CÓ MỘT BÀI PHẢN BIỆN VỀ CÔNG TR̀NH
“ĐI T̀M DẤU TÍCH CUNG ĐIỆN ĐAN DƯƠNG
- SƠN LĂNG CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG” NHƯ THẾ 
  

Nguyễn Đắc Xuân

 

Tháng 10-2007 vừa rồi, Nxb Thuận Hoá cho ra đời cuốn Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương - sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung” (CĐĐD) của tôi. Đây là một công tŕnh khoa học góp phần t́m kiếm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung. Về lư thuyết công tŕnh nầy đă được đưa lên báo từ năm 1990 và Nxb Sử học in thành sách từ năm 1992. Sau 17 năm công tŕnh được bổ sung và hoàn chỉnh, đến tháng 10-2007 vừa qua mới ra mắt chính thức với độc giả trong và ngoài nước. Hơn 15 năm qua, tác giả đă nhận được rất nhiều bài, ư kiến phản biện rất bổ ích. Để cho độc giả bây giờ và đời sau có một cái nh́n từ nhiều phía,  tôi đă in hết ư kiến phản biện (thuận và nghịch) vào cuốn sách.

Đến sáng ngày 19-11-2007 vừa qua, từ địa chỉ e-mail tran.viet.nhan.hao@gmail.com và địa chỉ người gởi TRAN Viet Nhan Hao
PhD Astrophysique-Plasmas-Corpuscules, University Bordeaux 1
Homepage: http://www.cenbg.in2p3.fr/rubrique.php3?id_rubrique=127&lang=fr

gởi vào địa chỉ gactholoc@yahoo.com của tôi một loạt bài của Trần Viết Điền (TVĐ). Nhà tôi ở 9/1 Nguyễn Công Trứ, nhà anh Trần Viết Điền ở 15/16 Văn Cao (cuối đường Nguyễn Công Trứ), hằng ngày gia đ́nh anh và gia đ́nh tôi cùng đi trên đường Nguyễn Công Trứ để đi chợ Cống hay vào trung tâm thành phố nhưng tại sao lại phải lấy địa chỉ của một người ở tận bên Bordeaux Pháp để gởi bài cho tôi ? Và ở Pháp sao lại có bằng PhD và viết bằng tiếng Anh ? Sau t́m hiểu tôi mới được cháu Trần Viết Nhân Hào cho biết cháu  là con trai TVĐ, tháng 12 -2007 nầy cháu sẽ đi Bordeaux học Tiến sĩ Vật lư. Theo cháu Nhân Hào, nhà nghiên cứu TVĐ không biết sử dụng máy vi tính nên mọi việc nhập bài, truy cập h́nh ảnh trên internet và gởi e-mail bài của TVĐ đi các nơi đều do Nhân Hào giúp bố. Một thầy giáo vật lư đầu thế kỷ XXI nầy mà chưa xài máy vi tính là chuyện khó tin. Nhưng chính con trai của TVĐ báo cho biết như thế nên tôi không thể không tin. Nhiều người nhận được mail của TVĐ cũng thắc mắc như tôi và tôi đă phải giải thích lại như thế nhưng cũng có người không tin. Tin hay không tùy quư vị.

*

*          *

 Trần Viết Nhân Hào gởi cho tôi lần đầu 4 files chiếm gần 32.000 kb. Bộ nhớ ổ cứng trong máy của tôi nhỏ không chứa nổi, tôi không download được mà máy c̣n bị kẹt. Tôi reply yêu cầu tác già TVĐ phải nén bài trước khi gởi. Lần thứ hai, Nhân Hào lại gởi tiếp 4 files khác cũng gần đến 27.000 kb không giảm được bao nhiêu. Máy tôi cũng không download được. Cuối cùng tôi phải đến một quán Internet download bài của TVĐ rồi chép vào USB đem về nhà đọc.

 Những ư chính TVĐ viết trong 4 files trên gồm 38 ảnh và bài dài đến 46 trang. Nội dung chủ yếu trong 4 files ấy TVĐ đă từng nói ở nhiều nơi, đặc biệt anh đă phát trong cuộc toạ đàm khoa học do Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Tthiên - Huế và Chi hội Khoa học lịch sử TP Huế tổ chức ngày 2-3-2007 tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng TTH. Trong bản thảo sách CĐĐD đă có một bài tiếp thu bài phản biện của TVĐ từ năm 1991 (từ tr. 343 đến tr. 345) nên tôi không đưa ư kiến phản biện lần thứ hai của TVĐ vào đầu năm 2007 nữa.  Bây giờ có được bài của TVĐ ghi vào USB tôi rất yên tâm. Tuy nhiên, tôi chưa vội “tiếp thu” v́ đây chỉ là những e-mail chưa ổn định, TVĐ có thể sửa bất cứ lúc nào. Nếu “tiếp thu” xong TVĐ lại sửa th́ đâm ra mất th́ giờ không cần thiết. Không ngờ sau đó, trang Web Giaodiemonline thân thiết của tôi ở Hoa Kỳ báo cho tôi biết trên trang nhà Giaodiemonline vừa đăng một bài của TVĐ phản biện công tŕnh nghiên cứu vừa xuất bản của tôi. Tôi đọc ngay vào Lời Ṭa soạn là:

“Vào đầu năm 2007, Giao Điểm có đăng bài nghiên cứu “Lăng Đan Dương của Vua Quang Trung ở đâu  ? Xin góp một câu trả lời” của tác giả Nguyễn Đăc Xuân, một cộng tác viên và thân hữu của Giao Điểm từ nhiều năm qua :

http://giaodiemonline.com/sach_detail.php?sachid=97&PHPSESSID=ad819a799b729cd6d45c34440918676d

Trong lá thư kèm theo bài nghiên cứu, tác giả Nguyễn Đắc Xuân đă ứng xử theo đúng tinh thần nghiên cứu khoa học bằng cách kêu gọi mọi người, đặc biệt các nhà nghiên cứu, góp ư với tác giả. V́ vậy, bài viết đă nhận được nhiều hồi ứng từ các độc giả trong và ngoài nước quan tâm đến đề tài nầy.

Tháng 11 năm nay, gần 9 tháng sau, chúng tôi lại nhận được bài viết “CÓ PHẢI PHỦ DƯƠNG XUÂN Ở GẦN CHÙA THIỀN LÂM VÀ PHỦ NÀY LÀ ĐAN DƯƠNG LĂNG CỦA VUA QUANG TRUNG ?” rất công phu của tác giả Trần Viết Điền, phân tích và phản biện những giả thuyết mà tác giả Nguyễn Đắc Xuân đă đề cập.

Tôn trọng quyền hồi ứng và cổ xúy những cuộc đối thoại xây dựng, Giao Điểm quyết định đăng bài nầy và xin đề nghị tác giả Nguyễn Đắc Xuân cùng bạn đọc tham gia trao đổi ư kiến theo chuẫn mực nghiên cứu khoa học để cùng t́m ra sự thật cho một đề tài vừa quan trọng laị vừa hào hứng nầy. Giao Điểm.”

Như vậy, dù muốn dù không tôi cũng phải “tiếp thu” và nói rơ “ư kiến tiếp thu” của ḿnh, không những để cám ơn tác giả TVĐ mà c̣n v́ sự chờ đợi của độc giả trang nhà Giao Điểm thân thiết của tôi. Bài viết của TVĐ có 3 phần:

A. Giả thiết Nguyễn Đắc Xuân (GTNĐX) dựa trên những cơ sở nào ?

B.Những vấn đề cần thảo luận khi tiếp cận Gỉả thiết của Nguyễn Đắc Xuân;

C. Kiến giải của chúng tôi về Chùa Thiền Lâm- Cồn Bông Sứ.”

nhưng chỉ có Phần A và Phần B có liên quan đến công tŕnh nghiên cứu của tôi, tôi sẽ “tiếp thu”, phần c̣n lại là công tŕnh nghiên cứu riêng của TVĐ tôi dành cho tác giả và độc giả. Và, trong Phần A và B tôi cũng chỉ “tiếp thu” một số vấn đề có liên quan đến Chùa Vạn Phước và một vấn đề mấu chốt khác là “Lời nguyên chú của Ngô Th́ Nhậm” có giá trị như một tài liệu sử học không (?). Cũng để tiện việc “tiếp thu”, trước khi viết bài, vào ngay chiều 19-11-07 tôi đă thận trọng gởi qua e-mail, nhờ cháu Trần Viết Nhân Hào chuyển cho TVĐ sáu câu hỏi nhờ giải đáp và đến chiều ngày 23-11-2007 tôi đă nhận được “Thư hồi đáp của tác giả Trần Viết Điền”.  May quá, qua thư hồi đáp, TVĐ đă  thú nhận một số sai lầm của ḿnh nên đă giúp tôi khỏi phải mất công tranh luận với tác giả. Như vậy tôi tiếp thu không những Phần A và B đă đăng trên giaodiemonline (GDOL) mà c̣n một số vấn đề c̣n đọng lại trong thư hồi đáp của tác giả TVĐ nữa.

Trước khi đi vào nội dung “tiếp thu” tôi xin tŕnh bày một chút cách tiếp thu phản biện của tôi: Trước khi tiếp thu ư kiến khoa học tôi phải trao đổi với tác giả phản biện để xem ư kiến phản biện của tác giả có giá trị lịch sử hay không. Nếu có giá trị tôi xin tiếp thu để nâng cao chất lượng khoa học cho công tŕnh nghiên cứu của tôi. Nếu đó là ư kiến áp đặt, vơ đoán, thiếu cơ sở khoa học tôi xin cám ơn và cho qua. Ngoài việc đối thoại với tác giả phản biện tôi c̣n phải phục vụ bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ đang muốn dấn thân vào “con đường kham khổ” nghiên cứu lịch sử. Nên khi nêu lên một vấn đề ǵ tôi phải tŕnh bày cặn kẽ để khỏi trở lại lần thứ hai. Ư kiến tuần tự được  tŕnh bày như sau:

a) Trích bài viết của TVĐ;

b) Nêu câu hỏi với tác giả;

c) Tác giả TVĐ trả lời và nói rơ thêm quan niệm của tác giả về vấn đề đó;

d) B́nh luận và rút ra kết luận từng vấn đề.

 

*

*         * 

 

I. Trần Viết Điền viết:  “b/ Miếu Lễ Lê Thánh Tông (thời Nguyễn Phúc Tần ) và các chúa Nguyễn kế vị :

 

       H́nh 2 : Chùa Vạn Phước được dựng trên nền cũ của am Phổ Phúc, am này dựng tạm
trên nền cũ của  miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần” 
Chú thích của TVĐ

 

Nguyễn Đắc Xuân (NĐX) hỏi:   Chú thích tấm h́nh 2 nầy, Điền khẳng định 100% chùa Vạn Phước xây dựng trên nền cũ “của  miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần” . Chú thích như vậy là không c̣n vấn đề ǵ phải bàn luận nữa ? 

Qua thư phản hồi Trần Viết Điền (TVĐ) trả lời: “1/ Tấm h́nh 2 nằm trong mục C, nêu lên những kiến giải (có tính cách khả năng) , dẫu kư chú khẳng định như anh đă phê b́nh, th́ anh và độc giả thừa biết đó cũng là một ư kiến của tác giả, c̣n đúng hay sai th́ phải tiếp tục bàn! Điền tiếp thu ư kiến của anh và sẽ thêm (giả thuyết) dưới h́nh 2 và một số h́nh nữa. Nếu quả tấm bia ấy có ghi của ai th́ không có chi phải bàn nữa, phải không? 

NĐX B́nh luận: TVĐ “tiếp thu ư kiến của anh và sẽ thêm (giả thuyết) dưới h́nh 2 và một số h́nh nữa”. Như vậy “Chùa Vạn Phước được dựng trên nền cũ của am Phổ Phúc, am này dựng tạm trên nền cũ của  miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần” chỉ là một giả thiết của Trần Viết Điền. Không những ảnh chùa Vạn Phước và nhiều ảnh khác như Phủ Dương Xuân cũng đều là giả thiết. Đề nghị Trần Viết Điền xin các trang Web đă đăng bài của Trần Viết Điền nên hạ xuống và thêm chữ “giả thuyết” (ư kiến của Trần Viết Điền) để độc giả gần xa khỏi “tưởng thiệt”. Thế th́ cái  kết luận ở cuối bài trên GDOL của TVĐ  “Vậy khu vực Chùa Thiến Lâm - Cồn Bông Sứ (TL-CBS)  từng có đại danh lam Thiền Lâm, với nhiều tháp sư và mộ cổ, với Miếu Lễ Lê Thánh Tông thời Nguyễn Phúc Tần , Nguyễn Phúc Chu đă bị phế bỏ từ thời Gia Long …nên các hiện vật do nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân phát hiện , chưa có một tiêu chí để giám định mà vội gán cho vật liệu xây dựng Đan Dương Lăng là phi khoa học!” không c̣n giá trị nữa mà chỉ là một giả thuyết của TVD mà thôi.

TVĐ hỏi: “Nếu quả tấm bia ấy có ghi của ai th́ không có chi phải bàn nữa, phải không?”.

NĐX B́nh luận: Tấm bia đá lớn để trước chùa Vạn Phước đă bị mài nhẵn  hết chữ, trong lúc tôi đang nghiên cứu về chủ nhân của tấm bia (trước năm 1990) th́ tấm bia bị Pḥng TTVH Thành phố (cơ quan lúc ấy đang giúp mọi phương tiện cho TVĐ nghiên cứu chứng minh lăng Ba Vành của Thượng thư bộ Hộ kiêm bộ Binh Lê Quang Đại là lăng mộ vua Quang Trung) chở về Ban Văn hoá Thành phố (địa điểm xây dựng Nhà sách Phú Xuân ở đầu phía bắc cầu Trường Tiền hiện nay). Sau đó ít năm, Thượng toạ Chơn Trí - trụ tŕ chùa Thiền Lâm cho rằng tấm bia đó là bia của chùa Thiền Lâm nên xin  về  đặt tại sân sau chùa Thiền Lâm (150 ĐBP hiện nay). Qua nghiên cứu, tôi thấy nhiều tấm bia khác trong khuôn viên chùa Thiền Lâm cũng bị mài, đục và chôn sâu dưới đất nên tôi xem bia đó là bia của chùa Thiền Lâm và đă dẫn chứng và đưa h́nh ảnh tấm bia nhiều lần trong sách  Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương...của tôi. Tuy nhiên trong bài viết trên Giaodiemonline (GDOL) TVĐ lại cho rằng chúa Nguyễn Phúc Chu : “Khi xây dựng đại danh lam Thuyền Lâm (hay Thiền Lâm) th́ không thể không (NĐX nhấn mạnh) đại trùng tu miếu lễ Lê Thánh Tông và có khả năng chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng bia tưởng nhớ công đức của vua Lê Thánh Tông trong việc mở mang bờ cơi. ”  Câu 1 trên đă chứng minh, nền chùa Vạn Phước không phải là nền cũ của Miếu lễ Lê Thánh Tông. Do đó cái tấm bia mà TVĐ viết “và có khả năng chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng bia tưởng nhớ công đức của vua Lê Thánh Tông trong việc  mở mang bờ cơi” là “không có khả năng” nữa. TVĐ đă  ước đoán sai sự thật lịch sử.

H́nh 6 : Ảnh chụp tấm bia đặt trên lưng rùa ( có khả năng là bia dựng ở
Miếu Lễ Lê Thánh Tông vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu)
(Ảnh và chú thích của TVĐ)

 

Cũng nhân câu trích nầy cần t́m hiểu cách suy luận “sử học” của TVĐ như thế nào:

TVĐ viết: “Khi xây dựng đại danh lam Thuyền Lâm hay Thiền Lâm) th́ không thể không đại trùng tu miếu lễ Lê Thánh Tông”.

B́nh luận: “Cái nầy” và “cái kia” phụ thuộc vào nhau (vật chất cũng như ư tưởng) khi chúng có mối quan hệ nội tại với nhau. Nói cách khác: Nếu “cái nầy” và “cái kia” không có quan hệ nội tại th́ chúng không phụ thuộc vào nhau.

Ví dụ 1:  Chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng chùa Thiền Lâm không thể không làm nhà tăng (để các tăng sĩ ở ), không thể không làm nhà bếp (để phục vụ ăn uống cho người ở trong chùa), không thể không đào giếng (nguồn nước ăn uống thiết yếu của nhà chùa);

Ví dụ 2: Cha mẹ  rượu chè đàn đúm sống thiếu trung thực không thể không ảnh hưởng đến đạo đức của con cái (v́ cha mẹ là tấm gương của con cái).

Ví dụ 3: Một đầu móc một bao gạo, một đầu móc một bao cỏ cán cân không thể không nghiêng về phía bao gạo (v́ hai bao được móc lên một cái cân, gạo nặng hơn cỏ)   

Theo cách nghĩ phổ thông như thế th́ việc chúa Nguyễn Phúc Chu “xây dựng đại danh lam Thuyền Lâm” không có quan hệ nội tại nào với việc  

“đại trùng tu miếu lễ Lê Thánh Tông”.  Không có chuyện xây dựng chùa Thiền Lâm th́ phải xây dựng Miếu lễ Lê Thánh Tông.  

Suy luận theo kiểu của thầy giáo dạy vật lư TVĐ th́ tôi cũng có thể  viết  “Khi xây dựng đại danh lam Thuyền Lâm (hay Thiền Lâm) th́ chúa Nguyễn Phúc Chu không thể không đại trùng tu miếu Huyền Trân Công chúa- người đă chịu lấy Chế Mân để đổi lấy  hai châu Ô Lư cho nhân dân Thuận Hoá”;

hoặc:  “Khi xây dựng đại danh lam Thuyền Lâm (hay Thiền Lâm) th́ chúa Nguyễn Phúc Chu không thể không đại trùng tu” chùa Thiên Mụ - v́ chùa Thiên Mụ là ngôi chùa do ông tổ 5 đời của chúa (chúa Nguyễn Hoàng) sáng lập từ năm 1601.

Không ai cho phép tôi được suy luận một cách khôi hài như thế. Thế TVĐ nghĩ sao về càch suy luận áp đặt theo chủ đích của ḿnh như thế ?

Trong bài viết đăng trên GDOL, TVĐ dùng đến cách suy luận  áp đặt “có khả năng”, “không thể không”, “chắc” nhiều lần tôi không thể dẫn chứng hết. Trong khoa học, tất cả những vấn đề cần khám phá đều có thể đặt thành giả thiết. Nhưng nếu giả thiết không chứng minh được th́ phải loại bỏ cái giả thiết đó, hoặc lưu lại rồi tiếp tục chứng minh chứ không thể lấy một cái giả thiết chưa được chứng minh để  “phản biện” những sự thực lịch sử đă được chứng minh bằng tư liệu đă được khảo chứng. Đây là nguyên tắc sơ đẳng nhất trong việc phản biện khoa học.                    

 

          II. TVĐ viết : ‘Sau khi thân chinh thắng lợi, vua Lê Thánh Tông hồi kinh 1471, quân dân Thuận Hóa về sau đă lập miếu thờ vua Lê Thánh Tông ở xứ Bộ Hóa Thượng (GDOL, tr.8)

NĐX hỏi:  Xin TVĐ dẫn nguồn tài liệu nào cho biết thông tin lịch sử nầy ?

TVĐ trả lời: “Dựa vào ĐVSKTT, ÔCCL, ĐNNTC và điền dă . ĐVSKTT chép về việc nhà vua thân chinh (1470-1471) và sự kiện tiến sĩ Nguyễn Phục là thầy của B́nh Nguyên Vương Tư Thành, cũng là người góp phần đưa Tư Thành lên ngôi vua. C̣n ÔCCL cho biết chức vụ của Nguyễn Phục là Phi Vận Tướng Quân, bị vua xử oan, nhà vua ân hận , quân dân lập miếu thờ một số nơi. Con trai ông là tiến sĩ Nguyễn Đạm, trấn nhậm ở Thuận Hóa không thể không góp phần vào việc tôn tạo các miều Phi Vận Tướng Quân (thờ cha ḿnh) và tất nhiên (NĐX lưu ư) không quên dựng hoặc tôn tạo miếu thờ Lê Thánh Tông ở Thuận Hóa theo đúng tam cương “QUÂN SƯ PHỤ”.Xin trích vài đoạn: “ Đền Tùng Giang: Đền ở cửa bể Tư Khách, huyện Tư Vinh , c̣n một đền ở cửa bể Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam. Thần họ Nguyễn tên Phục , người xă Đoan Tùng huyện Gia Phúc. Ông đơ Tấn Sĩ năm Quí Dậu …Hồi vua Lê đi đánh Chiêm Thành , ông phụng mệnh làm Phi Vận Tướng Quân Tán Lư đội Chuyển Thâu . Thuyền đến cửa bể Tư Khách , chợt gặp bảo bể , lộ tŕnh rất là nguy hiểm . Mọi ngườ́ sợ lương chậm th́ bị tội , dục ông cho đội thuyền cứ lên đường . Ông nói : “Thà đem tấm thân bé nhỏ chịu h́nh phạt búa ŕu chứ không nỡ đem của nông sản hữu hạn mà để ch́m xuống biển , đưa bọn người vô tội mà làm mồi cho cá”. Nói xong mới quyết chí neo thuyền lương lại”.

        V́ có chậm trễ như thế nên quân lương bị thiếu thốn, vua Lê thấy vận lương sai nhật kỳ, nổi giận sai giam vào ngục. Bọn cung nhân và cận thần dèm với vua xin giết đi . Đến lúc vua sực giác ngộ ra liền tuyên chiếu tha tội cho ông , th́ ông đă bị xử tử rồi.

        Sau đó thường hiển linh , nên dân địa phương lập đền thờ cúng. Khoảng niên hiệu Cảnh Thống đời Lê Hiến Tông ( 1497-1504), được phong tặng là Văn Trung Chính Nghị. Hoàng Đế ( chỉ vua nhà Mạc)gia phong thêm bốn chữ Minh Đạo Hiển Ứng.

        Đến đời con ông là Nguyễn Đạm , đỗ tấn sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận đời Lê Tương Dực(1510-1516) lần lần làm Hiến sát sứ và Thừa tuyên sứ đạo Thuận Hóa …”( Bản dịch B.LONG, nxb AC, SG, tr73).

Ở g̣ Dương Xuân (NĐX nhấn mạnh) có miếu Phi Vận Tướng Quân Văn Trung Chính Nghị Tùng Giang Tiến Sĩ ở trên  cồn nhỏ , nhô ra từ g̣ Dương Xuân , nơi cầu đảo của quan viên chức sắc, quân dân các hạng quanh vùng th́ phải có miều thờ Lê Thánh Tôn nữa . ĐNNTC của QSQ TN ( bản Duy Tân) tập Kinh Sư, bản dịch, nxb Thuận Hóa, 1992,  chép: “MIẾU LỄ LÊ THÁNH TÔNG : Ở phía tả miếu Lịch đại đế vương, hằng năm tế vào tháng trọng xuân và trọng thu , đều vào ngày nhâm sau ngày tế Xă tắc .

          Kính xét : Miếu Lê Thánh Tông, hồi ( nhà Nguyễn ) mới dựng nước vẫn có miếu thờ , sau trải qua loạn lạc bị bỏ , năm Gia Long thứ 8, chọn đất dựng miếu để thờ”( tr 34). Và ĐNTLCB ,tập I, QSQTN, TTKHXHNV, VSH, NXB GD, 2002 chép:  “ Kỷ Tỵ , Gia Long năm thứ 8[1809] …Đổi dựng miếu Lê Thánh Tông. Vua cùng bầy tôi bàn rằng : “Nước ta từ triều Lê về trước , tự châu Ô châu Lư vào Nam c̣n là đất Chiêm Thành .Lê Thánh Tông b́nh được Chiêm Thành, mở đất tới Phú Yên , dời dân đến ở, công mở mang đất đai thực bắt đầu từ đấy. Trước kia dựng miếu thờ là để nhớ công, nay nên nhân cũ mà sửa mới để làm nơi sùng tự (NĐX nhấn mạnh) . Bèn sai họp thợ xây dựng, hơn một tháng th́ miếu làm xong . Đặt 10 người miếu phu, lấy dân Phú Xuân sung vào, mỗi năm hai mùa xuân thu lấy ngày nhâm sai quan đến tế” (tr774).

Tư liệu thư tịch , kết hợp thực địa …Điền đă viết nên giả thuyết ở phần C”.

NĐX B́nh luận: TVĐ viết: “ĐNNTC của QSQ TN (bản Duy Tân) tập Kinh Sư, bản dịch, nxb Thuận Hóa, 1992”. Xin nhắc cho TVĐ biết: Bản dịch sách ĐNNTC do Nxb Thuận Hoá in năm 1992 dịch từ bản thảo dưới thời Tự Đức. Bản thảo thời Tự Đức và bản in thời Duy Tân có nhiều sai biệt không thể nhầm lẫn được. Nếu TVĐ đă đọc kỹ công tŕnh nghiên cứu CĐĐD của tôi hẵn TVĐ đă biết sự sai biệt ấy đến như thế nào. (Hăy xem Cung diện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung của NĐX, tr. 345-353)

Cũng nhắc cho TVĐ biết đoạn TVĐ trích trong Đại Nam Thực Lục CB, tập I tại trang 744 chứ không phải 774 như TVĐ dẫn. (Dẫn chứng phải chính xác để người đọc mới có thể kiểm tra tư liệu được).

Chuyện dân chúng thời các chúa Nguyễn nhớ ơn “b́nh Chiêm” của vua Lê Thánh Tông  họ đă  làm miếu thờ Vua, sử sách đă ghi rơ, không ai có ư kiến khác. TVĐ trích dẫn rườm rà tài liệu như trên là không cần thiết nữa. Điều tôi muốn hỏi là tư liệu nào cho biết dân chúng “đă lập miếu thờ vua Lê Thánh Tông ở xứ Bộ Hóa Thượngkia ?  Tất cả  những sử sách TVĐ trích dẫn trên không trả lời được câu hỏi của tôi. Ngược lại những đoạn trích trên lại có đoạn trích trong Đại Nam Thực Lục CB viết rằng: “Nước ta từ triều Lê về trước, tự châu Ô châu Lư vào Nam c̣n là đất Chiêm Thành. Lê Thánh Tông b́nh được Chiêm Thành, mở đất tới Phú Yên, dời dân đến ở, công mở mang đất đai thực bắt đầu từ đấy. Trước kia dựng miếu thờ là để nhớ công, nay nên nhân cũ mà sửa mới để làm nơi sùng tự.(NĐX nhấn mạnh)  Bèn sai họp thợ xây dựng, hơn một tháng th́ miếu làm xong” Câu văn được gạch dưới (nhân cũ mà sửa mới) chứng tỏ miếu thờ Lê Thánh Tông được sửa mới trên nền cũ của miếu Lê Thánh Tông có từ trước và theo Đại Nam Nhất Thống Chi tập Kinh sư mà TVĐ trích dẫn ở trên cho biết Miếu thờ Lê Thánh Tông năm Gia Long thứ 8 nằm “Ở phía tả miếu Lịch đại đế vương” (nay là nhà bà Cậy bán phở tại số 27/ kiệt 29 Lịch Đợi thuộc Tổ 1 P.Phường Đúc). Năm 1925, L.Cadière đă khảo sát khu vực nầy đă viết trong bài Le Quartier des Arènes, I - Souvenirs des Nguyễn (BAVH số tháng 7-9 năm 1925  và đánh dầu bằng con số 3 trên bản đồ kèm theo.

Tài liệu I.- Bản đồ do L.Cadière sử dụng trong bài Le Quartier des Arènes, I - Souvenirs des Nguyễn (BAVH số tháng 7-9 năm 1925), vẽ toàn bộ khu vực từ đường Nam Giao (Điện Biên Phủ ngày nay) lên đến nhà thơ Phường Đúc bên cạnh con đường bắt đầu từ bờ nam sông Hương chạy thẳng lên lăng Tự Đức. Có thể ṇi bản đồ nầy ôm trọn một phần P.Trường An và các thôn Hạ 1, Hạ 2 của xă Thủy Xuân giáp giới với xă Thủy Biều. Trên bản đồ L. Cadière ghi 30 chú thích cho 30 địa điểm di tích. Bắt đầu từ đông bắc: 1. Vị trí trường nuôi voi, 2. Miếu Lịch Đợi, 3. Miếu thờ vua Lê Thánh Tông (dựng năm Gia Long thứ 8), [...]  lên đến phía tây nam có  số 26 Thành Lồi; [...] 29 Hổ Quyền. Bản đồ hết sức chính xác nhưng TVĐ không dùng mà đi nhờ con trai Download ảnh trong Google xuống và tự chú thích theo ư ḿnh để bịp độc giả.      

 Từ Miếu Lịch đại đế vương (đất nhà bà Cậy hiện nay) thuộc tổ 1 Phường Đúc lên phía nam phải đi qua ấp Trường Giang của Phường Trường An, rồi mới đến ấp B́nh An có chùa Vạn Phước. Từ nền cũ Miếu Lễ Lê Thánh Tôn (sát bên trái miếu Lịch Đợi đế vương) thuộc tổ 1 P. Phường Đúc lên đến chùa Vạn Phước ấp B́nh An thuộc P. Trường An ít nhất phải đi bộ mất 20 phút. Như vậy không có nền cũ của Miếu lễ Lê Thánh Tông thứ hai. Chuyện “Chùa Vạn Phước được dựng trên nền cũ của am Phổ Phúc, am này dựng tạm trên nền cũ của  miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần” của TVĐ hoàn toàn không có. Thông tin của TVĐ viết : “miếu thờ vua Lê Thánh Tông ở xứ Bộ Hóa Thượng” là chuyện tưởng tượng.

III. TVĐ viết: Các cụ già cho biết khi đánh nhau với quân Chăm , thường quân Chăm cố thủ ở Thành Lồi, c̣n quân ta đóng bản doanh ở xứ Bộ Hóa Thượng, thuộc g̣ Dương Xuân, phía tây Bàu Vá . (GDOL, tr.8).

NĐX hỏi: “Nhờ Điền cho biết : Các cụ già nào, mấy cụ, tên ǵ, bao nhiêu tuổi, ở làng, xóm nào, làm sao các cụ có thể biết được chuyện bốn năm thế kỷ trước như thế ?” 

TVĐ trả lời:  3/Thưa anh, kư ức dân gian, thần tích, thần phả, truyền khẩu …nếu xử lư tốt th́ đó là nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử, dẫu sự kiện lịch sử đă xảy ra vài trăm năm trước. Điền có chủ định t́m gặp những cụ già có học chữ Hán, từng tham gia vào ban tế lễ, biết đọc văn tế…từng nghe truyền khẩu về những sự tích của làng để t́m hiểu. Sau đây là các cụ già của làng Phú Xuân và Dương Xuân mà Điền đă gặp nhiều lần, từ 1987cho đến 2007, để hỏi về những vấn đề cần cho nghiên cứu:

 - Cụ Lê Văn Trác (1895-1986), người làng Phú Xuân, ấm sinh, có thân phụ là thầy đồ Lê Văn Mỹ , vừa là bạn vừa là thông gia của cụ Mai Khắc Đôn ( thầy của vua Duy Tân). Cụ Lê Văn Trác là ông ngoại của Điền, dạy Điền môn Địa lư phong thủy cổ. Ông từng sống ở Dương Xuân Hạ, từng ở trong ban văn lễ của làng Dương Xuân (ngoại của ông, phủ Định Viễn) và từng giữ địa bộ làng Phú Xuân. Điền nhờ ngoại kể những chuyện làng Phú Xuân, Dương Xuân. Anh có thể kiểm tra qua ông Mai Khắc Lưu, cháu nội cụ Mai Khắc Đôn và cậu Lưu th́ anh quá quen, có phải không ?

-Cụ Ái Niệm (phủ Định Viễn), cụ Nguyễn Hữu Đoàn ( nghệ nhân đúc đồng của Phường Đúc), cụ Lê Văn Hồi (Thư kư hội đồng tộc trưởng làng Dương Xuân), cụ Lê Văn Uyển (cư sĩ PG, làng Phú Xuân )…

Anh Xuân chỉ cần đến làng Dương Xuân Hạ, làng Phú Xuân hỏi các cụ trên th́ ai cũng biết và sẵn sàng chỉ nhà của các cụ.              

G̣ Dương Xuân có Thành Lồi, ôm vùng trũng Bàu Vá  và ở thượng nguồn sông Phú Xuân (Linh Giang hay sông Kim Trà hay sông Hương) dễ có những hoạt động quân sự từ xưa đến nay. Ngày xưa quân Chiêm Thành hay ém quân ở thượng nguồn để đánh úp hoặc dùng thủy binh để cướp Hóa Châu…ĐVSKTT chép :  “Ất Tỵ, [Đại Trị] năm thứ 8 [1365]…Mùa xuân, tháng giêng , cướp dân đi chơi xuân của Hóa Châu.

Trước đây , theo tục Hóa Châu , tháng giêng hằng năm , trai gái họp nhau ở Bà Dương chơi  tṛ đánh đu . Người Chiêm đă nấp sẵn ở đầu nguồn của Hóa Châu từ tháng 12 năm trước, đến khi ấy ập tới cướp bắt lấy người đem về.”(sđd ,t. II, tr 143). Kư ức dân gian và chính sử về cơ bản là khớp nhau”.

NĐX. b́nh luận: Tôi hỏi các cụ già nào đă kể với TVĐ về chuyện      “khi đánh nhau với quân Chăm, thường quân Chăm cố thủ ở Thành Lồi, c̣n quân ta đóng bản doanh ở xứ Bộ Hóa Thượng, thuộc g̣ Dương Xuân, phía tây Bàu Vá” chứ tôi không hỏi chung chung về lịch sử làng Dương Xuân, làng Phú Xuân. Viết bút kư văn học người ta c̣n phải xử lư tài liệu sống trước khi sử dụng huống chi đây là chuyện viết lịch sử, thu thập tài liệu lịch sử để phản biện một công tŕnh lịch sử.

TVĐ viết cho biết:  “Cụ Lê Văn Trác (1895-1986), người làng Phú Xuân, ấm sinh, có thân phụ là thầy đồ Lê Văn Mỹ , vừa là bạn vừa là thông gia của cụ Mai Khắc Đôn ( thầy của vua Duy Tân). Cụ Lê Văn Trác là ông ngoại của Điền, dạy Điền môn Địa lư phong thủy cổ. Ông từng sống ở Dương Xuân Hạ, từng ở trong ban văn lễ của làng Dương Xuân (ngoại của ông, phủ Định Viễn) và từng giữ địa bộ làng Phú Xuân. Điền nhờ ngoại kể những chuyện làng Phú Xuân, Dương Xuân. Anh có thể kiểm tra qua ông Mai Khắc Lưu, cháu nội cụ Mai Khắc Đôn và cậu Lưu th́ anh quá quen, có phải không ?

NĐX b́nh luận: TVĐ không cho biết ông ngoại là cụ Lê Văn Trác (1895-1986) sống ở Dương Xuân Hạ bao lâu và v́ sao lại được “giữ địa bộ làng Phú Xuân”. TVĐ bảo tôi hỏi ông Mai Khắc Lưu để kiểm tra việc ǵ ?  Điều tôi muốn biết là Cụ Trác có kể với TVĐ chuyện “ khi đánh nhau với quân Chăm, thường quân Chăm cố thủ ở Thành Lồi, c̣n quân ta đóng bản doanh ở xứ Bộ Hóa Thượng, thuộc g̣ Dương Xuân, phía tây Bàu Vá” hay không ? C̣n chuyệnngoại kể những chuyện làng Phú Xuân, Dương Xuân” với TVĐ là chuyện riêng của TVĐ tôi không dám quan tâm và cũng không quan tâm làm ǵ. TVĐ bảo tôi hỏi ông Mai Khắc Lưu (cháu nội cụ Mai Khắc Đôn), tôi chắc ông Lưu cũng chỉ có thể xác nhận là hai họ Lê-Mai có thông gia với nhau nhưng chắc chắn ông Lưu không thể xác nhận được cụ ngoại của TVĐ đă kể những chuyện ǵ về làng Phú Xuân với TVĐ, đặc biệt là chuyện “khi đánh nhau với quân Chăm”.  Như vậy câu hỏi thứ ba của tôi TVĐ lấp liếm trả lời chưa thoả đáng.    

          Trong nghiên cứu lịch sử, nhân chứng -“tư liệu sống”, là một nguồn sử liệu hết sức quan trọng. Một tư liệu sống có thể dùng được tối thiểu phải có đủ các yếu tố: 1. Tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ cụ thể (làng, xóm, phường xă, hoặc số nhà đường phố nào); 2. Nhân chứng đă sinh sống ở đó từ thời nào ? 3. Nhân chứng có quan hệ với vấn đề được hỏi như thế nào ? 4. Chụp h́nh, thu băng tiếng nói của nhân chứng về nội dung tư liệu; 5. Đối chiếu nội dung tư liệu được cung cấp với một nhân chứng khác để xem có ǵ khác biệt không ?; 6. So với tài liệu lịch sử (nếu có)  có ǵ trùng khớp hay mâu thuẫn không ? Độc giả đọc câu hỏi của tôi và câu trả lời của TVĐ đă biết được giá trị khoa khoa học của những thông tin TVĐ viết trong đoạn văn trên. Để khỏi mất th́ giờ của bạn đọc, tôi xin trưng dẫn một trường hợp điển h́nh giữa thông tin “điền dă” của TVĐ và tài liệu lịch sử nó sai lệch đến như thế nào:

IV. Trong bài viết trên giaodiemonline, TVĐ đă đề cập đến địa lư G̣ Dương Xuân nhiều lần. Đó là địa bàn chủ chốt trong công tŕnh phản biện của TVĐ và cả Phần C trong “công tŕnh” của TVĐ. Tôi xin trích một thông tin ngắn gọn trong thư TVĐ gởi cho tôi như sau: “G̣ Dương Xuân có Thành Lồi, ôm vùng trũng Bàu Vá  và ở thượng nguồn sông Phú Xuân (Linh Giang hay sông Kim Trà hay sông Hương)”. Có thực như thế không ?

Trong công tŕnh “Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương...” của tôi vừa xuất bản hồi tháng 10-2007, TVĐ đă sử dụng cuốn sách đó để viết bài “phản biện”. Trong cuốn sách đó tôi đă trích dẫn nguyên văn chữ Hán và bản dịch về G̣ Dương Xuân (từ tr.75 đến tr.77) từ trong cả hai bản Đại Nam Nhất Thống Chí (Thừa Thiên Phủ, t.Thượng) thời Tự Đức và thời Duy Tân. Trong đoạn trích trên TVĐ cũng trưng dẫn sách Đại Nam Nhất Thống Chí do Nxb Thuận Hoá ấn hành năm 1992. Nhưng TVĐ không  sử dụng tài liệu lịch sử chính thức của Đại Nam Nhất Thống Chí TVĐ đang có trong tay mà lại cất công đi làm tài liệu điền dă riêng về G̣ Dương Xuân của TVĐ. V́ thế tôi xin trích lại để độc giả và TVĐ so sánh giữa sử liệu và điền dă của TVĐ nó xa cách đến chừng nào: Sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên Phủ, Tập Thượng, của Quốc sử quán triều Nguyễn, do Tu Trai Nguyễn tạo dịch, Nha QGBGD xb, SG. 1961, tr. 56) viết:

G̉ DƯƠNG-XUÂN

Ở phía tây bắc huyện (Hương Thủy) 15 dặm; thế g̣ bằng thẳng rộng răi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt dài dặc độ vài dặm; phía nam g̣ có đàn Nam-Giao, phía tây có nhiều danh-lam-cổ-sát, cũng xưng là nơi giai thắng.

Cẩn Án: Lúc đầu bản triều khái-quốc có dựng phủ ở g̣ Dương-Xuân nầy. Đời vua Hiển-Tôn năm Canh-th́n thứ 9 (1700) trùng tu, cơ Tả-Thủy, đào đất  được 1 cái ấn đồng có khắc chữ: “Trấn-Lỗ Tướng-Quân chi ấn” là ấn của Trấn Lỗ Tướng-Quân, nhân đó đặt tên phủ là Ấn-phủ. Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào”.

Tư liệu vừa trích có những thông tin đáng chú ư:

- thế g̣ bằng thẳng rộng răi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt, dài dặc độ vài dặm;

- phía nam g̣ có đàn Nam-Giao (tức G̣ Dương Xuân nằm ở phía bắc Đàn Nam Giao);

- phía tây có nhiều danh-lam-cổ-sát

- Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào” (phiên âm nguyên văn chữ Hán: Tự Kinh binh loạn kim thất kỳ xứ”.

G̣ Dương Xuân dài dặc chỉ có vài dặm, phía nam g̣ c̣ Đàn Nam Giao (tức là g̣ Dương Xuân nằm phía bắc Đàn Nam Giao), trên thực địa là phần đất hai bên đường Nam Giao Tân Lộ (tức Điện Biên Phủ ngày nay) trải từ bờ sông Lợi Nông (sông An Cựu) lên thẳng lên đến chùa Thiền Lâm-ấp B́nh An ở phía bắc Đàn Nam Giao.

 

 

 Tài liệu II.- Khu vực g̣ Dương Xuân nằm hai bên con đường thẳng từ bờ sông
An Cựu lên đến chùa Thiền Lâm phía bắc đàn Nam Giao. Bản đồ TL của BAVH,
trích dẫn của NĐX

 

Đầu triều Gia Long, dân làng Phú Xuân nhường đất cho triều đ́nh xây dựng Kinh thành Huế, một bộ phận dân làng Phú Xuân lên g̣ Dương Xuân lập xă Phú Xuân gồm có ba ấp Trường Giang (khu vực chùa Báo Quốc ngày nay), B́nh An (khu vực chùa Vạn Phước, Thiền Lâm, Từ Đàm ngày nay), và ấp Trường Cửu (Cởi) có lăng mộ nhà yêu nước Phan Bội Châu ngày nay. Phần g̣ dành cho xă Phú Xuân sách ĐNNTC (Thừa Thiên Phủ, t.1) đổi tên là g̣ Dương Xuân từ đầu triều Nguyễn đến nay. Thế mà TVĐ dám “điền dă” chuyển g̣ Dương Xuân qua phía Tây đàn Nam Giao và viết rằng: “G̣ Dương Xuân có Thành Lồi,  ôm vùng trũng Bàu Vá  và ở thượng nguồn sông Phú Xuân (Linh Giang hay sông Kim Trà hay sông Hương)”.  Khu vực “G̣ Dương Xuân của  TVĐ nằm dọc phía tây bắc Đàn Nam Giao chạy từ Dương Xuân Hạ lên đến Thành Lồi rộng đến hàng chục dặm. (Xem lại Tài liệu I đă dẫn trên của NĐX).

Thành Lồi ở đâu ? và lịch sử như thế nào ?  Sách  Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên Phủ, Tập Thượng, Nha QGBGD xb, SG. 1961, tr. 78 viết:

THÀNH CŨ VUA CHIÊM: Ở xă Nguyệt-Biều huyện Hương-Thủy. Thế truyền đây là chỗ ở của vua Chiêm-Thành, gọi thành Phật-Thệ, nền cũ nay vẫn c̣n, tục gọi là Thành-Lồi. Niên hiệu Minh-Mạng có dựng miếu nơi đây để thờ”.

Cái g̣ Dương Xuân do TVĐ áp đặt nằm phía tây bắc Đàn Nam Giao gồm hết cả xă Dương Xuân Hạ lên đến xă Nguyệt Biều. Từ đầu xă Dương Xuân hạ lên đến Thành Lồi  thuộc xă Nguyệt Biều người đi bộ giỏi phái mất một tiếng đồng hồ. Cái g̣ Dương Xuân trong lịch sử và thực tế với cái g̣ Dương xuân do TVĐ áp đặt không quan hệ ǵ với nhau cả. Không những TVĐ thêu dệt ra bao nhiêu chuyện trên cái g̣ Dương Xuân áp đặt ấy mà TVĐ c̣n nhờ con trai “chuẩn bị thi Tiến sĩ Vật lư” vào Google, download bản đồ vùng Trường An-P. Phường Đúc - Nguyệt Biều trên vệ tinh xuống và chú thích một cách tuỳ tiện theo ư ḿnh là:

 

“H́nh 1 :  Toàn cảnh vùng Bàu  Vá  ( xứ Bộ Hóa ) với  quần thể di  tích Điện Trường Lạc-"
Ảnh của Google do TVĐ chú thích một cách tự tiện

 

B́nh luận H́nh 1: G̣ Dương Xuân được TVĐ chú thích trên ảnh vệ tinh nầy do TVĐ áp đặt chứ không đúng với lịch sử, không đúng với thực tế. Đi điền dă TVĐ không sử dụng bản đồ  xưa cũng như nay về ranh giới, điền thổ các xă Thủy Xuân, Thủy Biều có chú thích đầy đủ mà lại nhờ con  download ảnh vệ tinh không có chú thích ở địa phương và tự ghi thêm chú thích một cách tùy tiện. Những người không am tường khu vực nầy không thể biết được đâu là chú thích cũ, gốc của địa phương và chú thích mới ghi một cách tùy tiện của TVĐ.  

 

Nhiều bạn đọc ở xa Huế và ít  tiếp cận với internet xem cái bản đồ nầy hết sức phân vân. Rất may là TVĐ đă biết sai nên viết thư cho tôi để xin thêm dưới chữ G̣ Dương Xuân hai chữ “giả thiết”. (Giả thiết của TVĐ). G̣ Dương Xuân của TVĐ chỉ là một giả thiết th́ tất cả những chuyện TVĐ viết có liên quan đến cái g̣ Dương Xuân giả thiết ấy chỉ là những chuyện bịa đặt không có một chút giá trị lịch sử nào. Và giả thiết đó đă được chứng minh sai hoàn toàn cho nên có thể nói tất cả những ǵ TVĐ viết có liên quan đến cái g̣ Dương Xuân áp đặt ấy cũng là những chuyện áp đặt tưởng tượng hoàn toàn không  có giá trị phản biện công tŕnh nghiên cứu đă xuất bản của tôi.

Một người nghiên cứu sử mà không dùng tư liệu sử chính thức của lịch sử, không dùng bản đồ chính thức của chính quyền địa phương  mà đi điền dă tạo dựng lên những “tư liệu lịch sử” khác không có một chút giá trị khoa học nào để làm ǵ ? Nếu đời sau không tiếp cận được những tư liệu chính thức mà chỉ tin vào “tài năng điền dă” của TVĐ th́ hậu quả sẽ như thế nào ? Xin nhường câu trả lời cho TVĐ và độc giả.

TVĐ “phản biện” công tŕnh nghiên cứu Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương....của tôi. Về G̣ Dương Xuân có Phủ Dương Xuân, trong công tŕnh đó tôi đă trích dẫn nguyên văn chữ Hán (bản thảo thời Tự Đức và bản in đời Duy Tân) và các bản dịch đă xuất bản ở hai miền Nam Bắc VN. In trong các trang 75-76-77 và các tr.350, 351. Trên nguyên tắc phản biện, TVĐ phải xét văn bản tôi trích có đúng không, bản dịch của hai miền Nam Bắc có chỗ nào sai không, tôi hiểu tài liệu đó có chỗ nào không đúng không. Nếu không chỉ ra được chỗ nào sai th́ phải chấp nhận. Nếu tất cả được TVĐ phản biện chứng minh là sai hết th́ lúc đó TVĐ mới đi t́m G̣  Dương Xuân có Phủ Dương Xuân ở vùng khác, ví dụ như vùng phía tây Đàn Nam Giao và ôm trọn vùng bán sơn địa từ phía Tây đàn Nam Giao lên đến xă Thủy Biều của TVĐ. Ở đây TVĐ không đả động ǵ đến những tư liệu hết sức chính xác do tôi dẫn trong sách mà ngang nhiên đi dựng một cái G̣ Dương Xuân bịa đặt để xuyên tạc lịch sử. Đây là một chuyện cố t́nh lừa bịp những người không am tường lịch sử, không nắm vững thực địa vùng bắc và tây đàn Nam Giao. TVĐ đă xuyên tạc công tŕnh nghiên cứu lịch sử của tôi. Sự xuyên tạc của TVĐ đă làm cho nhiều độc giả rút lại ư định mua cuốn sách của tôi, không những TVĐ đă gây thiệt hại về kinh tế cho tôi mà c̣n gây nhiễu thông tin làm cho công tŕnh nghiên cứu khoa học mà nhiều người đang chờ đợi không phổ biến được rộng răi. Ngay nhiều nhà nghiên cứu bạn của tôi, đứng đầu các tập san nghiên cứu cũng bị TVĐ lừa. Đây là một hành động phản khoa học dư luận cần lên án. Ở các nước Âu Mỹ có nền nghiên cứu khoa học lịch sử tiên tiến, họ có thể đưa TVĐ ra toà.  

V. TVĐ viết : “Các cụ già của làng Phú Xuân, sống gần chùa Vạn Phước cho biết chùa Vạn Phước hiện nay là được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông bị hoang phế. (tr.9).

NĐX hỏi: Các cụ già của làng Phú Xuân nào ? Mấy cụ, tên họ là ǵ, ở đâu, các cụ làng Phú Xuân mới lên ở từ thời Gia Long mà c̣n có thể biết được chuyện từ thời Nguyễn Phúc Tần (như Điền viết) được sao ?.

TVĐ trả lời: “5/Khoảng 1987, 1988…Điền đến Chùa Thiền Lâm-Cồn Bông Sứ để nghiên cứu về gạch qua các thời, giải hạ c̣n nhiều lắm. V́ có nhiều tầng văn hóa chồng chất, mà tư liệu thư tịch quá hiếm nên tất yếu Điền phải hỏi các cụ già (NĐX nhấn mạnh). Thời xa người khuất, làm sao Điền nhớ cụ thể (20 năm rồi). Hồi ấy Điền đến CTL-CBS để phân lập viên gạch Tây Sơn, chứ chưa quan tâm vấn đề miếu Lê Thánh Tông ở Cồn Bông Sứ (?), nên không ghi chép những chi tiết anh hỏi. Chỉ nhớ một cụ có tên Nguyễn Hữu Sanh, cư sĩ Phật giáo,ở đường Phan Bội Châu, ấp B́nh An, nhưng đáng tiếc cụ vừa mới qua đời cách đây 1 tuần (thọ 93 tuổi) (NĐX nhấn mạnh). Về điều này mong anh thứ lỗi và anh không cần quan tâm câu Điền viết theo hồi ức mà anh đă cẩn thận trích trong thư”.

NĐX B́nh luận.- Tôi hoàn toàn đồng ư với TVĐ “tư liệu thư tịch quá hiếm nên tất yếu Điền phải hỏi các cụ già”. Có nhà nghiên cứu nào lại không làm như thế. Vấn đề là hỏi ai, hỏi như thế nào, những tư liệu đó được khảo chứng ra sao kia ! Tôi xin nhắc lại câu hỏi của tôi: “Các cụ già của làng Phú Xuân, sống gần chùa Vạn Phước cho biết chùa Vạn Phước hiện nay là được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông bị hoang phế”. Đây là một vấn đề lịch sử mấu chốt hết sức quan trọng. Nếu quả thực “chùa Vạn Phước hiện nay là được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông bị hoang phế” th́ tất cả những hiện vật khảo cổ của tôi t́m được ở Cồn Bông Sứ trước chùa Vạn Phước, trong chùa Vạn Phước là của Miếu Lễ Lê Thánh Tôn chứ không phải của Phủ Dương Xuân và sau đó là Cung điện Đan Dương trong công tŕnh nghiên cứu của tôi. V́ thế tôi phải hỏi rơ. Nhưng TVĐ trả lời rất vu vơ. Và để tôi có thể yên tâm tiếp thu phản biện của TVĐ, cho tôi xin hỏi TVĐ tiếp: Chuyện liên quan đến lịch sử chùa Vạn Phước quan trọng đến như vậy tại sao TVĐ không hỏi thầy Tâm Thọ - trụ tŕ chùa Vạn Phước mấy chục năm nay ? Vô lẽ người trụ tŕ chùa Vạn Phước mà không biết lịch sử của Vạn Phước bằng một cụ già không có tên tuổi nào đó ? Tại sao TVĐ không hỏi anh em các ông Nguyễn Hữu Oanh, Nguyễn Hữu Oánh - xuất thân trong ḍng họ khai canh vung đất B́nh An, nhà ở gần chùa Vạn Phước bao đời nay, có nhiều quan hệ với lịch sử chùa Vạn Phước mà tôi đă dẫn chứng nhiều lần trong sách của tôi ?  Tại sao TVĐ không hỏi Thượng toạ Thích Hải Ấn (trụ tŕ chùa Từ Đàm) - nhà nghiên cứu Hà Xuân Liêm (trong Ban biên tập TS Liễu Quán) là những nhà nghiên cứu có nhiều công tŕnh nghiên cứu lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hoá Phú Xuân và các chùa Phật ở Huế ?

   Trước khi viết mấy ḍng nầy, tôi đă gặp lại ông Nguyễn Hữu Oánh xuất thân trong ḍng họ khai canh ấp B́nh An, có nhiều quan hệ vơi chùa Vạn Phước xưa và nay và được ông Oánh cho biết “ Ông TVĐ đi t́m tư liệu để minh hoạ cho ư tưởng chùa Vạn Phước hiện nay đă được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông thời các chúa Nguyễn của ông nên ông gặp tôi nhiều lần mà ông  có dám hỏi tôi đâu Ông có muốn biết sự thật đâu mà hỏi tôi! ”.

 Là một người làm tư liệu Huế học, một người đứng vào hàng ngũ những nhà nghiên cứu lịch sử ở Huế tôi không thể hiểu được TVĐ - người được Thành phố Huế giao nghiên cứu chứng minh lăng Ba Vành là lăng mộ vua Quang Trung gần 20 năm trước (hiện nay vẫn c̣n theo đuổi chứng minh) lại có cách đi điền dă, hỏi chuyện nhân chứng lịch sử một cách khó hiểu đến như thế ?  Nếu v́ mục đích viết sử, phản biện lịch sử người ta có làm như thế không ?            

VI. TVĐ viết : “Đại  danh  lam  Thuyền  Lâm  cũ  bị  hoang tàn  và  phải  triệt  giải  khi  người  Pháp dựng đường Nam Giao tân lộ th́ rất nhiều vật liệu, giải hạ, đá táng kê cột, đá lát, bia đá …được  dồn  vào  cồn  Bông Sứ , xứ  Bộ  Hóa  Thượng” (tr.9) .

NĐX hỏi: Viết sử là phải có dẫn chứng nguồn tư liệu chính xác. TVĐ cho biết nguồn tư liệu nào cho biết thông tin nầy ?

TVĐ trả lời: “Khi làm Nam Giao Tân Lộ , chùa Thiền Lâm (dinh Thái sư Bùi Đắc Tuyên) vốn đă bị phá khi Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân (quan điểm của anh), bà Hiếu Khang trùng tu, rồi binh hỏa của loạn Đoàn Trưng, Đoàn Trực (NĐX nhấn mạnh)…chẳng lẽ vật liệu xây dựng không tạm đặt ở vườn chùa, và đại danh lam Thiền Lâm không có vườn chùa sát Cồn Bông Sứ? Có thể suy luận và viết khi nghiên cứu, và suy luận có thể đúng hoặc sai, chuyện b́nh thường trong khoa học...”

 NĐX B́nh luận.- Tôi hỏi TVĐ căn cứ vào nguồn tư liệu nào để viết sự kiện: “Đại  danh  lam  Thuyền  Lâm  cũ  bị  hoang tàn  và  phải  triệt  giải  khi  người  Pháp dựng đường Nam Giao tân lộ th́ rất nhiều vật liệu , giải hạ , đá táng kê cột ,đá lát, bia đá …được  dồn  vào  cồn  Bông Sứ , xứ  Bộ  Hóa  Thượng” (tr.9) . TVĐ trả lời : “Có thể suy luận và viết khi nghiên cứu, và suy luận có thể đúng hoặc sai, chuyện b́nh thường trong khoa học...” Như thế TVĐ công nhận là không có tài liệu mà do suy luận. Theo tôi, TVĐ đă suy luận theo ư muốn chứng minh những “giải hạ , đá táng kê cột ,đá lát, bia đá” mà NĐX t́m được ở Cồn Bông Sứ, ở chùa Vạn Phước là của chùa Thiền Lâm bị triệt giải đem vào. Các vật liệu đá đem vào Cồn Bông Sứ c̣n “giải hạ” đem vào làm ǵ ? Tại sao người Pháp không đổ số giải hạ đó xuống lấp đoạn Suối Tiên trước chùa để  nâng độ cao làm Nam Giao Tân Lộ ? Suy luận như thế có lư hơn chứ ? Hay TVĐ muốn đưa số giải hạ đó vào  chung quanh chùa Vạn Phước để giải thích những đống giải hạ chung quanh chùa Vạn Phước mà NĐX đă phát hiện và cho đó là dấu vết của một vùng kiến trúc bị triệt phá. Hỏi TVĐ thế thôi, chuyện đó không có ǵ quan trọng. Quan trọng là ở chỗ TVĐ viết rằng “rồi binh hỏa của loạn Đoàn Trưng, Đoàn Trực tức là chùa Thiền Lâm bị phá một phần v́ cuộc biến động của Đoàn Trưng Đoàn Trực năm 1866 dưới thời vua Tự Đức. Để hiểu rơ đầy đủ ư kiến của TVĐ hơn về chuyện nầy tôi xin trích dẫn trong bài viết của TVĐ trên GDOL như sau:

“6/ Những ǵ thuộc về Tây Sơn th́ gọi là ngụy như sách ngụy, mả ngụy, tiền ngụy, giếng nguy…v́ Tây Sơn , theo cách luận tội  triều Nguyễn , là tiếm ngôi nhà Lê , chứ  không  coi  là  loạn.  Trong  khi  đó  ở  g̣  Dương  Xuân  từng  có  loạn  Đoàn  Trưng , Đoàn  Trực  vào  thời  Tự  Đức (1866)  .  Đoàn  Hữu  Trưng  là  rễ  của  Tùng  Thiện  Vương Miên Thẩm, sau khi triều đ́nh dẹp loạn này th́ Tùng Thiện Vương bị thất sũng …Hồ Vĩnh viết bài “Khảo sát Nam Giao Tân Lộ”, được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân in lại trong sách của ḿnh, có trích dẫn bài thơ “ Nam khê” của Tùng Thiện Vương: “Chắn ngang núi loạn một khe sâu, Nhớ tới năm xưa nghỉ vó câu Ḍng nước tuồng hay người đổi khác, Tiếng xưa vắng vẻ chảy làu làu” (sđ d tr. 220)”

Phải chăng “núi loạn” là núi Dương Xuân, nơi  xảy ra loạn Đoàn Hữu Trưng ? “nhớ tới năm  xưa”  là  nhớ  tới  năm  tháng  lao  đao  của  gia  đ́nh  tác  giả  khi  vướng  vào “GIẶC CHÀY VÔI”.

Nếu nghĩ đến Tây Sơn chắc Tùng Thiện Vương sẽ viết “núi ngụy”! Trong loạn có nhà sư Nguyễn Văn Quí ( trú tŕ chùa Pháp Vân ) và đàn chay giải oan Hồng Bảo có hằng trăm sư săi các chùa lân cận dự lễ. Và tất nhiên Đoàn Hữu Trưng , Nguyễn Văn Quí…có ém quân ở các chùa ở g̣ Dương Xuân. Đây là sự kiện giúp hiểu thêm v́ sao có “giếng loạn”, “ mả loạn” ở vùng gần cầu ván Dương Xuân Hạ”.

Qua đoạn trích vừa dẫn có thể rút ra những vấn đề cần b́nh luận sau đây:
        a) TVĐ viết: “Những ǵ thuộc về Tây Sơn th́ gọi là ngụy như sách ngụy, mả ngụy, tiền ngụy, giếng nguy…v́ Tây Sơn , theo cách luận tội  triều Nguyễn, là tiếm ngôi nhà Lê, chứ  không  coi  là  loạn”.

B́nh luận:  Tôi tôn trọng ư kiến nầy của TVĐ, nhưng nhà Nguyễn có dùng chữ “loạn” để chỉ Phong trào Tây Sơn hay không “hồi sau sẽ rơ”.

b) TVĐ viết: “Trong  khi  đó  ở  g̣  Dương  Xuân  từng  có  loạn  Đoàn  Trưng , Đoàn  Trực  vào  thời  Tự  Đức (1866). Đoàn  Hữu  Trưng  là  rễ  của  Tùng  Thiện  Vương Miên Thẩm, sau khi triều đ́nh dẹp loạn này th́ Tùng Thiện Vương bị thất sũng…Hồ Vĩnh viết bài “Khảo sát Nam Giao Tân Lộ”, được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân in lại trong sách của ḿnh, có trích dẫn bài thơ “Nam khê” của Tùng Thiện Vương: “Chắn ngang núi loạn một khe sâu, Nhớ tới năm xưa nghỉ vó câu Ḍng nước tuồng hay người đổi khác, Tiếng xưa vắng vẻ chảy làu làu” (sđ d tr. 220)”

Phải chăng “núi loạn” là núi Dương Xuân, nơi  xảy ra loạn Đoàn Hữu Trưng ? “nhớ tới năm  xưa”  là  nhớ  tới  năm  tháng  lao  đao  của  gia  đ́nh  tác  giả  khi  vướng  vào “GIẶC CHÀY VÔI”.

NĐX B́nh luận: Đoạn trích b nầy có hai vấn đề phải b́nh luận:

Theo tài liệu nào cho phép TVĐ viết : “ở  g̣  Dương  Xuân  từng  có  loạn  Đoàn  Trưng , Đoàn  Trực  vào  thời  Tự  Đức (1866)” ?  Theo Đại Nam Nhất Thống Chí đă dẫn trên th́ g̣ Dương Xuân bắt đầu từ bờ sông Lợi Nông (sông An Cựu) chạy thẳng lên chùa Thiền Lâm (nằm gọn trong P. Trường An ngày nay). Cuộc biến động của Đoàn Trưng Đoàn Trực tổ chức và diễn ra ở chùa Pháp Vân (chùa Khoai) do nhà sư Nguyễn Văn Quí (người cùng họ và cùng làng Dă Lê với tôi) trụ tŕ. Địa điểm nền cũ chùa Pháp Vân hiện nay thuộc Thôn Hạ 2 của xă Thủy Xuân, giáp giới với xă Thủy Biều ở phía Tây, cách lăng Tự Đức chừng 2 Km, cách ấp B́nh An trên G̣ Dương Xuân thuộc P. Trường An ở phía Đông Bắc qua nhiều thôn của xă Thủy Xuân. Tôi chưa t́m được một tài liệu nào chứng tỏ cuộc biến động của Đoàn Trưng Đoàn Trực ở chùa Khoai thuộc thôn Hạ 2 xă Thủy Xuân dính dáng đến g̣ Dương Xuân thuộc P. Trường An ngày nay cả.

Về trường hợp Tùng Thiện Vương làm bài thơ Nam Khê lúc nào ?. Theo sách Tùng Thiện Vương (1819-1870) của hai học giả Hoàng tộc cháu nội và chắt nội của Tùng Thiện Vương là Nguyễn Phúc Ưng Tŕnh và Nguyễn Phúc Bửu Dưỡng (Huế-Sài G̣n 1970) th́ bài thơ Nam Khê (SĐd. tr. 285) được sáng tác vào tháng 9 năm 1843, trước cuộc biến động của Đoàn Trưng Đoàn Trực (tháng 9-1866) tṛn 23 năm. Đoàn  (Hữu) Trưng sinh năm 1844, như vậy bài thơ Nam Khê ra đời lúc Đoàn Trưng c̣n nằm trong bụng mẹ, c̣n Đoàn Trực - em Đoàn Trưng - th́ c̣n nhiều năm sau mới đầu thai.  Như vậy nội dung bài thơ Nam Khê không dính dáng ǵ với cuộc biến động của Đoàn Trưng Đoàn Trực (Giặc Chày Vôi) cả. Do đó tất cả cách lư giải về bài thơ Nam Khê của TVĐ  là  áp đặt, tùy tiện một cách thô thiển, bộc lộ rơ ư đồ cố t́nh làm nhiễu thông tin lịch sử. Như vậy những chữ “giếng loạn”, “mă loạn” mà tôi t́m được ở vùng ấp B́nh An, Cồn Bông Sứ trước chùa Vạn Phước c̣n giữ nguyên ư nghĩa là những giếng, những mă loạn đó quan hệ đến Phong trào Tây Sơn và Nguyễn Huệ Quang Trung.

Nhân đây tôi cũng xin nói rơ v́ sao tôi dùng bài viết “Khảo sát Nam Giao Tân Lộ” của Hồ Vĩnh đưa vào cuốn CĐĐD của tôi. V́ bài viết của Hồ Vĩnh có dùng bài thơ Nam Khê của Tùng Thiện Vương chứa đựng những thông tin lịch sử quư giá. Nhưng tiếc là Hồ Vĩnh dùng bài dịch thơ của Ngô Văn Chương  đă loại bỏ mất nhiều ư nghĩa thâm sâu trong câu thơ gốc chữ Hán. Bài Nam Khê được mở đầu với câu: “Loạn sơn thâm sử nhất khê hoành”. “Ḍng suối chắn ngang cái lịch sử thâm sâu của ḥn núi loạn”. Ḍng suối phía nam Kinh thành ấy là Suối Tiên. “Ḥn núi loạn” gắn liền với con suối phía nam Kinh thành ấy là g̣ Dương Xuân. Tôi dám giải thích như thế  căn cứ vào những  thông tin sau đây:

- Trong bản gốc chữ Hán Thương Sơn Thi Tập của Tùng Thiện Vương, Q. 10, bài thứ 60, tr. 286  mang tựa đề Nam Khê (Ḍng suối phía nam) ngay trang 287 sau đó in bài Sơn Trung Hiểu Bộ Quá Tuệ Lâm Tự  (Trong núi, sáng sớm dạo bước qua chùa Huệ Lâm). Mà, chùa Tuệ Lâm theo Đại Nam Nhất Thống Chí (Thừa Thiên Phủ, t.1) “Ở ấp B́nh An, Chùa ở trên g̣, có khe nước chảy quanh, cảnh trí cũng đẹp...” (Sđd. tr. 87-88). Trong thực tế vị trí của chùa Tuệ Lâm xưa nằm ngay vườn phía tây của chùa Vạn Phước ngày nay. (Trong sách CĐĐD tôi đă đề cập kỹ ngôi chùa Tuệ Lâm nầy ở tr. 101). Hai bài thơ sáng tác cùng thời gian, đặt gần nhau trong tác phẩm đă xuất bản (Thương Sơn Thi Tập), đề cập đến hai con suối, con suối nầy (trong bài Sơn Trung Hiểu Bộ Quá Tuệ Lâm Tự)  có thể xác định được tên là Suối Tiên cho nên con suối kia (trong bài Nam Khê) “có khả năng” (dùng ngôn ngữ của TVĐ) là Suối Tiên;

- Trong thực địa, vùng núi phía nam Kinh thành từ sông An Cựu đến Đàn Nam Giao không có con suối thứ hai để có thể nghi ngờ là “Nam Khê’ của Tùng Thiện Vương ngoài Suối Tiên.

Từ “Loạn Sơn” (núi loạn) trong bài thơ Nam Khê của Tùng Thiện Vương bổ sung thêm cho  Cồn Bông Sứ, g̣ Dương Xuân (cũ) vùng B́nh An một chữ “loạn”      

 c) TVĐ viết:  “Trong  khi  đó  ở  g̣  Dương  Xuân  từng  có  loạn  Đoàn  Trưng, Đoàn  Trực  vào  thời  Tự  Đức (1866) [...]  Và tất nhiên Đoàn Hữu Trưng, Nguyễn Văn Quí…có ém quân ở các chùa ở g̣ Dương Xuân. Đây là sự kiện giúp hiểu thêm v́ sao có “giếng loạn” “ mả loạn” ở vùng gần cầu ván Dương Xuân Hạ”.

NĐX B́nh luận: Như trên đă tŕnh bày cuộc biến động của Đoàn Trưng Đoàn Trực ở chùa Pháp Vân thuộc thôn Hạ 2 xă Thủy Xuân không dính dáng ǵ đến g̣ Dương Xuân thuộc ấp B́nh An P. Trường An, cho nên nó không giúp ǵ cho việc “hiểu thêm v́ sao có “giếng loạn” “ mả loạn” ở vùng gần cầu ván Dương Xuân Hạ” cả.  Những thông tin bịa đặt, thiếu thực tế, thiếu cơ sở khoa học chỉ lừa mị được những người thiếu thông tin chứ không thể dùng để hiểu thêm sự thực của lịch sử cũng như của cuộc sống.

 

Qua 6 vấn đề chủ chốt trao đổi trên tôi rất tiếc không rút ra được một thông tin giá trị nào để tiếp thu giúp nâng cao công tŕnh nghiên cứu CĐĐD của tôi. Tâm và trí của TVĐ thể hiện trong những vấn đề tôi trích ra để khảo xét như thế nào tôi dành cho độc giả. Để hiểu tŕnh độ nghiên cứu sử của TVĐ cụ thể hơn tôi xin đề cập đến vấn đề xử lư tài liệu cổ của TVĐ.

 Ngày 29-7 (nhuận) năm Nhâm Tư (1792), vua Quang Trung mất. Ngô Th́ Nhậm được cử sang Trung Quốc báo tang và cầu phong cho vua Cảnh Thịnh (Quang Toản). V́ uy tín của vua Quang Trung rất lớn, nhà nước Trung Hoa lúc ấy đă có những nghi lễ đón tiếp trọng thị. Điều đó làm cho Ngô Th́ Nhậm càng cảm niệm công ơn to lớn của vua Quang Trung. Trong khi đang xúc động ấy, ông đă viết bài Cảm hoài  感懷 (Xúc động trong ḷng) và ghi một lời chú ở dưới bài thơ. Câu 8 bài thơ: “Đan Dương cung điện nhật tam thu” (丹陽宮殿日三秋 Trông về Cung điện Đan Dương một ngày coi bằng ba thu). Tác giả chú thêm thông tin: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y Tiên Hoàng ta” . Đây là một nguyên chú ở dưới bài thơ chứ không phải là một câu thơ trong một bài thơ. Câu nguyên chú nầy là một thông tin lịch sử cực kỳ quan trọng trong hoàn cảnh nhà Nguyễn nghiêm cấm đề cập đến những thông tin có liên quan đến Phong trào Tây Sơn, đặc biệt đối với Nguyễn Huệ-Quang Trung. Bài thơ Cảm Hoài và Nguyên chú nầy đă được Ngô Linh Ngọc và Mai Quốc Liên (Giám đốc TT Nghiên cứu quốc học) dịch và in trong Tuyển tập Thơ văn Ngô Th́ Nhậm (Q.1, Nxb KHXH, HN.1978 và trong Ngô Th́ Nhậm Tác Phẩm II (Nxb Văn học và TTNCQH, 10/2001, tr. 370), bản gốc chữ Hán lưu trữ tại Viện Hán Nôm có mă số A 2891. V́ tầm quan trọng của nguyên chú nầy nên tôi đă chụp h́nh trọn hai trang sách có đăng bài Cảm Hoài với lời nguyên chú ở dưới tr.370 đăng vào sách. 

Bài thơ CẢM HOÀI (Xúc cảm trong ḷng) trong tập thơ đi sứ (1793) HOÀNG HOA ĐỒ PHẢ, Ngô Th́ Nhậm có một nguyên chú viết rằng: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”, chứng tỏ Lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở ngay trong Cung điện Đan Dương hay nói cách khác Cung điện Đan Dương là nơi táng vua Quang Trung và từ đó nó trở thành Lăng Đan Dương - lăng vua Quang Trung. (Trích Ngô Th́ Nhậm tác phẩm, tập II, Nxb Văn Học & TTNC Quốc Học, H. 2001, tr.369-370). Trích Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung của NĐX, Nxb Thuận Hoá, Huế 2007,  tr. 8

 Bản dịch Nguyên chú của Ngô Th́ Nhậm : «Đi đến huyện Thiên Giang, triều đ́nh (nhà Thanh) gửi chỉ dụ đến « Tuần phủ Quảng Tây giục cống sứ, hạng đến ngày rằm tháng năm, kịp vào chầu trước khi loan giá đi nghỉ ở hành cung Nhiệt Hà ». Lại phụng chỉ : « Cống thần ngậm đau thương mà đến, các tỉnh hội mà sứ bộ đi qua đều đ́nh chỉ yến tiệc vui chơi». Ngữa thấy Đại Hoàng đế thương xót chí t́nh. V́ Tiên hoàng ta, các vị thân vương nhà Thanh tăng thêm điển lễ thương xót. Tuy bồi thần đă vào nội địa, để cho được yên lặng, để tỏ long trọng. Đó là lấy văn hiến lễ nghĩa mà đối đăi với nước ta, không phải như với các nước tầm thường khác. Cầm đọc chỉ thị cảm kích gấp bội …Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y Tiên hoàng ta, quan san xa cách lâu ngày không được trông coi, trông vời viên lăng không ngăn được tấm ḷng một ngày bằng ba thu »    

Nguyên chú nầy là một đoạn sử chứa đựng những thông tin vô cùng quí giá. Thông tin nầy dù đă được các nhà nghiên cứu văn học cổ biết từ lâu, nhưng với tư cách là nhà nghiên cứu sử đi t́m dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, tôi là người đầu tiên may mắn « chộp » được thông tin nầy. Câu nguyên chú nói rơ Lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở ngay trong Cung điện Đan Dương, hay nói cách khác Cung điện Đan Dương là nơi táng vua Quang Trung và từ đó nó trở thành Lăng Đan Dương - Sơn Lăng vua Quang Trung, giống như Khiêm Cung sau trở thành Khiêm Lăng của vua Tự Đức vậy.

Ngoài nguyên chú của bài Cảm Hoài, Ngô Th́  Nhậm c̣n nhắc đến Cung điện Đan Dương, lăng Đan Dương trong nhiều bài thơ khác. Và không chỉ Ngô Th́ Nhậm mà có cả Phan Huy Ích cũng không quên tên gọi thiêng liêng sâu lắng ấy. Trong sách Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương…tôi đă trích :

« Không những trong bài Cảm hoài mà trong nhiều bài thơ khác, Ngô Th́ Nhậm cũng nhắc đến Đan Dương Lăng, Đan Lăng. Xin trích một số dẫn chứng:

          - Bài thơ “Đạo ư導意 có  viết "Vọng Đan Dương望丹陽

          - Bài “Khâm văn Đan Dương Lăng” (欽輓丹陽陵Kính viếng Lăng Đan Dương).

          - Bài “Sóc vọng thị tấu nhạc, Thái Tổ miếu, cung kư” (朔望是奏樂太祖廟恭 記 Ngày lễ rằm, mồng một tấu nhạc miếu Thái Tổ, kính ghi) có câu: "Đan Lăng thức mục tử vân thâm” (丹陵拭目紫雲深 Chốn Đan Lăng ngước mắt, áng tử vân âm u).

          - Bài “Ṭng giá bái tảo Đan Lăng, cung kư" (從駕拜掃丹陵恭記 Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng, kính ghi) . Trong bài thơ này lại có câu: “Sơn Lăng vạn cổ điện Thần kinh” (山陵萬古奠神京  Sơn Lăng muôn thuở ở chốn Kinh đô).

          Người em rể của Ngô Th́ Nhậm là Phan Huy Ích cũng đă nhiều lần đề cập đến Đan Lăng 丹陵. Trong một bài thơ xướng họa với ông anh vợ đồng triều, Phan Huy Ích tâm sự về nỗi nhớ tiếc cuộc gặp gỡ của hai người với vua Quang Trung, khó ḷng t́m được một cuộc gặp gỡ như thế nữa. Trước khi viết bài thơ mang số 282, ông đă viết một nguyên dẫn với câu:

Khúc Đan Dương  丹 陽 ở trước mặt, muôn nỗi cảm hoài ”.  

Năm 1799, bà Thái Vũ hoàng hậu Lê Ngọc Hân mất, Phan Huy Ích viết hộ cho vua Quang Toản một điếu văn, tác giả đă để lộ cho biết triều Quang Toản đă thỏa măn nguyện vọng muốn được măi măi ở cạnh vua Quang Trung của bà Ngọc Hân, triều đ́nh đă cho táng bà bên cạnh lăng vua Quang Trung, tức Đan Dương. Điếu văn có đoạn:

“Nguyện cũ hẳn nay lọn vẹn

Bên Đan Lăng 丹陵  quanh quất mạch liên châu

Ngoài Kinh thành Phú Xuân, không rơ vua Quang Trung có mấy cung hành tại (hành cung); qua thơ văn của Ngô Th́ Nhậm và Phan Huy Ích, chúng ta biết được vua Quang Trung có một cung điện ở vùng núi có tên là Đan Dương 丹陵. Sau ngày vua Quang Trung mất, Cung điện Đan Dương được chuyển làm lăng của vua Quang Trung với tên gọi Đan Lăng 丹陵 , Đan Dương Lăng 丹陽陵 hay Sơn Lăng 山陵. Đan Lănglăng đỏ. «  (Đi t́m dấu tích …. tr.38 đến tr.40).

Tài liệu trích dẫn rành rành như thế nhưng TVĐ không quan tâm lời thuyết minh và ảnh chụp hai trang sách tại trang 8 sách CĐĐD của tôi. Trên GDOL, TVĐ b́nh luận về cái nguyên chú nầy như sau :

« 8/ Những bài thơ của Ngô Thời Nhậm viết thường gọi lăng vua Quang Trung là Đan Dương Lăng, Đan Lăng. Chỉ trong bài Cảm Hoài, viết khi đi sứ, Ngô Thời Nhậm  rất xúc động   mới gọi Đan Dương Lăng là Đan Dương Cung Điện; một cách gọi cung kính, coi lăng tẩm như cung điện mà tiên đế đang ngự; ông sợ  người đọc hiểu nhầm nên mới chú  thích  “Đan  Dương cung điện  là sơn  lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”. Một cụm từ của Ngô Thời Nhậm viết trong sự xúc động, rồi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân xúc động suy diễn vua Quang Trung cho dựng cung điện Đan Dương ở g̣ Dương Xuân qua bài thơ Cảm Hoài th́ e rằng quá nóng vội ! (NĐX nhấn mạnh)”.

Tôi dành cho độc giả đánh giá nhận xét của TVĐ về những thông tin Đan Dương Cung Điện, Đan Dương Lăng, Đan Lăng do Ngô Th́ Nhậm và Phan Huy Ích để lâi trong văn học sử. TVĐ là một người như thế nào mà lại có nhận xét như thế ? Một người như thế có đủ  trí thức và lương thiện để làm phản biện cho một công tŕnh nghiên cứu như CĐĐD của tôi không ?

TVĐ viết: “Một cụm từ của Ngô Thời Nhậm viết trong sự xúc động, rồi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân xúc động suy diễn vua Quang Trung cho dựng cung điện Đan Dương ở g̣ Dương Xuân qua bài thơ Cảm Hoài th́ e rằng quá nóng vội !”

NĐX B́nh luận: Nguyên chú trong bài Cảm Hoài của Ngô Th́ Nhậm cho biết Cung điện Đan Dương là nơi phụng chứa lăng Đan Dương, tôi suy diễn chỗ nào ? Từ phát hiện ban đầu Lăng Đan Dương trong Cung điện Đan Dương, suốt bao nhiêu năm nghiên cứu đi qua biết bao giai đoạn cam go tôi mới xác nhận được Cung điện Đan Dương ở G̣ Dương Xuân chứ đâu phải dễ như TVĐ viết ? Cả công tŕnh nghiên cứu của tôi mấy chục năm chung qui cũng chỉ có chừng ấy việc thôi. Về lư thuyết tôi đă được Viện Sử học xuất bản từ năm 1992, chưa thấy có ai phản bác. Ít ra cũng đă trên 15 năm rồi mà c̣n “quá nóng vội” được sao ? Thế th́ đợi đến mấy chục năm nữa nữa ? 

Ở đoạn V trên, tôi có trích của TVĐ  đoạn: “Các cụ già của làng Phú Xuân, sống gần chùa Vạn Phước cho biết chùa Vạn Phước hiện nay là được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông bị hoang phế. (GDOL, tr.9). Các cụ già không tên tuổi, không có địa chỉ, không ghi nhận thời điểm được nghe các cụ già nói mà TVĐ có thể tin “chùa Vạn Phước hiện nay là được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông bị hoang phế”. TVĐ tin v́ thông tin đó hợp với ư đồ của TVĐ muốn chứng minh chùa Vạn Phước ngày nay “dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông”. C̣n thông tin do Ngô Th́ Nhậm và Phan Huy Ích là những trọng thần của vua Quang Trung để lại trong sử sách ngược với điều TVĐ đang theo đuổi th́ t́m cách giải thích “vô hiệu hoá”  chúng đi. Để phụ hoạ cho ư đồ xuyên tạc của ḿnh TVĐ đă kéo thêm “đồng minh”.

Trên GDOL, TVĐ viết: “13/ Phan Duy Kha, trong sách “NH̀N LẠI LỊCH SỬ”( NXBVHTT,2003) đă phản biện GTNĐX khi viết:“ Thực ra trong giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân vẫn có chỗ chưa ổn. Đó là ông căn cứ câu chú thích của Ngô Th́ Nhậm “Cung điện Đan Dương là Sơn Lăng phụng chứa bảo y Tiên Hoàng ta”. Trong bài thơ Ṭng giá bái tảo Đan Lăng, cung kư (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng kính ghi). Ngô Th́ Nhậm cũng có câu “Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh”. Thật khó mà tưởng tượng một lăng mộ ngay giữa kinh đô, nhiều đời là cung điện của các vị vua chúa, xung quanh không hề có núi non ǵ, mà được gọi là sơn lăng!(tr 161)”.

Tôi chưa biết tác giả Phan Duy Kha là ai, nhưng qua cái tít cuốn sách “Nh́n Lại Lịch Sử” tác giả Phan Duy Kha phải là một sử gia thuộc thế hệ mới và đă đọc kỹ công tŕnh nghiên cứu Cung điện Đan Dương của tôi nên mới hạ bút viết: “Thực ra trong giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân vẫn có chỗ chưa ổn”. “vẫn có chỗ chưa ổn” tức là có chỗ đă ổn rồi. Khác với TVĐ tất cả những ǵ tôi viết ra đều không được công nhận, không “ổn”. Rất tiếc là cái chỗ NĐX đă “ổn rồi” tôi chưa được đọc để ghi nhận.

Theo TVĐ, ông Phan Duy Kha cũng viết: “Trong bài thơ Ṭng giá bái tảo Đan Lăng, cung kư (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng kính ghi). Ngô Th́ Nhậm cũng có câu “Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh”. Thật khó mà tưởng tượng một lăng mộ ngay giữa kinh đô, nhiều đời là cung điện của các vị vua chúa, xung quanh không hề có núi non ǵ, mà được gọi là sơn lăng!(tr 161)”. Tôi không rơ tŕnh độ về Hán văn của ông Phan Duy Kha đến như thế nào mà sau khi đọc câu thơ Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh”, ông  lại thú nhận “Thật khó mà tưởng tượng một lăng mộ ngay giữa kinh đô, nhiều đời là cung điện của các vị vua chúa, xung quanh không hề có núi non ǵ, mà được gọi là sơn lăng!” Trong câu thơ của Ngô Th́ Nhậm có câu chữ nào có thể dịch là “lăng mộ ngay giữa kinh đô” đâu. Hơn hai chục năm qua được đọc câu thơ Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinhnầy và tôi vẫn hiểu là “Sơn lăng (của vua Quang Trung) muôn thuở yên nghỉ ở chốn Kinh đô (Phú Xuân)”.  Nếu ông Phan Duy Kha biết Kinh đô Phú Xuân/Huế trước đây đă được mệnh danh là “đất Thàn Kinh”, vua Thiệu Trị viết cuốn “Thần Kinh nhị thập cảnh” th́ không có ǵ khó hiểu cả. Thần Kinh có nghĩa là Kinh đô chứ không phải một vùng cung điện nào cả. Mà Kinh đô Huế có vùng thành quách cung điện, có ruộng đồng, có sông, có núi. Và có lẽ ông Kha chưa đến g̣ Dương Xuân, chưa đọc ĐNNTC nên ông mới “không hề thấy núi non ǵ cả”. Tác giả Phan Duy Kha chưa hiểu hết ư nghĩa câu thơ chữ Hán, chưa từng đến G̣ Dương Xuân nên có thể nhầm. Đó là chuyện b́nh thường. Điều đáng nói ở đây là TVĐ là một người “lăo luyện” ở Huế, đă đi điền dă nhiều lần ở khu vực G̣ Dương Xuân có chùa Vạn Phước mà không thấy cái sai của Phan Duy Kha mà chỉ thấy thuận với ḿnh bèn “vận” vào bài viết để hỗ trợ cho quan điểm phủ nhận giá trị lịch sử của thông tin “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”.

V́ sao TVĐ cố t́nh gây nhiễu nội dung của câu tài liệu vô giá nầy ? Bởi v́ lăng vua Quang Trung nằm trong Cung điện Đan Dương th́ một nơi giả thiết là lăng mộ vua Quang Trung ít nhất phải hội đủ các điều kiện trực tiếp và gián tiếp sau đây :

1. Đó là một nơi có những dấu hiệu của một vùng cung điện có nhiều kiến trúc đă bị đập phá (Cung điện Đan Dương);

2. Đă là một vùng cung điện th́ ít nhất nơi ấy đă từng có hàng trăm người (chủ cung điện và người phục vụ) ở đó, nên ít nhất trong vùng phải có dấu tích năm, ba cái giếng nước bỏ hoang (bởi v́ theo tập quán Việt Nam  không bao giờ người ta dám lấp giếng nước cả);

3. Một nơi được chọn làm dương cơ (nơi ở) và âm phần (mồ mả) phải có đủ các yếu tố cát địa (đất tốt);

4. Có dấu hiệu liên quan đến Phong trào Tây Sơn.

Nếu thiếu những điều kiện cơ bản đó th́ không thể chấp nhận được nơi đó có khả năng là Cung điện Đan Dương - Sơn Lăng vua Quang Trung.

Nếu chấp nhận 4 yếu tố cơ bản nầy th́ lăng Ba Vành ở rừng thông phía sau Nhà thờ Thiên An mà TVĐ đang cố chứng minh là lăng mộ vua Quang Trung không thoả măn được bất cứ yếu tố nào. V́ TVĐ đang theo đuổi chứng minh lăng Ba Vành là lăng mộ vua Quang Trung nên TVĐ buộc ḷng phải t́m cách bóp méo làm nhiễu thông tin lịch sử trong tài liệu của Ngô Th́ Nhậm để lại.

Vừa qua, nhiều em sinh viên có hỏi tôi “Phản biện một công tŕnh nghiên cứu văn sử gồm có những việc ǵ ?”. Chuyện phản biện tùy theo người được mời phản biện. Không có một  ba-rem nào cố định cả. Riêng các thầy tôi ở trong nước cũng như ở Pháp về th́ phản biện một công tŕnh nghiên cứu lịch sử (luận án Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ) người phản biện thường hỏi nhà nghiên cứu mấy điểm sau đây:

1. Đề nghị nhà nghiên cứu cho biết đề tài đang được yêu cầu phản biện trước đây đă có ai nghiên cứu chưa ? Nếu đă có th́ nhà nghiên cứu cho biết cái ưu và cái nhược của công tŕnh những người đi trước và v́ sao phải nghiên cứu lại ? Nếu chưa th́ cho biết công tŕnh nghiên cứu mới nầy sẽ đưa đến kết quả ǵ và đem đến cho ngành văn sử được vấn đề ǵ mới ?

2. Không có tư liệu th́ không có lịch sử. Cho biết nguồn tư liệu tham khảo: Tư liệu đă có nhiều người dùng, tư liệu chưa ai dùng, tư liệu riêng mới t́m được. Cách xử lư tư liệu;

3. Xét về phương pháp nghiên cứu. V́ sao phải chọn phương pháp đó ?

4. Tham gia ư kiến về bố cục; văn viết nên công tŕnh;

5. Ư kiến đánh giá. Cái được và chưa được. Cho điểm.

V́ tôi hiểu phản biện là như vậy, nên tôi  không xem bài viết của TVĐ là một bài phản biện công tŕnh nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được những bài phản biện đúng yêu cầu phản biện của các bậc thức giả gần xa.

Nhưng dù sao tôi cũng cám ơn TVĐ. Anh “phản biện” lúc tôi c̣n đủ sức khoẻ để “tiếp thu”, nếu để một thời gian nữa sức khoẻ tôi tệ hơn nữa chưa chắc c̣n có người thay tôi chịu khó tranh luận với TVĐ để bảo vệ công tŕnh nghiên cứu mà tôi phải nổ lực trên 20 năm mới hoàn thành. Với cái tuổi nầy, không c̣n có vấn đề ǵ hiện ra trong đầu óc mà ngại không dám nói ra nữa. V́ thế tôi muốn hỏi tiếp TVĐ: Trong cuốn Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương...của tôi có 2 lần đề cập đến công tŕnh nghiên cứu chứng minh lăng Ba Vành của Thượng thư bộ Hộ kiêm bộ Binh Lê Quang Đại là lăng mộ vua Quang Trung của  anh. Chắc anh đă đọc thấy tôi và anh Trần Đại Vinh đă phê phán những sai lầm của anh như thế nào, sao anh không có ư kiến ǵ cả thế ?  Anh lặng thinh có nghĩa là đồng ư với sự góp ư của tôi và anh Vinh ? Thế th́ anh phải cám ơn tôi chứ ?

Chắc anh c̣n nhớ cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước, anh đă được UBND (văn xă) Thành phố Huế cấp tiền bạc để đi nghiên cứu lăng Ba Vành, đi thuyết tŕnh các nơi về “Bản thiết kế lăng Quang Trung qua thư tịch cổ” (Báo B́nh Trị Thiên 4-12-1987)  hay “Lời giải của phương tŕnh nửa thế kỷ: Lăng Ba vành”. (đăng trên t/c Sông Hương  số 30, tháng 3-4 năm 1988). Anh khẳng định rằng anh đă t́m được lời giải lăng Ba Vành là lăng mộ vua Quang Trung. Thành phố Huế chuẩn bị nghiệm thu công tŕnh nghiên cứu của anh để đưa vào trùng tu tôn tạo kịp khánh thành vào dịp kỷ niệm 200 năm qua đời của vua Quang Trung (1792-1992). Nếu lúc đó tôi không kịp đưa tư liệu của Ngô Th́ Nhậm, Phan Huy Ích nói về lăng vua Quang Trung ở trong Cung điện Đan Dương gần chùa Thiền Lâm th́ chuyện nghiệm thu trên đă được thực hiện và Thành phố không tránh được một sai lầm lịch sử làm tṛ cười cho giới nghiên cứu lịch sử cả nước. Thế th́ hôm nay đọc công tŕnh đă từng “cứu” Thành phố, cứu anh, anh phải có lời cám ơn chứ ? Hay anh chưa thấy những sai lầm của anh ?

Tôi c̣n lưu lại  bài viết “Những nhà khoa học "kỳ lạ" (kỳ cuối): Nhà vật lư đi t́m mộ vua Quang Trung” của Thái Lộc và Hồ Sĩ B́nh (Tuổi Trẻ online, Thứ Năm, 22/06/2006), anh đă tuyên bố : “Nếu cho đi lại từ đầu, tôi vẫn chọn con đường vật lư, nhưng vẫn tiếp tục cuộc t́m lăng mộ vua Quang Trung. Đó là cả niềm tôn kính” - Trần Viết Điền, giảng viên khoa vật lư Trường ĐH Sư phạm Huế, nói vậy sau hơn 20 năm lận đận t́m kiếm lăng mộ của vị anh hùng áo vải Tây Sơn trên đất cố đô Huế”.

“Trần Viết Điền và viên gạch lăng Ba Vành trên tay: “Loại gạch này có cùng chất liệu, kích cỡ...
giống với các công tŕnh khác c̣n lại của triều Tây Sơn” - Ảnh: Thái Lộc
.(Trích báo Tuổi Trẻ)

Trong thư hồi âm cho tôi đề ngày 21-11-2007, anh cho biết : “C̣n việc nghiên cứu Lăng Ba Vành, Điền thấy tư liệu chưa đủ, đang cố gắng làm, khi nào xong Điền sẽ công bố, tất nhiên phải làm sáng tỏ những vấn đề mà anh và anh Trần Đại Vinh đă phản biện.” Đoạn trích báo TT và thư TVĐ gởi cho tôi chứng tỏ rằng TVĐ đang tích cực sưu tập tư liệu để chứng minh tiếp lăng Ba Vành là lăng mộ vua Quang Trung. Có lẽ v́ thế mà anh chưa có ư kiến ǵ về những phản biện của Trần Đại Vinh và tôi đă công bố trên 16 năm trước và vừa được in lại trong công tŕnh Đi t́m dấu tích Cung điện Dan Dương...của tôi mà anh đang đặt trên bàn để viết “phản biện”. Nếu anh công nhận công tŕnh nghiên cứu Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung của tôi như các học giả trong và ngoài nước đă viết th́ công tŕnh chứng minh lăng Ba Vành là lăng mộ vua Quang Trung của anh sẽ lặng lẽ “đi đời”, anh sẽ không “thanh lư” được những tiền bạc với UBND Thành phố Huế đă chi cho anh từ cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước, anh sẽ không biết “ăn làm sao nói làm sao” với các “mạnh thường quân” vừa chi tiền cho anh để thuê phát dọn phế tích Lăng Ba Vành. Ngược lại, để c̣n có lư- “c̣n nước c̣n tát” tiếp tục nghiên cứu Lăng Ba Vành, tất nhiên anh phải ra sức phá đổ công tŕnh nghiên cứu Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung của tôi ở ấp B́nh An trên g̣ Dương Xuân. Như thế bài viết của TVĐ đăng trên GDOL có khách quan không ? có đáng được xem là một bài phản biện công tŕnh nghiên cứu Đi t́m dấu tích Cung điện Đan Dương...của tôi không ? Tôi cũng dành câu kết cho độc giả.

TVĐ đă cố phá đổ công tŕnh của tôi như thế nào, tôi xin tóm lại mấy điểm như sau: 1. TVĐ không công nhận nguyên dẫn bài thơ Cảm Hoài của Ngô Th́ Nhậm “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y Tiên Hoàng ta” có giá trị như một tư liệu lịch sử;  2. TVĐ chứng minh G̣ Dương Xuân nằm trên dăy đồi các làng Hạ 1, Hạ 2 thuộc xă Thủy Xuân phía tây đàn Nam Giao chứ không phải là nơi xây dựng chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước ấp B́nh An thuộc P. Trường An phía bắc đàn Nam Giao; 3. TVĐ chứng minh nền cũ Phủ Dương Xuân được xây dựng Đ́nh làng Dương Xuân hạ thuộc xă Thủy Xuân ngày nay chứ không phải nằm ở  g̣ Dương Xuân giữa chùa Thiền Lâm- chùa Vạn Phước và Suối Tiên thuộc ấp B́nh An P. Trường An ngày nay; 4. Chùa Vạn Phước xây trên nền cũ Miếu lễ Lê Thánh Tông, khi làm Nam Giao tân lộ người ta đă đem gạch đá giải hạ chùa Thiền Lâm vào đổ ở khu vực chùa Vạn Phước nên tất cả gạch đá cổ vật tôi t́m được tại Cồn Bông Sứ và chùa Bạn Phước không phải của Phủ Dương Xuân hay cung điện Đan Dương mà của Miếu lễ Lê Thánh Tông và chùa Thiền Lâm đă bị triệt giải; 5. Cồn Bông Sứ có nhiều hoa sứ là do dân ở gần đó trồng cho đẹp và lấy hoa xâu đi bán chứ không phải là một vùng đă từng có cung điện thờ cúng, có lăng mộ như chứng minh của tôi; 6. Những từ “giếng loạn”, “mă loạn” để ám chí cuộc biến động của Đoàn Trưng Đoàn Trực năm 1866 chứ không dính dáng ǵ đến Phong trào Tây Sơn...và nhiều điểm, nhiều chi tiết khác nữa tôi không tiện dẫn ra hết ở đây.

Thời gian vừa qua, dư luận báo chí than phiền về chuyện dạy sử và học sử. Dạy sử quá khô khan, học sinh không thích học nên dốt sử. Như thế ngành sử và các thầy dạy sử có lỗi với dân tộc. Trong trường hợp nghiên cứu sử của ông TVĐ  không những viết sử sai mà c̣n bóp méo lịch sử, xuyên tạc lịch sử, gây nhiễu thông tin, làm chậm lại việc trùng tu tôn tạo Cung điện Đan Dương - sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung. Như thế bạn đọc dùng từ ǵ để chỉ hành động thiếu lương thiện như thế của TVĐ ? 

Tôi viết bài nầy sau cuộc “đại phẫu” mật, đang dưỡng bệnh, vừa húp cháo gạo đỏ vừa gơ phím máy tính. Viết một bài nghiên cứu phản biện một bài “phản biện” xấu với 30 trang A4 trong vài ba ngày không phải là chuyện b́nh thường. Sự thật th́ chỉ cần công bố 6 câu hỏi của tôi và cái thư trả lời của TVĐ rồi viết thêm vài trang về chuyện TVĐ di chuyển g̣ Dương Xuân ở phía bắc đàn Nam Giao qua phía tậy nữa là đủ. Nhưng tôi phải viết rốt ráo cặn kẽ để bạn đọc gần xa của GDOL không nắm được t́nh h́nh được yên tâm. Hơn nữa, tránh cho giới trẻ (nhất là các nhà báo trẻ) những cú lừa.

Cuối cùng, xin thưa, xưa nay tôi vốn là người “bộc trực” (như Nguyễn Khắc Phê viết trên Tuổi Trẻ ngày 2-11-2007), trên bảy mươi tuổi lại không tránh được lẩm cẩm, lại viết trong lúc gan mật có vấn đề...nên trong bài viết có câu, có chữ, có ư tưởng nào không được mềm mại  xin quư vị đại xá cho tôi. Nếu ai có ư kiến ǵ về bài viết nầy và công tŕnh nghiên cứu của tôi vừa được xuất bản, tôi ước mong được nhận và sẽ hồi âm. Địa chỉ :9/1 Nguyễn Công Trứ, Huế. Đt: 054.823009, DĐ: 0914.20.39.44; E-mail: gactholoc@yahoo.com.  Đa tạ.

 

                                             Gác Thọ Lộc, ngày 28-11-2007

                                                             N. Đ. X.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

                                             

Thư của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

gửi cho tác giả Trần Viết Điền

 

Huế, ngày 19 tháng 11 năm 2007

Điền ơi,

    Ḿnh đă đọc bài viết “CÓ PHẢI PHỦ DƯƠNG XUÂN Ở GẦN CHÙA THIỀN LÂM VÀ PHỦ NÀY LÀ ĐAN DƯƠNG LĂNG CỦA VUA QUANG TRUNG ?” của Điền  “phản biện” công tŕnh nghiên cứu của ḿnh. Trước tiên là cám ơn Điền đă bỏ nhiều th́ giờ nghiên cứu lăng Ba vành, bỏ th́ giờ điền dă vùng B́nh An, Bàu Vá để tham gia ư kiến với ḿnh. Ḿnh quan tâm nhất về khu vực chùa Vạn Phước nhưng thấy cần phải có thêm nhiều dẫn chứng tư liệu chính xác nữa mới có thể biết được có bao nhiêu sự thực lịch sử được tải trong bài viết của Điền. Vậy, Điền đă đi điền dă, có sưu tập tư liệu, xử lư tư liệu một cách khoa học (Điền là thầy giáo dạy vật lư mà ) trả lời hộ ḿnh mấy thắc mắc sau:   

       b/ Miếu Lễ Lê Thánh Tông (thời Nguyễn Phúc Tần )và các chúa Nguyễn kế vị:

       

H́nh 2: Chùa Vạn Phước được dựng trên nền cũ của am Phổ Phúc, am này  
dựng tạm trên nền cũ của  miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần

1. Về tấm h́nh số 2.- Chú thích tấm h́nh 2 nầy Điền khẳng định 100% chùa Vạn Phước xây dựng trên nền cũ “của  miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần”  phải không ? Chú thích như vậy là không c̣n vấn đề ǵ phải bàn luận nữa ?  Điền xác nhận lại di !

2. Điền viết :” Sau khi thân chinh thắng lợi, vua Lê Thánh Tông hồi kinh 1471, quân dân Thuận Hóa về sau đă lập miếu thờ vua Lê Thánh Tông ở xứ Bộ Hóa Thượng (tr.8 Giaodiemonline) )  Điền cho biết nguồn tài liệu nào cho biết thông tin lịch sử nầy ?

 3. Điền viết : Các cụ già cho biết khi đánh nhau với quân Chăm , thường quân Chăm cố thủ ở Thành Lồi, c̣n quân ta đóng bản doanh ở xứ Bộ Hóa Thượng, thuộc g̣ Dương Xuân , phía tây Bàu Vá . (tr.8, Giaodiemonline) . Nhờ Điền cho biết : Các cụ già nào, mấy cụ, tên ǵ, bao nhiêu tuổi, ở làng, xóm nào, làm sao các cụ có thể biết được chuyện bốn năm thế kỷ trước như thế ?  

4. Điền viết: Khi xây dựng đại danh lam Thuyền Lâm (hay Thiền Lâm) th́ không thể không đại trùng tu Miếu Lễ Lê Thánh Tông và có khả năng chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng bia tưởng nhớ công đức của vua Lê Thánh Tông trong việc mở mang bờ cơi (tr.9) . Đây là suy luận  tưởng tượng của thầy giáo vật lư  cuối thế kỷ XX chứ đâu phải lịch sử ?  Như thế đă có giá trị lịch sử chưa ?

5. Điền viết : “Các cụ già của làng Phú Xuân, sống gần chùa Vạn Phước cho biết chùa Vạn Phước hiện nay là được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông bị hoang phế”. (tr.9). Các cụ già của làng Phú Xuân nào ? Mấy cụ, tên họ là ǵ, ở đâu, các cụ làng Phú Xuân mới lên ở từ thời Gia Long mà c̣n có thể biết được chuyện từ thời Nguyễn Phúc Tần (như Điền viết). Nếu đúng như thế th́ các cụ quá giỏi. Mong Điền chỉ giúp, các độc giả của ḿnh sẽ tặng sự thông thái của các cụ mỗi người một triệu đồng. Nếu Điền không trả lời được câu hỏi nầy Điền sẽ bị dư luận cho Điền là người phịa sử để quấy rối  thời gian của người khác.

6. Điền viết : “Đại  danh  lam  Thuyền  Lâm  cũ  bị  hoang tàn  và  phải  triệt  giải  khi  người  Pháp dựng đường Nam Giao tân lộ th́ rất nhiều vật liệu , giải hạ , đá táng kê cột ,đá lát ,  bia đá …được  dồn  vào  cồn  Bông Sứ ,  xứ  Bộ  Hóa  Thượng” (tr.9) . Viết sử là phải có dẫn chứng nguồn tư liệu chính xác. Điền cho biết nguồn tư liệu nào cho biết thông tin nầy ? Nếu không có nguồn tư liệu chính xác th́ là chuyện phịa sử phải chịu trách nhiệm với lịch sử.

            Để có thể trao đổi tiếp, mong Điền trà lời những câu hỏi trên. Nếu đă lỡ phịa không thể trả lời được th́ Điền nên xin lỗi độc giả ngay để độc giả khỏi mất th́ giờ đọc bài của Điền.  Ḿnh mong  mọi sự tốt lành sẽ đến với Điền. Chờ các câu trả lời của Điền.  

                                                  

                                                                                                   Nguyễn Đắc Xuân

 

 


 

Thư hồi đáp của tác giả Trần Viết Điền

gửi cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

 

 Huế, ngày 21 tháng 9 năm 2007

 Kính anh Nguyễn Đắc Xuân,

Điền hân hạnh nhận được hai lá thư của anh , qua thư anh đă góp ư cho Điền về phương pháp nghiên cứu và đặt các câu hỏi bước đầu khi đọc PBKH của Điền .

Trước hết cám ơn anh đă chỉ giáo hướng học tập để nghiên cứu sử học tốt hơn  ; Điền xin tiếp thu và luôn cố gắng học thêm nhiều nữa.                        

C̣n viết bài phản biện khoa học đối với GTNĐX là để góp phần làm sáng tỏ những luận chứng trong GT và anh vui ḷng đọc để thảo luận nếu anh không coi nhẹ những cố gắng của Điền .

Tiếp theo đây , Điền xin trả lời 6 câu hỏi mà anh đặt ra trong lá thư ngày 19 tháng 11 năm 2007.

1/ Tấm h́nh 2 nằm trong mục C , nêu lên những kiến giải ( có tính cách khả năng) , dẫu kư chú khẳng định như anh đă phê b́nh, th́ anh và độc giả thừa biết đó cũng là một ư kiến của tác giả , c̣n đúng hay sai th́  phải tiếp tục bàn! Điền tiếp thu ư kiến của anh và sẽ thêm (giả thuyết) dưới h́nh 2 và một số h́nh nữa. Nếu quả tấm bia ấy có ghi của ai th́ không có chi phải bàn nữa, phải không?                         

2/ Dựa vào ĐVSKTT , Ô C C L, ĐNNTC và điền dă . ĐVSKTT chép về việc nhà vua thân chinh (1470-1471) và sự kiện tiến sĩ Nguyễn Phục là thầy của B́nh Nguyên Vương Tư Thành , cũng là người góp phần đưa Tư Thành lên ngôi vua. C̣n Ô CCL cho biết chức vụ của Nguyễn Phục là Phi Vận Tướng Quân , bị vua xử oan, nhà vua ân hận , quân dân lập miếu thờ một số nơi . Con trai ông là tiến sĩ Nguyễn Đạm , trấn nhậm ở Thuận Hóa không thể không góp phần vào việc tôn tạo các miều Phi Vận Tướng Quân ( thờ cha ḿnh)và tất nhiên  không quên dựng hoặc tôn tạo miếu thờ Lê Thánh Tông ở Thuận Hóa theo đúng tam cương “QUÂN SƯ PHỤ”.Xin trích vài đoạn :  “ Đền Tùng Giang : Đền ở cửa bể Tư Khách , huyện Tư Vinh , c̣n một đền ở cửa bể Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam . Thần họ Nguyễn tên Phục , người xă Đoan Tùng huyện Gia Phúc .Ông đơ Tấn Sĩ năm Quí Dậu …Hồi vua Lê đi đánh Chiêm Thành , ông phụng mệnh làm Phi Vận Tướng Quân Tán Lư đội Chuyển Thâu . Thuyền đến cửa bể Tư Khách , chợt gặp bảo bể , lộ tŕnh rất là nguy hiểm . Mọi ngườ́ sợ lương chậm th́ bị tội , dục ông cho đội thuyền cứ lên đường . Ông nói : “Thà đem tấm thân bé nhỏ chịu h́nh phạt búa ŕu chứ không nỡ đem của nông sản hữu hạn mà để ch́m xuống biển , đưa bọn người vô tội mà làm mồi cho cá”. Nói xong mới quyết chí neo thuyền lương lại”.

V́ có chậm trễ như thế nên quân lương bị thiếu thốn, vua Lê thấy vận lương sai nhật kỳ, nổi giận sai giam vào ngục. Bọn cung nhân và cận thần dèm với vua xin giết đi . Đến lúc vua sực giác ngộ ra liền tuyên chiếu tha tội cho ông , th́ ông đă bị xử tử rồi.

Sau đó thường hiển linh , nên dân địa phương lập đền thờ cúng. Khoảng niên hiệu Cảnh Thống đời Lê Hiến Tông ( 1497-1504), được phong tặng là Văn Trung Chính Nghị. Hoàng Đế ( chỉ vua nhà Mạc)gia phong thêm bốn chữ Minh Đạo Hiển Ứng.

Đến đời con ông là Nguyễn Đạm , đỗ tấn sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận đời Lê Tương Dực(1510-1516) lần lần làm Hiến sát sứ và Thừa tuyên sứ đạo Thuận Hóa …”( Bản dịch B.LONG, nxb AC, SG, tr73).

Ở g̣ Dương Xuân có miếu Phi Vận Tướng Quân Văn Trung Chính Nghị Tùng Giang Tiến Sĩ ở trên  cồn nhỏ , nhô ra từ g̣ Dương Xuân , nơi cầu đảo của quan viên chức sắc, quân dân các hạng quanh vùng th́ phải có miều thờ Lê Thánh Tôn nữa . ĐNNTC của QSQ TN ( bản Duy Tân) tập Kinh Sư, bản dịch, nxb Thuận Hóa , 1992,  chép : “MIẾU LỄ LÊ THÁNH TÔNG : Ở phía tả miếu Lịch đại đế vương, hằng năm tế vào tháng trọng xuân và trọng thu , đều vào ngày nhâm sau ngày tế Xă tắc .

Kính xét : Miếu Lê Thánh Tông, hồi ( nhà Nguyễn ) mới dựng nước vẫn có miếu thờ , sau trải qua loạn lạc bị bỏ , năm Gia Long thứ 8, chọn đất dựng miếu để thờ”( tr 34). Và ĐNTLCB ,tập I, QSQTN, TTKHXHNV, VSH, NXB GD, 2002 chép:  “ Kỷ Tỵ , Gia Long năm thứ 8[1809] …Đổi dựng miếu Lê Thánh Tông . Vua cùng bầy tôi bàn rằng : “Nước ta từ triều Lê về trước , tự châu Ô châu Lư vào Nam c̣n là đất Chiêm Thành .Lê Thánh Tông b́nh được Chiêm Thành , mở đất tới Phú Yên , dời dân đến ở , công mở mang đất đai thực bắt đầu từ đấy . Trước kia dựng miếu thờ là để nhớ công , nay nên nhân cũ mà sửa mới để làm nơi sùng tự. Bèn sai họp thợ xây dựng, hơn một tháng th́ miếu làm xong . Đặt 10 người miếu phu , lấy dân Phú Xuân sung vào, mỗi năm hai mùa xuân thu lấy ngày nhâm sai quan đến tế”(tr774).

Tư liệu thư tịch , kết hợp thực địa …Điền đă viết nên giả thuyết ở phần C.

3/Thưa anh , kư ức dân gian , thần tích , thần phả , truyền khẩu …nếu xử lư tốt th́ đó là nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử, dẫu sự kiện lịch sử đă xảy ra vài trăm năm trước . Điền có chủ định t́m gặp những cụ già có học chữ Hán, từng tham gia vào ban tế lễ, biết đọc văn tế…từng nghe truyền khẩu về những sự tích của làng để t́m hiểu. Sau đây là các cụ già của làng Phú Xuân và Dương Xuân mà Điền đă gặp nhiều lần , từ 1987cho đến 2007, để hỏi về những vấn đề cần cho nghiên cứu:

-Cụ Lê Văn Trác (1895-1986), người làng Phú Xuân, ấm sinh, có thân phụ là thầy đồ Lê Văn Mỹ , vừa là bạn vừa là thông gia của cụ Mai Khắc Đôn ( thầy của vua Duy Tân). Cụ Lê Văn Trác là ông ngoại của Điền, dạy Điền môn Địa lư phong thủy cổ. Ông từng sống ở Dương Xuân Hạ, từng ở trong ban văn lễ của làng Dương Xuân (ngoại của ông, phủ Định Viễn) và từng giữ địa bộ làng Phú Xuân. Điền nhờ ngoại kể những chuyện làng Phú Xuân, Dương Xuân . Anh có thể kiểm tra qua ông Mai Khắc Lưu, cháu nội cụ Mai Khắc Đôn và cậu Lưu th́ anh qua quen, có phải không ?

-Cụ Ái Niệm ( phủ Định Viễn) , cụ Nguyễn Hữu Đoàn ( nghệ nhân đúc đồng của Phường Đúc), cụ Lê Văn Hồi ( Thư kư hội đồng tộc trưởng làng Dương Xuân), cụ Lê Văn Uyển ( cư sĩ PG, làng Phú Xuân )…

Anh Xuân chỉ cần đến làng Dương Xuân Hạ, làng Phú Xuân hỏi các cụ trên th́ ai cũng biết và sẵn sàng chỉ nhà của các cụ.              

G̣ Dương Xuân có Thành Lồi, ôm vùng trũng Bàu Vá  và ở thượng nguồn sông Phú Xuân ( Linh Giang hay sông Kim Trà hay sông Hương) dễ có những hoạt động quân sự từ xưa đến nay. Ngày xưa quân Chiêm Thành hay ém quân ở thượng nguồn để đánh úp hoặc dùng thủy binh để cướp Hóa Châu…ĐVSKTT chép :  “Ất Tỵ, [Đại Trị] năm thứ 8[1365]…Mùa xuân, tháng giêng , cướp dân đi chơi xuân của Hóa Châu.

Trước đây , theo tục Hóa Châu , tháng giêng hằng năm , trai gái họp nhau ở Bà Dương chơi  tṛ đánh đu . Người Chiêm đă nấp sẵn ở đầu nguồn của Hóa Châu từ tháng 12 năm trước , đến khi ấy ập tới cướp bắt lấy người đem về.”( sđ d ,t. II, tr 143). Kư ức dân gian và chính sử về cơ bản là khớp nhau .

4/Điền vẫn viết “có khả năng” mà, nghĩa là không chắc . Tuy nhiên , anh Xuân thấy các bia của các đại thiền sư được sắc tứ có motip trang trí đặc thù, riêng bia có rùa đội lại đặt trước một cái bia sắc tứ đại thiền sư Thanh Thận Chiêu Quả , lại không có tháp sư , ngay trước chùa Vạn Phước, bệ để đặt bia có rùa đá được xếp nửa đá nửa gạch( khoảng năm 1987, khi Điền đến khảo sát)... chứng tỏ khi lập am Phổ Phúc, có người đă sắp đặt tấm bia này trước một ngôi mộ vô chủ, ngay cả tấm bia sắc tứ cũng không phù hợp mộ của đại thiền sư. Nguyễn Phúc Chu từng cho dựng bia ở đền miếu khi có ư định xưng vương, nên Điền suy đoán vậy thôi. Không Nguyễn Phúc Chu th́ phải có một vị chúa Nguyễn nào đó đă dựng bia ấy( nếu quả am Phổ Phúc dựng trên nền móng của miếu bị phế bỏ).

5/Khoảng 1987, 1988…Điền đến CTL-CBS để nghiên cứu về gạch qua các thời , giải hạ c̣n nhiều lắm . V́ có nhiều tầng văn hóa chồng chất, mà tư liệu thư tịch quá hiếm nên tất yếu Điền phải hỏi các cụ già . Thời xa người khuất , làm sao Điền nhớ cụ thể (20 năm rồi). Hồi ấy Điền đến CTL-CBS để phân lập viên gạch Tây Sơn , chứ chưa quan tâm vấn đề miếu Lê Thánh Tông ở Cồn Bông Sứ(?), nên không ghi chép những chi tiết anh hỏi. Chỉ nhớ một cụ có tên Nguyễn Hữu Sanh, cư sĩ Phật giáo,ở đường Phan Bội Châu, ấp B́nh An, nhưng đáng tiếc cụ vừa mới qua đời cách đây 1 tuần ( thọ 93 tuổi). Về điều này mong anh thứ lỗi và anh không cần quan tâm câu Điền viết theo hồi ức mà anh đă cẩn thận trích trong thư.

6/ Khi làm Nam Giao Tân Lộ , chùa Thiền Lâm ( dinh Thái sư Bùi Đắc Tuyên) vốn đă bị phá khi Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân ( quan điểm của anh) , bà Hiếu Khang trùng tu, rồi binh hỏa của loạn Đoàn Trưng, Đoàn Trực …chẳng lẽ vật liệu xây dựng không tạm đặt ở vườn chùa , và đại danh lam Thiền Lâm không có vườn chùa sát CBS ư?

Có thể suy luận và viết khi nghiên cứu ,và suy luận  có thể đúng hoặc sai ,chuyện b́nh thường trong khoa học; thuyết của Anhxtanh vẫn có người đang t́m cách phủ định, anh thông cảm. Công tŕnh của anh cũng phải suy luận nhiều khi kiến giải , phải không thưa anh ?.          

Thư trả lời anh cũng khá dài . Qua cháu Nhân Hào biết anh đă mến cháu và động viên nó học tập , Điền rất cảm kích . C̣n việc nghiên cứu LBV , Điền thấy tư liệu chưa đủ , đang cố gắng làm , khi nào xong Điền sẽ công bố , tất nhiên phải làm sáng tỏ những vấn đề mà anh và anh Trần Đại Vinh đă phản biện.

Một lần nữa cám ơn anh đă có những lời khuyên đối với  Điền . Mong anh sức khỏe và tiếp tục viết sách về HUẾ  .

                                                                                                          Trần Viết Điền

 

 

 

 

 Tài liệu tham khảo

 

1. Sách tạp chí tư liệu

            - Địa bộ ấp B́nh An (chữ Hán) của gia đ́nh anh Vơ Văn Sơn

            - Description historique de la Cochinchine, Koffler, trích lại của L. Cadrière, BAVH, 1-3-1925

            - Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, (đời Duy Tân), Kinh sư và Thừa Thiên phủ (bản chữ Hán), bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Tạo do Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục Sài G̣n xuất bản năm 1960 và 1961

- Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, (đời Tự Đức), bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Nxb Khoa học Xă hội, Hà Nội, 1969

            - Đại Nam thực lục Tiền biên và Chính biên (Đệ nhất kỷ), Quốc sử quán triều Nguyễn, (bản chữ Hán, Keio Institute of Linguistic Studies, Tokyo 1961), bản dịch của Viện Sử học, Huế, 1962-1963

            - Đại Nam Thực Lục CB, tập I, Nxb Giáo Dục, HN.2002

            - Le Quartier des Arènes, L. Cadrière, II. Souvennirs des Nguyễn, BAVH, tháng 7,9-1925

            - Les Résidence des Rois de Cochinchine (Annam), L. Cadière, Paris Imprimerie Nationale, 1916

            - Những khám phá về hoàng đế Quang Trung, Đỗ Bang, Sở Văn hóa Thông tin B́nh Trị Thiên, Huế, 1988

- Những ngôi chùa Huế, Hà Xuân Liêm-Thích Hải Ấn, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 2000   

            - Thơ văn Phan Huy Ích (3 tập), Phan Huy Ích, Nxb. Khoa học Xă hội, Hà Nội,1978; .

- Tuyển tập thơ văn Ngô Th́ Nhậm, Ngô Th́ Nhậm, Nxb. Khoa học Xă hội, Hà Nội,1978 và Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia, Hà Nội, 2001

   - Tùng Thiện Vương (1819-1870) Nguyễn Phúc Ưng Tŕnh và Nguyễn Phúc Bửu Dưỡng, Huế-Sài G̣n 1970;

  - Từ lăng Sọ đến lăng Ba Vành, Bửu Kế, Tạp chí Bách khoa, số 102, ngày 1-4-1961

            - Việt Nam Phật giáo sử lược, Thích Mật Thể, Minh Đức, Huế, 1960

2. Những người địa phương kể chuyện

            - Thượng tọa Thích Chơn Trí (chùa Thiền Lâm), Tỳ kheo Thích Tâm Thọ (chùa Vạn Phước), và các nhà sư chùa Thiền Lâm, Vạn Phước, chùa Kim Tiên, chùa Tường Vân

            - Nguyễn Thị Liên, ông Nguyễn Hữu Oánh (số 62/13/12A (cũ) nay là 9/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ, P. Trường An, TP. Huế)

           

3. Tài liệu điền dă

Tại khu vực Lịch Đợi, ấp B́nh An (P. Trường An), vùng điện Trường Lạc (cũ) nay là đ́nh Xuân Giang (Phường Đúc, Huế), lăng Ba Vành (xă Thủy Bằng, huyện Hương Thủy).