Hẹc hẹc hẹc! Lam Kinh ký sự chứ không phải Thượng Kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) cuối thế kỷ 18 cáo ốm rời kinh đô Thăng Long về quê Hương Sơn, Hà Tĩnh
Chả là y có việc mới đi Xứ Thanh (25/3/2014) nên cố lên Lam Kinh viếng mộ các Hoàng đế triều Lê. Y đi như một con ngựa hoang
Từ Thanh Hóa lên khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, đường đi tốt. Lam Kinh nằm ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, gần phi trường Thanh Hóa. Nghe nói mỗi tuần có 17 chuyến bay đi đến và thường là cháy vé, phải thôi vì đất Thanh rộng, người Thanh đông, xưa nay vua chúa nhiều, địa linh thì sinh nhân kiệt. Anh bạn đi cùng nói nghe đâu vua tới đây cũng ở Xứ Thanh, chẳng biết thật hư hay đoán mò. Dân số Thanh Hóa nay cỡ trên 3 triệu với 27 đơn vị hành chính
Di tích Lam Kinh huyền thoại đang được trùng tu, chính điện đang dở dang, một thời việc trùng tu cũng được báo chí, dư luận quan tâm săm soi
Sau khi giành lại độc lập cho dân tộc, Lê Lợi rời Lam Kinh lên ngôi hoàng đế tại Thăng Long - Hà Nội
Trước cổng di tích Lam Kinh
Rồng chầu, hổ phục
Chiếc cột lim đường kính khoảng 80cm, 600 tuổi nhập từ Lào
Vừa lễ xong
Dưới bóng cây Đa Thị ngàn tuổi, sở dĩ gọi vậy là cây đa quấn quanh cây thị giống như 3 cây xanh, si, đa xoắn xuýt lấy nhau mà y từng gặp ở đền Mẫu Hưng Yên vậy
Đầu rùa bia Vĩnh Lăng
Chân rùa có 6 ngón với một ngón khuyết gắn với giả thuyết nỏ thần, cô hướng dẫn viên cũng nói thêm là còn một giả thuyết nữa là nhà vua Lê Lợi trị vì 6 năm nhưng có một năm chưa tròn nên người thợ mới làm một ngón bị khuyết. Hình dáng của con rùa đội bia này cũng khá độc đáo
Bên khu lăng mộ Hoàng đế nhà Lê
Bên mộ có hai cây ổi mà cô hướng dẫn nói rằng xoa nhẹ vào thân cây thì cây sẽ rung lên kiểu cái bàn xoay kỳ lạ ở Đà Lạt, mọi người thử xoa thì đều có cảm giác ấy và khi tĩnh tâm nhắm mắt nắm chặt thì sẽ có năng lượng chạy qua người và cảm giác bay bổng lâng lâng, y cũng thử nhưng có lẽ do không tĩnh tâm nên chẳng có cảm giác gì cả nhưng y vẫn tin là có hồn của các bậc quân vương vẫn đâu đó trong khu di tích để phù hộ cho quốc thái dân an, giữ yên bờ cõi như một lẽ sống gửi, thác về
Bên cầu đọc sách
Khá đông khách thăm viếng khu di tích
Chị BD gặt tem vàng (~_~)
Trả lờiXóaTem vàng, tem bạc dành cho chị cả...
XóaLại được đi chơi nữa rồi
Trả lờiXóaCứ thế cuộc đời cứ mãi thăng hoa (~_~)
Anh của mình có nhiều chuyến du lịch thật thú vị.
Trả lờiXóaEm chúc anh luôn hạnh phúc!
Hùng cũng thế nhé
XóaCó thể gọi NGUYÊN SƠN là Nhà du lịch cũng không sai, vì y đi du lịch quanh năm suốt tháng. Hi hiii....
Trả lờiXóaChúc y và gia đình luôn khỏe vui nhé!
Hi hi, mừng rung rinh vì danh hiệu bác Thứ mới phong cho
XóaCái tấm có cô em áo đỏ, sao y không mượn mẫu chụp chung một phát?
Trả lờiXóaY đi nhiều, em ganh tỵ quá đi.
Ừ nhỉ sao anh lại không nghĩ ra nhỉ?
Xóaanh mình đi được nhiều nơi, thích quá nè. hihi
Trả lờiXóaĐi để viết nhà báo ạ
XóaLại được tham quan cùng y nữa rồi. Một chuyến đi thật kỳ thú. Chúc mừng Y nha! Ngày mới thêm nhiều niềm vui bên y.
Trả lờiXóaY còn chưa về đến nhà đây này...
XóaNhìn ảnh lại nhớ đến người
Trả lờiXóaVậy người sẽ đêns Tây Nguyên thăm lại nhé
XóaThầy giáo vừa đi viếng Lam Kinh tuyệt nhỉ!
Trả lờiXóaVề nguồn cội bao giừ cũng tuyệt bạn à
XóaY ơi, Y nắm cái cây ổi ấy thì chẳng có năng lượng gì đâu. Y thử nắm tay Thị hoặc Hải Âu mà xem, "năng lượng" sẽ vút lên ầm ầm ngay thôi.
Trả lờiXóaVầng, em cũng tính còm thế. Há há...
XóaAnh í ko làm cây ổi rung, chẳng qua chưa... đúng đối tượng truyền năng lượng.
Y sẽ thử cho Thị và Chim biết tay, cả 3 sẽ rung bần bật cho mà xem
Xóa"Lê Hữu Trác sinh ngày 11 tháng 12 năm canh tý 1720 tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)"
Trả lờiXóa===
Bên mộ có hai cây ổi mà cô hướng dẫn nói rằng xoa nhẹ vào thân cây thì cây sẽ rung lên kiểu cái bàn xoay kỳ là ở Đà Lạt,
"Bên mộ có hai cây ổi mà cô hướng dẫn nói rằng xoa nhẹ vào thân cây thì cây sẽ rung lên kiểu cái bàn xoay kỳ là ở Đà Lạt, "
"Ở những quán cạnh đó,còn có các cô gái mũm mĩm,chỉ cần nhắm mắt,xoa nhẹ vào người các cô,là mình có cảm giác hồn vía lên mây"
ANH THỬ CHƯA?
***
Ô, vậy à? Giáo làng Chiềng nay mới biết Lê Hữu Trác quê Hưng Yên và cũng chưa biết cái quán cạnh đó, chắc sẽ hỏi thăm khi lần sau đến
XóaLê Hữu Trác quê cha ở Hải Hưng. Còn quê mẹ ở thôn Bầu Thượng (hay Bàu Thượng), xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà tĩnh. Ông chán ghét công danh, làm nhà và học nghiên cứu nghề thuốc ở trong rừng, đặt.tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó..
XóaĐôi điều góp bổ sung để NGUYÊN SƠN tham khảo thêm. Chúc y luôn vui khỏe nhé, mong có thêm nhiều kiến thức và "năng lượng" trong mỗi chuyến đi!...
Vâng, quả là bổ ích, y chuẩn bị đi đến "thành phố đáng sống" ở miền trung của ông Thánh Ba đây bác Thứ ạ
XóaQua xem Y đã "rung" năng lượng "bần bật" chưa?
Trả lờiXóaRung rồi, rung rồi....
XóaVấn đề là Thủy cùng Hải Âu đã "rung bần bật" và NGUYÊN SƠN thấy "năng lượng chạy qua người và cảm giác bay bổng lâng lâng" hay chưa ?.Hi hiiii...
XóaChưa đâu, chưa đâu...
XóaChúc mừng chuyến đi vào xứ Thanh của NS. Lão cũng may mắn được vào Lam Kinh tháng 8 năm 2006. Dạo ấy các hào đào xung quanh khu Lam Kinh (nghe nói từ thời vua Lê) đã cạn nước. Nghe nói có cái giếng bị lấp có đường hầm đi vào khu bí mật của triều Lê? Hồi ấy khu di tích Lam Kinh đang tiến hành tu sửa...Nhìn những cột lim to lớn mang từ bên Lào về cũng đủ viết là quy mô và kinh phí dành cho việc tu sửa khu di tích lớn đến mức nào?
Trả lờiXóaChúc NS những ngày cuối tuàn luôn vui vẻ, hạnh phúc!
Y đến lần thứ hai bác Huy ạ, mỗi lần cũng thấy thay đổi chút ít
Xóa