Bắc Ninh
Bắc Ninh
|
||||
---|---|---|---|---|
Tỉnh | ||||
Biểu trưng |
||||
Đường phố ở thành phố Bắc Ninh |
||||
Địa lý | ||||
Tọa độ: | ||||
Diện tích | 822,7 km²[1] | |||
Dân số 2011 | ||||
Tổng cộng | 1.060.300 người[1] | |||
Mật độ | 1.289 người/km² | |||
Dân tộc | Kinh | |||
|
||||
Hành chính | ||||
Quốc gia | ![]() |
|||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |||
Tỉnh lỵ | Thành phố Bắc Ninh | |||
Thành lập | 1 tháng 1 1996 | |||
Chính quyền | ||||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Nhân Chiến | |||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Sỹ | |||
Bí thư Tỉnh ủy | Trần Văn Túy | |||
Trụ sở UBND | Số 10, Phù Đổng Thiên Vương, Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh | |||
Phân chia hành chính | 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố | |||
Mã hành chính | VN-56 | |||
Mã bưu chính | 22xxxx | |||
Mã điện thoại | 241 | |||
Biển số xe | 99, 13 | |||
Web: http://www.bacninh.gov.vn/ |
Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay.
- Năm 1895 tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang.
- Năm 1950 Bắc Ninh có 9 huyện: Gia Bình, Gia Lâm, Lương Tài, Quế Dương, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Võ Giàng, Yên Phong.
- Ngày 20/04/1961 tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
- Ngày 05/07/1961 hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng thành huyện Quế Võ.
- Từ ngày 27/10/1962 đến ngày 6/11/1996 tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, sau đó lại tách ra như cũ từ ngày 1/1/1997.
- Ngày 14/03/1963, hai huyện Tiên Du, Từ Sơn của tỉnh Hà Bắc hợp nhất thành huyện Tiên Sơn.
- Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020
[sửa] Hành chính
Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 06 huyện:
|
[sửa] Điều kiện tự nhiên
Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300–400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
- Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa.
- Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
- Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
- Diện tích: 822,71 km² (là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước)
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C
- Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 79%
- Tọa độ: 21°00' - 21°05' Bắc, 105°45' - 106°15' Đông.
[sửa] Tài nguyên, khoáng sản
- Rừng: Chủ yếu là rừng trồng. Trữ lượng ước tính 3.300 m³.
- Khoáng sản: Nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết trữ lượng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh trữ lượng khoảng 300.000 m³, than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000-200.000 tấn.
[sửa] Dân số
Theo điều tra Năm 2010, dân số Bắc Ninh là 1.038.229 người. Mật độ dân số của Bắc Ninh cao, đứng thứ 3 cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Nông thôn: 72,8%
- Thành thị: 27,2%
[sửa] Kinh tế
Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền Bắc cũng như của cả nước. Năm 2010, Bắc Ninh tăng trưởng 17.86% cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3%.Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế trong nước rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16.2%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Công nghiệp Bắc Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua. Đến năm 2010,giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.880,6 tỷ (so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nước sau TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (tính cả dầu thô, khí đốt). Bắc Ninh năm 2011 có tổng thu ngân sách đạt mốc 7 nghìn 100 tỷ,là năm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân sách và là một trong 13 tỉnh đã có đóng góp ngân sách cho TW. Năm 2011,GDP bình quân đạt 2125USD/1 người, là một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Năm 2011, Bắc Ninh cũng đạt kim ngạch xuất khẩu là 7.414 triệu USD , và là một tỉnh xuất siêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 22.000 tỷ đồng.
- Năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam
- Cơ cấu GDP CN&XD-DV-NN là 64.8%-24.2%-11% (2010).
- Hiện tại Bắc Ninh đã và đang xây dựng 15 KCN tập trung qui mô lớn và hàng chục khu-cụm CN vừa và nhỏ. Số vốn FDI của Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nước và thứ 2 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Bắc Ninh có tiếng với việc thu hút các nhà đầu tư lớn như Canon, SamSung, Nokia, ABB...
- Bắc Ninh nằm trên 2 hành lang kinh tế Quảng Đông - Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lào Cai - Quảng Ninh.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh) [1]
- Ngày 13 tháng 4 năm 2006, Bắc Ninh khai trương hệ thống điện tử và công khai hệ thống thông tin đất đai, với sự trợ giúp của hãng Intel.
Cuối tháng 4 năm 2006 tỉnh đã đón chủ tịch tập đoàn Microsoft, ông Bill Gates, trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày.
[sửa] Giao thông
[sửa] Đường bộ:
- Quốc lộ 1A cũ.
- Quốc lộ 1A mới ( Cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh).
- Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh nằm trên đường quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với Thành phố Hạ Long và cảng Cái Lân, Quảng Ninh.
- Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng liền kề với Bắc Ninh
- Cao tốc quốc lộ 3 mới Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên đang xây dựng.
- TL 282 đang được nâng cấp thành Quốc lộ 282 đoạn ( Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh ) nối Quốc lộ 18 ( tại Quế Võ ) với Quốc lộ 5 ( Hà Nội - Hải Phòng ) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội ( cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km hướng nội thành).
- Cùng với quy hoạch vành đai 2, 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận.
[sửa] Hệ thống xe buýt :
- 10 Hà Nội - Từ Sơn
- 10 Hà Nội - Trung Mầu ( giáp danh với xã Tri Phương - Tiên Du )
- 54 Hà Nội - Bắc Ninh ( khoảng 30 km nối Trung tâm Hà Nội với Trung tâm Bắc Ninh )
- 52 Công viên Thống Nhất - Lệ Chi ( giáp danh với huyện Thuận Thành - Bắc Ninh )
- 203 Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang
- 204 Hà Nội - Thị trấn Hồ ( Huyện Thuận Thành )
- Bắc Ninh - Quế Võ - TX. Chí Linh ( Hải Dương )
- Bắc Ninh - Cầu Hồ - Lương Tài
- Bắc Ninh - Cầu Hồ - TP. Hải Dương
- Bắc Ninh - Cầu Hồ - Kênh Vàng
- Bắc Ninh - Yên Phong.
- Bắc Ninh - Đông Xuyên ( Yên Phong ) - TX. Từ Sơn
- Từ Sơn - Phật Tích - Thị trấn Lim
- Từ Sơn - Thị trấn Chờ - Bến đò Đông Xuyên
[sửa] Đường sắt:
- Đường sắt quốc tế Hà Nội - Bắc Ninh - Hữu Nghị Quan ( Lạng Sơn )
- Đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long ( Quảng Ninh ) đang được xây dựng.
[sửa] Đường thủy:
- qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
[sửa] Đường Hàng không:
Bắc Ninh nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài. Từ trung tâm Tp.Bắc Ninh đến Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 30 km được nối bằng Cao tốc QL 18
[sửa] Các khu công nghiệp Bắc Ninh: 15 KCN tập trung, 27 Cụm công nghiệp và 1 Khu CNTT
- KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN - Quy mô : 410ha
- KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 1 - Quy mô : 640 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 2 - Quy mô : 270 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 3 - Quy mô : 521,7 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG 1 - Quy mô : 651 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG 2 - Quy mô : 1200 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI KIM - Quy mô : 742 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG – HOÀN SƠN - Quy mô : 572 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP HANAKA - Quy mô : 74 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP NAM SƠN – HẠP LĨNH - Quy mô : 1000 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 2 - Quy mô : 250 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 3 - Quy mô : Tổng diện tích quy hoạch là 1.000 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 1 - Đang được quy hoạch
- KHU CÔNG NGHIỆP GIA BÌNH - Quy mô : 300 ha
- KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - SINGAPORE ( VISIP ) - Quy mô : 700 ha là hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore
- KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BẮC NINH - Quy mô: 50 ha, bao gồm một toà nhà điều hành trung tâm 11 tầng, khu thương mại - dịch vụ - triển lãm, các tòa nhà làm việc 5 tầng, khu nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), khu nhà cao cấp cho các chuyên gia và hệ thống CNTT hiện đại bậc nhất nước ta. Cùng với Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo thành 3 khu CNC trọng điểm của đất nước.
- CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÌNH BẢNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP Hà Mãn-Trí Quả
- CỤM CÔNG NGHIỆP PHONG KHÊ
- CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG THỌ
- CỤM CÔNG NGHIỆP XUÂN LÂM
- CỤM CÔNG NGHIỆP VÕ CƯỜNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP THANH KHƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN HỒNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG QUANG
- CỤM CÔNG NGHIỆP CHÂU KHÊ
- CỤM CÔNG NGHIỆP TÁO ĐÔI - Lương Tài - Bắc Ninh
[sửa] Làng nghề truyền thống
- Làng nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố-Lương Tài
- Làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc
- Làng gò đúc đồng Đại Bái
- Làng tranh dân gian Đông Hồ
- Làng dệt Tam Tảo
- Làng dệt Hồi Quan
- Làng Gỗ mỹ nghệ Tam Sơn
- Làng gốm Phù Lãng
- "Làng" Giấy Phong Khê
- Làng Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
- Làng nghề sắt thép
- Làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động
- Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê
- Làng tơ tằm Vọng Nguyệt
- Làng đúc phế liệu
- Làng tre Xuân Lai
[sửa] Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử
Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến - Vùng đất địa linh nhân kiệt" được mệnh danh là vùng đất khoa bảng với " Một giỏ ông Đồ - Một bồ ông Cống - Một đống ông Nghè - Một bè Tiến sỹ - Một bị Trạng nguyên - Một thuyền Bảng nhãn”, Cùng với Thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, qui mô, trang trọng. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị đại khoa, chiếm 1/4 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh. Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền Đô, Chùa Dận... Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo
Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng,đình làng Tam Tảo v.v.
Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh
[sửa] Lễ hội
Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây:
- Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
- Lễ hội làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du. Được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm, Kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung. Tưởng nhớ ớn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược.
- Lễ hội làng Kim Chân (Làng Tiến sỹ). Được tổ chức vào ngày 26 đến 28 tháng 2 hàng năm. Giỗ tổ họ Nguyễn.
- Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.
- Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
- Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).
- Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
- Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
- Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.
- Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4.
- Lễ hội Đình Châm Khê ngày 4 - tháng tám (âm)
[sửa] Di tích, di sản văn hóa
- Nhà thờ họ Nguyễn làng Kim Đôi (làng Tiến sỹ)- Di tích lịch sử cấp Quốc gia (QĐ sỐ 100/QĐBT ngày 21/01/1989, sỐ danh mục 383)
- Đền thờ Nguyễn Cao
- Chùa Bút Tháp
- Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam. Nơi thụ thai và nuôi dưỡng Lý Thái Tổ đến năm 15 tuổi.
- Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp
- Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý
- Chùa Dạm
- Chùa Dâu
- Chùa Phật Tích
- Chùa Phúc Lâm - Làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du
- Đình làng Hồi Quan
- Đình làng Đình Bảng
- Đình làng Hoài Thị
- Đình làng Hoài Trung
- Đình làng Tam Tảo
- Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo
- Đình Chùa Làng Yên Mẫn
- Đền Cao Lỗ Vương
- Đình Quan Đình
- Đình Mẫn Xá
- Đình Tiểu Than, Lăng mộ Cao Lỗ Vương
- Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương - Nam Bang Thủy Tổ (Kinh Dương Vương là cha của Lạc Long Quân)
- Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
- Giỗ tổ nghề đúc đồng truyền thống- Quảng Bố-Quảng Phú-Lương Tài- 23-8 âm lịch
[sửa] Danh nhân
- Cao Lỗ (Tướng chế nỏ thần thời An Dương Vương)
- Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)
- Trần Quý (Phụ Quốc Đại Vương - Người có công cứu Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)
- Đặng Thị Phương Dung (Minh Phúc Hoàng Thái Hậu - Người có công cứu Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)
- Nguyên Phi Ỷ Lan
- Đàm Quốc Sư
- Nguyễn Đăng Đạo (lưỡng quốc Trạng nguyên)
- Nguyễn Văn Cừ
- Ngô Gia Tự
- Lê Quang Đạo
- Nguyễn Cao
- Hàn Thuyên
- Lê Văn Thịnh (Thủ khoa Đại Việt đầu tiên)
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều người đạt danh hiệu trạng nguyên nhất Việt Nam: 16 trong tổng số 55 người:
- Lê Văn Thịnh (10750 - Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam
- Nguyễn Quan Quang (1234)
- Lý Đạo Tái (1272) - Tổ thứ ba (Huyền Quang) của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
- Lưu Thúc Kiệm (1400)
- Nguyễn Nghiêu Tư (1448)-Trạng Lợn, Lưỡng quốc trạng nguyên.
- Vũ Kiệt (1472)
- Nguyễn Quang Bật (1484)
- Nghiêm Hoản (1496)
- Nguyễn Giản Thanh (1508) - Trạng Me
- Ngô Miễn Thiệu (1518)
- Hoàng Văn Tán (1523)
- Nguyễn Lượng Thái (1553)
- Phạm Quang Tiến (1565)
- Vũ Giới (1577)
- Nguyễn Xuân Chính (1637)
- Nguyễn Đăng Đạo (1683) - Trạng Bịu, Lưỡng quốc Trạng nguyên
Riêng Bảng nhãn, thám hoa, tiến sỹ có rất nhiều. Đặc biệt Làng Kim Đôi riêng họ Nguyễn đã có 18 vị (Theo Trạng nguyên, Bảng nhãn, thám hoa Việt nam).
[sửa] Đại học - Học viện - Cao đẳng - THCN
- Trường Đại học Chính trị - trực thuộc Bộ Quốc Phòng nâng cấp từ trường Sĩ Quan Chính Trị ngày 23/12/2010
- Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân (T36) - Bộ Công an có trụ sở tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Trường Đại học PCCC - Bộ Công an đang được xây dựng tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du ( thuộc Làng Đại học II )
- Học viện Ngân hàng - Bắc Ninh
- Học viện Chính sách và Phát triển ( trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
- Trường Đại học Công nghệ Đông Á ( Võ Cường - TP Bắc Ninh )
- Trường Đại học Dược Hà Nội đang được xây dựng tại Làng Đại học tỉnh Bắc Ninh
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang được xây dựng tại Làng Đại học tỉnh Bắc Ninh
- Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn)
- Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đang được xây dựng tại Làng Đại học thuộc thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh
- Đại học Kinh Bắc có trụ sở tại phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh
- Trường Đại học Nha Trang (cơ sở Bắc Ninh)
- Cao đẳng Thủy sản (thị xã Từ Sơn)
- Cao đẳng Thống kê Trung ương (Tổng cục Thống kê)
- Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh
- Cao đẳng công nghệ Bắc Hà (thị xã Từ Sơn)
- Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh
- Cao đẳng quản lý kinh tế công nghiệp (thị xã Từ Sơn)
- Cao đẳng nghề Viglacera (Khu Đô thị Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh)
- Cao đẳng nghề cơ điện & xây dựng Bắc ninh
- Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật ( E6 – Khu công nghiệp Quế Võ – TP. Bắc Ninh )
- Cao đẳng Đại Việt (KCN Tiên Sơn)
- Cao đẳng VH - NT - DL Bắc Ninh
- Trung học y tế Bắc Ninh
- Trường CNKT Bắc Ninh
- Trường trung cấp nghề Kinh tế - kĩ thuật Hà Nội ( số 99 đường 282 – Hà Mãn – Thuận Thành )
- Trung cấp nghề kinh tế- kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành
- Trung cấp nghề Thuận Thành
- Trung cấp nghề kinh tế- kỹ thuật điện Hà Nội
- Trung Cấp Thực Hành Kỹ Thuật Cao ( KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh )
- Tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch 3 làng Đại học với Làng Đại học I có diện tích khoảng 200 ha tại Võ Cường ( thành phố Bắc Ninh ) và xã Liên Bão ( Tiên Du ), Làng Đại học II quy hoạch theo hướng “Công viên các trường Đại học” với diện tích tổng thể khoảng 1.300 ha tại các phường Hạp Lĩnh ( TP. Bắc Ninh ), xã Lạc Vệ, Việt Đoàn, Minh Đạo, Tân Chi (Tiên Du). Hiện tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến quy hoạch và lập dự án đầu tư khu Làng Đại học III quy mô 1000 ha.
[sửa] Hình ảnh
[sửa] Tham khảo
- ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
[sửa] Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Bắc Ninh. |
|
|