An ninh biên giới Đọc báo in
  • Trang chủ
  • Chính trị
  • Đạo đức Hồ Chí Minh
  • Quân sự-Quốc Phòng
  • Biên phòng toàn dân
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa
  • Pháp luật
  • Thể thao
  • Phóng sự
  • Quốc tế

Văn hóa

Tháp cổ vùng biên

26/09/2012 15:48  GMT+7

  • Email
  • Print
  • Góp ý

Từ Đồn BP Phước Chỉ, BĐBP Tây Ninh đi ngược về phía thành phố Tây Ninh chừng 5km có một di tích lịch sử cấp quốc gia được xác định là một trong hai di chỉ tiêu biểu còn sót lại của nền văn hóa Óc-eo. Tháp được đặt tên là Tháp cổ Bình Thạnh, bởi công trình này nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng. Nằm giữa tán rừng xanh mát, ngôi tháp cổ vùng biên từng là niềm tự hào của những chủ nhân vương quốc Phù Nam xưa giờ đây vẫn kiêu hãnh như một cột mốc văn hóa lịch sử, khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam qua bao biến cố.

    Đường nét điêu khắc trên thân tháp.
    Công trình của người xưa

    Theo sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, đã khẳng định rằng Óc-eo là một nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, mà chủ nhân của nó là những cư dân Phù Nam. Nền văn hóa này phát triển trên nền tảng văn hóa Đồng Nai, có quan hệ mật thiết với nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và có sự liên hệ khá mật thiết với Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Ngôi tháp cổ vùng biên giới Trảng Bàng cũng nằm trong những di tích khẳng định điều đó.

    Theo tài liệu thám sát của các nhà nghiên cứu thì đây là ngôi tháp duy nhất còn tường đá nguyên vẹn nên kiến trúc đền tháp Bình Thạnh đã trở thành cực kỳ hiếm hoi và quý giá trong di sản kiến trúc dân tộc. Có lẽ được xây dựng với mục đích thờ cúng và tổ chức tế lễ thần linh nên người Phù Nam đã xây dựng ngôi tháp khá cầu kì. Tháp bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền tháp Chăm, các viên gạch được liên kết với nhau không bởi một chất kết dính nào hiện biết. Chúng liền khít với nhau đến mức cho đến nay, phương pháp - kỹ thuật xây dựng độc đáo, vô tiền khoáng hậu này vẫn là một câu hỏi lớn đối với giới khảo cổ học thế giới.

    Thượng tá Trần Trọng Phú, Chính trị viên Đồn BP Phước Chỉ chỉ cho chúng tôi thấy mặt ngoài tháp trên cửa chính phía Đông gắn trên “mi cửa” là một phiến đá lớn, hình chữ nhật 0,80m x 2m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu. Tôi nhận thấy các mô típ trang trí được xây lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tháp, tạo cho toàn bộ ngôi tháp có nhiều góc, cạnh, cộng thêm vào các bức phù điêu được đắp nổi quanh ngôi tháp nên đã tạo cho toàn bộ công trình tháp là một kiến trúc vững chắc và công phu. Các họa tiết phù điêu này không chỉ đẹp và tỉ mỉ về tạo hình mà còn mang tính biểu tượng cao. Qua tháp cổ Bình Thạnh và các phế tích đền tháp đương đại, chúng ta hiểu thêm về tôn giáo tín ngưỡng và đời sống văn hóa của người xưa.

    Nỗi buồn tháp cổ

    Nhưng cho dù mang giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật có sức cuốn hút khách tham quan, du lịch cùng giá trị nghiên cứu khoa học rất lớn như vậy, song hiện trạng của ngôi tháp cổ vùng biên này vẫn còn nhiều điều đáng lưu tâm. Tổng thể kiến trúc gồm ba tháp chính, song ngôi tháp phía Bắc thì hầu như biến mất, ngôi tháp giữa chỉ còn sót lại phần nền và những tấm mi cửa bằng đá sa thạch. Duy chỉ còn lại ngôi tháp phía Nam là còn khá nguyên vẹn, nhưng hầu hết hiện vật bên trong di tích đã được mang về Bảo tàng tỉnh Tây Ninh hoặc đã bị lấy cắp trong những năm tháng chiến tranh. Duy chỉ có một tượng Linga bằng đá (làm mới) được đặt giữa lòng ngôi tháp.  

    Năm 1998, cùng với tháp cổ Chót Mạt, tháp Bình Thạnh được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh chủ trì trùng tu với kinh phí hàng tỉ đồng. Thế nhưng, việc trùng tu này gần như đã làm biến dạng nguyên bản kiến trúc ban đầu của tòa tháp. Hiện nay, cùng với sự buông lỏng quản lí, tháp cổ ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng. Gạch dưới chân tháp có dấu hiệu nứt vỡ. Bên trong tháp ẩm thấp, tối tăm và nồng nặc mùi phân dơi. Thậm chí, các hốc hình lá trầu dùng để thắp hương cũng không được sạch sẽ. Phía trước ngôi tháp là đình Bình Thạnh hoàn toàn hoang phế và con đường lát gạch dẫn vào tháp đang lên rêu xanh và đìu hiu cỏ mọc.

    Lãnh đạo xã Bình Thạnh cho biết, chính quyền xã đã đề xuất cấp trên cho đầu tư nâng cấp đường vào tháp để dễ đi lại. Còn việc duy tu các bảng chỉ dẫn hoặc các công trình trong cụm tháp thì phải chờ ý kiến của ngành văn hóa, nên chính quyền và người dân nơi đây không còn cách nào khác là đành chứng kiến sự xuống cấp của di tích.

    Ngân An

    • Email
    • Print
    • Góp ý

    Các tin liên quan

    • Khai mạc Trại sáng tác mỹ thuật “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”[03/12/2012]
    • Bế mạc liên hoan truyền hình BĐBP lần thứ VI[01/12/2012]
    • Lễ hội Oóc-om-bóc và hội đua ghe ngo của người Khmer Nam Bộ[01/12/2012]
    • Thăm đồi Tức Dụp[30/11/2012]
    • Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ VIII[28/11/2012]
    • Dấu ấn "biên giới - biển đảo" giữa lòng Cố đô Huế[28/11/2012]
    • Làng bồng bềnh trên sóng biển[23/11/2012]
    • Viết về người lính hôm nay - Những thách thức không nhỏ[23/11/2012]
    • Phú Thọ: Phong tặng danh hiệu nghệ nhân hát Xoan[23/11/2012]
    • Thành công từ sự đam mê[16/11/2012]
    1 2 3 4 5 Trang trước ... Trang cuối
    Tin mới nhất
    • Trao giải báo chí Việt Nam về HIV/AIDS lần thứ 3
    • Như làn gió mới
    • BĐBP Quảng Bình: Bàn giao nhà tình nghĩa
    • Tàu cảnh sát biển Ấn Độ thăm hữu nghị TP Hồ Chí Minh
    • Khai mạc Trại sáng tác mỹ thuật “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”
    • Hơn 3.000 người hiến máu tại ngày hội “Trái tim tình nguyện”
    • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc
    • Gần 350 vận động viên tham gia Giải việt dã Báo Gia Lai mở rộng
    • BĐBP Lào Cai: Nhiều hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn quốc lần thứ X
    • Đại tướng Phùng Quang Thanh kiểm tra tại Sư đoàn 390 và Lữ đoàn 368
    • Trang chủ
    • Chính trị
    • Đạo đức Hồ Chí Minh
    • Quân sự-Quốc Phòng
    • Biên phòng toàn dân
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Văn hóa
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Phóng sự
    • Quốc tế
    Sơ đồ Website | RSS
    Bản quyền thuộc về BÁO BIÊN PHÒNG, giấy phép số 183/GP-BC cấp ngày 10-5-2007
    Tổng biên tập: Đại tá Nguyễn Hòa Văn
    Báo Biên phòng - Cơ quan của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Biên phòng
    Địa chỉ : 40A Hàng Bài - Hà Nội | Điện thoại :(04) 39364407 | Fax: (04) 39364408
    Email: bienphongdientu@gmail.com; bienphongdientu@bienphong.com.vn
    Ghi rõ nguồn: Báo biên phòng khi phát hành lại thông tin từ website này