấp nập đông vui trên một con sông mà tôi mới có dịp lần đầu nhìn thấy, vốn chỉ thường chỉ diễn ra trên vùng đồng bằng mà thôi. Vốn dĩ là người yêu sông nước nên nơi này đã hấp dẫn tôi từ lúc bứơc chân lên thuyền. Từ lúc hừng sáng đâu đó đã rộn ràng tíêng cười nói, tiếng động cơ máy, tiếng nước sẻ đôi dòng, bên cạnh đó là những câu chào hỏi làm lao xao cả vùng sông nước, buôn bán trao đổi hàng hóa dường như đã ăn sâu vào con người vùng sông nước. Đó là nét văn hóa đã tồn tại từ rất lâu đời mà mọi người vẫn còn lưu giữ cho tới nay.
Team S7 của chúng tôi trên dòng trên Xáng (5AM – 17.07.2011)
Ở chợ nổi Ngã năm, cái lạ đầu tiên là sự tấp nập đông vui trên một con sông mà tôi mới có dịp lần đầu nhìn thấy, vốn chỉ thường chỉ diễn ra trên vùng đồng bằng mà thôi. Vốn dĩ là người yêu sông nước nên nơi này đã hấp dẫn tôi từ lúc bứơc chân lên thuyền. Từ lúc hừng sáng đâu đó đã rộn ràng tíêng cười nói, tiếng động cơ máy, tiếng nước sẻ đôi dòng, bên cạnh đó là những câu chào hỏi làm lao xao cả vùng sông nước, buôn bán trao đổi hàng hóa dường như đã ăn sâu vào con người vùng sông nước. Đó là nét văn hóa đã tồn tại từ rất lâu đời mà mọi người vẫn còn lưu giữ cho tới nay.
Thật ra chợ nổi - Ngã Năm từ lâu đã là một trong những đầu mối giao thông, buôn bán của ghe thuyền từ các vùng miền đổ về. Nó vẫn còn giữ được nét sinh họat đặc trưng của vùng sông nước. Điều thú vị là ghe suồng chở nông sản tươi,trái cây miệt vườn, rau củ qua lại trao đổi, buôn bán, tạo nên sự tấp nập, xốn sang, vui tươi và nét lạ đó là ghe suồng tiếp thị bằng cây sào cắm trước mũi nhằm để mời gọi khách, âu cũng là nét mới trong sinh họat buôn bán, mà lần đầu tôi mới tận mắt nhìn thấy trong chuyến đi này, nên nó vừa lạ vừa bình dị. Từ xa xa ánh hòang hôn nhấp nháy trên những sản vật đu đưa treo lơ lững trên ghe suồng in đậm dưới dòng sông làm tôi cũng thấy xôn xao. Giữa chợ nổi, tôi như muốn lạc vào khu rừng đầy hoa quả, đầy ấp tiếng cười, cười vì team của tôi lúc nào cũng hóm hỉnh, cười vì anh Kẹo dừa ngơ ngác hồn nhiên.
Chợ nổi buổi tinh mơ (5AM – 17.07.2011)
Chợ nổi - Sóc Trăng - Món bún nước lèo(5AM - 17.07.2011)
Chợ nổi - Sóc Trăng - Suồng lôm chôm
Chợ nổi Sóc Trăng - Suồng Dừa (5:30AM - 17.07.2011)
Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng - Ghe mít (05:30 AM - 17.07.2011)
Từ những chiếc ghe chắt đầy dưa, thơm đến những qủa chanh treo lủng lẳng trước mủi ghe đầy màu sắc và sặc sỡ, nó đã thu hút tôi đến ngỡ ngàn chỉ với điều đơn giản, có câu nói tôi đã từng nghe “đôi khi cuộc sống sẽ thú vị hơn nếu sự đơn giản tồn tại trong cách nghĩ” phải không các bạn.
Ngồi trên ghe mà cảm giác cứ lâng lâng khó tả, như muốn say lòng, xa xa đâu đó vài câu mời gọi của những ghe thuyền buôn bán, những chiếc nghe nhỏ len lõi trên dòng nước cũng góp phần làm nên vẻ rộn ràng là những hàng quán “made in di động”: quán cháo, bún nước lèo, hủ tiếu, chè, nước giải khát, cà phê... sẽ phục vụ nhu cầu đầy đủ cho khách. Những hình ảnh này đã tạo nên nét đẹp chợ nổi ngã năm, đặt trưng rất riêng bịêt mà đi đâu chúng ta cũng nhớ, cũng muốn quay về dòng sông thân thương mà đâu đó câu hát ta từng nghe:
"Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ, làng em bên lở, làng anh ở bên bồi. mỗi ngày em qua bên này sông đi học, dưới bóng con đò..." nghe sao mà thương mà nhớ quá.
Team S7 của tôi đang làm dáng bên cô hàng thơm (05:30 AM – 17.07.2011)
Team S7 của tôi đang làm dáng bên cô hàng Sầu Riêng (05:30 AM – 17.07.2011)
Ngày nay, Những khu nhà đã mọc lên san sát nhau bên hai bờ sông tạo nên câu chuyện buôn bán trên bờ sông giống như trên đất liền. Cũng buôn cũng bán nhiều thứ để giao thương với ghe tàu qua lại. Nhưng người dân dường như vẫn khóai được chèo ghe và lắc lư trên sông hơn để được giao du hỏi thăm hay để thưởng thức một món ăn trên ghe đó là điều không thể không có. Được biết và nghe những câu chuyện của những ngừơi dân chất phác trò chuyện ta mới biết đựợc tính mộc mạc, thân thiện mà người dân miền Tây Nam bộ vốn dĩ đã tồn tại rất lâu.
Chợ nổi - Sóc Trăng nhộn nhịp lúc tinh mơ (05:00 AM - 17.07.2011)
Cảnh mua bánh diễn ra tấp nập trên chợ Ngã Năm - Sóc Trăng (05:00 AM - 17. 07. 2011)
Chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng - Xuồng vựa dưa hấu đỏ (05:30 AM - 17.07.2011)
Chợ nổi Ngã năm - Sóc Trăng - lúc hừng đông (05:30 AM - 17.07.2011)
Chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng - Cầu treo (05:00 AM - 17.07.2011)
Chợ nổi Ngã năm - Sóc Trăng - Nét đẹp đời thường (05:30 AM - 17.07.2011)
Chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng (05:00 AM - 17.07.2011)
Chợ Nổi Ngã Năm - Sóc Trăng - Phong phú đa dạng với nhiều trái cây miệt vườn (05:00 AM -17.07.2011)
Chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng với những con người dễ thương (05:00 AM - 17.07.2011)
Chợ nổi Ngã Năm - Nhìn từ trên cao (05:00 AM -17.07.2011)
Chuyến về với miền Tây lần này, chúng tôi có nhiều niềm vui bất ngờ muốn “share” cùng với các bạn trong các mục như: Giao lưu Đờn ca tài tử là phút giây vui nhất và xung nhất của Team, ở một khía cạnh nào đó cũng có thể nói lên sự nhiệt tình và chân thật chẳng khác nào mang phong cách “pro” mà chúng tôi tự tìm cách vẽ ra với mục đích vui chơi - Và cái được thứ hai sự tận tình của bạn bè nơi đây nhiệt tình hướng dẫn tham quan bảo tàng Khơme với nhiều điều thú vị mà khi ra về còn vương nhiều câu hỏi tại sao? Thế này?, chắc có lẽ là nó huyền bí về thần thánh - Hay là cô bạn của Huỳnh Thanh – Phượng kiều ở Sở VHDL tỉnh đã cho chúng tôi thêm nhiều cái hay về nơi đây và hẹn chúng tôi vào dịp Festival lúa gạo năm 2011. Chào tạm biệt Team S7 và ra về với món quà là bánh Pía (đặc sản Sóc Trăng) trên tay, thưởng thức cái vị ngọt và béo sậy, gây gất của hương sầu riêng trên tay mà lòng Team S7 cứ sầu chung một nổi: “Xa thì nhớ, gần thì thương”.
Màn giao lưu - Đàn ca tài tử miền Tây Nam bộ - Chủ diễn Đàn Mr. Thanh Hồ
Dưaleo (Team S7)