Từ
cầu Kim Sơn (cầu Quay), ngay trung tâm TP Bạc Liêu, theo đường Cao Văn Lầu, đến
ngã tư có đèn xanh đỏ là đường Nguyễn Thị Minh Khai. Rẽ trái, theo đường Ng Thị
Minh Khai, đi chừng 1km, sẽ đến ngã ba đường Lò Rèn. Theo đường Lò Rèn chỉ 1km
là đến khu mộ cổ của gia đình Cao Triều. Nếu đi hết con đường Lò Rèn này về
phía biển, sẽ gặp tỉnh lộ 31, đi thăm Vườn Nhãn, chùa Xiêm Cán Đường
Lò Rèn, khá vắng vẻ, chạy dọc rạch Ông BổnKhi
gần đến mộ cổ, bạn gặp quán ăn Mộ Cổ, có karaoke
Một
quán trong khu vực khá hoang vu.
Sát đường là một ngôi mộ đá cổ
Đây là mộ ông Cao Minh Thạnh (1858- 1919), người Minh Hương,
gốc Triều Châu (người Tiều). Ông là người có máu mặt ở địa phương, được phong
hàm Đốc Phủ Sứ (một tước hiệu danh dự). Một người con của ông, ông Cao Triều
Phát (1889 - 1956), vừa là một chức sắc của đạo Cao Đài, vừa tham gia Mặt trận
Việt Minh, tập kết ra Bắc, và sau này là đại biểu quốc hội.
Trên
mỗi trụ đá vòng thành ngoài, chạm khắc những loại trái cây miền Nam
Trái lựu.
Trái khế.
Khu
mộ. Góc bên phải là một trái măng cụt đá.
Con lân trước mộ.

Các chạm khắc trên đá… Các
đề tài cổ điển, nhưng nét chạm cách điệu, phóng khoáng.
   Sát
ngay đấy là mộ con gái của ông Cao Minh Thạnh, cô Cao Thị Kiết (1895 – 1920), mất
khi mới 26 tuổi.
Mộ
của con gái được chăm sóc tốt hơn mộ của cha, lót gạch bông sạch sẽ. Lí do vì
sau này, người Cao Đài tin đây là kiếp giáng sinh xuống trần của tiên cô Cửu
Nương trong Diêu Trì Cung. Các tín đồ Cao Đài thường đến hành hương
Dòng chữ trên mộ.

Chú
ý những dòng chữ, bài thơ trên bia, đậm tinh thần Cao Đài.
Nhân tiện đây, mời các bạn ngắm căn nhà của ông Đốc phủ Cao
Minh Thạnh, cất năm 1914. Nay là ‘Phủ thờ họ Cao Triều’, trên đường Đống Đa, dưới
chân cầu Quay.
Bạc Liêu từng có nhiều đại gia, những Hắc công tử, Bạch công
tử… Qua cảnh bể dâu đã không còn. Họ Cao có thể nói là một ngoại lệ may mắn.
|
|