Trương văn Thanh & Trần Ngọc Bảo

 

PHẦN 2

 

Đến địa phận làng Lương Quán, sông Hương "ôm cua" gần như 90 độ, khiến bên Lương Quán bờ sông được bồi một đoạn gần cả 100m - tha hồ để trồng trọt, nhất là bắp. C̣n bên kia sông là làng Long Hồ th́ bị lở.
 

Băi bồi Lương Quán

 

Bờ sông làng Long Hồ

Kế đến là làng Ngọc Hồ. Qua một khúc quanh nữa thuộc làng Hải Cát, thuyền bắt đầu đi vào vùng linh địa của xứ Huế (theo thuật phong thủy). Cũng phía bên phải bắt đầu xuất hiện núi Ngọc Trản với Ngọc Trản Sơn Tự mà sau này vua Đồng Khánh đổi tên thành Huệ Nam điện, c̣n dân gian th́ gọi là điện Ḥn Chén. Đây là nơi người Chàm đă dựng đền thờ nữ thần Po Nagar (mẹ xứ sở), là vị thần đă sinh ra đất cho chúng ta ở.
Người Việt sau khi tiếp nhận đất đai cũng tiếp tục thờ cúng thần của người Chàm. Đồng thời họ cũng lập miếu thờ hàng trăm vị thần khác, mà người ta tin tưởng là những vị cai quản rừng, núi, sông, đất đai, và rồi cả "quan binh" hầu cận các vị thần ấy. Họ xin triều đ́nh "công nhận" và sắc phong cho nữ thần có tên là Thiên Y A Na Ngọc Diễn Tôn Thần, gọi tắt là bà chúa Ngọc.

Cả vua Đồng Khánh cũng tin tưởng và nhận làm em bà chúa. Sau khi vua băng hà, nhà vua cũng được thờ ở đây.

Năm 1954, người ta mang mẫu Liễu Hạnh c̣n gọi là Vân Hương thánh mẫu ngoài Bắc vào thờ, cùng với các mẫu thượng ngàn, mẫu thủy phủ, v.v. và h́nh thành một tín ngưỡng mới gọi là Thiên Tiên Thánh Giáo. Hằng năm dân chúng, nhất là những người sinh sống, làm nghề trên sông nước và trong rừng, tụ hội về đây cúng tế. Lễ hội được tiến hành trên sông lẫn cả trên bộ (đưa ngài đến đ́nh làng Hải Cát rồi rước về) vào tháng ba và tháng bảy âm lịch.
 


Điện Ḥn Chén ở lưng chừng ngọn núi Ngọc Trản (tức là chén ngọc)
 


Một miếu thờ ở điện Ḥn Chén
 


Minh Kính Đài
 


 

Minh Kinh Đài thờ nhiều vị thần thánh theo tín ngưỡng dân gian, Đức Phật và cả Quan Công, vị thần của người Hoa.

Bờ bên trái là đồi Vọng Cảnh. Cách đồi Vọng Cảnh không xa là lăng vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thiệu Trị, lăng các bà hoàng hậu như lăng Hiếu Đông (Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, vợ vua Minh Mạng), lăng bà Từ Dụ (chính cung của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức), lăng Khải Định.
 


Đồi vọng Cảnh nh́n từ sông Hương


Đồi Vọng Cảnh

Cả khu vực này được gọi là Vạn Niên Cát Cục, nghĩa là khu đất tốt lành trong cả vạn năm. Đây là vùng đất để an táng các bậc vua chúa, quan lại hay dân thường không được phép chôn ở đây. Nhưng trên thực tế th́ "cát cục" cũng không hề tốt lắm hay tốt tới vạn năm. Các vua chúa cũng đều nếm mùi thăng trầm, đau khổ chẳng kém lũ dân đen.

Lăng Tự Đức do vậy được gọi là Vạn Niên Cơ, nhưng do những người xây lăng bị thúc ép làm việc vất vả đă nổi dậy, dưới sự lănh đạo của Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Hữu Trục, đă đột nhập cung điện toan giết vua. Trong sách sử, vụ nổi dậy này được gọi là "giặc chày vôi" do những người này trang bị vũ khí bằng nhiều chày giă vôi, một loại vật liệu xây dựng. Vua Tự Đức sau này đă tự "kiểm điểm" và đổi tên lăng thành Khiêm Cung hay Khiêm Lăng.
 

Nhà máy bơm nước Vạn Niên do người Pháp đă xây  vào năm 1909 dưới chân đồi Vọng Cảnh.

Kiến trúc sư Bossard đă tham khảo các công tŕnh xung quanh để thiết kế nhà máy giống như một lăng tẩm để hài ḥa với vạn niên cát địa.

Từ trên sông có thể nh́n thấy lăng Cơ Thánh thuộc làng Cư Chánh, phường Thủy Bằng, thị xă Hương Thủy. Lăng này c̣n gọi là lăng Cao Hoàng hay lăng Sọ, là lăng của Nguyễn Phúc Luân (c̣n gọi là Nguyễn Phúc Côn, cha của Nguyễn Phúc Ánh, tức vua Gia Long). Ngài là con của chúa Nguyễn Phúc Khoát, được chọn để nối ngôi chúa, nhưng ông cậu là Trương Phúc Loan âm mưu giả chiếu chỉ để đưa Nguyễn Phúc Thuần, lúc ấy mới 12 tuổi lên làm chúa. Nguyễn Phúc Côn buồn rầu sinh bệnh mất vào năm 1765. Năm 1790 lăng mộ của Nguyễn Phúc Côn bị nhà Tây Sơn (Quang Trung) đào lên và vứt hài cốt xuống sông Hương. Có một người địa phương lén vớt được sọ và chôn lại. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, người này tŕnh báo và vua đă cho vớt cát sỏi một đoạn sông đắp lên bờ và lập lăng cho ngôi mộ sọ ấy. Đoạn bờ sông này ngày trước không ai trồng trọt, nhưng vài năm gần đây đă có trồng hoa màu.
 


Lăng Cơ Thánh
 


Nhà thờ giáo xứ Ngọc Hồ ở bờ sông bên phải


Đ́nh làng Hải Cát.


Cầu Tuần.
Đ̣ đi dưới cầu Tuần và rẽ phải sẽ gặp bến đ̣ lăng Minh Mạng

Hiển Đức Môn, cổng vào Sùng Ân Điện là ngôi điện thờ vua
 

Bi đ́nh, nơi có tấm bia Thánh Đức Thần Công ghi hành trạng, công lao của vua Minh Mạng

Minh Lâu, nơi nhà vua ngắm trời đất để chiêm nghiệm lẽ đời

Bửu Thành, mộ phần của vua Minh Mạng

Ngă ba Bằng Lăng, c̣n gọi là ngă ba Tuần, nơi hai ḍng Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lại để thành ḍng sông Hương.

Vùng đất giữa hai ḍng ḍng sông đó cũng là đất thiêng thuộc làng La Khê Trẹm, Kim Ngọc, Định Môn thuộc thị xă Hương Thủy. Nơi đây có lăng mộ của tất cả chín chúa Nguyễn và các bà hậu. Nhưng vào năm 1790 tất cả các lăng mộ ấy đều bị nhà Tây Sơn đào lên và vứt xác. Sau này vua Gia Long phải dùng gỗ dâu đẽo thành h́nh người và chôn thay cho thi thể (về sau các vua Tây Sơn cũng bị đối xử tàn nhẫn tương tự) . 

Nhưng tính chất thiêng liêng của vùng đất có lẽ được thể hiện trong sự nghiệp của các chúa trong ṿng 200 năm đă mở mang bờ cơi từ Qui Nhơn ở miền Trung cho đến trọn miền đất Nam bộ.  Ngày nay, ngoài lăng Trường Cơ của chúa Nguyễn Hoàng, các lăng c̣n lại đă bị lăng quên và ở trong t́nh trạng hoang phế.

Lăng vua Gia Long cũng ở làng Kim Ngọc, nơi đó c̣n có mộ của hai bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu và nhiều bà hậu của các chúa. Triều Nguyễn truyền ngôi được cho 13 vua trong ṿng gần 150 năm (1802-1945). Cho dù được chôn nơi cát địa và sống trong sự chúc tụng vạn tuế hoặc muôn năm, các vua cũng không sống lâu và đạt được mọi điều ước mong.

Vùng đất linh địa này biểu hiện rơ tính chất vô thường và khổ đau của cuộc đời - ai ai cũng chịu nhiều đổi thay, đau khổ mặc cho những nỗ lực coi ngày giờ để kết hôn, an táng, chọn đất đai để xây dựng lăng tẩm nguy nga tráng lệ, mặc cho tài sản lớn lao, mặc cho bao lời cầu nguyện, chúc tụng, lễ bái thánh thần. Vô thường và khổ đau mới thật là những điều linh thiêng, ứng nghiệm đối với tất cả mọi người.

 

Trương Văn Thanh
Trần Ngọc Bảo


Xem tiếp Điện Ḥn Chén

 

Trang Trần Ngọc Bảo

Chân Trần

art2all.net