daily menu » rate the banner | guess the city | one on one

Go Back   SkyscraperCity > Asian Forums > Vietnam Forum

Vietnam Forum Xin Chào! Welcome to Vietnam


Reply


 
Thread Tools Display Modes
Old October 7th, 2011, 07:12 AM   #941
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Di tích - Di sản

Một ngày thăm xứ đạo Bùi Chu

Nam Định là khu vực đạo Thiên Chúa truyền bá vào sớm và có ảnh hưởng sâu rộng. Toàn tỉnh hiện có khoảng 500 nhà thờ, đáp ứng nhu cầu hành lễ của khoảng 42 vạn giáo dân. Nhà thờ tập trung với mật độ cao, quy mô lớn ở các huyện Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Tiêu biểu phải kể đến Ṭa Giám Mục Bùi Chu (xă Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường) dựng năm 1885, kiến trúc Á Đông điển h́nh và Vương cung thánh đường Phú Nhai (xă Xuân Phương, huyện Xuân Trường) dựng năm 1930 đậm đà phong cách Châu Âu.



Nhà thờ Chính ṭa Bùi Chu

Cách Hà Nội khoảng 120 km, từ TP Nam Định, theo quốc lộ 21, du khách tới cầu Lạc Quần rẽ phải thẳng tới trung tâm huyện Xuân Trường có vườn hoa và tượng đài cố Tổng Bí thư Trường Chinh, đi tiếp tới đài Đức Mẹ Fatima tại ngă ba và đi bên phải sẽ tới Nhà thờ Chính ṭa Bùi Chu.

Từ năm 1640-1954, Bùi Chu là vùng truyền giáo, sau đó vào năm 1960, giáo phận Bùi chu được Ṭa Thánh nâng lên bậc giáo phận chính ṭa. Tuy có diện tích nhỏ nhất nhưng giáo phận Bùi Chu có số giáo hữu đông nhất trong Giáo Hội Việt Nam, nằm trong tỉnh Nam Định với hai con sông Hồng và sông Đáy bao bọc lấy toàn giáo phận. Đến với Bùi Chu, bạn không chỉ đang ghé thăm một xứ đạo lâu đời mà c̣n được chiêm ngưỡng vô vàn nhà thờ với kiến trúc đẹp và ấn tượng.



Bên hông nhà thờ Chính ṭa

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ của đạo Kito, là nhà thờ chính ṭa của giáo phận Bùi Chu, được xây dựng năm 1884, một trong những nhà thờ nổi tiếng và lâu năm nhất nh́ tỉnh Nam Định. Đầu nhà thờ là nhà xứ và có tháp chuông đồng hồ hiệu Farnier đă có từ năm 1848, đây là cổng Ṭa Giám Mục. Bên trái nhà thờ c̣n có cơ sở Ḍng Nữ Đa Minh và Nhà Dục Anh (Cô Nhi Viện).



Nữ tu Ṭa Giám Mục Bùi Chu hướng dẫn du khách thăm quan



Nguyện đường trong mùa thu vàng hoa cúc

Nguyện đường cao 35m - ngọn tháp vươn cao với Thánh Giá được nâng lên bởi ṭa tam cấp, có dáng dấp Đông Phương lại Gothic. Phần trên ṭa nhà được dẫn vào bởi những bậc thang rộng. Bên tay phải cầu thang là tượng Thánh Giesu cơng Chúa Con trên vai mà không đâu có tượng này, ư nghĩa “T́nh Cha”. Đối diện với tượng Thánh Giesu là tượng Đức Mẹ Sầu Bi ôm Con “Nghĩa Mẹ”. Cửa nhà nguyện 4 cánh, mỗi cánh là một công tŕnh đầy ư nghĩa của các Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể và Ḥa Giải. Vào trong Nhà Nguyện, như lạc vào động tiên không gian cao vút với tượng ảnh, bàn thờ, màu sắc... được sắp đặt một cách hài ḥa. Tầng dưới Nhà Nguyện là Nhà hầm các Thánh tử v́ Đạo. Bên cạnh c̣n có 6 mẫu nữ tu: Đa Minh, Mân Côi, Trinh Vương, Thăm Viếng và Mến Thánh Giá. Khi vào hay khi ra khỏi pḥng các Thánh, du khách có thể điểm vài tiếng chiêng cồng, sản phẩm của Hội An, Đà Nẵng để ghi nhớ cuộc viếng thăm này.



“… Phúc thay người mẹ đă cưu mang và cho Thầy bú”

Ngay tại gian giữa, nhiều người sửng sốt và cảm động, lần đầu tiên thấy tượng Đức Mẹ cho Con bú. Đức Mẹ bồng con ngồi trên vơng tía; vơng được móc vào hai cây trúc sơn son thếp vàng. Đây là một bức tượng có một không hai ở Việt Nam. Đức Mẹ Việt hóa với áo dài hồng nhung kim tuyến, quần trắng sa tanh, chân đi hài kiểu quư phái, mái tóc đen óng ánh. Cặp mắt mẹ âu yếm nh́n Đứa Con đang khát sữa. Trên đầu tượng Đức Mẹ có ḍng chữ “… Phúc thay người mẹ đă cưu mang và cho Thầy bú”. Nhiều người mẹ đă đến đây để cầu xin cho có sữa nuôi con và biết cách dạy con. Phía trần nhà trên đầu Đức Mẹ là một bức phù điêu tuyệt tác, tả khung cảnh vinh hiển của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam trước vị vua Vinh Hiển là Đức Kito Phục Sinh.

Vườn Kinh

Mở cửa vườn, chúng ta sẽ gặp một Cỗ Tràng Hạt rất lớn, nặng 2,2 tấn. Mỗi hạt kinh nặng 25kg. Trên cao có tượng Đức Mẹ bằng đá cẩm thạch nặng hơn 2 tấn, ngay sau lưng tượng Đức Mẹ là cây nến 7 ngọn cao 10m.



Tràng hạt mân côi

Bên phải là một bức tường cao, trên đó gắn sẵn những bản kinh Ave Maria, tức là bản kinh “Kính Mừng Maria” bằng các thứ tiếng trên khắp thế giới. Tổng số bản kinh là 150, làm bằng đá cẩm thạch, mỗi bản kinh có kích thước 2,20mx1,2m. Trong vườn Ave Maria c̣n có một số tượng lớn: Thánh Francis với con chó sói. Ở phía giữa hành lang là pho tượng Đức Mẹ cao 5m với những em nhỏ dâng hoa cho Đức Mẹ. Xa hơn ở cuối hành lang là tượng Thánh Don Bosco cao 3m và Thánh Đa Minh Savio (St.Dominic Savio).

Trong vườn c̣n có tượng “Người mẹ Bùi Chu”, h́nh ảnh của một người mẹ tại Giáo phận Bùi Chu xưa kia, trên đường đi chợ, tay dắt đứa con nhỏ đến trường, đầu đội cái thúng có nải chuối và con gà, tay kia cầm tràng hạt, vừa đi vừa lần chuỗi.

Nhạc khí tại Giáo phận: Là những nhạc cụ được chế tác độc đáo công phu mang nhiều ư nghĩa: Trống cái, kèn đồng, đàn lira, chiêng cồng...



Kèn đồng Trumpet lớn nhất Việt Nam dài hơn 5m cao 1,6m, nặng 300kg, được ghi vào Sách Kỷ lục Việt Nam là sản phẩm của nghệ nhân Ngô Văn Ḥa xóm 4, xă Xuân Tiến, huyện Xuân Trường.

Đàn Lira hay đàn Harpe hay đàn Vua David, v́ trong h́nh vua David hay chơi thứ đàn này. Đàn được đặt trong một ṭa nhà tṛn theo kiểu Bắc Kinh, và được đặt trên một trống đồng đường kính 1,80m, có một thiếu nữ duyên dáng đang gảy cung.

Nữ nhân chung: Người phụ nữ chuông “Nữ nhân chung”. Đây là một công tŕnh độc đáo hầy như không t́m đâu có trên thế giới. Chuông nặng 9 tạ, có chân tay đàng hoàng. Chuông này mang sự tích về Đức Chúa Gieessu Phục Sinh, trao trách nhiệm cho bà Maria Madalena đi công bố Tin Mừng Phục Sinh cho khắp thế giới. Bà được ví như cái chuông vang lên cho mọi người biết.



Du khách thăm đỉnh hương đồng

Như hương trầm tỏa bay: Nổi bật nhất ở vườn này là đỉnh hương rất lớn bằng đồng: nặng chừng 3500kg, có tượng Đức Mẹ đứng trên.



Phục sinh đường

Phục sinh đường là tổ hợp công tŕnh kiến trúc nhiều ư nghĩa biểu tượng:

Nhà số 4 nói lên ư nghĩa của 4 sự: Chế, Phán xét, Thiên Đàng và Hỏa ngục.

Mặt trước nhà số 4 có tượng thiên thần thổi loa. Vào ngày tận thế các Thiên thần thổi loa báo động cho người chết sống lại. Dưới chân Thiên thần là một đồng hồ chạy ngược, bởi v́ khi chết người ta hết thời giờ lập công, mà Thiên Chúa chỉ xét xử những ǵ xảy ra trong qua khứ.

Trên nóc nhà có 12 tượng các thánh Tông Đồ ngồi trên 12 ngai ṭa mà xét xử 12 chi tộc Israel. Phía trên cao c̣n có 4 pho tượng các Thánh Sử là các tác giả 4 sách Phúc Âm: Matthew, Mark, Luke và John.

Tầng dưới ṭa nhà cất giữ 23 bộ xương các anh hùng tử đạo của Bùi Chu. Tầng giữa là nơi cử hành nghi lễ. Giữa gian có tượng Chú Phục Sinh. Tầng trên giống như một pḥng triển lăm các đồ thờ như: áo Lễ, chân nến, b́nh thánh, yên sách v.v. và một số pho tượng.

Đài xét xử: Bên tay trái ṭa nhà số 4. Thiên Chúa công minh xét xử người ta theo như những ǵ họ đă làm và được đưa lên cân tội phúc.


Tháp Thăng Thiên:

Nếu một người ăn ở tốt lành th́ được đưa sang tháp Thăng Thiên để lên trời, tượng trưng bằng 11 cánh hạc đang bay lên. C̣n kẻ dữ th́ phải đẩy vào hỏa ngục.


Hai bàn tay: Phía sau tháp Thăng Thiên, bàn tay Chúa đang kéo tay người ta lên Thiên Đàng.

Ṭa Giám Mục Bùi Chu là một tổ hợp với nhiều công tŕnh, hiện vật kỳ thú hấp dẫn không hề giống nơi nào.Hàng năm thường có rất nhiều du khách thập phương về thăm nhà thờ và chiêm ngưỡng những nét kiến trúc tiêu biểu, đồng thời t́m hiểu lịch sử vùng giáo xứ Bùi Chu.


Trung tâm TTXT Du lịch Nam Định

http://www.dulichnamdinh.com.vn/%28A...s.aspx?Id=1632
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan


Last edited by charming.namdinh; October 7th, 2011 at 07:27 AM.
charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote

Sponsored Links
Old October 8th, 2011, 10:10 AM   #942
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Ẩm thực Nam Định

Đậm đà bún đũa Thành Nam

Bún là món quen thuộc với chúng ta đă từ ngh́n năm. Có biết bao món ăn từ bún: nào là bún cá, bún riêu, bún đậu, bún ḅ... Nhưng có một món bún làm mê mẩn những người dân Thành Nam, mà lại ít ai nhắc đến là món “bún đũa”.

Mặc dù món bún ở đâu cũng có nhưng món bún đũa ở Nam Định có nét khác biệt. Sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không nhũn. Bún đũa Nam Định dễ ăn không chỉ bởi vị thanh thanh nhẹ nhàng mà c̣n bởi vị thơm của cua và các gia vị món ăn này.


Muốn ăn bún đũa, bạn không thể t́m thấy trong thực đơn của nhà hàng hay khách sạn mà chỉ có ở chợ và quán vỉa hè của Nam Định. Khác với các loại bún khác, do sự “cường tráng” của sợi bún đũa mà người ăn, dù là người b́nh dân hay người thanh lịch đều không bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức. Bún đũa kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy có thể rau muống, rau cải... đến mùa rau rút th́ thêm vài cọng để tăng thêm hương vị cho bát bún. Nồi riêu cua bao giờ cũng vàng, màu mỡ phi hành và chút gạch cua khêu từ mai cua, nó óng ánh, hấp dẫn, thơm tho, béo ngậy. Mặt nồi riêu bao giờ cũng nổi ch́m lập lờ từng mảng gạch cua, mới trông đă thấy xôm xốp, ngọt ngào. Thứ rau gia vị ăn kèm không thể thiếu là kinh giới, tía tô, rau mùi ta, rau húng láng, rau ngổ ba lá xanh rờn... và thậm chí có thể thêm vài cây giá sống.

Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng to, nổi bật trên những những mảng gạch cua hồng hồng, một ít màu trắng của cọng giá và màu xanh của rau, húp một ít nước béo đậm đà kèm theo chút gia vị ớt khô chưng mỡ sẽ ngon dần đến rân rân cảm giác vô cùng thú vị.

Bún đũa Thành Nam mùa nào cũng được ưa chuộng cũng bởi ăn không quá no, nó rẻ hơn phở mà vẫn ngon lành, nhẹ nhàng hơn xôi và cũng không cầu kỳ như bún chả hay mỳ vằn thắn. Món bún đũa ấy ít khi nóng bỏng lưỡi. Không sao, th́ chỉ là tạm lót ḷng, cho đôi chân duỗi ra tí chút, đâu phải bữa tiệc linh đ́nh mà kén chọn, chê bai. Tuy vậy, nhưng bát bún đũa riêu cua b́nh dị ấy có khi c̣n theo ta bao năm tháng sau này nữa cũng chưa biết chừng, nó sẽ thành kỷ niệm trên nẻo đường quê thân t́nh nồng đượm.

Mặc dù là món quà lót dạ b́nh dân, nhưng bún đũa đă trở thành một nét ẩm thực trong cuộc sống của người Thành Nam.


Trung tâm TTXT Du lịch Nam Định

http://dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=758
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan


Last edited by charming.namdinh; October 8th, 2011 at 10:19 AM.
charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 8th, 2011, 10:44 AM   #943
Registered User
 
phong_juve's Avatar
 
Join Date: Sep 2010
Location: Nam Định, Rigs
Posts: 1,518
Ẩm thực Nam Định

Chè kho Nam Định

Cùng với cá kho, bánh gai, cá gỏi, chè kho Nam Định là đặc sản dân dă mà đặc sắc của một vùng đất cổ giầu chất văn hóa. Ai cũng biết chè kho nấu đúng cách rất khó về mặt kỹ thuật.
Nấu chè phải quấy luôn tay một tiếng đồng hồ nên rất mệt. Chểnh mảng một chút là chè khê cháy. Nóng vội một chút là chỉ vài ba hôm chè đă mốc miu, thiu vữa. Muốn nấu được những đĩa chè kho đúng tiêu chuẩn đất Thành Nam thật cầu kỳ. Trước nhất là khâu chọn đỗ. Đỗ xanh phải là loại đỗ mới, hạt đều tơi và thơm. Đỗ được xay vỡ, ngâm, đăi sạch vỏ, sau đem rang trước khi xay thành bột. Có bột rồi, có thể ngào với nước đường trắng rồi dùng khuôn nhỏ đóng bánh đỗ xanh bầy bàn tiếp khách mấy ngày đầu xuân. Sau đó mới bắt tay vào nấu chè kho.

Khi nấu chè, đầu tiên là cho đường trắng vào thắng với nước lă (tỷ lệ thường là 1kg bột đậu – 1kg đường – 1 bát ăn cơm nước lă). Ngọt nhạt tùy thưởng thức của mỗi gia đ́nh. Khi đường tan, bắc xoong xuống, lấy một chiếc rây, vừa rây vừa nguấy vào xoong cho tơi đều. Bắc xoong bột lên bếp đun lửa liu riu. Cái khó nhất là phải ngoáy đều tay. Ngưng tay hoặc ngoáy hời hợt, bên trên là bột đường sẽ vón lại và bén đáy nồi ngay. Đó là chưa kể khi bột sôi dễ bắn tung lên tay, lên cả mặt. Tuy vậy cũng không để lửa to cho chóng xong. Nấu khoảng độ một giờ bột từ loăng đặc dần và thấy tay nguấy hơi nặng, có thể tưởng bột đă chín, nhưng không phải, chỉ khi bột sôi một lúc rồi dần dần loăng ra mới được. Lúc này có thể cho một chút vani hoặc dầu chuối vào trước khi bắc nồi chè xuống (chỉ nên cho ít vani hoặc dầu chuối kẻo chè sẽ khó ăn và không thơm mát). Múc chè ra tô. Lấy vừng đă xát nhỏ, rang chín, rắc lên đĩa chè, rồi lấy một miếng lá chuối nhỏ ấn nhẹ cho đĩa chè mịn đều. Chè nấu như thế này, sau khi cúng có thể để từ mười đến mười lăm ngày ăn vẫn thơm ngon.

Nhiều người gốc Nam Định đi mưu sinh ở nơi xa, kể cả làm việc ở nước ngoài, đều nhớ hoài về món chè kho mà cả một thời thơ ấu đă được bà, được mẹ nấu trong ngày vui, ngày lễ, Tết. Món chè kho thơm thảo, ngọt ngào t́nh quê hương.

http://nhahangcanhdieuvang.com/2011/...-d%E1%BB%8Bnh/
phong_juve no está en línea   Reply With Quote
Old October 8th, 2011, 02:34 PM   #944
Registered User
 
sumo7979's Avatar
 
Join Date: Aug 2011
Posts: 1,335
nhiều món lạ quá,ko biết làm sao thưởng thức được
sumo7979 no está en línea   Reply With Quote
Old October 8th, 2011, 04:04 PM   #945
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Quote:
Originally Posted by sumo7979 View Post
nhiều món lạ quá,ko biết làm sao thưởng thức được
C̣n nhiều lắm, từ từ rồi sẽ giới thiệu. Nam Định là vùng đất có bề dày văn hoá và lịch sử nhất nh́ VN này đấy, có lẽ chỉ sau Thăng Long HN thôi.
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 8th, 2011, 05:41 PM   #946
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Nam Dinh Discovery

Nam Dinh Overview


Nam Dinh is one of the coastal provinces in Northern Vietnam. It shares the border with Ninh Binh on the south, Thai Binh on the north and Ha nam on the northwest. Endowed with pristine 74km long seaside, Nam Dinh has great potential to develop the economy of fishing and water tourism. Actually, the economy of Nam Dinh province is determined mainly by agricultural. Therefore, Nam Dinh is one of the key agricultural regions in the North of Vietnam. Regardless, the province is to shift rapidly from an agricultural base to an industrial one in the hope of becoming one of biggest industrial centers of Vietnam.



Monument of National Hero Tran Hung Dao



Nam Dinh Flagpole

Nam Dinh’s climate belongs to the tropical monsoon climate with an average temperature of 24oC. The coldest climate is on December and January meanwhile the hottest month is July with a temperature of 30oC. The medium humidity is 85% with the total rainfall of 1,800 mm, focused on between May and October.



Tran Temple



Pho Minh Tower

Come to Thanh Nam (another name of Nam Dinh Province), you will touch the native land of the Tran Kings and National Hero Tran Hung Dao. Up to now, Tran Royal Remains on Tuc Mac Village have been the huge pride of Nam Dinh people. Some of the remains are Thien Truong and Co Trach Temples, Pho Minh Pagoda and Tower. Moreover, Nam Dinh province is also well-known for Phu Day Remains in Vu Ban District. These remains comprise Tien Huong Temple, Van Cat Temple and Goddess Lieu Hanh’s Tomb.



Phu Day Remains



Phu Nhai Basilica

Significantly, Nam Dinh is favorite destination for those who are fond of ecological tourism. Take a visit to Xuan Thuy National Park; tourists can observe plenty of special birds, 9 kinds of which are listed in the World Red Book. This park is a gathering place for tens of thousands of birds migrating from the North every year from November to April.



Xuan Thuy National Park



Thinh Long Beach

Beside that, tourists will be offered chances to admire varieties of orchids, camellias and roses in Vi Khe Ornamental Plant Village as well as swimming in Thinh Long Beach.



Khoai Dong Church



Thanh Nam by night


http://vietnamdiscovery.com/destination/nam-dinh/
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan


Last edited by charming.namdinh; October 18th, 2011 at 12:19 PM.
charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 9th, 2011, 05:45 PM   #947
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10-10-1911 - 10-10-2011)

Míttinh kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Lê Đức Thọ

Sáng 9/10, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định đă long trọng tổ chức lễ míttinh kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Lê Đức Thọ (10/10/1911-10/10/2011), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban tổ chức Trung ương, nguyên Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tới dự lễ míttinh có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt; lănh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương cùng phu nhân và gia đ́nh ông Lê Đức Thọ.



Động thổ xây dựng khu tưởng niệm ông Lê Đức Thọ. (Ảnh: Hữu Chiến/Vietnam+)

Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định ông Lê Đức Thọ là một trong những người học tṛ xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng kiên cường, người cán bộ lănh đạo tài năng, giàu kinh nghiệm của Đảng và nhân dân Việt Nam, suốt đời hy sinh, chiến đấu v́ độc lập dân tộc, v́ lư tưởng cộng sản, v́ hạnh phúc của nhân dân.

Trong hơn 60 năm hoạt động cách mạng gian khổ với những trọng trách được Đảng và Nhà nước giao, ông Lê Đức Thọ đă làm hết sức ḿnh, cùng tập thể Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần nâng cao năng lực lănh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Tấm gương về ḷng trung thành, tận tụy với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, tinh thần cách mạng dũng cảm, kiên cường, bất khuất, đức tính cần kiệm liêm chính và t́nh yêu thương đối với cán bộ của ông được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân yêu mến, kính trọng.

Trong diễn văn kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định Phạm Hồng Hà nhấn mạnh những đóng góp rất quan trọng của ông Lê Đức Thọ cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân; khẳng định quyết tâm đổi mới vươn lên của Đảng bộ và nhân dân Nam Định, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo bước phát triển mới, nhanh, mạnh và vững chắc về kinh tế - xă hội, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các địa phương khác thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Để đạt được mục tiêu trên, Nam Định tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển toàn diện ngành nông nghiệp sản xuất hàng hoá và xây dựng nông thôn mới; tập trung thúc đẩy các ngành, lĩnh vực dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại, văn minh; cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xă hội...

Trước mắt, Nam Định tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương tŕnh xây dựng nông thôn mới, tạo bước chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp phục vụ nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, xây dựng khu kinh tế tổng hợp Ninh Cơ, phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2012.

Cũng trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Lê Đức Thọ, sáng 9/10, tỉnh Nam Định đă khai mạc triển lăm ảnh tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Lê Đức Thọ; tổ chức lễ động thổ dự án cải tạo, nâng cấp Khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ tại xă Nam Vân và lễ đặt tên đường mang tên ông cho đoạn đường dài 6.900m từ cầu Lộc An đến nút giao xă Nam Mỹ và xă Nam Toàn.


Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Home/Mitti.../108767.vnplus
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 10th, 2011, 11:54 AM   #948
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10-10-1911 - 10-10-2011)

Video: Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Đức Thọ với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định”

__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 10th, 2011, 12:46 PM   #949
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Lễ hội truyền thống Chùa Cổ Lễ trong các ngày từ 9/10/2011 đến ngày 12/10/2011 (tức từ ngày 13/9 đến 16/9 âm lịch)

Chương tŕnh Lễ hội Chùa Cổ Lễ năm 2011

Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định 15 km về phía Nam. Lễ hội Chùa Cổ Lễ được tổ chức từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hằng năm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu c̣n bảo lưu được nhiều lễ nghi cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, tṛ chơi dân gian như đấu vật, cờ người, thi bơi chải... phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nền văn minh lúa nước.


Chương tŕnh lễ hội chùa Cổ Lễ năm 2011 trong các ngày từ 9/10 đến ngày 12/10 tức từ ngày 13/9 âm lịch đến 16/9 âm lịch như sau:


NGÀY 9/10/2011 (TỨC NGÀY 13/9 ÂM LỊCH)

- Khai mạc Lễ hội – Lễ dâng hương.
- Thi bơi chải.
- Thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm, bóng chuyền.
- Biểu diễn nghệ thuật tại Nhà Văn hóa.


NGÀY 10/10/2011 (TỨC NGÀY 14/9 ÂM LỊCH)

- Thi bơi chải.
- Thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm, bóng chuyền.
- Biểu diễn nghệ thuật tại Nhà Văn hóa.
- Rước kiệu Thánh quanh Chùa.



Lễ hội chùa Cổ Lễ 2011


NGÀY 11/10/2011 (TỨC NGÀY 15/9 ÂM LỊCH)

- Thi bơi chải.
- Thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm, bóng chuyền.
- Biểu diễn nghệ thuật tại Nhà Văn hóa.


NGÀY 12/10/2011 (TỨC NGÀY 16/9 ÂM LỊCH)

- Thi bơi chải.
- Kết thúc các môn thể thao.
- Lễ tất.


http://www.dulichnamdinh.com.vn/%28A...s.aspx?Id=1636
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 12th, 2011, 10:27 AM   #950
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Hướng tới Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định (1262-2012)

Nam Định - nơi phát tích vương triều Trần, lẫy lừng hào khí Đông A, ba lần đại thắng quân Nguyên - Mông, đưa Đại Việt tới thái b́nh thịnh trị "Non sông muôn thủa vững âu vàng". Trải suốt tiến tŕnh lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nơi đây luôn được coi là địa bàn trọng yếu, có vị thế đặc biệt cả về kinh tế - xă hội, quốc pḥng, an ninh, cả về truyền thống sắc thái văn hóa. Là một trong những vùng quê văn hiến "Địa linh - nhân kiệt", đời nối đời sản sinh ra những danh tướng kiệt xuất, danh nhân kỳ tài, góp phần làm rạng danh non sông đất nước.

Nam Định là cái nôi của giai cấp công nhân và phong trào công nhân, đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, là vùng quê giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo; luôn có đóng góp xứng đáng cùng cả nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xây dựng, phát triển KT-XH ngày một tốt đẹp, phồn vinh.


Vị trí địa lư tỉnh Nam Định



Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định.

Nam Định là tỉnh ven biển phía đông nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng, tọa độ địa lư từ 19 độ 55 phút đến 20 độ 16 phút vĩ độ bắc và 106 độ đến 106 độ 33 phút kinh độ đông.

Phía đông giáp tỉnh Thái B́nh, phía tây giáp tỉnh Ninh B́nh, phía nam và đông nam giáp biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam.

Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xă hội. Đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42km với năm ga, rất thuật lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đường bộ có: Quốc lộ 10, quốc lộ 21 dài 108km đă được nâng cấp, mở rộng. Hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 251km cùng hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long rất thuận cho việc phát triển vận tải hàng hóa, giao lưu KT-XH.

Nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Pḥng - Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 90km, cách cảng Hải Pḥng 100km, đó là các trọng điểm kinh tế lớn trong giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi kỹ thuật, công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lư kinh doanh.

Diện tích tự nhiên Nam Định là 1.637,4km2, bằng khoảng 0,5% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số Nam Định là 1.826.300 người (theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009), bằng khoảng 2,47% dân số cả nước, mật độ dân số là 1105người/km2.

Hiện nay tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố và 9 huyện, đó là thành phố Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ư Yên, Vụ Bản.


Theo: Địa chí Nam Định

http://baonamdinh.vn/channel/5093/20...-dinh-2129156/
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 12th, 2011, 10:28 AM   #951
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Hướng tới Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định (1262-2012)

Nam Định - Thay đổi hành chính qua các thời kỳ

… Vào đời Hùng Vương, vùng đất Nam Định ngày nay thuộc bộ Lục Hải (một trong 15 bộ của nước Văn Lang bấy giờ).

Thời Tam Quốc, thuộc châu Giao.

Thời thuộc Lương, thuộc quận Ninh Hải.

Thời thuộc Tùy, thuộc quận Giao Chỉ.

Đầu thời thuộc Đường, đặt làm châu Tống.

Vào thời nhà Lư, thuộc lộ Hoàng Giang.

Thời Trần, vùng đất Nam Định ngày nay thuộc hai phủ: Thiên Trường và Kiến Hưng.


Thời thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) đổi phủ Thiên Trường thành phủ Phụng Hóa, đổi phủ Kiến Hưng thành phủ Kiến B́nh.

Đầu thời Lê, cả nước chia thành 5 đạo, vùng đất Nam Định ngày nay thuộc Nam Đạo.

Đời Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, Nam Định ngày nay thuộc thừa tuyên Sơn Nam. Đến đời Hồng Đức (1470-1497) đổi thành xứ Sơn Nam. Đầu thế kỷ XVI gọi là trấn Sơn Nam (trấn Sơn Nam tương ứng với các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ ngày nay).

Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), trấn Sơn Nam chia thành hai lộ Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Lộ Sơn Nam Hạ gồm 5 phủ: Tiên Hưng, Thái B́nh, Kiến Xương (tỉnh Thái B́nh ngày nay) và Thiên Trường, Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định ngày nay).

Thời Tây Sơn đổi thành trấn Sơn Nam Hạ.

Đầu thế kỷ XIX, phủ Thiên Trường và phủ Nghĩa Hưng (vùng đất Nam Định ngày nay) bao gồm 8 huyện với 68 tổng và 578 đơn vị xă, thôn.

Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi thành trấn Nam Định. Từ đây chính thức xuất hiện địa danh Nam Định, với tư cách là đơn vị hành chính cấp trấn.

Năm 1832, Minh Mệnh chia đặt các tỉnh. Tỉnh Nam Định vẫn bao gồm phần đất trấn Nam Định (gồm 5 phủ). Phần đất thuộc tỉnh Nam Định ngày nay vẫn cơ bản tương đương với hai phủ Thiên Trường và Nghĩa Hưng.

Sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp tiến hành hàng loạt các thay đổi hành chính. Toàn quyền Đông Dương đă tách các phủ Thái B́nh, Kiến Xương thuộc tỉnh Nam Định cùng với huyện Thần Khê, tỉnh Hưng Yên thành lập tỉnh Thái B́nh. Từ đây địa giới tỉnh Nam Định về cơ bản tương đương với hiện nay.

Ngày 17-10-1921, Toàn quyền Đông Dương đă quyết định thành lập thành phố Nam Định, được hưởng quy chế của thành phố cấp III.

Cuối thời kỳ Pháp thuộc, Nam Định là một trong 29 tỉnh của Bắc Kỳ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nam Định là một trong 10 tỉnh thuộc Liên khu III gồm 9 huyện, 158 xă.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, địa giới hành chính tỉnh Nam Định có sự thay đổi lớn.

Ngày 21-4-1965, sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà.

Ngày 27-12-1975, hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh B́nh thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 26-12-1991, chia tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh B́nh.

Ngày 6-11-1996, tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1.637,4km2, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định.


Theo: Địa chí Nam Định

http://baonamdinh.vn/channel/5093/20...oi-ky-2129806/
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 12th, 2011, 10:36 AM   #952
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Hướng tới Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định (1262-2012)

Các đơn vị hành chính tỉnh Nam Định

Hiện nay, tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố và 9 huyện bao gồm: Thành phố Nam Định, các huyện: Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ư Yên và Vụ Bản.


Thành phố Nam Định

Phía Đông giáp tỉnh Thái B́nh, các huyện: Mỹ Lộc, Nam Trực; phía Tây giáp các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản; phía Nam giáp các huyện: Nam Trực, Vụ Bản; phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc. Sông Đào chảy vắt ngang thành phố theo chiều Đông Bắc - Tây Nam, sông Hồng làm ranh giới tự nhiên với tỉnh Thái B́nh qua xă Nam Phong.

Thành phố Nam Định hiện nay (bao gồm cả các phường nội thành và các xă ngoại thành) là một phần các huyện Mỹ Lộc và Thượng Nguyên xưa, thuộc phủ Thiên Trường. Phủ Thiên Trường gồm bốn huyện là Mỹ Lộc, Thượng Nguyên, Nam Châu và Giao Thủy.

Tổng diện tích theo đơn vị hành chính toàn thành phố là 4.635,07ha. Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, hành chính của tỉnh Nam Định.

Huyện Mỹ Lộc

Phía Đông giáp tỉnh Thái B́nh (sông Hồng làm ranh giới tự nhiên), phía Tây giáp huyện Vụ Bản, phía Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Mỹ Lộc là huyện có diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính ít nhất trong 9 huyện của tỉnh Nam Định.

Mỹ Lộc xưa là một trong các huyện thuộc phủ Thiên Trường. Mỹ Lộc ngày nay là một phần của huyện Mỹ Lộc, Thượng Nguyên và Thiên Bản đầu thế kỷ XIX gồm cả một phần thành phố Nam Định. Hiện nay huyện Mỹ Lộc gồm 10 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 7.267,26ha.

Huyện Nam Trực

Phía Đông giáp tỉnh Thái B́nh (sông Hồng là ranh giới tự nhiên); phía Tây giáp huyện Vụ Bản (sông Đào là ranh giới tự nhiên) và huyện Nghĩa Hưng; phía Nam giáp huyện Trực Ninh; phía Bắc giáp thành phố Nam Định. Huyện Nam Trực ngày nay là một phần của huyện Nam Chân, Thượng Nguyên và Giao Thủy đầu thế kỷ XIX..

Hiện nay Nam Trực có 20 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 16.166,25ha.

Huyện Trực Ninh

Phía Đông giáp huyện Xuân Trường (sông Ninh Cơ làm ranh giới tự nhiên); phía Tây giáp huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng; phía Nam giáp huyện Hải Hậu; phía Bắc giáp tỉnh Thái B́nh.

Trực Ninh là phần phía Nam huyện Nam Chân xưa. Huyện Nam Chân là một trong bốn huyện thuộc phủ Thiên Trường. Huyện lỵ huyện Trực Ninh xưa khi mới thành lập đặt tại thôn Nội, xă Cát Chử, tổng Kim Giả. Nay huyện lỵ Trực Ninh đặt tại thị trấn Cổ Lễ.

Hiện nay huyện Trực Ninh gồm 21 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 14.349,89ha.

Huyện Xuân Trường

Phía Tây giáp huyện Trực Ninh, phía Đông giáp huyện Giao Thủy, phía Nam giáp huyện Hải Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Thái B́nh (sông Hồng là ranh giới tự nhiên).

Huyện Xuân Trường ngày nay vốn là phần phía Bắc của huyện Giao Thủy xưa. Huyện Giao Thủy xưa là một trong bốn huyện thuộc phủ Thiên Trường.

Hiện nay Xuân Trường bao gồm 20 xă, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 1.288,15ha

Huyện Giao Thủy

Giao Thủy là một trong ba huyện giáp biển. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường và tỉnh Thái B́nh; phía Tây giáp huyện Xuân Trường và Hải Hậu, phía Đông giáp tỉnh Thái B́nh; phía Đông Nam giáp biển Đông. Đường bờ biển Giao Thủy dài 32km. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Giao Thủy và tỉnh Thái B́nh từ thị trấn Ngô Đồng đến cửa Ba Lạt. Sông Ṣ làm ranh giới tự nhiên với huyện Xuân Trường và Hải Hậu.

Thị trấn Ngô Đồng là huyện lỵ của huyện Giao Thủy. Hiện nay huyện Giao Thủy bao gồm 22 đơn vị hành chính, tổng diện tích tính theo đơn vị hành chính là 23.206,58ha (bao gồm cả 6.562,52ha ngoài địa giới hành chính).

Huyện Hải Hậu

Hải Hậu là một trong ba huyện giáp biển. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy và biển Đông; phía Tây giáp huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh; phía Nam giáp biển Đông; phía Bắc giáp huyện Trực Ninh. Sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên giữa Hải Hậu với Nghĩa Hưng. Hải Hậu có đường bờ biển dài 32km.

Hiện nay huyện Hải Hậu có 35 đơn vị hành chính (ba thị trấn, 32 xă), tổng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính là 23.014,48ha.

Huyện Nghĩa Hưng

Phía Đông giáp các huyện Hải Hậu, Trực Ninh, phía Tây giáp tỉnh Ninh B́nh và huyện Ư Yên, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Nam Trực và Ư Yên. Ba mặt bắc, tây, đông giáp với ba con sông: Sông Đào (sông Nam Định) ở mặt bắc làm ranh giới với huyện Ư Yên, sông Ninh cơ ở mặt đông làm ranh giới tự nhiên với huyện Hải Hậu và một phần huyện Trực Ninh, sông Đáy ở mặt tây làm ranh giới tự nhiên với tỉnh Ninh B́nh.

Hiện nay huyện Nghĩa Hưng bao gồm 25 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 25.047,77ha (bao gồm cả 4.908,78ha băi bồi ngoài địa giới hành chính).

Huyện Ư Yên

Phía Đông giáp huyện Vụ Bản (sông Sắt làm ranh giới tự nhiên) và huyện Nghĩa Hưng (qua sông Đào), phía Tây và Nam giáp tỉnh Ninh B́nh (sông Đáy làm ranh giới tự nhiên), phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.

Thị trấn Lâm là huyện lỵ của huyện Ư Yên. Hiện nay huyện Ư Yên có 32 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo địa giới hành chính là 23.995,58ha

Huyện Vụ Bản

Phía Đông giáp thành phố Nam Định và giáp huyện Nam Trực (lấy sông Đào làm ranh giới tự nhiện), phía Tây giáp tỉnh Hà Nam, huyện Ư Yên, phía Nam giáp huyện Ư Yên, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam và huyện Mỹ Lộc.

Huyện lỵ của huyện Vụ Bản là thị trấn Gôi với 485,5ha diện tích. Hiện nay, huyện Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 14.766,23ha.


Theo: Địa chí Nam Định

http://baonamdinh.vn/channel/5093/20...-dinh-2130402/
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 12th, 2011, 10:50 AM   #953
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Ẩm thực Nam Định

Lạ miệng với nem nắm Nam Định ở Hà Nội

Nếu đă yêu thích món nem tai trộn thính bà Hồng, chắc hẳn bạn sẽ không thể từ chối nem nắm Giao Thủy, Nam Định.



Nem nắm Nam Định ăn kèm với đinh lăng, lá sung.

Từng có chuyện kể lại rằng nem tai bà Hồng cũng có xuất xứ từ Nam Định. Món nem nắm cũng có nhiều điểm tương tự nem tai trong nguyên liệu và cách chế biến. Nếu như nem tai là tai lợn trộn thính, gia vị th́ nem nắm là b́ lợn, thịt lợn trộn thính, nắm chặt. Cả hai món đều ăn kèm lá sung, đinh lăng và có bát nước chấm chua chua ngọt ngọt.

Người dân Nam Định c̣n tự hào kể lại rằng nem nắm Nam Định có lịch sử từ rất lâu, từng là đặc sản tiến vua nhà Trần. Các fan bóng đá c̣n đồn rằng, HLV Calisto khi c̣n dẫn dắt Đồng Tâm Long An cũng rất thích thưởng thức món này khi đưa quân tới đá bóng ở Nam Định.

Trong các bữa tiệc tùng, cưới hỏi của người dân gốc Nam Định thường xuyên có món ăn này. Nhiều nhà cầu kỳ c̣n mang theo cả nước mắm Sa Châu, thính của quê nhà để lúc nào tiện có thể chế biến luôn cho gia đ́nh.

Trước có hai h́nh thức là nem sống và nem chín nhưng do nỗi e ngại về an toàn thực phẩm nên các hàng chủ yếu chỉ chế biến nem từ các nguyên liệu đă luộc chín. Cách làm cũng không quá phức tạp gồm b́ lợn luộc thái chỉ, thịt lợn ba chỉ thái nhỏ trộn với thính, tỏi, nước mắm rồi nắm chặt cho các thành phần nhuyễn, gắn chặt với nhau rồi bọc trong lá dong xanh mướt thành gói nhỏ xinh xinh. Món ăn dậy mùi thơm của thịt, của thính, ăn béo vừa phải, không bị ngấy. Khi ăn, bạn làm tơi nem, rồi cho nem, đinh lăng vào lá sung, cuốn lại, chấm nước mắm chua cay.



Món ăn nh́n đơn giản nhưng phải khéo léo để thịt, b́ quyện với nhau.

Thường các bà các chị quê gốc Nam Định vẫn thường xuyên làm cho gia đ́nh ăn bởi món này vừa có chất thịt lại chấm nước mắm chua cay nên ăn rất vào. Đây cũng là món ăn kèm lúc nhậu của cánh đàn ông.

Gần đây, ở mạn Định Công (Hà Nội) cũng xuất hiện một hàng bán loại nem này có địa chỉ sản xuất tại phố Lương Khánh Thiện.


Út Liên

http://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi-x...ha-noi-179585/
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 12th, 2011, 11:22 AM   #954
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Di tích - Di sản

Nhớ chợ Rồng xưa

Thời Pháp thuộc ở xứ Bắc Kỳ có ba chợ nổi tiếng ở ba thành phố lớn: chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Sắt (Hải Pḥng) và chợ Rồng ở thành phố Nam Định. Chợ Rồng được xây dựng năm 1922 do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Chợ nằm ngay mặt phố chính của thành phố Nam Định - có tên là phố Paul Bert (dân ta quen gọi là phố Tây) đến ḥa b́nh lập lại (1954) đổi tên là phố Trần Hưng Đạo. Ngày khánh thành có toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và vua Bảo Đại về cắt băng. Sau đó có tổ chức thi hoa hậu tại chợ. Người con gái được giải Á hậu sống ở phố Cửa Trường thành phố Nam Định. Trước đây, giữa phố là chợ Rồng th́ cuối phố là bến Đ̣ Quan bên bờ sông Đào (nay là chân cầu Đ̣ Quan) tấp nập thuyền bè buôn bán. Những chiếc thuyền đinh to lớn chở chiếu, đồ thủy tinh, sành sứ, chum, vại, gạch, ngói nối liền với từng dăy bè gỗ, bè luồng, nứa trên chất củ nâu, lá gồi từ mạn ngược là nguồn cung cấp hàng hóa cho chợ Rồng và các phố buôn bán hoặc làm nghề thủ công như Hàng Tiện, Hàng Nâu, Hàng Cót, Hàng Song... Chợ c̣n nằm gần bến ô tô (nay là Trung tâm kiểm định xe cơ giới đầu phố Thành Chung) và ga tầu hỏa.



Bến sông xưa



Thành Nam xưa

Chợ Rồng cũ chỉ có một tầng nhưng có hai tầng mái được xây theo kiểu chồng diêm. Tầng mái ngoài thấp tạo thành hành lang chạy xung quanh. Tầng mái trong xây cao hơn. Giữa hai tầng mái để thoáng nên trong chợ luôn đầy ánh sáng và thoáng đăng. Chợ Rồng rộng hơn 7.000m2, chia làm hai khu bằng nhau và hai đ́nh chợ xây giống nhau. Bao quanh đ́nh chợ là khoảng sân và hàng rào xi măng được trổ bốn lối vào rộng răi, vỉa hè trồng nhiều cây xanh.

Trước đây đ́nh chợ bên phố Bùi Chu (nay là phố Nguyễn Chánh) thường bày bán các loại hoa, quả, bánh trái, trầu cau, thuốc lào và mành mành nứa. Khoảng sân liền phố Nguyễn Chánh thường có các đoàn hát xẩm, gánh xiếc rong gia đ́nh và các ḷ măi vơ vừa biểu diễn vơ Tàu vừa bán thuốc. Góc chợ phía phố Trần Hưng Đạo - Nguyễn Chánh là khu bán chuối và các loại quả, củ người nông dân quanh vùng trồng được đem bán thường là chuối ngự, chuối tiêu, chuối tây, chuối mật, cam quưt, na, ổi, hồng xiêm, hồng mọng, củ ấu, củ súng, hạt dẻ... Đẹp nhất trong đ́nh chợ này là quầy bán hoa. Quầy hoa được xây thành bệ quây theo h́nh e-líp. Người bán hoa ngồi bên trong quầy, hoa được bầy trên bệ. Quanh năm lúc nào cũng có hoa Layơn, Thược Dược, hoa Huệ, hoa Hồng, hoa Sen, mùa đông vào những ngày giáp tết có thêm hoa Viôlet. Người Nam Định xưa thích cắm hoa trong nhà. Người sang th́ cắm Lay ơn, hoa hồng, người b́nh thường th́ cắm hoa huệ, hoa sen.



Phố xưa

Đ́nh chợ bên phố Bà Triệu bán hàng tạp hoá (hàng xén) và hàng sắt. Vào những ngày giáp tết, phần hiên và sân giáp với phố Trần Hưng Đạo dành cho các quầy bán tranh Đông hồ, câu đối tết, hoa giấy, lá bằng lông gà nhuộm phẩm mầu. Vào đầu những năm sáu mươi thế kỷ trước vẫn c̣n nhiều ông đồ Nho ra trải chiếu viết câu đối bằng mực tầu trên giấy hồng điều bán cho khách về treo tết.

Một người con xa quê vào định cư tại thành phố Hồ Chí Minh khi trở về Thành Nam vẫn bồi hồi nhớ về đ́nh chợ Rồng xưa và làm bài thơ "Chợ Rồng":

Chợ Rồng

Ngọt ngào, buồn tủi, xót xa
V́ đời tôi đă đi qua chợ Rồng
Cửa hàng trầu thuốc c̣n không
Nhịn quà cha ghé mua phong thuốc lào
Biếu bà kèm với trầu cau
Trăm năm vẫn chửa nhạt mầu răng đen
Anh chàng bán bóng bay quen
Trung Thu mua bóng cho em ở nhà
Bóng vương gai trúc loà xoà
Nổ tung đúng lúc em ra ngơ mừng
Bao phen đến lớp chợt dừng
Thương người buôn thúng bán bưng miệt mài
Này cô hàng xén nhớ ai
Cứ mê đọc hoài “Lỡ bước sang ngang”
Chẳng thèm chào đón khách hàng
Giận rồi nhưng lúc đi ngang lại nh́n
Quầy hàng vải mịn hoa in
Muốn mua nhưng túi không tiền đành thôi
Ghé hàng bánh khúc bánh trôi
Thơm thơm rau khúc ngọt bùi nếp hương
Kẹo Śu Châu, chuối Đại Hoàng
Bánh Bà Hanh Tụ, giấy vàng đậu xanh
Quà nào thơ, quà nào tranh
Chữ câu đối Tết đưa nhanh bút thần
Thành Nam mỗi bước xa dần
Mà Chợ Rồng cứ luôn gần trong mơ
Rời quê từ ấy đến giờ
Giật ḿnh tóc đă bạc phơ mái đầu
Sắc thuỷ tiên khéo cợt nhau
Quyện mùi chuối ngự càng lâu càng bền.
Nhớ thời trong trắng hoa niên
Bao nhiêu kỷ niệm mang tên Chợ Rồng.

(Tác giả Hoài Anh - TP Hồ Chí Minh)

Những năm máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, thành phố Nam Định cũng bị ném bom. Chợ Rồng tuy không bị trúng bom nhưng cũng chịu ảnh hưởng của sức ép, rung chấn nên nhiều mảng trần bị rạn nứt. Năm 1991 chợ Rồng cũ bị cháy lớn phải phá bỏ hoàn toàn để xây dựng lại ngay trên nền xưa.



Chợ Rồng xưa



Chợ Rồng ngày nay

Chợ Rồng mới được thiết kế bề thế, hiện đại, tuy nhiên vẫn mang đựơc dáng dấp chợ Rồng cũ. Chợ Rồng mới cao ba tầng, diện tích mặt bằng 10.000m2. Có 82 ki ốt và 1491 sạp hàng. Có 24 cửa lớn nhỏ ra vào chợ quay ra bốn mặt phố. Trên nóc chợ có hai con Rồng chầu âm dương, mỗi con dài 21 m, đắp bằng xi măng cốt thép. Chợ Rồng mới khởi công ngày 31-1-1992 khánh thành tháng 10-1996, do kiến trúc sư Trần Dân Chủ thiết kế.

Hàng hoá ở chợ Rồng rất phong phú, từ những mặt hàng cao cấp đến b́nh dân đều có mặt để phục vụ mọi nhu cầu của tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận. Đặc biệt vào các ngày lễ và dịp tết Nguyên Đán lượng người đi chơi chợ và mua sắm rất đông. Chợ Rồng hiện nay vẫn là một trung tâm buôn bán lớn, sầm uất nhất tỉnh Nam Định và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.


Trung tâm TTXT Du lịch Nam Định

http://dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=1640#
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 13th, 2011, 04:14 PM   #955
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Hướng tới Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định (1262-2012)

Thiên Trường - Nam Định trong cuộc kháng chiến chống quân Minh

Năm 1407, sau khi đánh bại cuộc kháng chiến của nhà Hồ, giặc Minh bắt đầu thiết lập chính quyền đô hộ trên đất nước ta. Tháng 4-1407, Minh Thành Tổ hạ chiếu đổi nước ta làm quận Giao Chỉ - như một địa phương của quốc gia phong kiến nhà Minh; thi hành chính sách thống trị, đồng hóa trên tất cả các mặt hành chính, quân sự và văn hóa.



Đền Trùng Hoa - Quần thể di tích lịch sử văn hoá Trần

Địa bàn Nam Định không chỉ là nơi giặc Minh tập trung kiểm soát giao thông, liên lạc của cư dân, mà c̣n là địa bàn chúng chú ư b́nh định, đồng hóa về văn hóa, tư tưởng. Chúng chia Nam Định thành 2 phủ Kiến B́nh và Phụng Hóa. Phủ Phụng Hóa tương đương với phủ Thiên Trường cuối thế kỷ XIV, gồm bốn huyện là Mỹ Lộc, Tây Chân, Giao Thủy và Thận Uy. Bốn trong số chín huyện thuộc phủ Kiến B́nh thuộc về đất Nam Định là Ư Yên, An Bản, Vọng Doanh và Đại Loan. Cả hai phủ thuộc tỉnh Nam Định đều bị nhà Minh đổi tên. Kiến Hưng đổi thành Kiến B́nh với ư nghĩa xây dựng, kiến lập sự yên ổn, vững chắc, Thiên Trường đổi thành Phụng Hóa hàm ư tuân theo sự giáo hóa, cải hóa của nhà Minh. Cùng với chính sách “một mảnh giấy, một nửa chữ cũng không để lại” quân giặc đă phá hủy nhiều di tích lịch sử văn hóa. Tại phường Quán Đổ (sau làng Đô Quan, huyện Ư Yên), nơi có nghề đục chạm đá, có ngôi đền thờ Trần Nhân Trứ - Thân vệ tướng đời Trần, tương truyền có các bộ đồ thờ, tượng đều bằng đá. Thời giặc Minh đô hộ, chúng đă đốt đền, nay chỉ c̣n lại bệ đá hoa sen, đôi cầy đèn đá. Theo các nhà nghiên cứu, Chùa Phổ Minh - quê hương của các vua Trần, nơi có chiếc vạc đồng, sản phẩm của nghề đúc đồng nổi tiếng của dân Đại Việt mà chính người Trung Hoa thời ấy cũng xếp vào một trong “An Nam tứ đại khí”, cũng bị giặc Minh tiêu hủy.

Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nam Định chưa khi nào nguôi tắt ngọn lửa đấu tranh trong suốt thời kỳ quân Minh đô hộ. Đông đảo nhân dân vùng Nam Định đă đặt nợ nước lên trên, nh́n rơ bản chất xâm lược của kẻ thù, đứng lên khởi nghĩa vũ trang, dũng cảm, sinh tử với giặc Minh. Nhân dân Nam Định đă tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi. Theo sử cũ chép lại: “Mùa đông, tháng 10, Giản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ, châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước đó, Trương Phụ yết bảng bắt các tôn thất họ Trần và đầu mục quan lại cũ để đưa về. Vua trốn chạy đến Mô Độ. Người Thiên Trường là Trần Thiệu Cơ đem quân đến lập lên ngôi”. Tiếc là cho đến nay không có thêm tư liệu ǵ về Trần Thiệu Cơ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, hành động Trần Thiệu Cơ đem quân đến và tôn Trần Ngỗi lên làm ngọn cờ của cuộc khởi nghĩa đă phản ánh tâm lư xă hội lúc đó của bộ phận dân cư luyến nhớ nhà Trần, mượn danh nhà Trần để tập hợp lực lượng. Sau này, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi - người hoàn toàn không dính dáng về ḍng họ và quyền lợi nhà Trần, nhưng thấy ḷng người vẫn nhớ nhà Trần đă cho dựng lên Trần Cảo “để theo nguyện vọng mọi người" cần nh́n nhận đó như một nghệ thuật đấu tranh khiến cho nghĩa quân vừa tranh thủ được một bộ phận nhân dân và tiện bề lợi dụng chiêu bài mà chính quân Minh đang sử dụng. Trong cuộc kháng chiến sau đó do Trần Quư Khoáng đứng đầu, vùng bên sông Mờm thuộc xă Ngọc Chấn (nay thuộc xă Yên Trị, huyện Ư Yên) là địa điểm đóng quân của Đặng Dung.


Theo Địa chí Nam Định

http://baonamdinh.vn/channel/5093/20...-Minh-2130877/
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 13th, 2011, 04:34 PM   #956
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Văn hoá - Nghệ thuật

Đặc sắc trống hội cà rùng ở Hải Hậu

Từ lâu, trong ngày hội VH-TT tổ chức vào dịp Quốc khánh 2-9 hằng năm của huyện Hải Hậu luôn có sự tham gia của các hội trống cà rùng trong huyện. Cùng với những âm thanh của các đội kèn đồng, tiếng trống hùng tráng, rền vang từ các hội trống cà rùng như nhân lên ḷng tự hào của nhân dân trong huyện với truyền thống văn hóa đặc sắc ở miền quê biển.



Biểu diễn trống hội cà rùng trong ngày hội VH-TT huyện Hải Hậu năm 2011.

Ở Hải Hậu hiện chỉ c̣n Thị trấn Yên Định và xă Hải Phương duy tŕ được các hội trống cà rùng, riêng xă Hải Phương có 4 hội trống. Mỗi hội trống có sự tham gia của 50-70 người, trong đó một người đánh trống cái, 30-50 người đánh trống con, 10 người đánh cồng, 10 người chơi lá bạc, 10 người múa gậy, phụ họa, thổi c̣i nhịp, đẩy trống cái. Do số lượng trống nhiều nên mỗi khi đội trống ḥa tấu th́ âm thanh vang vọng và có sức cổ vũ lớn. Từ nhiều năm qua, tiếng trống cà rùng đă vượt khỏi khuôn viên trong sinh hoạt tại các nhà thờ Công giáo để tham gia vào các hoạt động văn hóa, chính trị của các địa phương. Ông Nguyễn Văn B́nh, trùm giáo họ An Cường, xă Hải Phương cho biết: Hội trống cà rùng giáo họ từng vinh dự biểu diễn trong lễ khánh thành cầu Đ̣ Quan và nhiều sự kiện chính trị - văn hóa khác của tỉnh. C̣n hội trống cà rùng Thị trấn Yên Định được thành lập từ rất lâu, nhưng cũng phải sau khi thị trấn thành lập năm 1986 mới được khôi phục, phát triển và được nhiều người biết đến. Năm 2000, Hội trống cà rùng thị trấn vinh dự được mời biểu diễn tại lễ mít tinh chào mừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội...

T́m hiểu quá tŕnh h́nh thành, khôi phục và phát triển của các hội trống cà rùng huyện Hải Hậu mới thấy được sự say mê, tâm huyết của người dân nơi đây trong việc chế tạo, bảo quản và ǵn giữ một nét văn hóa đặc trưng này. Ở hội trống nào cũng vậy, riêng trống cái có đường kính trên 2m, cao khoảng 1,2m; các trống con đều có đường kính từ 60-80cm, 10 chiếc cồng, 10 chiếc lá bạc bằng đồng. Đồng chí Lưu Văn Tuệ, Bí thư chi bộ 6, Thị trấn Yên Định từng là thành viên hội trống cà rùng cho biết: Để làm các trống này, các hội viên phải cất công lên làng nghề trống Đọi Tam, huyện Duy Tiên (Hà Nam) để đặt với tiêu chuẩn “bền, đẹp, tiếng no tṛn”. Bộ da làm trống phải là da trâu đực vừa độ, không quá béo, không có một vết xước. Tang trống được làm bằng gỗ mít có tuổi đời cao bởi đặc tính nhẹ, xoắn thớ, ít bị đàn hồi, không bị nứt khi đóng đinh chốt. Riêng trống cái Thị trấn Yên Định, phải mất gần một năm các nghệ nhân ở làng trống mới t́m được bộ da trâu ưng ư. Các dụng cụ khác như cồng, lá bạc… cũng được đặt tại những nơi nổi tiếng chế tạo tinh xảo, âm vang. Bộ trống của Hội trống cà rùng giáo họ An Cường, xă Hải Phương được chế tạo bởi các nghệ nhân làm trống ở huyện Ư Yên. Phải đi khắp các địa phương trong tỉnh, các nghệ nhân mới t́m được hàng chục tấm da trâu ưng ư để đủ làm bộ trống này. Kinh phí để chế tạo mỗi bộ trống cà rùng lên đến hàng trăm triệu đồng, trong đó riêng trống cái đă hàng chục triệu đồng. Với nhân dân địa phương, được trở thành hội viên của hội trống cà rùng là niềm tự hào. 4 năm một lần, các hội trống lại tổ chức tuyển chọn “tay trống”. Người được chọn không chỉ đ̣i hỏi khả năng thẩm âm mà c̣n phải có sức khỏe có thể hoàn thành 5 bài đánh cơ bản, mỗi bài khoảng 35 phút. Người cầm dùi đánh trống cái phải thật to, khỏe mới cầm được chiếc dùi dài 80cm, đường kính 10cm để đánh trống có đường kính hơn 2m.

Sự phát triển của các hội trống cà rùng huyện Hải Hậu hôm nay như một thanh âm ngân vang ḥa cùng vào ḍng chảy truyền thống văn hóa đặc sắc của vùng quê biển Hải Hậu.


Bài và ảnh: Đức Thiện

http://baonamdinh.vn/channel/5087/20...i-Hau-2130883/
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 14th, 2011, 09:53 AM   #957
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Phong tục - Lễ hội

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện năm 2011

Hàng năm cứ đến tháng 9 âm lịch, Lễ hội truyền thống Chùa Keo Hành Thiện, xă Xuân Hồng (Xuân Trường) được tổ chức nhằm tưởng nhớ Thiền sư Không Lộ và các bậc tiền nhân có công khai ấp. Cũng như những năm trước, lễ hội năm nay diễn ra từ ngày mồng 10 đến 16-9 âm lịch nhân kỷ niệm 995 năm ngày sinh của Thiền sư Không Lộ.


Lễ hội Chùa Keo năm 2011 bao gồm nhiều hoạt động. Ngoài phần lễ với các nghi thức trang nghiêm được duy tŕ từ hàng trăm năm nay như dâng hương tri ân các bậc tiền nhân, rước kiệu thuyền rồng, rước đèn, tắm tượng, du khách c̣n được thưởng thức nhiều tiết mục văn hoá, văn nghệ đặc sắc như: múa rồng, hát chèo, diễn quan họ, đêm thơ hội làng... cũng như các tṛ chơi dân gian như thi đấu cờ tướng, cờ người, tổ tôm điếm, biểu diễn trường sinh đạo, đấu vật, leo cầu ngô.



Lễ rước

Bên cạnh đó c̣n có cuộc thi bắt vịt tại ao bán nguyệt trước chùa. Cuộc thi thể hiện chân thực cuộc sống của cư dân vùng nông nghiệp, mỗi tốp thi gồm 3 chàng trai cùng lội xuống ao để bắt những chú vịt do Ban tổ chức thả ra. Thoạt nh́n ai cũng nghĩ là đơn giản nhưng để bắt được những chú vịt đ̣i hỏi 3 chàng trai phải có tinh thần đồng đội cũng như sự nhanh nhẹn để làm sao lùa được những chú vịt vào một góc để bắt. Phần thưởng của cuộc thi chính là những chú vịt chiến lợi phẩm mà họ bắt được.



Thi bắt vịt

Đặc sắc và sôi động nhất trong lễ hội chùa Keo Hành Thiện là cuộc thi bơi chải đứng với sự tham gia của 15 chải đến từ 15 xóm trong làng, cuộc thi tưởng nhớ lúc sinh thời của Đức Thánh Tổ Không Lộ làm nghề chài lưới diễn ra vào ngày 12 và 15 âm lịch. Đây cũng là môn thể thao thu hút sự theo dơi của đông đảo nhân dân cũng như du khách thập phương, và phải một lần được ḥa ḿnh vào không khí sôi động cùng nhân dân chạy theo cổ vũ những thuyền chải trong suốt quăng đường dài th́ mới có thể cảm nhận được hết những nét đặc sắc của môn thể thao truyền thống này. Mỗi chải có 10 người là trai tráng có sức khỏe dẻo dai được tuyển chọn. Sau khi phát lệnh, các chải bơi dọc theo sông nhỏ trong làng rồi ra tới sông Ninh Cơ đua 3 ṿng sông với chiều dài chặng đường 35-40km, thời gian khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ. Hội thi có quy chế và phần thưởng của chải thắng cuộc là tiền và bánh dày.



Các đội chải xuất phát



Đua chải trên sông Ninh Cơ



Về đích

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức hàng năm với quy mô và không khí theo nếp sống mới vừa trang trọng, văn minh, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được đảm bảo. Lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta đồng thời thu hút và quảng bá nét đẹp văn hoá của quê hương Nam Định. Di tích và lễ hội Chùa Keo Hành Thiện có vị trí quan trọng, là “điểm nhấn” trong bản đồ du lịch danh thắng, du lịch tâm linh có quy mô và sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.


Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch

http://dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=1641
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 14th, 2011, 10:26 AM   #958
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Ẩm thực Nam Định

Bún cá Nam Định

(TBKTSG Online) - Người phương xa từng có dịp thưởng thức món bún cá Thành Nam, hẳn không thể quên được khu phố Hoàng Văn Thụ, thành phố Nam Định - con phố dài chưa đầy một cây số có đến bốn, năm hàng bún cá ngon tuyệt, mà nổi tiếng nhất là hàng bún cá ngay phía sau chợ hoa quả Lư Thường Kiệt.



Bún cá Nam Định. Ảnh: Ngọc Trâm

Bát (tô) bún cá Nam Định thoạt nh́n tưởng chừng rất đơn giản, nhưng thực ra lại vô cùng cầu kỳ, phức tạp. Để có được miếng cá vừa gịn, vừa thơm ngon, vàng ngậy, chủ quán phải lựa chọn cá rất kỹ. Cá phải là cá trắm cỏ, được nuôi tự nhiên (chủ yếu ăn cỏ, rong rêu và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá…) th́ thịt cá mới chắc, thơm, khi rán (chiên) không bị vỡ, nát, lại gịn tan, thậm chí có thể ăn được cả xương.

Chiên cá cũng phải rất khéo tay mới có được tô bún ngon. Cá sau khi được làm sạch, dùng cả rượu trắng và gừng để khử mùi cỏ sẽ lọc xương, xắt lát mỏng và ướp gia vị, đợi khô rồi mới chiên ngập trong chảo mỡ hoặc dầu. Nhiều người vẫn nói, chiên cá bằng mỡ lợn (heo) th́ cá sẽ thơm hơn khi chiên dầu. Khi thấy cá chuyển màu vàng ươm th́ vớt ra ngay kẻo quá lửa chút là cá sẽ bị cháy hoặc có mùi khét.

Nước dùng bún phải chắt lọc từ xương hầm kỹ, thêm một chút mẻ và cà chua để tạo nên vị chua, vị thơm rất riêng của người miền Bắc. Bún dùng trong món bún cá phải chọn loại sợi nhỏ, mềm để thấm đều nước dùng, dễ ăn.



Bát bún cá ngon không thể thiếu được một chút rau cần tái và dọc mùng ninh nhừ kèm theo chút th́ là, hành hoa chẻ dài. Ảnh: Ngọc Trâm

Bún cá ăn lúc nóng hôi hổi mới là ngon nhất. V́ khi đó cá sẽ không có vị tanh, c̣n nước bốc khói nghi ngút để ăn kèm với rau sống. Đĩa rau được làm từ hoa chuối gọng không đắng chát mà lại gịn, một chút rau thơm, rau diếp hoặc rau xà lách thái nhỏ. Đặc biệt, một bát bún cá ngon không thể thiếu được một chút rau cần tái và dọc mùng ninh nhừ kèm theo chút th́ là, hành hoa chẻ dài. Nếu thích, bạn có thể cho thêm chút giá đỗ để tăng thêm vị ngọt.

Vị ngọt thanh của nước dùng, vị đậm đà của miếng cá chiên gịn tan, mùi thơm của các loại rau sống làm nên một hương vị rất khác của bún cá Thành Nam.

Và có lẽ, không ở đâu bún cá lại ngon mà rẻ như ở Nam Định. Chỉ với 10.000 đồng là bạn có thể thưởng thức bún cá thơm ngon, nóng hổi mà rất khó t́m thấy ở nơi khác.


Ngọc Trâm

http://mobile.thesaigontimes.vn/Arti....aspx?id=63092
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 14th, 2011, 03:58 PM   #959
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Ẩm thực Nam Định

Lục tàu xá

Lục tàu xá là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa. Trước đây, Nam Định có rất nhiều người Hoa sinh sống có nhiều món ăn lạ. Bên cạnh bánh trôi tàu, chí mà phù, lục tàu xá là món chè ngon, bổ dưỡng được dân ta học theo, lưu truyền đến ngày nay. Theo tiếng Quảng Đông (Trung Quốc), lục tàu xá (lục đậu sa) có nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn.


Nguyên liệu để nấu lục tàu xá là đậu xanh, bột báng, trần b́ (vỏ quưt khô) và đường cát. Cách nấu lục tàu xá rất đơn giản. Đậu xanh tróc vỏ, nấu thật nhừ (nát), bột báng luộc sơ để bớt đi chất nhớt rồi cho vào nấu cùng với đậu xanh. Khi đậu xanh, bột báng đă chín th́ đổ đường cát vào khuấy đều cho đường khỏi bị sít (đường bám vào thành nồi và cháy khét). Trần b́ được rửa sạch bằng nước sôi rồi cho vào sau chót. Tiếp tục nấu chừng vài phút th́ chín. Tàu xá chín có dạng đặc, màu ngả vàng của đậu xanh, điểm lên những hạt màu trắng li ti của bột báng cộng thêm mấy lát trần b́ trông thật lạ mắt.

Trần b́ có vai tṛ rất quan trọng trong nồi tàu xá, bởi nếu thiếu nó th́ tàu xá chẳng khác ǵ các loại chè đậu xanh hay chè bột báng thông thường. Lục tàu xá có mùi thơm lạ, khi chính miệng nếm thử mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo của nó. Cái ngọt của đường cát, vị béo của đậu xanh cộng với vị the của trần b́, ăn vào khoái khẩu lạ thường. Ngoài ra c̣n có thể đập thêm trứng gà sống vào lúc nóng đảo đều lên ăn cùng.

Tàu xá không chỉ là món ăn ngon mà c̣n có tác dụng như một "bài thuốc bổ", bởi bản thân các nhiên liệu dùng để nấu Tàu xá đều có vị thuốc. Đậu xanh: tính mát, giải độc, giải nhiệt, cảm sốt và có tác dụng trừ ô cấu (trừ chất bẩn trong cơ thể); trần b́: có vị đắng the, giúp tiêu thực, thanh đờm, thanh phế quản. Đó chính là nét độc đáo của món ăn này.

Chính v́ lục tàu xá là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, vừa có hương vị độc đáo riêng, mà nó đă thành món ăn quen thuộc, ưa thích của đông đảo người dân Thành Nam.


Trung tâm TTXT Du lịch Nam Định

http://dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=1634
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote
Old October 14th, 2011, 04:01 PM   #960
Mr. Hoàng
 
charming.namdinh's Avatar
 
Join Date: Oct 2010
Location: Thành Nam
Posts: 7,509
Ẩm thực Nam Định

Bánh khúc Thành Nam

Xôi bánh khúc là món ăn dân dă, từ lâu đă in sâu trong tâm trí cũng như khẩu vị của người dân Thành Nam trong tiết trời cuối thu đầu đông. Có lẽ với nhiều người, xôi khúc chẳng có ǵ lạ nữa, nhưng để ăn một nắm xôi khúc ngon, nhớ đời th́ chẳng đâu bằng Thành Nam.


Đây là món ăn sáng ưa thích và quen thuộc của những người công nhân nhà máy Dệt cho đến giới công chức, từ người già cho đến trẻ nhỏ, ai ai cũng thích thú suưt xoa khi được vừa ăn vừa thổi nắm xôi khúc nóng trong tiết trời se lạnh. Những hạt xôi nếp trắng tinh bọc bên ngoài lớp bột dẻo thơm, khi đưa vào miệng cắn nhẹ sẽ cảm nhận được vị bùi béo, thơm nồng của nhân đậu xanh trộn thịt mỡ...

Bánh khúc Nam Định có từ khi nào cũng không ai nhớ rơ, các cụ già cũng chỉ nhớ từ thuở nhỏ họ đă được thưởng thức món quà này. Bánh khúc là thứ quà có thể giúp người ta đỡ đói ḷng khi nhớ bữa, khi cho miếng bánh vào miệng, cái vị ngọt bùi của gạo nếp, vị cay nồng của hạt tiêu sẽ khiến người ta ăn một lại muốn ăn hai. Chính v́ vậy mà bánh khúc đă trở thành món quà đậm đà mang hương vị rất riêng của Thành Nam.

Xôi khúc là thức quà đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, được làm từ rau khúc, một loài cỏ dại mọc ở triền đê, bờ mương hay ruộng đă gặt lúa. Ngày nay, xôi khúc được làm nhiều và thưởng thức quanh năm nhưng phải đến mùa rau khúc (tháng 3 âm lịch) thưởng thức món xôi khúc mới đậm hương vị nhất. Những ngày này, vào buổi sớm, khi nhánh lá khúc c̣n tươi non mơn mởn trong màn sương, người ta đă hái rau về, rửa sạch, giă nhuyễn rồi vắt kỹ bỏ bớt xơ, đem trộn với bột gạo nếp, gạo tẻ để làm vỏ xôi. Theo kinh nghiệm dân gian, muốn xôi khúc có hương vị thơm đặc trưng nên chọn rau khúc nếp có lá bản nhỏ, dày bụ, màu bạc, được hái lúc ra hoa là tốt nhất, bởi hoa khúc càng già th́ hương vị xôi càng đậm.

Gạo nếp làm bánh khúc phải chọn lựa kĩ, bởi nếp ngon bánh mới mềm, dẻo. Nhân xôi khúc làm bằng đậu xanh bỏ vỏ, ngâm bở, đem đồ chín tới, giă thật mịn rồi viên lại bằng quả trứng gà, thêm miếng thịt ba chỉ thái hạt lựu và rắc chút hạt tiêu cho dậy mùi. Sau khi dàn mỏng lớp vỏ bao kín nhân bánh, nhẹ nhàng xếp những nắm xôi vào chơ như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lớp gạo nếp ngon đă ngâm kỹ làm áo, cả đáy và miệng nồi phủ lá chuối xanh cho thơm. Sau đó, đậy vung thật chặt, đun đều lửa cho nước sôi, khoảng 45 phút, bánh chín lấy ra sẽ có một lớp áo xôi khoác bên ngoài trông rất hấp dẫn.

Trong tiết trời se lạnh, thưởng thức món xôi khúc nóng với chút hành mỡ, vừng lạc chỉ cắn một miếng thôi, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của rau khúc, vị dẻo mịn của xôi, vị bùi bở của đậu xanh, vị béo ngậy của thịt lợn cùng vị cay nồng của hạt tiêu lan tỏa khắp người. Và dường như thức quà mang đậm hương quê ấy làm mùa đông Thành Nam trở nên ấm áp hơn.


Trung tâm TTXT Du lịch Nam Định

http://dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=1642
__________________
Có người mang dải lưng xanh
Về Nam Định để hóa thành ca dao
Người từng lên ngọn sông Đào
Xuống mom sông Vị, hay vào Hàng Nâu
Bây giờ câu Lục ở đâu?
Để câu Bát đợi bên cầu Đ̣ Quan

charming.namdinh no está en línea   Reply With Quote


Reply

Tags
nguyễn việt cường, sweetlou_vc

Thread Tools
Display Modes

Posting Rules
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is On
Smilies are On
[IMG] code is On
HTML code is Off



All times are GMT +2. The time now is 05:54 PM.


Powered by vBulletin® Version 3.8.7
Copyright ©2000 - 2012, vBulletin Solutions, Inc.
vBulletin Optimisation by vB Optimise (Reduced on this page: MySQL 22.22%).

SkyscraperCity - In Urbanity We Trust

Hosted by Blacksun, dedicated to this site too!
Forum server management by DaiTengu