CHÙA LÈO
CHÙA LÈO
2. Loại công trình: Đền, chùa
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29 tháng 4 năm 1979.
5. Địa chỉ di tích: Thôn Thành Chung, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang.
6. Tóm lược thông tin về di tích.
Chùa Lèo nay thuộc thôn Thành Chung xã Phồn Xương huyện Yên Thế. Chùa nằm trên một quả đồi thấp có tên là đồi Rừng Lèo sát ngay tỉnh lộ 398, cũng là ngôi chùa có địa thế u nhã. Chùa Lèo là một di tích của nghĩa quân Đề Thám và là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Chùa được xây dựng từ lâu, đến cuối thế kỉ XIX được Đề Thám giúp tiền của, công sức tu tạo.
Hiện nay, chùa Lèo đã được chính quyền địa phương tu sửa khang trang hơn nhưng chùa vẫn giữ được nét cổ kính, tĩnh mịch với nhiều cây cổ thụ xung quanh chùa, đặc biệt là cây Dã hương hơn trăm năm tuổi.
Chùa quay hướng tây nam, kiến trúc theo kiểu truyền thống cổ mà từ xa khách tham quan có thể cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi chùa cổ, qua hệ thống mái chùa thấp thoáng dưới các lùm cây cổ thụ và hệ thống mái đao cong của chùa. Ngôi chùa là kiến trúc lớn xây dựng bố cục với lối chữ Tam gồm nhà Bái Đường, nhà Chính Diện và Hậu Cung. Trong chùa có nhiều pho tượng: Tam Thế, A Di Đà, Văn Thù, Phổ Hiền, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Âm Thị Kính, Tuyết Sơn, Diêm Vương, Đức Ông, Thánh Hiền, Thánh Tăng hầu hết đều là tượng đất có sơn thếp.
Tương truyền rằng khi đã trả thù cho chồng xong, bà Ba Cai Vàng đã đến thề pháp và nương náu ở Chùa Lèo một thời gian. Đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế Chùa Lèo là địa điểm liên lạc của nghĩa quân. Ở đây xảy ra một chuyện đã đi vào truyền thuyết dân gian, nói lên tinh thần cảnh giác cao độ của Đề Thám. Chuyện bắt đầu vào thời kì thực dân Pháp muốn hoà hoãn với nghĩa quân, nhưng nội bộ chúng còn nhiều mâu thuẫn. Để giải quyết một vấn đề còn lơ lửng đó, người đứng đầu tỉnh hẹn với Đề Thám cùng đến hội kiến ở một địa điểm gần Phồn Xương. Địa điểm ấy chính là Chùa Lèo. Hai bên không mang theo vũ khí, quân tuỳ tùng ở phía sau. Trước hôm gặp, viên đại uý Pháp đến ngủ ở chùa Lèo, Đề Thám ngủ ở trong làng. Sau khi trăng lặn, khoảng nửa đêm, trong rừng có những tiếng lao xao, chú ý lắm mới thấy. Mười hai người lính lặng lẽ bò qua rừng cây rậm rạp tiến về túp lều gỗ nơi Đề Thám đang nằm. Sớm hôm sau ở ngoài chùa tất cả mọi người đều tề tựu đông đủ, chẳng thấy dấu hiệu gì cho thấy Đề Thám đã bị ám hại, người ta chia nhau đi tìm. Trên bãi cỏ, dưới chân lô cốt đã thấy 12 xác lính được xếp nằm cạnh nhau. Xác viên đội trưởng nằm ngoài cùng, một lưỡi dao cắm trên ngực với tờ hoà ước. Còn các xác khác tay chắp lại ôm một mảnh gỗ có đề chữ “phản”. Sau vụ này, Đề Thám cho dán khắp nơi bản tố cáo của nghĩa quân về sự phản bội của giặc Pháp.....
Chùa Lèo ở vị trí cửa ngõ của khu căn cứ ở Yên Thế, nên được nghĩa quân Yên Thế coi như một trạm tiền tiêu. Truyền thuyết về phong trào khởi nghĩa Yên Thế còn kể rằng, trước sự lùng bắt ráo riết của thực dân Pháp, nhà sư chùa Lèo đã lấy cái chết của mình thay cho Đề Thám để Đề Thám có cơ hội tiếp tục tổ chức chống Pháp. Do đó, câu chuyện về cái chết của Đề Thám ở Nhã Nam thực ra chỉ là câu chuyện về cái chết của vị sư chùa Lèo.
Chùa Lèo đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1995.
Sau khởi nghĩa Yên Thế, cùng với thời gian chùa dần bị đổ nát, các tượng sụt hỏng. Năm 1996, chùa được nhân dân địa phương tu sửa lại. Năm 2007 được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương chùa đã được tu sửa một cách tổng thể với công trình chống xuống cấp trị gí hơn bốn tỉ đồng. Hiện nay địa phương đang cho xây dựng cổng Tam Quan trên nền cũ. Mặc dù có tu sửa trùng tu nhưng chùa Lèo vẫn giữ được nét cơ bản về kiến trúc, qui mô, nét cổ kính, những cây cổ thụ như cây Đại, cây Dã Hương hàng trăm năm tuổi....
Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 3 dương lịch nhân dân địa phương lại tưng bừng tổ chức lễ hội, nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá dân tộc và tưởng nhớ vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám cùng tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa. Sáng ngày 15 tổ chức lễ dâng hương của các thôn bản, các cơ quan đóng trên địa bàn, nhân dân trong xã và du khách thập phương nô nức về dự lễ hội với tấm lòng thành kính. Lễ hội Chùa Lèo nằm trong lễ hội Phồn Xương (ngày nay là hội Yên Thế), được tổ chức vào ba ngày 15, 16 và 17 tháng 3 hàng năm. Lễ hội Phồn Xương ban đầu là ngày hội mùa, được nhân dân các làng thuộc thôn Trung, thôn Chẽ, thôn Đồng Nhân ... tổ chức sau khi thu hoạch vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch. Lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá của người dân sau một năm sản xuất. Các sản phẩm nông nghiệp như bánh chưng, bánh dày, bánh rán, xôi, gà, lợn,.. được dùng làm lễ vật cúng thần linh. Như vậy ban đầu lễ hội Phồn Xương với bản chất là ngày hội cầu mùa.
Từ năm 1884 khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám nhất là trong cuộc hoà hoãn lần hai thì lễ hội Phồn Xương được Hoàng Hoa Thám cho tổ chức vào trung tuần tháng giêng. Tại lễ hội, Hoàng Hoa Thám cho tổ chức thêm các hoạt động văn hoá khác như: Lập đàn làm lễ cầu siêu các vong hồn tử trận của nghĩa quân, cùng lễ cầu siêu là lễ phóng ngư, thả diều thể hiện tinh thần tự do độc lập của nghĩa quân. Cũng trong ngày hội, Hoàng Hoa Thám còn cho tổ chức các làng thi cỗ, các hoạt động văn hoá khác như: Hát tuồng, chèo, thổi cơm niêu, thi làm bánh, thi vật thi võ, bắn súng, bắn cung, thi cờ tướng......
Năm 1984 nhân kỉ niêm 100 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( 16/3/1884 - 16/3/1984), UBND tỉnh Hà Bắc đã tổ chức mít tinh và tổ chức "Lễ hội Yên Thế" nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá dân tộc và tưởng nhớ vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám cùng tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa. Từ năm 1984 đến nay, quyết định cho mở hội Phồn Xương - hội Yên Thế, để biểu dương truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất và phát huy truyền thống thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Share on facebook 0 người thích - Thích
CHÙA LÈO
(Trong cụm di tích về cuộc khởi nghĩa nông dân)
1. Tên di tích: Chùa Lèo2. Loại công trình: Đền, chùa
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29 tháng 4 năm 1979.
6. Tóm lược thông tin về di tích.
DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA LÈO XÃ PHỒN XƯƠNG - YÊN THẾ - BẮC GIANG
Phồn Xương là tên đơn vị hành chính xã từ xa xưa. Xã Phồn Xương xưa kia bao gồm các làng xóm: Làng Đồng Nhân, xóm Trung, xóm Phố, thôn Chẽ, xóm Trạng, xóm Am Gà, xóm Mạc, thôn Lèo. Hiện nay bao gồm có 8 thôn bản gồm: Thôn Đồng Nhân, thôn Hồi, thôn Chẽ, thôn Thành Chung, thôn Mạc I, thôn Mạc II, thôn Phan, thôn Chùa. Dân cư ở các làng xóm này gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu ..... Sống quần cư đan xen nhau bên những chân đồi và ven suối Gồ. Nơi đây có khu di tích đồn Phồn Xương, đền Thề, chùa Lèo,....Chùa Lèo nay thuộc thôn Thành Chung xã Phồn Xương huyện Yên Thế. Chùa nằm trên một quả đồi thấp có tên là đồi Rừng Lèo sát ngay tỉnh lộ 398, cũng là ngôi chùa có địa thế u nhã. Chùa Lèo là một di tích của nghĩa quân Đề Thám và là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Chùa được xây dựng từ lâu, đến cuối thế kỉ XIX được Đề Thám giúp tiền của, công sức tu tạo.
Hiện nay, chùa Lèo đã được chính quyền địa phương tu sửa khang trang hơn nhưng chùa vẫn giữ được nét cổ kính, tĩnh mịch với nhiều cây cổ thụ xung quanh chùa, đặc biệt là cây Dã hương hơn trăm năm tuổi.
Chùa quay hướng tây nam, kiến trúc theo kiểu truyền thống cổ mà từ xa khách tham quan có thể cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi chùa cổ, qua hệ thống mái chùa thấp thoáng dưới các lùm cây cổ thụ và hệ thống mái đao cong của chùa. Ngôi chùa là kiến trúc lớn xây dựng bố cục với lối chữ Tam gồm nhà Bái Đường, nhà Chính Diện và Hậu Cung. Trong chùa có nhiều pho tượng: Tam Thế, A Di Đà, Văn Thù, Phổ Hiền, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Âm Thị Kính, Tuyết Sơn, Diêm Vương, Đức Ông, Thánh Hiền, Thánh Tăng hầu hết đều là tượng đất có sơn thếp.
Tương truyền rằng khi đã trả thù cho chồng xong, bà Ba Cai Vàng đã đến thề pháp và nương náu ở Chùa Lèo một thời gian. Đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế Chùa Lèo là địa điểm liên lạc của nghĩa quân. Ở đây xảy ra một chuyện đã đi vào truyền thuyết dân gian, nói lên tinh thần cảnh giác cao độ của Đề Thám. Chuyện bắt đầu vào thời kì thực dân Pháp muốn hoà hoãn với nghĩa quân, nhưng nội bộ chúng còn nhiều mâu thuẫn. Để giải quyết một vấn đề còn lơ lửng đó, người đứng đầu tỉnh hẹn với Đề Thám cùng đến hội kiến ở một địa điểm gần Phồn Xương. Địa điểm ấy chính là Chùa Lèo. Hai bên không mang theo vũ khí, quân tuỳ tùng ở phía sau. Trước hôm gặp, viên đại uý Pháp đến ngủ ở chùa Lèo, Đề Thám ngủ ở trong làng. Sau khi trăng lặn, khoảng nửa đêm, trong rừng có những tiếng lao xao, chú ý lắm mới thấy. Mười hai người lính lặng lẽ bò qua rừng cây rậm rạp tiến về túp lều gỗ nơi Đề Thám đang nằm. Sớm hôm sau ở ngoài chùa tất cả mọi người đều tề tựu đông đủ, chẳng thấy dấu hiệu gì cho thấy Đề Thám đã bị ám hại, người ta chia nhau đi tìm. Trên bãi cỏ, dưới chân lô cốt đã thấy 12 xác lính được xếp nằm cạnh nhau. Xác viên đội trưởng nằm ngoài cùng, một lưỡi dao cắm trên ngực với tờ hoà ước. Còn các xác khác tay chắp lại ôm một mảnh gỗ có đề chữ “phản”. Sau vụ này, Đề Thám cho dán khắp nơi bản tố cáo của nghĩa quân về sự phản bội của giặc Pháp.....
Chùa Lèo ở vị trí cửa ngõ của khu căn cứ ở Yên Thế, nên được nghĩa quân Yên Thế coi như một trạm tiền tiêu. Truyền thuyết về phong trào khởi nghĩa Yên Thế còn kể rằng, trước sự lùng bắt ráo riết của thực dân Pháp, nhà sư chùa Lèo đã lấy cái chết của mình thay cho Đề Thám để Đề Thám có cơ hội tiếp tục tổ chức chống Pháp. Do đó, câu chuyện về cái chết của Đề Thám ở Nhã Nam thực ra chỉ là câu chuyện về cái chết của vị sư chùa Lèo.
Chùa Lèo đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1995.
Sau khởi nghĩa Yên Thế, cùng với thời gian chùa dần bị đổ nát, các tượng sụt hỏng. Năm 1996, chùa được nhân dân địa phương tu sửa lại. Năm 2007 được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương chùa đã được tu sửa một cách tổng thể với công trình chống xuống cấp trị gí hơn bốn tỉ đồng. Hiện nay địa phương đang cho xây dựng cổng Tam Quan trên nền cũ. Mặc dù có tu sửa trùng tu nhưng chùa Lèo vẫn giữ được nét cơ bản về kiến trúc, qui mô, nét cổ kính, những cây cổ thụ như cây Đại, cây Dã Hương hàng trăm năm tuổi....
Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 3 dương lịch nhân dân địa phương lại tưng bừng tổ chức lễ hội, nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá dân tộc và tưởng nhớ vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám cùng tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa. Sáng ngày 15 tổ chức lễ dâng hương của các thôn bản, các cơ quan đóng trên địa bàn, nhân dân trong xã và du khách thập phương nô nức về dự lễ hội với tấm lòng thành kính. Lễ hội Chùa Lèo nằm trong lễ hội Phồn Xương (ngày nay là hội Yên Thế), được tổ chức vào ba ngày 15, 16 và 17 tháng 3 hàng năm. Lễ hội Phồn Xương ban đầu là ngày hội mùa, được nhân dân các làng thuộc thôn Trung, thôn Chẽ, thôn Đồng Nhân ... tổ chức sau khi thu hoạch vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch. Lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá của người dân sau một năm sản xuất. Các sản phẩm nông nghiệp như bánh chưng, bánh dày, bánh rán, xôi, gà, lợn,.. được dùng làm lễ vật cúng thần linh. Như vậy ban đầu lễ hội Phồn Xương với bản chất là ngày hội cầu mùa.
Từ năm 1884 khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám nhất là trong cuộc hoà hoãn lần hai thì lễ hội Phồn Xương được Hoàng Hoa Thám cho tổ chức vào trung tuần tháng giêng. Tại lễ hội, Hoàng Hoa Thám cho tổ chức thêm các hoạt động văn hoá khác như: Lập đàn làm lễ cầu siêu các vong hồn tử trận của nghĩa quân, cùng lễ cầu siêu là lễ phóng ngư, thả diều thể hiện tinh thần tự do độc lập của nghĩa quân. Cũng trong ngày hội, Hoàng Hoa Thám còn cho tổ chức các làng thi cỗ, các hoạt động văn hoá khác như: Hát tuồng, chèo, thổi cơm niêu, thi làm bánh, thi vật thi võ, bắn súng, bắn cung, thi cờ tướng......
Năm 1984 nhân kỉ niêm 100 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( 16/3/1884 - 16/3/1984), UBND tỉnh Hà Bắc đã tổ chức mít tinh và tổ chức "Lễ hội Yên Thế" nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá dân tộc và tưởng nhớ vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám cùng tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa. Từ năm 1984 đến nay, quyết định cho mở hội Phồn Xương - hội Yên Thế, để biểu dương truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất và phát huy truyền thống thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận