Nếu bình chọn khán giả nhiệt tình nhất trận đua bò chắc phải bình chọn cho pác Bumby nhà ta. Mê coi đua bò tới mất dép!
Để đi lần sau, chụp hình...khán giả đủ mọi kiểu! hehe
Xin giới thiệu chân dung người chiến thắng trong vòng vây của giới nhiếp ảnh và cánh báo chí...
Last edited by Người Nhà Quê; 14-06-2011 at 09:50 AM.
Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà...
Xem và đoán thử cảnh này. Cũng là sau trận đua, khán giả ào tới vây quanh, các ống kính chưa kịp tiếp cận, view từ xa .... cho lành
Một hồi sau có các chiến sĩ an ninh tiến gần nữa ....
Tội nghiệp cặp bò, đứng vạ đó .... kiện kết quả công bố " không công bằng là không đi đó nha"
Haizzzzz .... ai đó trong đầu chợt nghĩ "bò ới bò ơi, ta khoái lạp xưởng ... bò AG nè"
Mac du khong phai la nguoi An Giang. Nhung sao yeu lạ vung dat nay. Vua roi, 30/04 quyet di 1 chuyen 4 ngày 3 đêm, cho het An Giang, visit nhieu lam: Cu Lao Ong Ho, Cum DL bac Tôn (Long Xuyen). Ba Chúc, Tức Dụp, Chùa Xà Tón (Tri Tôn), Chùa Bà Chúa, KDL Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư ....
Thích thật. Nếu có dịp sẽ trở lại thăm
Những lần đua bò gần đây thường xảy ra tình trạng tranh chấp như thế. Như đã nói, một hoạt động truyền thống nay đã thương mại hóa rồi. Nắm ngoái, các chủ bò hiểu tình không nhận giải đến 6h tối BTC phải chia đều các giải cho các đội có thành tích cao; không phân thứ hạng.
Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà...
Post mấy tấm hình lên trước. Bữa nào rảnh sẽ thuyết minh về danh nhân Thoại Ngọc Hầu
..................
Mấy hôm nay, mới có dịp trở lại xây dựng topic này:
Phần III: Danh nhân Thoại Ngọc Hầu
Thông tin về danh nhân Thoại Ngọc Hầu-Nguyễn Văn Thoại, mọi người có thể tham khảo tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tho%E1%...Dc_H%E1%BA%A7u
Ông là người có công đầu trong việc khai mở vùng đất An Giang.
Tên ông được ghi vào tên núi, tên sông (ở huyện Thoại Sơn).
Người dân địa phương ghi nhớ công ông nên được thờ hầu hết ở các đình thần ở làng, xã.
Kinh Vĩnh Tế là do ông chủ trương đào, lấy tên chánh thất là bà Châu Thị Tế đặt tên cho con kinh.
Công trình này được khắc ghi trên Cửu Đỉnh ở kinh thành Huế.
Tượng Thoại Ngọc Hầu được chụp tại lăng ông, ở Núi Sam (Châu Đốc, An Giang).
Ngoài là một vị công thần, chịu nổi oan ức và được giải oan sau đó,
Thoại Ngọc Hầu được người dân xem như thần
và tôn thờ ông như một vị thần linh trấn giữ vùng đất này...
Tên ông được gắn với sông-kinh Thoại Hà ở huyện Thoại Sơn
Tại huyện Thoại Sơn, có ngọn núi không lớn lắm mang tên ông.
Do tình trạng khai thác đá, ngọn núi này đã mất một phần.
Hiện nay, phần núi bị khai thác trở thành một cái hồ lớn, được khai thác du lịch.
Đặt tên là KDL Hồ Ông Thoại, nằm ngay trung tâm huyện Thoại Sơn
Dưới chân núi là ngôi Đình thờ ông.
Thoại Ngọc Hầu mất vào ngày 6 tháng 6 (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1829), thọ 68 tuổi.
Khu lăng mộ gia đình ông hiện nằm tại núi Sam.
Đây được xem là công trình kiến trúc lăng mộ đẹp và được giữ gìn cẩn thận.
Mới đây, ngành văn hóa đã tổ chức khai quật một phần và chỉnh sửa lại.
Ảnh được chụp khi chưa sửa, giữ được vẻ đẹp cổ xưa
Lăng mộ Thoại Ngọc Hầu được người dân khắp nơi tín ngưỡng
Bia Thoại Sơn được xem là bia đá cổ lớn nhất Việt Nam.
Trong ảnh là bản dịch từ bia đá trong đìnhThoại Sơn
Một số điểm có thể đến ở huyện Thoại Sơn:
-Lòng hồ số 1 (tượng đài tưởng niệm Thoại Ngọc Hầu) tức KDL Hồ Ông Thoại.
-Tìm hiểu bia Thoại Sơn (di tích khơi thông kênh Thoại Hà của Thoại Ngọc Hầu)
-Đi bộ lên núi Ông Thoại thưởng thức cảm giác mạnh với hang Dơi,
ngắm toàn cảnh Thoại Sơn trên đỉnh núi
-Đến Ba Thê tham quan khu di tích Óc Eo: Linh Sơn tự
(tượng Phật Bốn Tay, hai bia Đá Đen),
Khu di chỉ Gò cây sậy, Gò cây thị là dấu tích
của nền văn hóa cách đây khoảng 2.000 năm
và biến mất một cách bí ẩn.
Last edited by Người Nhà Quê; 24-06-2011 at 08:28 PM.
Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà...
Bác Người Nhà Quê có thể thống kê các địa điểm du lịch hoặc lên 1 lịch trình cho em đi từ hướng HCM xuống được không ạ?
Làm một cái lịch gọn gọn thế này nhá:
CT1: SG-Tiền Giang-Đồng Tháp-An Giang-Cần Thơ-Sài Gòn
CT2: SG-Cần Thơ-Kiên Giang-An Giang-Đồng Tháp-Sài Gòn
Về đường xá thì chắc bạn biết rồi hé, khỏi nói sâu.
Các điểm du lịch dọc theo đường đi:
SG-Tiền Giang, có mấy điểm ghé: Nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam ngay tại TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng có kiến trúc đẹp và cổ xưa. Ah, tới đây phải uống cafe (quán Lạc Hồng được bán trong ngôi nhà cổ, nằm cạnh tượng đài Thủ Khoa Huân. Cuối tuần có live nhạc Jazz, trên lầu view đẹp; gần đó, có một quán nữa hình như là 30-4, không nhớ kỹ lắm, nằm cách Lạc Hồng 2-3 căn, chung một khối nhà cổ. Hình như trước đây là nhà ga xe lửa. Có người nói vậy, chưa kiểm chứng; quán cafe Harley là một quán nhỏ nằm ở khu vực Giếng Nước tức cái hồ lớn ở công viên trung tâm thành phố. Quán cafe này của một tay chơi xe cổ ở địa phương. Quán nhỏ, có thể trò chuyện về xe với chủ quán). Nếu có thời gian thì đi TX Gò Công và huyện Gò Công Đông có nhiều điểm tham quan, như: Biển Tân Thành, dinh Tỉnh Trưởng, lăng Hoàng Gia, nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp, có một lò gốm của anh người Pháp+chị người Việt ở tại TX Gò Công rất tuyệt, nghề đóng tủ xà cừ, ăn bánh vá (giá)... Ít thời gian thì đi cồn Thới Sơn cho biết vườn trái cây ở đây.
Tiền Giang-Đồng Tháp: Theo QL1A đến ngã ba An Thái Trung (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 5Km) rẽ phải vào Cao Lãnh. Trước khi tới Cao Lãnh, có KDL Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng. Vô đó, đi xuồng sâu vào rừng tràm, ăn cá lóc nướng trui với lá sen non-ngon cực! Vào tới TP Cao Lãnh, có mấy điểm: Lăng cụ Phó Bảng-thân sinh Hồ Chủ Tịch ở đường xuống phà Cao Lãnh, vẫn còn trong trung tâm thành phố. Ngoài ra, còn có KDL Gáo Giồng, cũng là rừng tràm. Không qua phà mà đi tiếp đến huyện Thanh Bình, rồi tới Tam Nông đi VQG Tràm Chim. Đây là điểm nên tới. Mùa này, có sếu đầu đỏ.
Tiếp đến là đi TX Hồng Ngự rồi huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) qua Tân Châu (An Giang). Tại đây, có thể đi Vĩnh Xương để biết nơi đầu nguồn sông Tiền; tham quan núi Nổi (dạng núi sót của dãy Thất Sơn). Nghề dệt lãnh Mỹ A là không thể bỏ qua khi đến đây. Canh chua cá lăng ở Quán Duy ngon, nên dừng lại ăn. Trên đường Tân Châu đi Châu Đốc, có làng chăm Phũm Soài. Dừng lại tham quan các ngôi Thánh Đường; cần tìm hiểu văn hóa thì hỏi nhà ông Giáo Cả. Ông rất thân thiện và hiếu khách. Tham quan và tìm hiểu nghề dệt (hỏi nhà anh Mách).
Qua phà Châu Giang là đến Châu Đốc: Tham quan làng bè. Nếu có thời gian thì qua cầu Cồn Tiên-vị trí ngắm làng bè Vĩnh Ngươn và TX Châu Đốc rất đẹp. Đi ngược lên biên giới là đến An Phú. Tại đây, tham quan các làng Chăm quanh một cái hồ nước lớn, trong vắt và đầy quanh năm. Đó là Búng Bình Thiên. Tìm hiểu đi, rất hấp dẫn. Ngược về Châu Đốc: Đi xuồng theo kinh Vĩnh Tế. Nếu thích, có thể lên xã Vĩnh Ngươn, cách trung tâm TX Châu Đốc chừng khoảng 5Km, đi qua chợ Gò Tà Mâu cho biết. Khu vực này thuộc Campuchia, hoạt động sung túc, có người dắt qua. Trở về Châu Đốc thì vào Núi Sam, tham quan núi, chùa Tây An tìm hiểu về Phật Thầy; lăng Thoại Ngọc Hầu; miếu Bà Chúa Xứ. Khu vực này là nơi tín ngưỡng và văn hóa. Rời Núi Sam, vô huyện biên giới Tịnh Biên đi chợ biên giới, siêu thị miễn thuế...
Từ đây, có đường dọc kinh Vĩnh Tế đi thẳng qua Hà Tiên. Cung đường này đúng nghĩa làng quê, đường tốt. Tới Hà Tiên là đi tham quan 10 cảnh đẹp của xứ này (chỉ còn 9). Nhớ ghé thăm nhà lưu niệm thi sỹ Đông Hồ-Huỳnh Tấn Phác và Thất tiểu muội Mộng Tuyết. Không thể bỏ qua điểm Đá Dựng và núi Đèn cũng như đi dọc đường núi Đèn trở lại trung tâm thị xã. Lên cửa khẩu, nhớ đi đường cánh gà ra Mũi Nai. Đường này có ngôi chùa Khmer xưa bị tàn phá. Giờ chỉ còn khung chùa nhưng không gian đẹp. Có cây sa la rất to, hoa đẹp. Chụp ảnh tại đây là hết sẩy. Không biết đường đi thì hỏi đường lại chùa Xà Xía cũ. Trên đường này, có một quán nhỏ, bán món bốc-lò-hông rất ngon và lạ. Nhưng bụng không tốt thì đừng nên ăn. Ghé tắm Mũi Nai, đi xe trượt ống (một dạng khác của máng trượt) lên đồi Tà Pang nhìn qua Kép, Kampot (Campuchia), ngăm biến Tây Nam...
Hà Tiên-Rạch Giá: Đến Ba Hòn (cách Hà Tiên khoảng 20km), rẽ vào xã Bình An tức hướng đi chùa Hang-Hòn Phụ Tử. Đây là con đường địa chất đẹp bởi núi đá vôi. Có mấy điểm tham quan: Hang cá sấu, Mo So, núi Bà Tài, vô sâu bên trong nữa là Hòn Phụ Tử, chùa Hang, hang Tiền, hang Kim Cương. Có nhiều thời gian thì đi Ba Hòn Đầm tắm biển, ăn hải sản, làm Robinson, đi bộ qua biển...; tham quan quần đảo Bà Lụa... Trên đường này có ngôi nhà thờ đổ nát, chụp hình đẹp. Tới Rạch Giá có thể đi ăn uống, ngắm hoàng hôn ở khu Lấn Biển; viếng đình cụ Nguyễn Trung Trực nằm gần bến tàu Rạch Giá. Có nhiều thời gian thì ra Hòn Tre...ngắm đá! Ở Rạch Giá không thể ăn dùng điểm tâm sáng ở quán bún cá Bà Hai Tầm, nằm cạnh tượng đài Cụ Nguyễn, cá nướng (trưa, chiều tối); cafe Tropical đầy phong cách. Cách Rạch Giá khoảng 14Km là vườn Cò Mong Thọ B, đẹp. Có thời gian thì ngược xuống Tắc Cậu đi U Minh Thượng. Có thể bỏ qua tuyến này.
Rạch Giá-Hậu Giang-Cần Thơ: Từ RG có 2 đường chính để về CT. Nhưng nên đi theo đường Vị Thanh (Hậu Giang) vì cung đường đẹp, có nhiều điểm chụp ảnh, ngắm cảnh và thưởng thức phong cảnh làng quê. RG đi hậu Giang theo QL61, có nhiều chùa Khmer đẹp. Đến Vị Thanh không thể bỏ qua món cá thát lát chiên ở quán Tân Hậu Giang, canh chau chả cá thát lác... Tại Vị Thanh, ghé Hồ Sen, khu trù mật. Nói chung Hậu Giang không có nhiều điểm tham quan. Nhưng đi đoạn ngã ba Vĩnh Tường (từ HG về CT) có những hàng rào nhà rất đẹp. Trước nhà có ao thì trồng sen, súng; có sân thì trồng cúc dại. Con đường này đẹp nhờ người dân và chính quyền kết hợp tạo vẻ mỹ quan cho xóm làng bằng cách trồng hoa, làm hàng rào cây xanh...
Về Cần Thơ: Có những điểm tham quan nên đến, gồm: Chợ nổi Cái Răng (đi trễ nhất là 6g sáng. Nếu có thể nên đi từ khoảng 4-5g sáng, chợ đông, đúng nghĩa chợ nổi); đình Bình Thủy nổi tiếng về kiến trúc và lịch sử; nhà Họ Dươngđược xem là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất ĐBSCL; chùa Nam Nhã Đườngđối diện đình Bình Thủy. Vườn sinh thái Mỹ Khánh và KDL Phù Sa có thể đi hoặc không đi. Tối đi dọc bến Ninh Kiều, đứng nhìn kiến trúc nhà lồng Chợ Cổ, đừng vào mua vì bán hàng rất bình thường, dễ gây mất hứng.
Nếu đi từ An Giang về Cần Thơ: Từ Tịnh Biên đi qua Tri Tôn, có con đường Tà Lọt nằm giữa hai trái núi, đường đẹp. Đến Tri Tôn lên đồi Tà Pạ ngắm ruộng, vào Tức Dụp chui hang động, lên núi Tô ngắm cảnh, thử sức. Nếu đi về Tri Tôn (từ Tịnh Biên) theo đường Ba Chúc thì ghé núi Nước, nhà mồ Ba Chúc, núi Tượng... Từ Tri Tôn đi TP Long Xuyên, có 2 đường nhưng nên đi đường Ba Thê hơi xa nhưng có điểm dừng tại núi Ba Thê để tìm hiểu về văn hóa Óc Eo (tại bảo tàng có kiến trúc hình linga trên đỉnh núi hoặc tại chùa Phật 4 Tay ở chân núi). Một đỉnh khác của núi Ba Thê có thạch đại đao-khối đá hình ngọn đao khổng lồ chải thẳng lên trời. Sau đó, về Thoại Sơn leo núi (ngọn núi nhỏ và thấp), tìm hiểu về danh nhân Thoại Ngọc Hầu tại đình thờ ông dưới chân núi. Nếu thích chơi tem, hỏi nhà bác Huệ, khối lượng tem quý hiếm khổng lồ, được mệnh danh là "Hai Lúa chơi tem". Về tới Long Xuyên thì ghé cù lao Ông Hổ-quê hương Bác Tôn. Trên đường Long Xuyên-Cần Thơ có vườn cò Bằng Lăng hoang dã (nên có mặt lúc 5g chiều, cò về đông).
Mình viết theo trí nhớ của mình về những con đường đã đi qua. Cơ bản là diễn ra theo suốt đường đi, theo thứ tự từ SG-TG-ĐT-AG-KG-CT.
Bạn quan tâm đến tuyến nào thì có thể tìm hiểu thêm.
Sơ lược về tuyến đường này hy vọng giúp ích cho bạn!
Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà...
Đang có 1 người xem topic này (0 thành viên và 1 khách)
Đính topic này lên trang mạng xã hội của bạn hoặc submit nó tới các dịch vụ bookmark