Home / Văn hóa & Tôn Giáo / Văn Bia Đền Quán Thánh (Trùng tu Trấn Vũ Quan bi kí)

Văn Bia Đền Quán Thánh (Trùng tu Trấn Vũ Quan bi kí)

Văn Bia Đền Quán Thánh (Trùng tu Trấn Vũ Quận bi kí) Quán Trấn Vũ ở phía bắc thành là để trấn giữ phương bắc. Pho tượng đồng trong đó được đúc từ đời Lê Vinh Trị [1676 – 1680]. Còn quán thì làm từ lúc mới xây dựng kinh đô Thăng Long. Bể dâu biến đổi, ao hồ cây cối vẫn nguyên.

Quan nguyên Bố chánh sứ Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, BỐ chánh sứ Hà Nội là Tôn Thất Giao và Đồng tri phủ, lãnh huyện doãn hai huyện Thọ [Xương] Vĩnh [Thuận] là Phan Huy Kiêm thấy cảnh sắc nơi điện ngọc cõi Sa Bà so với cảnh sắc tươi tốt mười hai lầu chầu có phần thua kém, nên mới quyên tiền chữa lại.

Đọc thêm: Văn bia Đền Ngọc Sơn- Bài kí Đền Ngọc Sơn đế quân

tìm hiểu Văn Bia Đền Quán Thánh

Đã xây cao và mở rộng bốn chỗ, gồm chính điện, đình đốt hương, bái đường và gác chuông. Lại làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái. Tường, chái, cột, xà đều quét sơn mới cả. Lại đắp lại bốn pho tượng Đại Nguyên Soái và tượng thần Đương niên Hành khiển rồi rước lên thờ ở tiền đường, lại sửa đắp lại tượng thần Văn Xương Đế Quân rồi dời xu ông hậu đường để cách xa nơi thờ Long thần. Cái biển đồng chữ thếp vàng của vua ban vào đầu niên hiệu Thiệu Trị [1841-1847], thì dời vào treo ở gian giữa bái đường. Một đồng tiền vàng loại to do vua ban, và mười lăm đồng tiền vàng loại vừa, do các hoàng tử thân công dâng cúng thì đúc lại thành một cái vòng vàng, dùng sợi dây bạc xâu vào treo ổ tay tượng thần, để làm rạng vẻ vua ban. Đằng sau miếu lại đắp một hòn núi giả, xây một cái bể con, dựng một ngôi chùa nhỏ đặt tên là chùa Vũ Đương Sơn. Lại đề đôi câu đối nêu rõ tích xưa.

Huyền Đê luyện đan nghi thử địa Tiên ông ma chủ thị hà niên?

(Huyền Đê luyện đan ngò chốn ấy(1)

Tiên ông giữa sắt biết năm nào).

Năm Tự Đức thứ chín [1856] tháng 9, ngày mồng hai khởi công, đến hạ tuần tháng 12 thì hoàn thành. Khi làm xong lại bảo dân phụ thờ tới xin bài kí.

Có thể bạn quan tâm: Giới thiệu sơ lược về lịch sử Đền Quán Thánh

Theo Tế pháp, ai có công với dân thì được thờ. Trong việc tế tự theo điển lễ nhà nữa có: trời, đất và bốn phương. Huyền Đê trấn giữ cõi trời phía bắc, giữ nước giúp dân, nổi tiếng linh ứng. Chín tầng trời dựa ở chân uy, mười phương đất dựa nhờ thần giáo hóa. Công ngang với năm mươi vạn kiếp, đáng được thờ cúng cho đến ức vạn năm […]).

Giang sơn này còn mãi muôn năm, rường cột này còn mãi muôn năm, ấy là do lòng người muôn năm vẫn là một. Công phu chạm trổ, vẽ tô lưu vẻ đẹp đến trăm đời. Ngăn ngừa tai biến lớn, chống chọi hoạn nạn to, công đức còn nguyên như mối. Âm đức hộp cùng tạp hóa đối với dân, thần im lặng chẳng nói ra, việc dân ta hết sức trau chuốt cho thêm đẹp đôi với thần, đâu dám nói là báo đáp.

Còn như sự thờ phụng Văn Xương Đế Quân, thì người trùng tu đã nói lên rồi, tôi không góp lời nữa.

Và chàng tôi có nghe rằng: trời là lí, thần là lượng năng của hai khí [âm và dương]. Lí thì vô hình, khí thì thấy rõ. Sách Lễ kí nói rằng: Sinh ra mọi vật mà không vật nào có thể tách rời(1). Lí dựa vào khí mà có hình. Làm ra gió mưa sấm sét không gì là không thể hướng dẫn răn dạy. Các động vật, thực vật, loài bay hay loài lặn đều được nảy nở sinh sôi, trong đó âu hẳn cũng có vẻ chủ trương. Nói về sự che trùm thì gọi là trời. Nói về sự chủ tế thì gọi là đế. Trong Kinh Thi và Kinh Thư nơi gọi là “trời”, nơi gọi là “đế”, đều có chủ ý, không có gì mâu thuẫn cả. Sách nói “Duy hoàng thượng đế” (lớn lao thay Thượng đế) thì “đế” tức là trời. Nhà Hán thờ 5 vị “đế”. Ở phương Bắc, gọi là Hắc đê [đê đen]. Như vậy là ngoài trời lại có trời khác nữa, còn chữ “huyền” thi chưa thấy [huyền cũng là đen]. Sách Hỗn độn xích văn nói rằng: “Huyền đê là biệt thể của Thái Cực”. Chữ “huyền” bắt đầu từ đó. Vũ Đương Sơn từng là nơi trú ngụ tu luyện của thần, mà quán này là nơi mà thần đến thăm và quan sát cảnh vật phong tục của một nước. Nếu không phải thế, thì bốn quán ở thành Thăng Long mà sử cũ còn truyền lại chỉ có quán Huyền Thiên là còn đến nay, đó chẳng phải là cảnh thiêng nhất trong thiên hạ ư? Tác giả suy nghĩ cũng không thể hiểu thấu điều ấy được. Đó là do cái thực chất linh thiêng hay do cái vẻ đẹp bên ngoài, tôi cũng không có thì giờ mà nghĩ tới!

Tôi rất mừng là quan Bố chánh và quan huyện đã hết lòng với thần. Đó cũng do sức dân khắp nơi ở đâu cũng có Hoa nay cây xưa, chuông đã thôi đánh mà tiếng vẫn còn ngân. Có thể làm cho giang sơn này đẹp thêm lên, phải chăng chĩ có người dân Hà Nội? Dân khí đã hòa thì thần ban phúc cho. Điềm lành hợp với bói mộng không đợi phải nói. Bèn viết để khắc lên đá.

Đánh giá bài viết
product image
Số người đánh giá
5 based on 1 votes
Tên Công Ty
Tiền Âm Phủ Quyết Vượng
Tên Sản Phẩm
Văn Bia Đền Quán Thánh (Trùng tu Trấn Vũ Quan bi kí)

Đọc Thật Chậm

Bố trí bàn làm việc của chủ quản nghiệp vụ thế nào?

Bố trí bàn làm việc của chủ quản nghiệp vụ thế nào?

Tốt nhất phòng của Chủ tịch Hội đồng quản trị nên độc lập với phòng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Google+