Niên hiệu Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, các triều đại Việt Nam cũng đặt niên hiệu (chữ Hán: 年號) khi các vua xưng hoàng đế.[1]
Dưới đây là bảng kê các niên hiệu của vua Việt Nam qua các đời.
Niên hiệu các triều vua, chúa Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Niên hiệu[1] | Chữ Hán | Dương lịch | tên vua | Triều đại phong kiến Việt Nam |
---|---|---|---|---|
|
|
|
|
|
Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]
- Các triều đại phong kiến Việt Nam có tất cả 144 niên hiệu.
- Bảng trên đây chưa bao gồm những niên hiệu của các lực lượng nổi dậy nhanh chóng bị trấn áp và không thành lập được một triều đại, như niên hiệu Thiên Ứng của Trần Cảo thời Lê Sơ.
- Niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Thiên Đức của Lý Nam Đế
- Niên hiệu Thuận Thiên được cả hai ông vua đầu triều của nhà Lý (Lý Thái Tổ) và nhà Hậu Lê (Lê Thái Tổ) lấy làm tên cho những năm đầu trị vì của mình (hai lần, nhưng không liên tục và ở 2 triều đại khác nhau).
- Các giai đoạn lịch sử mà có tới 2 niên hiệu song song cùng tồn tại trên hai phần lãnh thổ nào đó của Việt Nam, là: giai đoạn 1533-1677 (phân tranh giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê) và 1778-1789 (chuyển tiếp giữa nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn).
- Các triều đại có nhiều niên hiệu nhất là:
- nhà Hậu Lê, với 43 niên hiệu nhưng chia làm 2 thời kỳ không liên tục là Lê sơ (14 niên hiệu) và Lê trung hưng (29 niên hiệu);
- nhà Lý, với 33 niên hiệu liên tục.
- Hai niên hiệu song song của cùng một triều đại: là thời loạn khi triều đình suy yếu, có những vị vua khác nhau do quyền thần dựng lên:
- Nhà Lý suy yếu: ngoài niên hiệu Kiến Gia của Lý Huệ Tông (1211-1224) còn có niên hiệu Càn Ninh của Lý Nguyên vương (1214-1216) do Trần Tự Khánh dựng lên. Thời gian có 2 niên hiệu đồng thời là 3 năm (1214-1216).
- Nhà Lê sơ suy yếu: Ngoài niên hiệu Quang Thiệu của Lê Chiêu Tông (1516-1525) còn niên hiệu Thống Nguyên của Lê Cung Hoàng (1522-1527) do Mạc Đăng Dung dựng lên. Thời gian có 2 niên hiệu đồng thời là 4 năm (1522-1525).
- Vị hoàng đế có nhiều niên hiệu nhất là Lý Nhân Tông, với 8 niên hiệu.
- Niên hiệu có thời gian lâu nhất là Cảnh Hưng (1740-1786) của vua Lê Hiển Tông: 47 năm. Ngoài ra niên hiệu này còn được chúa Nguyễn Ánh sử dụng trong các văn bản chính thức cho đến năm 1802, sau khi diệt nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế mới đổi niên hiệu Gia Long.
- Niên hiệu nhiều chữ nhất là của các vua nhà Lý (có thể tới 4 chữ Hán).
- Tất cả các vị vua nhà Nguyễn, đều chỉ dùng một niên hiệu duy nhất trong suốt thời gian trị vì của mình.
- Các niên hiệu Việt Nam có sự tương đồng với các niên hiệu Trung Quốc trong cùng thời gian:
- Niên hiệu Thái Bình của nhà Đinh được dùng liên tục trong cả hai triều vua kế tiếp nhau là Đinh Tiên Hoàng (970-979) và Đinh Phế Đế (979-980); niên hiệu Ứng Thiên của Lê Đại Hành (994-1005) được Lê Ngọa Triều sử dụng trong 2 năm kế tiếp (1006-1007). Điều đó tương tự như việc kế tục niên hiệu vua trước của các vua Trung Quốc thời Ngũ đại Thập quốc: Hậu Tấn Xuất Đế (942-947) dùng niên hiệu Thiên Phúc của Hậu Tấn Cao Tổ (936-942); Hậu Hán Ẩn Đế (948-950) dùng tiếp niên hiệu Càn Hựu của Hậu Hán Cao Tổ Lưu Tri Viễn (947-948); Hậu Chu Thế Tông (954-959) và Hậu Chu Cung Đế (959-960) dùng niên hiệu Hiển Đức của Hậu Chu Thái Tổ Quách Uy đặt từ năm 954.
- Nhà Lý có nhiều vua đặt niên hiệu dài 4 chữ (Thiên Ứng Chính Bình, Chính Long Bảo Ứng, Càn Phù Hữu Đạo, Thiên Chương Hữu Đạo...) - tương tự như nhiều niên hiệu của các vua nhà Tống (Thái Bình Hưng Quốc, Đại Trung Tường Phù, Kiến Trung Tĩnh Quốc...)
- Các vua cuối thời Hậu Lê và thời Nguyễn thường đặt duy nhất một niên hiệu (như Cảnh Hưng, Chiêu Thống, Gia Long, Minh Mạng...), tương tự như các vua nhà Thanh (Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh...) Vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam dùng hơn 1 niên hiệu là Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn (Cảnh Thịnh và Bảo Hưng)
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
Link tham khảo: BẢNG TRA NIÊN ĐẠI CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM