LĂNG MỘ BÀ ĐOÀN QÚI PHI
Share on facebook 0 người thích - Thích
LĂNG MỘ BÀ ĐOÀN QÚI PHI
1. Tên di tích: Lăng mộ bà Đoàn Qúi Phi
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2368/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 8 năm 2011
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2368/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 8 năm 2011
5. Địa chỉ di tích: Gò Cốc Hùng, Xã Duy Trinh, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam
6. Tóm lược thông tin về di tích
Lăng mộ Đoàn Quý Phi tọa lạc trên gò Cốc Hùng tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên; Cách trung tâm thị trấn Duy Xuyên khoảng 6 km trên tuyến đường đi đến Trà Kiệu và Thánh Địa Mỹ Sơn (được UNESCO công nhận di tích văn hóa thế giới).
Khu lăng mộ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2005 và được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận di tích cấp quốc gia vào tháng 8 năm 2011. Đây là lăng mộ cổ xưa nhất thời các chúa Nguyễn ở phía Nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17.
Đối với nhân dân xứ Quảng, Bà Chúa Tằm Tang - Đoàn Quý Phi - Hiếu Chiêu Hoàng Hậu là một nhân vật lịch sử được nhân dân địa phương rất kính ngưỡng bởi mối tình tuyệt đẹp của Bà cũng như công lao to lớn của Bà trong nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa trên quê hương. Bởi vậy, nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng Hậu là một di tích - địa danh lịch sử được người dân xứ Quảng hết sức quan tâm…
Trong lịch sử văn hóa Quảng Nam, hiếm có người thôn nữ nào để lại dấu ấn khá sâu sắc trọn đời sống tâm linh của người dân địa phương như bà Đoàn Thị Ngọc – tức bà Đoàn Quý Phi. Sau trở thành Hiếu Chiêu hoàng hậu, được nhân dân tôn thờ là Bà chúa Tàm tang.
Vốn là con gái yêu của hào trưởng làng Chiêm Sơn Đoàn Công Nhạn ở Duy Xuyên. Một mảnh đất nằm ven con sông Thu Bồn thơ mộng với nghề truyền thống là trồng dâu nuôi tằm, nên từ nhỏ cuộc đời Bà đã gắn liền với cái nghề truyền thống của quê hương. Bà được dân gian tôn kính gọi là Bà Chúa Tàm Tang do có công lớn trong việc chăm lo phát triển, dạy nghề tằm tang (dâu tằm) cho muôn dân xứ Đàng Trong.
Từ trong truyền thuyết, giai thoại về mối tình duyên tuyệt đẹp giữa Bà Chúa Tàm tang với Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan (1601-1648) được lưu truyền trong dân gian gần như bất hủ. Đó là vào một đêm trăng, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên trong một chuyến tuần du vào Quảng Nam, mang theo vị công tử là Nguyễn Phước Lan dạo chơi bằng thuyền trên sông Thu Bồn, đến địa phận làng Chiêm Sơn – làng nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, chợt nghe trên bãi dâu có tiếng hát quyến rũ nương theo làn gió vọng đến thuyền rồng… Giọng ca ấy đã khiến chàng công tử Phước Lan quyến luyến.
Hai năm sau, được Chúa Sãi cho phép, cô thôn nữ – vốn là con gái yêu của hào trưởng làng Chiêm Sơn Đoàn Công Nhạn trở thành phu nhân của phó tướng Nhân Lộc hầu Nguyễn Phước Lan, sống với nhau tại làng Chiêm Sơn (chuyện chép trong Đại Nam liệt truyện tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn).
Tuy làm dâu nhà Chúa, nhưng bà Đoàn Thị Ngọc vẫn chăm lo việc cũ, khuyến khích người dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa… gìn giữ, phát triển nghề trồng dâu dệt lụa. Nhờ đó, nghề tàm tang của Đàng Trong vào thế kỷ thứ XVII bắt đầu mở mang và có thể sản xuất được các mặt hàng tơ lụa nổi tiếng như đoạn, the, gấm vóc… bán ra thị trường trong và ngoài nước qua thương cảng Hội An. Khi bà Đoàn Thị Ngọc trở thành vương phi, sống ở Phú Xuân bà cũng khuyến khích nhân dân quanh phủ Chúa phát triển nghề tàm tang…
Bà Đoàn Quý Phi mất ngày 17-5 năm Tân Sửu (tức ngày 12-7-1661) thọ 60 tuổi. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần đưa thân mẫu về quê, an táng trên gò Cốc Hùng, làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh ngày nay.
Gần 400 năm qua sau ngày bà Đoàn Quý Phi theo Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan về trời, nghề tàm tang (dâu tằm) vẫn được hậu duệ gìn giữ và phát triển hơn xưa. Nét đặc trưng của làng quê Duy Trinh từ hàng trăm năm nay gần như không đổi khác: cũng còn đó sông núi hữu tình, dọc theo triền sông Thu Bồn những biển dâu xanh ngút mắt.
Trải qua thời gian, làng nghề có lúc suy lúc thịnh nhưng cho đến nay vẫn còn được duy trì và gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau.Và để khích lệ người dân trở lại nghề cũ, lễ hội Bà Chúa Tàm tang đã được địa phương tổ chức long trọng vào ngày 13-4-2006 (tức ngày 16-3 âm lịch). Du khách đến Đông Yên sẽ hình dung được đầy đủ một làng nghề sống động khép kín từ trồng dâu – nuôi tằm – ươm tơ – dệt lụa, được đưa đi tham quan khu lăng mộ của bà Mạc Thị Giai (vợ chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên) và bà Đoàn Quý Phi, viếng dinh Bà Chiêm Sơn, thăm bến Gia Ngự (là tên dân gian đặt cho khi vua đi thuyền rồng đến làng Đông Yên).
Hằng năm cứ đến ngày 24 tháng 3 âm lịch, nhân dân quanh vùng và tộc họ thường làm lễ dâng hương để tưởng niệm và tổ chức lễ hội bà chúa Tàm Tang để ghi nhớ công ơn lớn lao của bà Đoàn Phí Phi.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Lăng mộ Đoàn Quý Phi tọa lạc trên gò Cốc Hùng tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên; Cách trung tâm thị trấn Duy Xuyên khoảng 6 km trên tuyến đường đi đến Trà Kiệu và Thánh Địa Mỹ Sơn (được UNESCO công nhận di tích văn hóa thế giới).
Khu lăng mộ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2005 và được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận di tích cấp quốc gia vào tháng 8 năm 2011. Đây là lăng mộ cổ xưa nhất thời các chúa Nguyễn ở phía Nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17.
Đối với nhân dân xứ Quảng, Bà Chúa Tằm Tang - Đoàn Quý Phi - Hiếu Chiêu Hoàng Hậu là một nhân vật lịch sử được nhân dân địa phương rất kính ngưỡng bởi mối tình tuyệt đẹp của Bà cũng như công lao to lớn của Bà trong nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa trên quê hương. Bởi vậy, nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng Hậu là một di tích - địa danh lịch sử được người dân xứ Quảng hết sức quan tâm…
Trong lịch sử văn hóa Quảng Nam, hiếm có người thôn nữ nào để lại dấu ấn khá sâu sắc trọn đời sống tâm linh của người dân địa phương như bà Đoàn Thị Ngọc – tức bà Đoàn Quý Phi. Sau trở thành Hiếu Chiêu hoàng hậu, được nhân dân tôn thờ là Bà chúa Tàm tang.
Vốn là con gái yêu của hào trưởng làng Chiêm Sơn Đoàn Công Nhạn ở Duy Xuyên. Một mảnh đất nằm ven con sông Thu Bồn thơ mộng với nghề truyền thống là trồng dâu nuôi tằm, nên từ nhỏ cuộc đời Bà đã gắn liền với cái nghề truyền thống của quê hương. Bà được dân gian tôn kính gọi là Bà Chúa Tàm Tang do có công lớn trong việc chăm lo phát triển, dạy nghề tằm tang (dâu tằm) cho muôn dân xứ Đàng Trong.
Từ trong truyền thuyết, giai thoại về mối tình duyên tuyệt đẹp giữa Bà Chúa Tàm tang với Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan (1601-1648) được lưu truyền trong dân gian gần như bất hủ. Đó là vào một đêm trăng, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên trong một chuyến tuần du vào Quảng Nam, mang theo vị công tử là Nguyễn Phước Lan dạo chơi bằng thuyền trên sông Thu Bồn, đến địa phận làng Chiêm Sơn – làng nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, chợt nghe trên bãi dâu có tiếng hát quyến rũ nương theo làn gió vọng đến thuyền rồng… Giọng ca ấy đã khiến chàng công tử Phước Lan quyến luyến.
Hai năm sau, được Chúa Sãi cho phép, cô thôn nữ – vốn là con gái yêu của hào trưởng làng Chiêm Sơn Đoàn Công Nhạn trở thành phu nhân của phó tướng Nhân Lộc hầu Nguyễn Phước Lan, sống với nhau tại làng Chiêm Sơn (chuyện chép trong Đại Nam liệt truyện tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn).
Tuy làm dâu nhà Chúa, nhưng bà Đoàn Thị Ngọc vẫn chăm lo việc cũ, khuyến khích người dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa… gìn giữ, phát triển nghề trồng dâu dệt lụa. Nhờ đó, nghề tàm tang của Đàng Trong vào thế kỷ thứ XVII bắt đầu mở mang và có thể sản xuất được các mặt hàng tơ lụa nổi tiếng như đoạn, the, gấm vóc… bán ra thị trường trong và ngoài nước qua thương cảng Hội An. Khi bà Đoàn Thị Ngọc trở thành vương phi, sống ở Phú Xuân bà cũng khuyến khích nhân dân quanh phủ Chúa phát triển nghề tàm tang…
Bà Đoàn Quý Phi mất ngày 17-5 năm Tân Sửu (tức ngày 12-7-1661) thọ 60 tuổi. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần đưa thân mẫu về quê, an táng trên gò Cốc Hùng, làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh ngày nay.
Gần 400 năm qua sau ngày bà Đoàn Quý Phi theo Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan về trời, nghề tàm tang (dâu tằm) vẫn được hậu duệ gìn giữ và phát triển hơn xưa. Nét đặc trưng của làng quê Duy Trinh từ hàng trăm năm nay gần như không đổi khác: cũng còn đó sông núi hữu tình, dọc theo triền sông Thu Bồn những biển dâu xanh ngút mắt.
Trải qua thời gian, làng nghề có lúc suy lúc thịnh nhưng cho đến nay vẫn còn được duy trì và gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau.Và để khích lệ người dân trở lại nghề cũ, lễ hội Bà Chúa Tàm tang đã được địa phương tổ chức long trọng vào ngày 13-4-2006 (tức ngày 16-3 âm lịch). Du khách đến Đông Yên sẽ hình dung được đầy đủ một làng nghề sống động khép kín từ trồng dâu – nuôi tằm – ươm tơ – dệt lụa, được đưa đi tham quan khu lăng mộ của bà Mạc Thị Giai (vợ chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên) và bà Đoàn Quý Phi, viếng dinh Bà Chiêm Sơn, thăm bến Gia Ngự (là tên dân gian đặt cho khi vua đi thuyền rồng đến làng Đông Yên).
Hằng năm cứ đến ngày 24 tháng 3 âm lịch, nhân dân quanh vùng và tộc họ thường làm lễ dâng hương để tưởng niệm và tổ chức lễ hội bà chúa Tàm Tang để ghi nhớ công ơn lớn lao của bà Đoàn Phí Phi.
0 Bình luận