“Quand
je prends des photos, ce n’est pas moi
qui photographie, c’est quelque chose en
moi qui appuie
sur le déclencheur sans que je décide
vraiment...”
Pierre Verger (1902-1996)
Phần này phác họa về tiểu sử và tác phẩm nhiếp ảnh của một vài nhà nhiếp ảnh tiên phong ở Việt Nam và thành phố Saigon-Chợ Lớn vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và qua đó ta sẽ thấy rõ lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam trong giai đoạn đầu.
Martin Hürlimann (1897-1984)
Hürlimann là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Thụy Sĩ. Ông đi nhiều vùng trên thế giới trong những thập niên 1920, 1930, 1940 và chụp những bức ảnh đền đài, cung điện, cảnh vật, tác phẩm văn hóa tại nhiều thành phố, di tích ở Âu châu, hay ở Tích Lan, Miến Điện, Siam (Thái Lan), Cam Bốt, Trung Kỳ, Bắc Kỳ… Ông dùng máy ảnh hiệu Sinclair và phim của hãng Kodak. Những bức ảnh của ông sau đó thường được chuyển sang bảng đồng theo phương pháp “photogravure” dùng để in ra thành các bộ sách nhiếp ảnh rõ, đẹp và nghệ thuật. Ngày nay những bức ảnh của ông chụp vào đầu thế kỷ 20 rất có giá trị nghệ thuật được ưa chuộng ở nhiều nước Âu châu.
Cũng như các bộ ảnh về các nước Âu châu, bộ ảnh album của ông về Á châu và Đông Dương có tựa đề “Ceylan et l’Indochine: Architecture, paysages, scenes populaires” (Paris, 1930). Các ảnh chụp đa số về các tháp, tượng, cảnh ở Angkor, Chieng Mai, Lamphun, Bangkok, Phnom Penh, Champa (Trung kỳ) và Bắc Kỳ. Nhiều nhất ở Việt Nam, là ảnh các tháp, tượng cảnh trí của vương quốc xưa Champa (21).
Hình 35: Martin
Hürlimann – 1926, Annam Tháp đồng
(tức tháp Cánh Tiên)
ở giữa di tích thành Trà Bàn (Đồ
Bàn) – Photogravure,
ảnh từ bảng khắc đồng được chế từ
ảnh âm hay dương của phim chụp.
Hình 36: Martin
Hürlimann, 1926, Annam Champa Cha
Ban
– Tượng voi đá ở di tích thành Trà
Bàn
Nguyễn Đức Hiệp
Chú thích
(4) Cụ Phan Châu Trinh cũng có lúc làm nghề rửa ảnh ở cơ sở nhiếp ảnh của ông Khánh Ký trong thời gian ở Pháp khi cụ vừa ra tù ở ngục Santé (1915). Chính Phan Châu Trinh cũng dẫn Nguyễn Ái Quốc đến tiệm ảnh Khánh Ký để học nghề kiếm sống lúc còn khó khăn ở Paris.
Tham khảo
-
Marie-Hélène Degroise, Photographes en Outre-Mer (1840-1944),
http://photographesenoutremer.blogspot.com/ -
Daniel, Malcolm. "The Daguerreian Age in France: 1839–1855". In Heilbrunn Timeline of Art History. New York: The Metropolitan Museum of Art, 2000–. http://www.metmuseum.org/toah/hd/fdag/hd_fdag.htm (October 2004).
-
Daniel, Malcolm. "The Rise of Paper Photography in 1850s France". In Heilbrunn Timeline of Art History. New York: The Metropolitan Museum of Art, 2000–. http://www.metmuseum.org/toah/hd/frph/hd_frph.htm (September 2008)
-
Hình ảnh một số từ
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/collections/
và http://belleindochine.free.fr/Saigon1882.htm -
Nguyễn Đình Đầu, Tìm lại cầu tàu nơi Bác Hồ rời cảng Sài Gòn, Báo Lao Động ngày 4/6/2011,
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Tim-lai-cau-tau-noi-Bac-Ho-roi-cang-Sai-Gon/45151 -
Xavier Guillaume, La terre du Dragon, Tome 1, Publibook, Paris, 2004.
-
Phạm Phú Thứ, Tây hành nhật ký, Tô Văn Nguyễn Đình Diệm và Văn Vĩnh, Nxb Văn Nghệ, Tp HCM, 2001.
-
Hình ảnh các camera xưa và nay,
http://www.collection-appareils.fr/general/html/listeD_imagettes.php?RadioGroup1=chrono&submit=Trier -
Voyage d'exploration en indochine: par les lieutenants Francis Garnier et Delaporte, Le Tour du Monde - Volume XXII -1870-2nd semestre - Pages 305-321,
http://collin.francois.free.fr/Le_tour_du_monde/Frame7_textes/TdM_frame7.htm -
La Conquête du delta du Tong-King, Romanet du Caillaud, Le Tour du Monde, Volume XXXIV – 1877 – 2nd semestre,
http://collin.francois.free.fr/Le_tour_du_monde/Frame7_textes/TdM_frame7.htm -
Malcolm Daniel, Daguerre (1787–1851) and the Invention of Photography, The Metropolitan Museum of Art,
http://www.metmuseum.org/toah/hd/dagu/hd_dagu.htm -
Nguyễn Đức Hiệp, Võ An Ninh: Nhiếp ảnh và cuộc đời, 2009,
http://www.vannghesongcuulong.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=10502http://www.vannghesongcuulong.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=10502 -
Kho lưu trữ Bộ ngoại giao Pháp ,
http://www.archivesnationales.culture.gouv.fr/anom/fr/11_anc.documents/0905_Pestel/Pestel.html -
Victor Goloubew, V.-T. Holbé, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient, Année 1927, Volume 27, Numéro 27, p. 525.
-
Chronique, Cochinchine, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient, Année 1933, Volume 33, Numéro 33, p.1110-1111.
-
Vương Hồng Sển, Saigon năm xưa, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1991.
-
Barbara Creed and Jeanette Hoorn, Memory and History: Early Film, Colonialism and the French Civilising Mission in Indochina, in “French History and Civilization”, Papers from the George Rudé Seminar Volume 4, 2011, Edited by Briony Neilson and Robert Aldrich, http://www.h-france.net/rude/rudevoliv/CreedHoornVol4.pdf.
-
John Keay, The Mekong Exploration Commission 1866-68: Anglo-French rivalry in South East Asia, Asian Affairs, vol. XXXVI, no. III, November 2005,
http://end-of-empires-south-east-asia.wikispaces.com/file/view/THE+MEKONG+EXPLORATION+COMMISSION.pdf -
Làng nhiếp ảnh Lai Xá, http://langnghenhiepanhlaixa.com/
-
J. Y. Claeys, Martin Hurlimann: Ceylan et l’Indochine, architecture, paysages, scènes populaires, Bulletin de l’École francaise d’Extrême-Orient, 1930, Vol\. 30, no. 30, pp. 180-181.
-
Pierre Verger Foundation, http://www.pierreverger.org/fpv/index.php?option=com_wrapper&Itemid=176
-
Doig Simmonds, Obituary: Pierre Verger, The Independent Sat. 2 March 1996,
http://www.independent.co.uk/news/people/obituary-pierre-verger-1339851.html -
Peter Cohen, Pierre Fatumbi Verger as social scientist, Cahiers du Brésil Contemporain, 1999, n° 38/39, p. 127-151.