MỎ NƯỚC KHOÁNG THANH THỦY - PHÚ THỌ |
Khu mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ thuộc địa phận xã La Phù và xã Bảo Yên, huyện Thanh Thuỷ, cách thành phố Việt Trì 30 km, cách Xuân Sơn 60 km. Qua nghiên cứu cho thấy, mỏ nước khoáng này được phân bố trên diện tích chừng 1 km2, có hình dạng như một quả bầu nậm, kéo dài theo hướng sông Đà. Nhiệt độ trung bình của nước khoáng nóng từ 37oC đến 43oC, tổng trữ lượng là 19.710.000 m3, lưu lượng khai thác đạt 483 m3/ngày. Trong nước khoáng nóng có nhiều hàm chất vi lượng như natri, canxi, magiê, đặc biệt có chứa nhiều hàm chất radon - một loại nước radon quý hiếm lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh. |
|
LÀNG NGHỀ PHÚ THỌ |
Làng Nghề Phú thọ: Phú Thọ là một vùng đất cổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam . Kế thừa những truyền thống tốt đẹp, người Phú Thọ qua bao đời còn lưu giữ nhiều tính cách đặc trưng của con người Việt Nam . Không chỉ giàu sáng tạo trong lao động, giàu khí phách trong đấu tranh, giàu nhân ái trong cuộc sống, con người nơi đây còn có óc thẩm mỹ và bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ. Sản phẩm làng nghề Phú Thọ là một trong những bằng chứng cho nhận định đó. Mặc dù không phải là đất nghề nhưng nghề thủ công ở Phú Thọ lại tồn tại và phát triển khá bền vững theo thời gian. Và đến nay, các sản phẩm đó chưa hẳn đã đem lại giá trị kinh tế cao nhưng mỗi sản phẩm lại gửi gắm trong đó tâm hồn, tính cách của những người con Đất Tổ. |
|
KHU DU LICH BẾN GIÓT - PHÚ THỌ |
Khu du lịch Bến Giót nằm tại Ngã ba Hạc thuộc hai phường Bạch Hạc và Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khu du lịch có diện tích khoảng 100ha, được chia thành 2 phần ở bờ Bắc và bờ Nam sông Lô, phần phía Bắc thuộc phường Bến Gót đây là phần chủ yếu, còn phần phía Nam thuộc phường Bạch Hạc. Truyền thuyết Tương truyền, đây là nơi Lạc Long Quân lập đàn tế trời và đã được tiên ông từ trên trời xuống, ngồi trên tảng đá này, đặt tên, phân định anh em cho một trăm người con do Âu Cơ sinh ra, sau nơi đây buôn bán kinh doanh sầm uất, trên bến dưới thuyền mới có tên là Bến Gót, Đình Bạch Hạc còn có tên là đình thôn Việt Trì là nơi thờ các vua Hùng, Đền Lang Đài là nơi hai chàng Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đấu võ, Miếu Hà Thần là nơi thờ thần Sông đã có công giúp vua Trần Minh Tông đánh Man Đà Giang dẹp yên bờ cõi, Đền Bạch Hạc là nơi thờ thổ lệnh có tên huý là Trần Lan và em là Thạch Khanh tên huý là Trần Bảo có phép thuật thần y, chữa được bách bệnh cho nhân dân, sau hoá thần ở Tam Thanh Quán bên bờ sông Bạch Hạc, được phong làm thần thiêng ở ngã ba sông Hạc..... |
|
BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG - PHÚ THỌ |
Bảo Tàng Hùng Vương Phú Thọ: Nhà bảo tàng Hùng Vương hai tầng, cao trên ba chục mét, hình vuông. Nhìn từ xa nhà bảo tàng giống như một khối hộp lập phương, cao vút nằm trên đỉnh một quả đồi ngay sát đền chính. Bảo tàng Hùng Vương là một ngôi nhà có hình thức đậm chắc mà trang nhã, bề thế mà lại rất thanh thoát, bắt đầu được khai móng năm 1986, với tổng số vốn đầu tư trển tỷ đồng, các nhà xây dựng đã cấu thành một ngôi nhà hoàn hảo hiện đại mà dân tộc. Hiện đại ở sự bề thế của quy mô xây dựng, tường ốp đá xẻ bao quanh với diện tích mặt bằng gần 1.000m2. Còn dân tộc vì đây là một chiếc nhà sàn, bốn bề có cột chống trụ. Đứng từ đỉnh núi Hùng nhìn xuống, nhà bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng |
|
ĐỀN GIẾNG - PHÚ THỌ |
Đền Giếng Phú Thọ: Kiến trúc có vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm ba lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Tương truyền khi theo cha đi kính lý qua vùng này, hai nàng Tiên Dung- Ngọc Hoa con gái Vua Hùng Vương thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thuỷ, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống. Theo truyền thuyết nàng Tiên Dung xinh đẹp, đến tuổi trăng tròn có nhiều người tài giỏi đến cầu hôn. Nàng Tiên Dung không muốn lấy chồng, để được thường xuyên đi du ngoạn núi rừng. Một lần Tiên Dung bơi dọc sông hồng về xuôi, tới vùng dạ trạch (khoái châu-hải hưng) Tiên Dung nghỉ, tắm trên bãi cát. Không ngờ gặp |
|
LĂNG TỔ - PHÚ THỌ |
Lăng Tổ Phú Thọ: Lăng Tổ Được xây dựng vào thời gian nào không ai nhớ rõ. Xưa có thể là mộ đất có mái che, sau tới năm 1874, được xây dựng kiểu dáng như ngày nay. Tương truyền phần mộ là của Vua Hùng thứ 6, theo lời dặn của Người: hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Cạnh Đền Thượng còn có một cột đá, người xưa truyền lại khi Thục Phán được Vua Hùng nhường ngôi, đã dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói tại miều Vua Hùng. Đứng ở đỉnh cao Nghĩa Lĩnh nhìn quay lên hướng bắc,
| |