Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Vào cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người Pháp, đã tiến hành công tác khảo cổ các di chỉ văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bác cổ (Ecole Française d'Extrême Orient) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng cho các cổ vật Chăm. Năm 1902, Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác Cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Kết quả là một tòa nhà có một số nét kiến trúc Chăm.

Công trình nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác Cổ cho khởi xây năm 1915-6 đến năm 1936 mới hoàn tất. Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19[1] được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau. Vào thập niên 1930 tòa nhà được khuếch trương để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu.[2]

Sang thập niên 19501960 kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần kiến trúc nguyên thủy.

Hơn 40 năm sau, năm 2002, một tòa nhà 2 tầng với khoảng 2 ngàn diện tích trưng bày và khoảng 500 m² diện tích kho được xây dựng thêm ở phía sau.

[sửa] Địa điểm và bố trí

Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².

Hình dáng mặt tiền nhà bảo tàng mô phỏng theo kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan bảy ngày trong tuần.

Gần đây có một dự án cầu gây tranh cãi vì nếu được xây dựng thì Bảo tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cây cầu này.

[sửa] Hiện vật trưng bày

Một số hiện vật trưng bày trong Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm

Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500 món và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.

[sửa] Chú thích

  1. ^ Kelly, Kristin. The Extraordinary Museums of Southeast Asia. Hong Kong: Harry Abrams, 2001. Trang 156
  2. ^ [1]

[sửa] Liên kết ngoài