Như đă nói trong kư sự Đuổi H́nh Bắt
Bóng, anh Cu Bồi Sài G̣n tức Dũng Silk thừa lúc vợ vắng nhà bay về Huế
đi ngao du sơn thủy với sự hỗ trợ của các thổ địa như lăo Trương, Trần,
v.v. Trưa nay anh Cu bay về Sài G̣n, chuyến bay 12 g. Nhưng anh cũng
muốn "gỡ gạc" thêm một chuyến "đi rong" trong buổi sáng bèn hỏi ư lăo
Trần. Lăo Trần hứa sẽ dẫn đi đến những chỗ rất gần, trong phạm vi thành
phố, nhưng là những "di sản văn hóa" mà anh Cu Sài dù sống 25 năm ở Huế
cũng chưa từng đến.
Trước hết là đi uống cà phê cái đă. Không biết sao mà anh Cu Sài lại nhớ
đến Tôn Nữ Viên mà chủ nhân là một thành viên Kiểu Mẫu khóa 7: em Trần
Thị Mỹ. Anh Cu Sài không phải là dân chơi đồ cổ nhưng h́nh như cũng biết
thưởng ngoạn nét đẹp cổ kính. Lăo Trần chỉ nhớ loáng thoáng hồi xưa đây
là phủ của một ông quận công. Mỹ làm dâu ở đây và phu quân là Quư Tiết,
một nhiếp ảnh gia và nhà làm phim có tên tuổi. Nhà mà bây giờ là quán ở
số 398 đường Phan Chu Trinh, nh́n ra ḍng sông An Cựu, có 3 cổng kiểu
xưa. Bên trong cổng là bức b́nh phong, tiếp sau đó là ḥn non bộ. Sân
vườn có cây cao rợp bóng mát.
Cà phê Tôn Nữ Viên
Hồ nước
Nữ chủ nhân Trần Thị Mỹ với nét mặt phúc hậu, một nét đẹp được người đời
xưa ca ngợi, và anh Cu Sài, Cu Kongkong không "bỏ qua" được, và thế là "cuộc
cà phê sáng" cứ "cà" hoài mà chưa thấy "phê". Nhưng cuối cùng rồi cũng
phải "dứt áo ra đi".
Mấy lăo già ham chơi chụp h́nh bên nữ chủ nhân trẻ
Đây cũng là một trong khoảng 40 phủ đệ của các ông hoàng bà chúa, các
quận công, quốc công c̣n lại ở xứ Huế, thuộc loại "di sản c̣n đó" tuy có
biến tướng chút ít.
Lăo Trần dẫn anh Cu Sài và phó nḥm Cu Kongkong đi về xóm Vạn Vạn, tức
là đi trên đường Phan Chu Trinh về hướng cầu An Cựu, băng qua đường An
Dương Vương, và đi dọc bờ sông khoảng vài trăm mét. Trước khi đến một
cây cầu nhỏ th́ rẽ tay phải chừng 100m th́ sẽ thấy hai trụ biểu cao lừng
lững.
Sở dĩ vùng này có tên là Vạn Vạn v́ "Vạn Niên Cát Địa" là nơi an táng
các hoàng đế, c̣n vùng này, trước kia gọi là xứ Cù Bạc, là nơi an táng
Thái hoàng Thái hậu, là bà nội của vua Bảo Đại, mẹ của vua Khải Định,
th́ phải là "Vạn Vạn Niên Cát Địa" chứ sao? Đây là lăng Tư Thông, lăng
mộ của bà Tiên Cung, đệ nhị hoàng hậu của vua Đồng Khánh. Bà tên là
Dương Thị Thục, ái nữ của Quận Công Dương Quang Hướng, sinh năm 1868,
mất năm 1944.
Trụ biểu và b́nh phong. Sau lưng Dũng Cu Sài là hồ sen rộng tới 600 m2.
Sau lưng hồ là hai khoảng sân có bậc cấp đi lên, và tầng thứ ba là Bửu
Thành. Đây là ṿng thành cao 4,5m, diện tích khoảng 400 m2. Trong đó c̣n
có Bửu Thành Môn và la thành hai lớp mới tới huyền cung là mộ bà. Các
b́nh phong, lăng mộ bằng đá được chạm trổ tỉ mỉ tạo thành một tác phẩm
mỹ thuật đang chiêm ngưỡng. Nhưng không may là nhóm giang hồ vặt không
t́m ra người bảo vệ để "xin" mở cổng lăng. Lăo Trần đến tận nhà ông Cam,
người bảo vệ lăng ở gần đó, nhưng ông đi vắng.
Anh Cu Sài đi quanh Bửu Thành một ṿng rồi đành quay ra.
Thanh Kongkong hôm nay mặc áo chim c̣ trông trẻ lại 20 tuổi.
Trước đây khuôn viên lăng rộng tới 6 hectare, nhưng ngày nay đất đai bị
lấn chiếm phi pháp tới sát Bửu Thành. Lăng Vạn Vạn là lăng lớn nhất
trong số các lăng mộ của các bà hoàng triều Nguyễn. Nhưng có lẽ không
thuộc diện ưu tiên để được nhà nước cấp kinh phí trùng tu nên bà hoàng
c̣n "xếp hàng" lâu mới được "cấp phép sửa nhà." Dù sao, di sản "vẫn c̣n
đó."
Trên đường đi ra lại bờ sông An Cựu, cả nhóm ghé qua vơ đường Vạn An
của vơ sư Trương Quang Kim.
Vơ sư Trương Quang Kim là con trai của cố vơ sư Trương Văn Thăng, người
lập ra ḷ vơ Vạn An này. Thầy Thăng là đệ tử của Cử Nhân vơ Nguyễn Thanh
Vạn. Ḷ vơ này là một trong những ḷ đào tạo vơ thuật cổ truyền của đất
kinh đô (cho nên gọi là vơ kinh). Phú Xuân xưa là nơi mở khoa th́ cử
nhân vơ và cả khoa thi tiến sĩ vơ. Bên cạnh đó c̣n có vơ đường của vơ sư
Trương Quang Ngọc, đồng môn và anh chú bác của vơ sư Trương Quang Kim.
Các ḷ vơ nổi tiếng khác bao gồm Bạch Hổ Sơn Quân, Nga Mi, Thiếu Lâm,
Thiên Mục Sơn, Nam Sơn, Thiếu Bảo, v.v.
Vơ sư Trương Quang Kim là chỗ quen biết với lăo Trần.
Vơ sư cũng là thầy thuốc đông y, bắt mạch cho toa cho nên gọi là y vơ.
Nơi đây, ngoài các vơ sinh địa phương c̣n có các vơ sinh từ các nước Âu
Mỹ. Thầy Kim thỉnh thoảng cũng được mời qua Mỹ để biểu diễn hoặc tham dự
đại hội vơ thuật quốc tế.
Thầy Kim đang dạy kiếm cho một nữ vơ sinh người Pháp
Các vơ sinh nam nữ người Pháp tập trong vườn nhà
Một vơ sinh đang luyện côn
Anh Cu Sài và Cu Kongkong không rời mắt khỏi cô nữ vơ sinh người Pháp,
không để ư là hai tay cô có hai thanh kiếm có thể làm cho hai anh Cu
trong nháy mắt không biết hai cái đầu văng đi đâu.
Ḷ vơ này có một điểm biểu diễn cho du khách xem hàng ngày gần lăng Khải
Định.
Cổng vào nhà biểu diễn vơ thuật
Sàn biểu diễn, có bàn thờ vơ sư Trương Văn Thăng
Vơ thuật và y thuật kinh đô c̣n lưu giữ ở đây, cho nên có thể gọi là di
sản phi vật thể, và may mắn thay "vẫn c̣n đó."
Cả nhóm từ giă vơ đường đi lên Phường Đúc. Đến cầu Ḷn th́ có O
Hạnh Cồn Hến từ nhà phi sang nhập bọn. Phường Đúc th́ có lẽ mọi người
dân Huế đều biết. Đây là nơi cư trú của phường nghề đúc đồng được thành
lập từ thời các chúa Nguyễn. Phường cũng là một đơn vị hành chính kéo
dài từ cầu Ḷn (phần nối dài của cầu Dă Viên dành cho xe lửa đi vào ga)
đến Long Thọ. Phường xưa có năm xóm: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ,
Giang Đồng và Giang Tiền. Ḷ đúc nổi tiếng nằm ở hai xóm Kinh Nhơn và
Bổn Bộ. Theo gia phả của họ Nguyễn Kinh Nhơn th́ thủy tổ của nghề đúc
đồng là Nguyễn Văn Lương, quê ở Kinh Bắc.
Các sản phẩm nổi lưu danh thiên cổ của Phường Đúc là các đại hồng chung
ở các chùa hầu như khắp cả nước, như chuông chùa Thiên Mụ, các khẩu súng
đại bác, như Cửu Vị Thần Công, các vạc đồng trong đại nội, và thành tựu
rực rỡ nhất là Cửu Đỉnh với 162 h́nh ảnh các sông, núi, biển, cây, hoa,
trái, thú vật, thuyền bè, và nhiều sản vật khác giống như một cuốn từ
điển bách khoa, một bản đồ của đất nước.
H́nh ảnh Thương Sơn (núi Kim Phụng) trên Chương đỉnh, một trong 9 đỉnh
đồng ở Thế Miếu
Hương giang trên Nhân đỉnh
Ngày nay Phường Đúc vẫn c̣n 60 ḷ với
khoảng 150 thợ hoạt động với các sản phẩm như chuông, bộ tam sự, chân
đèn, tượng Phật, tượng nghệ thuật, đồ mỹ nghệ, cồng, chiêng, v.v. Nghệ
nhân Nguyễn Văn Sính đă đúc được những chuông đồng nặng 20 tần, 30 tấn.
Một nét mới ở phường Đúc là có một dăy nhà trưng bày sản phẩm để quảng
cáo.
Nhà trưng bày sản phẩm đúc đồng
Đi ngang trường tiểu học Phường Đúc,
số 245 đường Bùi Thị Xuân, nhóm rong chơi ghé thăm đàn sơn xuyên,
là nơi triều đ́nh ngày tế lễ thần sông Hương và thần núi Kim Phụng. Năm
Minh Mạng thứ 8 (1840), triều đ́nh bắt đầu tổ chức lập đàn (giống như
đàn Xă Tắc) tế "danh sơn, đại xuyên" ở kinh đô và ở các tỉnh vào tháng
trọng xuân (tháng 2 âm lịch) và tháng trọng thu (tháng 8 âm lịch). Tuy
nhiên khi làm lễ xong th́ đàn được triệt giải.
Năm Tự Đức thứ năm (1852), vua lệnh cho mỗi tỉnh chọn núi cao nhất, sông
lớn nhất và lập đàn theo kích thước qui định để làm lễ cúng tế. Không rơ
các tỉnh có c̣n đàn sơn xuyên hay không. Ở Huế đàn c̣n đây nhưng do
không biết nên người ta đă xây ngôi trường vây quanh đàn tế này. Nhưng
có lẽ trên đàn c̣n có một bàn thờ nên họ e dè chưa đập bỏ đi.
Đàn theo qui chuẩn có hai tầng, đều h́nh vuông, mỗi tầng có lan can, bổ
trụ vây quanh. Nhưng hiện nay chỉ c̣n 1 tầng.
Nguồn: Internet
Bàn thờ trên đàn sơn xuyên
Như vậy, hồi xưa đàn tế quay mặt ra
sông Hương, thông thoáng, không có nhà ở như bây giờ.
Theo Nho giáo, người ta dùng lễ, lễ cúng tế, để giáo dục cho dân biết lễ
nghĩa, để có ḷng biết ơn với sông núi đă nuôi dưỡng con người và biết
bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nghĩ lại, mỗi người dân Huế đều mang
trong ḿnh một phần sông Hương v́ có ai hằng ngày không uống nước từ
ḍng Hương và ăn các loại thực phẩm được tưới bằng ḍng nước ấy? Và đất
đá từ núi Kim Phụng cũng trở thành phù sa để làm ra hạt lúa, rau củ,
trái cây nuôi dân xứ Huế. Biết ơn sông núi th́ cũng biết bảo vệ môi
trường sống, bảo vệ sự sống của chính ḿnh.
Ngày nay người ta có cách khác để giáo dục nhưng cũng nên bảo tồn di
tích để thế hệ sau biết phương pháp giáo dục của người xưa. Và di tích
vẫn c̣n đây.
Cả nhóm lại đi tiếp đến gần chùa Phường Đúc th́ rẽ trái khoảng 50m để
thăm di tích Hổ Quyền. Đây là một trường đấu giữa hổ và voi với
mục đích là luyện tập cho voi ḷng can đảm trong chiến trận v́ tượng
binh là một cánh quân quan trọng thường đi đầu trong chiến tranh xưa. Hổ
quyền được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830).
Hổ quyền là một kiến trúc làm bằng đá thanh, gạch và vôi vữa có h́nh
vành khăn với hai lớp tường thành đổ đất ở giữa. Tường ngoài cao 4,75m,
tường trong cao 5,90 m hợp với lớp đất ở giữa tạo nên bề dày 4m ở trên
đỉnh và 5m ở chân thành, chu vi 150m, đường kính sân đấu 44m. Trên đỉnh
có một đường tṛn chạy quanh có lan can và khán đài cho vua quan. Hai
bên khán đài có hai hệ thống bậc cấp để lên xuống.
Đối diện với khán đài có 5 chuồng hổ với cửa đóng mở bằng cách kéo dây
lên xuống từ bên trên. Có một cửa ṿm cho voi đi vào rộng gần 2m, cao
4m.
Các trận đấu được tổ chức mỗi năm một lần. Trận cuối cùng theo sử sách
là vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.
Cổng cho voi vào đấu trường ngày nay bị đóng do chưa được khai thác du
lịch. Bên phải là hệ thống bậc cấp đi lên khán đài.
Đấu trường với 5 chuồng hổ đối diện với khán đài
Trên đỉnh tường thành là khán đài
Anh Cu Sài cố leo các bậc cấp lên khán đài nhưng bị cửa gỗ ngăn du khách
nên đành vẫy tay chào thua!
Cả nhóm đành đứng bên ngoài ghé mắt qua song cửa nh́n vào đấu trường
Thôi th́ cứ đi tiếp khoảng 100m đến miếu Long Châu hay c̣n gọi là
điện Voi Ré. Theo truyền thuyết thời Trịnh Nguyễn phân tranh có một
con voi chở một tướng quân bị tử trận, và chính con voi cũng bị thương.
Từ chiến trường cách xa hàng trăm dặm nó đă chạy về Phú Xuân. Đến đây
voi rống lên một tiếng kêu thống thiết rồi gục xuống chết. Người dân
xung quanh đă chôn nó ngay tại đây. Sau này vua Gia Long cho xây đền thờ
ở đây cho 4 con voi lập công xuất sắc nhất trong các trận chiến và thờ
chung với các vị thần bảo vệ cho voi.
Cổng điện Voi Ré với hàng chữ Hán
"Nghiễm Nhược Lâm"
B́nh phong long mă
Đông phối điện là ṭa nhà thờ voi
Miếu tượng có voi bằng đá, sau lưng là miếu thờ linh vị các dũng tướng
voi
Chính điện thờ thần bảo vệ voi
Anh Cu Sài không biết đang làm ǵ sau bức tường cổ?
Hồ sen trước điện Voi Ré
Như vậy trong buổi sáng ngắn ngủi, nhóm giang hồ KM đă thăm được mấy di
tích ít người biết đến và đang được bỏ quên. Nhưng dù sao di sản Phú
Xuân-Huế c̣n rất nhiều và vẫn c̣n đó để cho đời sau chiêm ngưỡng và nhớ
ơn tiền nhân.
Trương Văn Thanh
Lê Văn Dũng
Trần Ngọc Bảo
Ngô Thị Hạnh
Trang Trần Ngọc Bảo
Chân Trần
art2all.net
|