Văn hoá Óc Eo
Loạt bài Các văn hóa cổ Việt Nam |
||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho một địa điểm nằm ở phía nam tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long (huyện Thoại Sơn). Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.
Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là thủ đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.
Mục lục |
[sửa] Khai quật
Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp đã dùng không ảnh chụp miền Nam Việt Nam và phát hiện ra địa điểm này cùng với nhiều kênh đào và các thành phố cổ khác. Một trong những kênh đào này đã cắt tường thành của một khu vực rất rộng. Malleret thử tìm kiếm các cấu trúc này trên mặt đất và vào ngày 10 tháng 2 năm 1944, ông bắt đầu đào các hố khai quật. Malleret đã phát hiện được các di vật và nền móng các công trình chứng minh cho sự tồn tại của một địa điểm thương mại lớn mà các thư tịch của Trung Hoa đã từng miêu tả về vương quốc Phù Nam. Khu vực này rộng ước chừng 450 hécta.
Các kênh đào tách ra từ kênh đào chính tạo nên các hình chữ nhật đều đặn bên trong thành. Bên trong các khu vực hình chữ nhật này còn sót lại những dấu tích của các khu sản xuất đồ nữ trang, trong số các dấu tích tìm thấy các "hình khối" dùng để rót kim loại cùng với các đồ nữ trang. Các khu sản xuất thủ công mỹ nghệ khác cũng được tìm thấy tại đây. Malleret cũng khẳng định những di vật văn hóa ở đây thuộc hai giai đoạn. Cũng có các móng nhà bằng gỗ và các móng nhà bằng gạch của các toà nhà rộng hơn. Các viên gạch được trang trí bằng các hình sư tử, rắn mang bành, động vật một sừng và các động vật khác.
[sửa] Làm muối
Sau cuộc khảo sát đầu tiên vào tháng 5 năm 2003 với những kết quả đáng ngạc nhiên sẽ tiếp tục một dự án khai quật mới về vấn đề "Sản xuất muối sớm ở Đông Nam Á" tại địa điểm Gò Ô Chùa.
Trên Gò Ô Chùa có chiều dài 450 m, rộng 150 m, cao 2–4 m đoàn khảo cổ phát hiện được vài mộ táng và nhiều lớp văn hóa của thiên niên kỷ I TCN. Trong khi khai quật những lớp phía dưới vài ngôi mộ các nhà khảo cổ phát hiện tầng đất có độ dày 1 m chứa nhiều nghìn mảnh chạc gốm. Các di vật này nằm dầy đặc và còn tiếp tục xuất lộ cho tới độ sâu 2,50 m dưới lớp đất canh tác hiện đại, có cảm tưởng dường như đây là một "bãi phế thải chạc". Ở Việt Nam, và ngay cả ở Đông Nam Á cũng chưa có nơi nào đã tìm thấy loại gốm ba chạc nhọn nhiều đến như vậy. Thêm nữa, hình dạng của loại chạc gốm này tất cả đều kỳ lạ. Thế nhưng, ở châu Âu có nhiều khu vực cư trú vào thời kỳ 3000-2000 năm trước đây, người ta đã tạo ra những chạc gốm tương tự loại đã tìm thấy ở Gò Ô Chùa để dùng cho việc làm muối. Hầu như trên thế giới, vào thời cổ nghề sản xuất muối đều có những dụng cụ giống nhau - chạc gốm Gò Ô Chùa cũng là một trong những số đó. Qua nghiên cứu một số mẫu than tro do diêm dân để lại bằng phương pháp cácbon 14, kết quả cho thấy làng cổ này đã tồn tại cách ngày nay khoảng 3000 đến 2000 năm. Địa điểm này là chỗ nấu muối cổ đầu tiên ở Việt Nam. Nhưng những câu hỏi thú vị xuất hiện là, tại sao nó lại nằm cách xa bờ biển ngày nay đến 150 km - đây là điều cần được làm sáng tỏ trong những năm sau. Để giải quyết một số vấn đề về cảnh quan ngày xưa, một cuộc điều tra địa mao học được thực hiện vào tháng 3 - 4 năm 2004 xung quanh Gò Ô Chùa. Khu vực giữa Gò Ô Chùa đến bờ biển không cao hơn mực nước biển nhiều, chỉ vào khoảng vài mét. Trong thế Toàn Tân (Holocene) mực nước biển thay đổi nhiều: khoảng 20.000 năm trước mực nước biển thấp hơn ngày nay 120 m, thế nhưng ở thời điểm 5.000 năm trước, mực nước biển lại cao đến 5 m so với ngày nay. Sau đó, biển thấp xuống một cách dao động từ từ đến mực nước như ngày nay. Vì thế có thể rằng 3.000 năm trước đã có một vịnh biển kéo dài đến gần Gò Ô Chùa. Để kiểm tra giả thuyết trên các nhà khảo cổ Việt - Đức đã nghiên cứu các lớp đất xung quanh địa điểm này để chứng minh tầng trầm tích biển có niên đại bằng với trung tâm nấu muối Gò Ô Chùa. Họ đã làm 11 lỗ bằng một khoan tay có tổng độ sâu là 41 m và lấy 190 mẫu trầm tích để nghiên cứu tại Viện địa mạo học ở trường Đại học Bremen của Đức.
[sửa] Thương mại
Nhiều loại đá quý, đá nửa quý, kim loại cùng nhiều hàng hóa khác đến từ chính thành phố chứng minh cho nền thương mại phát đạt của nó.
Nhiều loại tiền xu trong đó có tiền xu La Mã cũng được tìm thấy ở đây. Có tiền xu có hình Antoninus Pius và một bản sao của tiền xu Marcus Aurelius với một mặt để trống. Những đồng tiền La Mã cho thấy vị trí quốc tế của Óc Eo.
[sửa] Phạm vi
Tên gọi Óc Eo ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian của văn hóa Óc Eo có thể vươn rộng ra Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn ... (Kiên Giang) ; Gò Tháp (Đồng Tháp).[1]
Một nhà địa lý Hy Lạp là Ptolémée đã sang phương Đông hồi đầu Tây lịch kỷ nguyên bằng đường thủy, đã tả một nơi mà ông ấy gọi là Kattigara mà đa số người trong giới bác học đoán là Óc Eo nhưng nhà bác học R.A. Stein lại đối chiếu lời văn miêu tả với khung cảnh Bình Trị Thiên và thấy rằng Kattigara phù hợp với Bình Trị Thiên mà không phù hợp với Óc Eo (Tạp chí Hán học, Bắc Kinh, 1947).[2]
[sửa] Sụp đổ
Trong suốt thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 7, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Ngoài ra sức thu hút của Óc Eo cũng giảm dần vì hàng hóa thương mại của nó cũng không phong phú lắm. Sự trỗi dậy của Chân Lạp và thương mại vùng Mêkông báo hiệu thời kỳ suy vi của khu vực này.
[sửa] Tham khảo
- ^ Văn Hóa óc Eo (Tk1 - Tk6)
- ^ Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Saigon, Bach Boc, 1971, 831. R. Stein, “Le Lin-yi 林邑, sa localisation, sa contribution à la formation de Champa et ses liens avec la Chine”, Han-Hiue 漢學, Bulletin du Centre d’Études sinologiques de Pékin, vol.II, pts.1-3, 1948, pp.115, 120-3.
- Lương Ninh, «Nước Chi Tôn», một quőc gia cở ở miển tây sông Hậu, (The “Chi Tôn”, an ancient state in the western bank of the Hậu river), Khảo cổ học, ső 1, 1981, tr.38.
- Võ Sĩ Khẩi, «Ngiên cứu văn hóa khảo cổ Óc Eo: mười năm nhin lại», (Study on Oc Eo culture: a ten-year review), Khảo cổ học, ső 4, 1985, tr.13-32.
- Stuart-Fox, M., The Lao kingdom of Lan Xang: Rise and decline, White Lotus Press, ISBN 974-8434-33-8
- Higham, C., The Civilization of Angkor, Phoenix, ISBN 1-84212-584-2
- Albert Herrmann, “Der Magnus Sinus und Cattigara nach Ptolemaeus”, Comptes Rendus du 15me Congrès International de Géographie, Amsterdam, 1938, Leiden, Brill, 1938, tome II, sect. IV, Géographie Historique et Histoire de la Géographie, pp. 123–8.
- Louis Malleret, L’Archéologie du delta du Mékong, Tome Troisiéme, La culture du Fu-nan, Paris, 1962, chap.XXV, “Oc-Èo et Kattigara”, pp. 421–54.
- Adhir K. Chakravarti, “Early Sino-Indian Maritime Trade and Fu-Nan”, D.C. Sircar (ed.), Early Indian Trade and Industry, Calcutta, University of Calcutta Centre of Advanced Study in Ancient Indian History and Culture, Lectures and Seminars, no.VIII-A, part I, 1972, pp. 101–117.
- John Caverhill, “Some Attempts to ascertain the utmost Extent of the Knowledge of the Ancients in the East Indies”, Philosophical Transactions, vol.57, 1767, pp. 155–174.
- G. E. Gerini, Researches on Ptolemy's geography of Eastern Asia (further India and Indo-Malay archipelago), London, Royal Asiatic Society, Asiatic Society Monographs vol.1, 1909, pp. 194, 213.
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
[sửa] Tiếng Việt
[sửa] Tiếng Anh
Bài này còn sơ khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |