Những bài cùng tác giả
Ở các
bài nghiên cứu công bố gần đây chúng tôi đã chứng minh lăng Ba Vành
hội đủ các yếu tố của một lăng vua Tây Sơn. Như thế chủ nhân của
lăng Ba Vành phải là vua Quang Trung và lăng Ba Vành chính là
lăng Đan Dương. Nếu lăng Ba Vành là Đan Dương lăng thì lăng ấy từng
bị vua Gia Long quật phá để “tận pháp trừng trị” và trấn yểm.Thế
thì lăng Ba Vành tất phải có di vật, di chứng trị tội và trấn yểm của
vua Gia Long (?).
Vua
Gia Long từng “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn suốt hai năm Tân
Dậu [1801], Nhâm Tuất [1802] và nhà vua tuyên bố việc làm ấy nhằm “trả
thù cho Miếu Xã”. Thật vậy, từ tháng 5 Tân Dậu [1801] đến tháng 11
năm Nhâm Tuất [1802], dẫu Nguyễn Vương đã tái chiếm Phú Xuân nhưng vì
quân chủ lực Tây Sơn vẫn còn tập trung ở Qui Nhơn và Thăng Long nên
Nguyễn Vương có những bước đi rất thận trọng khi ở Phú Xuân. Qui Nhơn là
cái nôi của phong trào Tây Sơn, các tướng tài Trần Quang Diệu, Vũ Văn
Dũng… còn đứng chân vững vàng. Thăng Long dẫu sao vẫn còn vua Bảo Hưng
Nguyễn Quang Toản, tiết chế Nguyễn Quang Thùy, đại tư mã Nguyễn Văn Tứ,
nữ tướng Bùi Thị Xuân… đang củng cố và phát triển lực lượng. Và một thế
lực mà Nguyễn Vương không thể xem nhẹ, Thanh triều, đứng đầu là hoàng đế
Gia Khánh, đang “tọa san quan hổ đấu”. Trong bối cảnh ấy Nguyễn Vương,
rồi sau đó là vua Gia Long, đã tiến hành trị tội vua quan Tây Sơn rất
bài bản; vừa trả thù, vừa thị uy, vừa thu phục nhân tâm, vừa làm vừa
lòng Thanh triều để chặt vây cánh của Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản. Nguyễn
Vương đã quật phá Đan Dương lăng của vua Quang Trung và lăng bà Tả cung
họ Phạm, kéo quan tài khỏi huyệt mộ bằng đường toại đạo, đưa hai quan
tài của vua Quang Trung và bà Tả Cung họ Phạm về thành Phú Xuân, bổ quan
tài, lấy xác ướp ra để nhận diện và tất nhiên cố ý triệt bỏ nguồn phát
đế vương của Tây Sơn. Có khả năng việc này được tiến hành từ tháng 5 Tân
Dậu [1801], nhưng Nguyễn Vương phải chờ xem thái độ của Thanh triều, và
sau khi có dụ của vua Gia Khánh (ban trong khoảng từ tháng 5 đến tháng
11), đến tháng 11 Tân Dậu[1801] mới bố cáo công khai cho dân chúng biết.
Sau đó giam hài cốt vua Quang Trung và bà Tả cung ở Nhà đồ ngoại
gần một năm, đợi khi bắt được vua tôi Quang Toản, lại đem hài cốt vợ
chồng vua Quang Trung và Nguyễn Nhạc trị tội công khai một lần nữa,
trong lễ Hiến Phù, vào tháng 11 năm Nhâm Tuất [1802]. Còn lăng mộ bị
quật phá thì có những ấn chứng trừng trị theo pháp luật và trấn yểm
theo thuật phong thủy (?).
Do
chính sử ghi chép quá ít về việc quật phá lăng mộ vua Quang Trung nên
chúng tôi không những dựa vào nguồn tư liệu chính sử mà còn bổ sung
những dữ kiện rút từ những lá thư của những nhân chứng phương Tây và tư
liệu điền dã. Chưa kể định kiến của một số nhà nghiên cứu trước đây,
rằng vua Gia Long “tận pháp trừng trị” triều Tây Sơn bằng cách “phá tan
thành bình địa”, “đốt sạch”, “giết sạch”… tất cả những gì thuộc về Tây
Sơn, buộc chúng tôi phải xem xét quan điểm ấy có đúng hay không.
Lăng
Ba Vành có đủ di vật, di chứng của một lăng vua bị vua Gia Long “tận
pháp trừng trị” hay không ? Tại sao ngôi lăng Ba Vành không bị xóa sạch
hoàn toàn ? Xin được trình bày phần nghiên cứu của chúng tôi về những
vấn đề đã nêu.
Bài
nghiên cứu được bố cục như sau:
A.
Vua
Gia Long đã tận pháp trừng trị nhà Tây Sơn như thế nào ?
1 -
Sơ lược những trận đánh khốc liệt của hai phe không đội trời chung vào
năm 1801 và lòng căm thù Tây Sơn của vua Gia Long.
2 -
Bắt bớ giam cầm và xử tội con cái tướng tá Tây Sơn đợt I [1801].
3 -
Bắt bớ và tận pháp trừng trị vua quan Tây sơn đợt II trong lễ Hiến Phù
[1802]
4 -
Tận pháp trừng trị như thế nào ?
5 -
Triều Nguyễn trị tội những thân nhân đã quá cố của tội phạm như
thế nào?
6 -
Tại sao vua Gia Long không “phá tan thành bình địa” Đan Dương
lăng ?
B.
Kiểm
chứng giả thuyết công tác: Lăng Ba Vành là Đan Dương lăng dưới góc độ
ngôi lăng bị vua Gia Long quật phá và trấn yểm:
1-
Lăng Ba Vành bị quật phá nặng nề.
2-
Lăng Ba Vành còn có những ấn chứng trị tội chủ nhân ngôi lăng và người
phụng lập.
a.
Ấn chứng trị tội trên bia phụng lập.
b.
Ấn chứng trị tội với sợi xích đắp bằng vôi mật trên nấm mai rùa.
3-
Dấu hiệu trấn yểm ở lăng Ba Vành.
A
- VUA GIA LONG ĐÃ TẬN PHÁP TRỪNG TRỊ NHÀ TÂY SƠN NHƯ THẾ NÀO ?
Để
tiếp cận phương cách và mức độ vua Gia Long trừng trị và trả thù vua
quan triều Tây Sơn, ngoài sự kiện Tây Sơn tiêu diệt dòng họ chúa
Nguyễn và đào phá lăng mộ các chúa Nguyễn, thiết nghĩ nên điểm qua
những trận đánh cuối cùng trong các năm 1801, 1802 nhằm loại trừ nhau
giữa Tây Sơn và quân Nguyễn Vương Phúc Ánh. Do những trận một mất một
còn này, thái độ của các tướng lĩnh Tây Sơn khi bị bắt, làm tăng thêm
căm hờn Tây Sơn trong lòng vua Gia Long. Và cũng trong phần này chúng
tôi làm rõ hai lần trong hai năm 1801, 1802, vua Gia Long đều “tận
pháp trừng trị” nhà Tây Sơn vào tháng 11âm lịch. Vì chính sử triều
Nguyễn chép vua Gia Long khi trị tội nhà Tây Sơn đều dựa vào pháp quyền
nên phải xem xét luật định thời Gia Long đối với các trọng phạm như thế
nào, từ đó biết mức độ “tận pháp trừng trị” Tây Sơn của vua Gia Long.
1-Sơ lược những trận đánh khốc liệt của hai phe từ năm 1801 đến 1802:
a-Tái
chiếm cựu đô và việc cần làm ngay:
Ngày 3
tháng 5 Tân Dậu [1801], đại đồn của Tây Sơn ở núi Linh Thái, bên
cửa Tư Hiền, do phò mã Trị chỉ huy, bị tấn công trực diện,
từ sáng đến chiều, bất phân thắng bại. Đợi đêm đến, Tả quân Lê Văn
Duyệt cho kỳ binh bí mật vác thuyền nhẹ và khí giới vượt qua các
làng dọc bờ biển gần cửa Tư Hiền, vào phá Hà Trung, đánh bọc hậu ban
đêm, đại quân Tây Sơn phòng thủ ở núi Linh Thái bị thua, phò mã Trị bị
bắt sống…vua tôi Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đang đưa quân tiếp ứng ra
khỏi thành nghênh chiến mặt đông, hoảng hốt chạy ra bắc, không kịp mang
ấn An Nam quốc vương, và nhiều ấn tín khác…Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh
vào thành Phú Xuân sáng ngày 4 tháng 5 năm Tân Dậu [1801].
Ảnh
1 Qui Sơn (Linh
Thái) nơi có đại đồn của Tây Sơn, bị quân Lê Văn Duyệt đánh bại
Ảnh
2
Ảnh
chụp
vệ
tinh khu vực
có Túy Vân Sơn
và Qui Sơn.
Riêng Qui Sơn
nằm
chơ
vơ
bên bờ
biển,
hai bên là hai cửa,
một
cửa
Ông cũ
(tây bắc
núi), một
cửa
Ông mới
(đông
nam núi).
Nguyễn
Vương trở lại cựu đô Phú Xuân trong bối cảnh quân Tây Sơn hai đầu bắc,
nam còn mạnh và tất nhiên Nguyễn Vương vừa điều binh khiển tướng ở các
mặt trận, vừa lo việc củng cố những vùng đất mới chiếm được, vừa lo việc
ngoại giao với lân bang, trong đó chủ yếu là Thanh triều. Dẫu sao Nguyễn
Vương vẫn kiêng dè nhà Thanh, bằng chứng Nguyễn Vương sớm thăng chức cho
Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Hoàng Ngọc Uẩn …để sung chánh phó
sứ của sứ bộ sang Trung Hoa dâng sớ nói rõ sự phục thù của vương đối với
Tây Sơn, đồng thời dâng nạp các tên chỉ huy bọn cướp biển miền duyên hải
Quảng Đông (từng được Tây Sơn dung túng), nạp ấn An Nam quốc vương do
vua Cảnh Thịnh để lại ở kinh thành Phú Xuân…Thắng lợi ngoại giao của
Nguyễn Vương là vua Gia Khánh triều Thanh đã ra chỉ dụ khen ngợi Nguyễn
Vương, không những thế y còn ra dụ chỉ rõ nguyên do tội phúc diệt của
Nguyễn Quang Toản. Đối với triều Thanh tội phúc diệt của Tây Sơn
nặng nhất là tội khi quân: đưa Quang Trung giả sang triều kiến, không
theo điển lễ Thanh triều trong việc tế thiên địa, táng vua Quang Trung ở
Phú Xuân lại dâng sớ báo cáo vua Càn Long rằng đã an táng vua cha ở
Thăng Long, dung túng bọn giặc Tề Ngôi để đánh phá miền duyên hải Trung
Quốc...
Ảnh
3
Sau khi quân Tây Sơn bị vỡ
mặt trận Linh Thái-Cửa Ông, các đội quân Tây Sơn án ngữ những cửa như
cửa Nhuyễn ( Thuận An), cửa sông An Cựu…đều bỏ trốn hoặc đầu hàng.
Trở
lại Phú Xuân hỏi chuyện và chứng kiến cảnh lăng mộ các chúa Nguyễn bị
Tây Sơn quật phá, vứt hài cốt xuống sông, trong đó có mộ của Nguyễn Phúc
Luân (thân phụ của Nguyễn Vương), Nguyễn Vương càng đau lòng càng căm
hận Tây Sơn. Hầu như lăng mộ các chúa và các bà vợ của chúa đều phải
làm phép “chiêu hồn nhập xác” vào “hài cốt giả” tạo bởi “gáo dừa, rẹn
dâu” khi tôn tạo. Chỉ có đầu lâu của Nguyễn Phúc Luân là do cha con ông
Nguyễn Ngọc Huyên, người làng Cư Hóa, vớt được và bí mật táng
lại. Sự kiện này giúp hậu thế hiểu được vì sao vua Gia Long đã “tận pháp
trừng trị” nhà Tây Sơn.
Ảnh SEQ Ảnh_ \* ARABIC 4
Lăng
Cao Hoàng (tục gọi là Lăng Sọ), chủ nhân là Nguyễn Phúc Luân, thân phụ
của vua Gia Long.
Ảnh
5
Vua Gia long.
b-Phá vỡ những âm mưu quân sự lớn của Tây Sơn:
Khi nghe tin quân Nguyễn đánh Phú Xuân, Trần Quang Diệu tổ
chức ngay một đạo quân, cử Tư Khấu Định, Tham mưu Can chỉ huy… hành
quân bí mật và gấp rút, từ nam trung bộ, theo đường thượng đạo để tập
kích Phú Xuân một cách bất ngờ. Phải mất 12 ngày mới đến vùng núi gần
làng Cao Đôi (Cầu Hai) thì tạm nghỉ trong núi. May mắn cho Nguyễn Vương,
có người chăn trâu phát hiện được toán quân đang ngủ, đi báo cho quân
Nguyễn Vương. Sau khi được tin báo, Nguyễn vương sai Lê Văn Duyệt, Lê
Chất chỉ huy một đạo quân đến vây bắt quân Tây Sơn, phá được âm mưu tái
chiếm Phú Xuân của Trần Quang Diệu.
Ảnh 6 Bản đồ
hành quân của quân Tây Sơn ra đánh Phú Xuân và quân Nguyễn vây bắt quân
Tây Sơn.
Trên
đây là mưu mô của quân tướng Tây Sơn ở phía nam. Còn ở bắc với sự phò tá
của Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Quang Thùy, Bùi Thị Xuân, Đại
Tư mã Tứ…Hoàng đế Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đã lấy Thăng
Long làm kinh đô, đổi niên hiệu Bảo Hưng I vào năm Tân Dậu [1801]
và tiến hành một số cải cách để thu phục nhân tâm, tuyển quân để củng cố
và phát triển lực lượng. Hoàng đế Quang Toản cho đúc tiền Bảo Hưng
thông bảo để lưu thông, lập gò Viên Khâu phía nam cửa Liễu
Thị để tế Trời vào ngày Đông Chí, và dựng đàn
Phương Trạch ở phía Tây Hồ để tế Đất vào ngày Hạ Chí.
Ảnh 7 Tiền Bảo Hưng thông
bảo được đúc khi Nguyễn Quang Toản ra Thăng Long.
Ảnh 8
Dấu Đại tư mã chi
ấn của Đại tư mã Tứ ( Ảnh tư liệu của TS. Nguyễn Công Việt )
Sau khi đã phục hồi sức lực, Bảo Hưng Nguyễn Quang
Toản, Tiết chế Nguyễn Quang Thùy, nữ tướng Bùi Thị Xuân lại nam tiến,
lập kế hoạch đánh Phú Xuân. Khoảng tháng 2 năm Nhâm Tuất [1802] dưới sự
chỉ huy của Tiết chế Nguyễn Quang Thùy, một đạo quân của Tây Sơn đã đánh
lũy Trấn Ninh-Đầu Mâu, gần sông Nhật Lê, tỉnh Quảng Bình. Nguyễn Vương
trước đó đã lệnh cho các tướng Đặng Trần Thường, Nguyễn Văn Trương, Phạm
Văn Nhân trấn giữ Quảng Bình. Khi quân Tây Sơn nam tiến đánh mạnh vào
sông Gianh, tiến thẳng lũy Trấn Ninh-Đầu Mâu… Đặng Trần Thường lui về
trấn ở Động Hải thì Nguyễn Vương liền đưa quân ra Trấn Ninh-Đầu Mâu để
tiếp ứng. Hai phe hỗn chiến ở lũy Trấn Ninh- Đầu Mâu , Nguyễn
Vưng suýt bị nữ tướng Bùi Thị Xuân đánh bại. Nhờ diệu kế làm cho Nguyễn
Quang Thùy sợ phải lui quân trong khi nữ tướng Bùi Thị Xuân đang thắng
thế. Đồng thời thủy binh của Nguyễn Văn Trương thắng lớn ở cửa Nhật Lệ,
quân Tây Sơn phần lớn là tân binh gốc Băc Hà liền tháo chạy. Quân Tây
Sơn đại bại… Khi nữ tướng Bùi Thị Xuân bị bắt, trước mặt Nguyễn Vương bà
đã can trường trả lời những câu hỏi trực tiếp của Nguyễn Vương, đề cao
vua Quang Trung và coi thường Nguyễn Vương làm cho vương rất hận nữ
tướng Bùi Thị Xuân.
Ảnh 9
Tượng nữ tướng Bùi
Thị Xuân ở bảo tàng Bình Định.
Ảnh
10
Toàn cảnh trận chiến khốc liệt ở khu vực có lũy Trấn Ninh-Đầu Mâu.
Ảnh
11
Lũy Trấn Ninh - Đầu Mâu (
Hai mặt của tấm bia thứ nhất - Ảnh: Trương Quang Nam).
Ảnh
12
Bãi biển Nhật Lệ, gần cửa
sông Nhật Lệ, nơi thủy quân mạnh của Tây Sơn bị tướng Nguyễn Văn
Trương của Nguyễn Vương đánh bại.
Để tiếp tục chống đánh và thanh toán triều Tây Sơn,
Nguyễn Vương trở lại thành Phú Xuân và sớm lên ngôi ( dẫu chưa chính
thức) với niên hiệu Gia Long nguyên niên vào tháng 5 Nhâm Tuất [1802] và
kéo đại quân ra bắc.
Ảnh 13
Dấu Quốc gia tín bảo, Nguyễn Vương Phúc Ánh thường dùng ( Ảnh tư liệu
của TS Nguyễn Công Việt).
Ảnh
14
Tiền Gia Long thông bảo.
Không lâu sau khi vua Gia Long
đưa đại quân ra bắc [1802] thì được tin thành Qui Nhơn bị mất, Võ Tánh
và Ngô Tùng Châu tuẫn tiết bởi tướng tài Tây sơn Trần Quang Diệu.
Vua Gia Long rất thương tiếc Võ Tánh và Ngô Tùng Chu, rất lo lắng khi
thành Qui Nhơn lọt vào tay của Tây Sơn và chia cắt Phú Xuân với Gia
Định, tất nhiên vua Gia Long rất gờm và rất hận Trần Quang Diệu.
Dẫu rất
hận vua quan nhà Tây Sơn nhưng vua Gia Long biết kềm chế để mưu phạt
tâm công khi tha tội chết phần lớn quan văn, các võ tướng cấp vừa và cấp
cao của Tây Sơn. Khi họ về hàng thì được dùng ngay, các tù binh hàng
binh được phân bổ vào các đơn vị và cho ra trận…là bằng chứng về niềm
tin của vua Gia Long về ngày thắng lợi. Nguyễn Vương rất khôn khéo khi
không bố cáo ngay việc trả thù Tây Sơn vào tháng 5 Tân Dậu [1801], đợi
xem thái độ của triều Thanh đối với An nam quốc vương Nguyễn Quang Toản
và khi vua Gia Khánh ra dụ cho biết lý do Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản bị
phúc diệt thì vương mới công khai việc trị tội thân nhân, tướng sĩ của
vua Cảnh Thịnh vào tháng 11 năm Tân Dậu [1801].
Ảnh
15
Di chỉ thành Hoàng Đế được
giới KCH phát lộ.
Ảnh
16
Mộ Võ Tánh trong khu Thành
Hoàng Đế (Cẩm nang du lịch Bình Định).
2- Bắt bớ giam cầm và xử tội con cái trướng tá Tây
Sơn đợt I:
Hơn 25
năm vào sinh ra tử, thân bằng quyến thuộc đa phần phải chết vì Tây Sơn
và hận nhất là toàn bộ lăng mộ của các chúa Nguyễn và mộ cha mình từng
bị Tây Sơn quật phá, vứt hài cốt xuống sông nên Nguyễn Vương đã quyết
trả thù nhà Tây Sơn. Sau khi đã nhận được chỉ dụ của vua Gia Khánh nhà
Thanh, nói rõ tội phúc diệt của Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Vương bắt đầu
công khai việc trả thù Tây Sơn vào tháng 11 năm Tân Dậu [1801], tiện thể
lung lạc bộ phận dân chúng đang còn ủng hộ Tây Sơn. Sử liệu về việc trả
thù nhà Tây Sơn của vua Gia Long từ tháng 5 Tân Dậu [1801] đến tháng 11
Nhâm Tuất [1802] có thể lấy từ Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam
thực lục chính biên, Quốc sử di biên… Đặc biệt một nguồn sử liệu khác là
thư của các nhân chứng phương tây của giai đoạn ấy.
Trước
hết dựa vào lá thư của Barisy gửi Marquini và Letondal ngày 16-7-1801 có
thể biết được trong hơn một tháng kể từ ngày 2-5 Tân Dậu(12-6-1801) đến
ngày 6-6 Tân
Dậu
(16-7-1801) Nguyễn Vương đã bắt giam một số tướng lĩnh Tây Sơn cùng
thân nhân của họ. Xin trích một đoạn thư cần thiết: “ 1801. Ngày 15-6
[4-5 Tân Dậu] …Sau đó nhà vua hỏi tôi đã thấy các tướng giặc
chưa. Tôi bảo là chưa thế là nhà vua ra lệnh đưa tôi đi xem. Sau đó
người lại bảo tôi đi xem em gái của kẻ tiếm vị. Tôi đến đấy, các cô đều
ở trong một phòng hẹp tối tăm chẳng lịch sự gì…Các phu nhân ấy gồm 5 vị:
một người 16 tuổi mà theo tôi là rất đẹp, một cô nhỏ 12 tuổi là con gái
của công chúa Bắc Hà nhan sắc tầm thường, 3 cô khác tuổi từ 16 đến 18 da
hơi nâu nhưng khuôn mặt khả ái. Có 3 thiếu niên, cậu 15 tuổi cũng da
nâu và có khuôn mặt chung chung , hai cậu khác 12 tuổi đều là con của
công chúa Bắc Hà là mặt mũi khả ái và dáng điệu dễ mến. Sau cuộc
viếng thăm ngắn ngủi ấy , tôi được đưa đến một ngục thất khác. Tôi gặp
bà Theeu Doán [Thiệu Đoan ], vợ của tướng thủy quân địch mà nhà vua đã
đốt tại Quy Nhơn. Bà rất đẹp có vẻ dịu dàng và lễ độ. Mẹ của viên tướng
ấy tuổi chừng 45-50 nói chuyện lâu với tôi và than vãn về số phận. Trong
một ngục thất khác không xa đó là mẹ của tướng chỉ huy quân giặc đánh
thành Quy Nhơn, Thieuu Phoo [Thiếu Phó], phu nhân này tuổi chừng 55 có
khuôn mặt đẹp. Trong hoàn cảnh hoạn nạn bà tỏ ra rất cương nghị, bà là
người thật thà và không kiêu kỳ. Tiếp theo là vợ của tướng Foo Matthey
[Phò Mã Trị], em gái của vua tiếm vị, bà là một chiến binh giỏi, bà
Theuk Hauv Dinh [Tư Khấu Định], vợ của tướng pháo binh, phu nhân Ton
Linh Keen, vợ của Phó đô đốc thủy quân và còn nhiều nữa v.v…Các tướng
tham mưu của y [Tư Khấu Định] gồm 3 người đều bị bắt. Người thứ nhất rất
nổi tiếng, tên là Dou douc Cane [Đô đốc Can], lối chừng 30 tuổi, khuôn
mặt cứng cỏi nhưng cao nhã dáng dấp quân sự: cao lớn, không mập cũng
không gầy, da sạm nắng, râu đen nhánh…Y bị buộc vào một cái cột, đối
diện với y là em vợ của Thieuu phoo ( quan Thiếu phó) tướng tổng chỉ huy
quân đội địch. Chàng trai này tuổi chừng 24 hoặc 25, còn con trai của
Thieuu phoo ( Thiếu phó) tuổi chừng 16 hoặc 17, mặt mũi dễ mến, thì chỉ
chỉ bị đóng gông nhẹ.
Hai
tướng tham mưu khác là Dou Douc Boune và Bahaa. Tướng thứ nhì bị mất một
mắt lúc đánh thành Qui Nhơn, rất khôn lanh. Cả hai người này đều đeo cùm
xích nặng ít nhất cũng tới 50 catty và xích vào cột. Lại có hơn 144 đội
trưởng và phó đội bị giam trong một trại lính lớn ngay bên phải cửa ra
vào cung. Mọi người đều bị xích lại, có hơn 5 hoặc 6 trăm người ít quan
trọng hơn cũng mang xích nhưng nhẹ hơn.
Các
tướng địch cấp bậc nhỏ hơn có từ 3.500 đến 4.000 người đều bị đóng
gông…”
Nguyễn
Vương sau khi bắt giam tướng tá Tây Sơn cùng thân quyến, quật mồ vợ
chồng Nguyễn Huệ…phải đợi đến tháng 11 năm Tân Dậu mới chính thức xử tội
nhà Tây Sơn, thông cáo cho cho đại chúng, nhất là ở Gia Định, biết. Đại
Nam thực lục chính biên chép: “Tháng 11, Tân Dậu [1801] phá hủy mộ
giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng phơi thây bêu đầu ở chợ. Con trai,
con gái, họ hàng và tướng hiệu của giặc 31 người đều bị lăng trì
cắt nát thây… Thiên hạ lấy làm khoái.
Đem
việc khôi phục kinh đô cũ và giết trừ đảng giặc bá cáo cho Gia Định
biết”.
Lời
cáo rằng: “ Then máy trời đất không sai, đông qua rồi lại sang xuân. Khí
hóa xưa nay vẫn thế, loạn hết thì đến trị. Xưa Thiếu Khang nhà Hạ dấy
một quân mà trả được thù cho tổ phụ; Quang Vũ nhà Hán có mấy nghìn binh
mà rửa được hận của thần người. Ta nay đến vận trung hưng, gặp cơ tái
tạo tướng sĩ ùa tới, xa gần hướng theo. Cơn giận bùng lên, quét sạch gió
bụi Tây tặc; quân vừa kéo tới, thu hết bờ cõi Nam hà. Hiện nay từ Phú
Yên, Qui Nhơn đến Thuận Hóa, thẳng tới Hoành Sơn, đều đã thuộc vào đồ
bản. Bắt được con cái, tướng tá của Nguyễn Văn Huệ nhiều không kể xiết.
Thật là lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt, loạn thần tặc tử, pháp
luật không dung. Nay đã phá hủy mồ mả của vợ chồng giặc Huệ, bêu đầu
phơi xác. Vậy đặc biệt bá cáo, để hả lòng người.”.
Như
vậy từ năm Tân Dậu [1801] thì lăng mộ của vua Quang Trung và bà Tả cung
họ Phạm ở nam sông Hương đã bị quật phá, quan tài bị kéo ra khỏi mộ, mở
nắp lấy “thi thể” ( xác ướp) ra bêu đầu phơi xác ở các chợ thuộc kinh
thành Phú Xuân. Hơn ba mươi mốt người trong đó có 3 hoàng tử của vua
Quang Trung bị giải xuống tàu, đưa về xử lăng trì ở Gia Định. Thật
vậy Đặng Xuân Bảng trong Việt sử cương mục tiết yếu từng
chép:
“Các
em của chúa Thuận Hóa [Vua Cảnh Thịnh] Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện
cùng con cái giặc, gồm hơn 30 người, bị dân bắt nộp, giải về Gia Định
giết chết.”(s đ d, tr. 659).
Sau
vài ngày bị bêu, thi thể của hai vợ chồng vua Quang Trung lại bị giam
giữ ở Nhà Đồ ngoại (sau đổi thành Vũ Khố) khoảng một năm mới đem trị tội
tiếp trong lễ Hiến Phù.
3-
Bắt bớ giam cầm và “tận pháp trừng trị” vua quan Tây Sơn đợt II trong “
Lễ Hiến Phù”:
Sau
khi tạm ổn định tình hình, ngày 2 tháng 5 Nhâm Tuất( 12-6-1802) Nguyễn
vương Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (chưa chính thức) lấy niên hiệu Gia
Long nguyên niên ở Kinh Thành Phú Xuân và sau đó đưa đại quân ra
Bắc để tiêu diệt vua Tây Sơn Bảo Hưng. Ngày 23 tháng 6 năm Nhâm Tuất
vua Gia Long vào thành Thăng Long, thanh toán xong triều Tây Sơn. Mùa
đông năm Nhâm Tuất [1802], sau khi bắt sống vua Bảo Hưng Nguyễn Quang
Toản, xa giá vua Gia Long từ Thăng Long trở về Phú Xuân và “tận pháp
trừng trị” vua quan Tây Sơn… Đại Nam thực lục chính biên chép:
“Tháng
11, Nhâm Tuất [1802] làm lễ tuyên cáo võ công. Ngày quí dậu [6-11.ÂL,
30-11D.L], tế thiên địa thần kỳ. Ngày giáp tuất [7-11 Â.L, 1-12] hiến
phù ở Thái miếu.
“Sai Nguyễn Văn Khiêm là đô thống chế dinh Túc trực, và Nguyễn Đăng Hựu
làm tham tri hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản và em là Quang Duy, Quang
Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì cho 5 voi xé
xác (dùng 5 con voi chia buộc vào đầu và hai tay hai chân, rồi cho voi
xé, đó là một thứ cực hình), đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn
Văn Huệ giả nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc
chủ của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ ngoại (năm Minh Mệnh thứ 2
đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi). Còn đồ đảng là bọn Trần Quang
Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết”.
Tương truyền quãng trường, nơi tổ chức lễ Hiến Phù và hành hình vua quan
Tây Sơn, là trước từ đường Dũng Triết Vương, trước cổng phía tây thành
Phú Xuân. Khu vực này về sau có Tôn Nhân Phủ, Khâm Thiên Giám, Bộ Học và
một phần của công viên Bao Viên hiện nay.
Ảnh
16.1
Cổng Khâm Thiên giám,
tương truyền được xây dựng gần từ đường Dũng Triết Vương
Ảnh
17 Cổng phủ Tôn Nhân, phủ này dựng gần Khâm Thiên Giám.
Ảnh
18
Công viên Bao Viên, tiền
thân là bãi đất trống trước từ đường Dũng Triết Vương, trước cổng thành
bên phải (phía tây) của thành Phú Xuân, nơi hành hình vua quan Tây Sơn
trong lễ Hiến Phù.
4 - Tận pháp trừng trị ?
Một số
nhà nghiên cứu cho rằng vua Gia Long “ tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn
là “giết sạch, đốt sạch, phá tan thành bình địa các công trình kiến trúc
của Tây Sơn”. Nhận định ấy với độ tin đến mức nào? Thiết nghĩ nên trở
lại vấn đề “tận pháp trừng trị” thời phong kiến ở Trung Quốc và Việt Nam
và dựa vào tư liệu đáng tin cậy để xem xét sự kiện vua Gia Long đã đem
hết luật pháp để xử tội nhà Tây Sơn trong hai năm 1801 và 1802.
Trước
hết dựa vào thông tin do Wikipedia cung cấp, chúng tôi xin tóm lược một
số dữ liệu cần thiết:
Bộ luật Gia Long
thời Nguyễn có
điều luật
223: Phàm kẻ mưu phản và đại nghịch và những kẻ cùng
mưu, không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều lăng trì xử tử
(róc thịt, phanh thây, tùng xẻo)…
Lăng trì
còn gọi là Tùng xẻo
hay Xử bá đao,
là một trong những hình phạt dã man được dùng rộng rãi ở thời cổ xưa
ở Trung Hoa, chính thức bỏ
từ năm 1905. Việt Nam vì thần
phục nước Trung Hoa, chịu phong vương để tránh can qua nên cơ bản theo
điển lễ, luật lệ của Trung Hoa. Cố đô Hoa Lư vẫn còn địa danh Tùng Xẻo,
nơi xử tội nhân thời Đinh, Tiền Lê. Lăng trì là hình phạt ghê rợn thuộc
loại “ tận pháp trừng trị”. Phạm nhân vô cùng đau đớn vì bị xẻo từng
miếng thịt trên người, đao phủ phải giữ cho tử tội không chết nhanh, để
biết đớn đau theo từng nhát xẻo và đủ số nhát xẻo thì tội nhân mới được
chết.
Một dạng “tận pháp trừng trị” khác là “tru di
tam tộc”. Điều 225 của bộ luật Gia Long quy định những ai viết
câu yêu thư, yêu ngôn đều bị tru di tam tộc.
Tru di tam tộc là một hình
phạt tàn bạo thời phong kiến ở các nước châu Á như Trung Hoa. Việt Nam.
Tru và
Di đều mang nghĩa giết sạch,
tam tộc là ba họ gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ. Hình phạt tru di tam tộc
được áp dụng cho những tội phạm khi quân, phản quốc. Khi bị kết
án tru di tam tộc, những người trong cả 3 họ của người phạm tội, từ trẻ
đến già đều bị diệt. Họ nhà mẹ và họ nhà vợ, bao gồm cả họ hàng của mẹ
kế và vợ lẽ cũng bị tru di. Nếu mẹ kế và những người vợ lẽ của phạm nhân
đã qua đời, trước khi kết án, thì họ hàng của họ vẫn phải thụ án. Trong
lịch sử phong kiến, khi xảy ra án tru di tam tộc, thường có nhiều người
với họ khác nhau bị giết một lúc. Nhiều người có quan hệ họ hàng khá xa
với phạm nhân cũng bị chết cùng. Những người cùng họ của phạm nhân, may
mắn trốn thoát nơi xa, mai danh ẩn tích, đổi sang họ khác. Sự truy nã
của triều đình phong kiến đối với những người này kéo dài nhiều năm và
chỉ dừng lại khi có lệnh cải chính chính thức của triều đình. Vì thế có
người sau nhiều năm trốn tránh vẫn bị bắt giết.
Một dạng hình phạt tàn khốc thuộc tận pháp trừng trị
theo kiểu lăng trì là voi giày. Hình phạt voi giày có từ
xưa ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại Ấn Độ. Hình phạt
này áp dụng cho các tử tội, thường là phạm tội nặng với triều đình. Voi
sử dụng để hành quyết thường là voi châu Á được huấn luyện thuần thục.
Tội phạm thường bị voi dùng chân dẫm lên cơ thể, dùng vòi cuốn đưa lên
cao và quật xuống đất. Người ta điều khiển voi làm cho nạn nhân chết
nhanh hoặc chết từ từ để hành hạ.
Ảnh 19
Louis Rousselet mô tả hình phạt voi
giày trong tác phẩm "Le Tour du Monde" năm 1868.
Người ta
có thể lăng trì theo phép Tứ mã phân thây,
còn gọi là tứ mã phanh thây.
Tứ chi của người bị tội được cột vào bốn sợi dây nối
vào bốn con ngựa. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn
hướng hoặc có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng
hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân
thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm
nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
Hình phạt này còn có một biến thể khác là
ngũ mã phân thây với con ngựa
thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Thay vì dùng
ngựa có thể dùng voi .
Ảnh
20
Tranh Martyrium of the
Hippolyt của Dieric Bouts, diễn tả một người đang bị tứ mã phân thây.
Khi đã nghiên cứu tư liệu lịch sử viết về việc vua Gia Long trị tội nhà
Tây Sơn và luật pháp thời phong kiến nói chung và thời Gia Long nói
riêng thì chúng ta đã hiểu thế nào là “tận pháp trừng trị”. Một số nhà
nghiên cứu đã cố tình giải thích “tận pháp trừng trị” là giết sạch, đốt
sạch, phá tan thành bình địa tất cả những gì thuộc về triều Tây Sơn,
nhất là lăng mộ của “ngụy Nhạc”, “ngụy Huệ” và điều này cản trở công
cuộc tìm kiếm lăng mộ trong vài chục năm qua!!!
Ảnh
21 Vị quan đang ngồi xử án năm 1885.
Triều vua Minh Mạng
tiếp tục vận dụng luật Gia Long. Thiết tưởng chúng ta cần điểm qua việc
trị tội của triều Nguyễn đối với các trọng phạm như Nguyễn Văn Thành, Lê
Văn Duyệt, Lê Văn Chất…để thấy vua Gia Long có ra lệnh quật phá lăng Đan
Dương nhưng không đến mức “cuồng nộ” rồi ra lệnh “ xóa sạch” toàn bộ
lăng vua Quang Trung.
Ảnh
22
Trước giờ hành quyết trọng
phạm.
5 -Triều Nguyễn trị tội những thân nhân quá cố của tội phạm như thế nào?
a-Trị tội vua
Quang Trung và bà Tả cung họ Phạm:
Trên đây là luật lệ
thời phong kiến trong việc xử các trọng phạm. Nhờ thư của giáo sĩ
Bissachèrre có thể biết khá chi tiết các bước vua Gia Long đã hành hình
và làm nhục vua quan Tây Sơn trong lễ Hiến phù vào tháng 11 năm Nhâm
Tuất [1802]:
“Tôi
xin khởi sự với các việc về vua trẻ Tây Sơn. Trước hết người ta đã bắt
vua đó mục kích một cảnh tượng đau lòng. Hài cốt của cha mẹ vua chết đã
mười, mười hai năm nay, cùng hài cốt những người bà con gần của vua đều
bị quật lên. Người ta sắp các xương của Quang Trung, cha vua đó, và các
xương của mẹ vua…rồi người ta theo lệ bề ngoài chém cổ để làm sĩ nhục,
và nhất là để các xương đó không còn sinh phúc cho con cháu, theo tục mê
tín của người trong xứ. Rồi tất cả xương được dồn vào trong một cái giỏ
lớn để binh sĩ đến tiểu tiện vào. Xong, người ta nghiền xương thành bột,
bỏ vào một giỏ khác đặt trước vua trẻ Tây Sơn để làm cho vua đó đau khổ.
Bấy giờ người ta
dọn cho vua một bữa tiệc kha long trọng, chiếu theo tục trong xứ đối với
nhửng kẻ sắp bị tử hình. Em vua (tức Quang Thiệu) can đảm hơn vua, thấy
vua ăn thì trách, và bởi vì mâm người ta dọn đồ ăn bưng tới đó có những
đặc điểm có ý tôn trọng chức vua, nên ông nói: “Nhà mình thiếu gì mâm,
cần gì phải ăn mâm mướn”.
Ăn xong, người
ta nhét giẻ vào miệng vua và nhiều người khác để họ khỏi chửi mắng vua
mới, đoạn trói chân tay vào bốn voi để cho voi xé. Một con voi đã kéo
nát đùi và lòi gân vua ra, nhưng vua còn quay về cái giỏ chứa xương cha
mẹ vua. Lý Hình dùng một con dao để phanh các phần còn dính lại với nhau
ra làm bốn phần, cộng với cái đùi đã xé ra nữa là năm. Người ta đem bêu
các phần đó lên, ở đầu một cái cọc cao, tại năm chợ đông người hơn trong
đô thành. Các cọc đó được canh giữ ngày đêm và người ta dọa phạt nặng
những ai làm mất đi; nhưng phải để vậy cho thối ra hoặc cho quạ ăn…”
Theo Quốc sử quán
triều Nguyễn, thì vua Gia Long sau khi có những thao tác “tận pháp trừng
trị” lên hài cốt của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và thân xác của Nguyễn
Quang Toản…, đã chừa lại ba đầu lâu của 3 tiếm vương Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Toản, bỏ vào 3 cái vò, đậy nắp kỹ, niêm khằng,
quấn xích sắt, chú bùa để giam vĩnh viễn tội phạm trong Nhà Đồ ngoại
(sau đổi thành Vũ Khố) vào tháng 11 năm Nhâm Tuất[1802]. Xưa
Vũ Khố ở phía tây phường Liêm Năng trong kinh thành, nay đã biến thành
trường Đại học nông lâm thuộc viện Đại Học Huế. Di vật của Vũ Khố
chỉ còn cái giếng cổ ở trung tâm của trường, dưới gốc cổ thụ và một viên
đá kê cột nằm trước cổng trường.
Ảnh
23
Cổng trường Đại học nông
lâm thuộc Viện Đại học Huế. Trường được xây dựng trên phần đất của Vũ
Khố xưa. Sọ vua Quang Trung từng ở trong vò và bị giam ở Vũ Khố từ 1802
đến 1822.
Ảnh
24
Giếng cổ của Vũ Khố xưa, ở
ngay sân trường Đại học nông lâm Huế. Giếng này được giữ lại, không lấp,
theo tục lệ xưa, khi xây dựng trường Nông lâm súc Huế ( tiền thân của
trường Đại học nông lâm Huế).
Ảnh 25 Tảng đá kê cột, di
vật hiếm hoi của Vũ Khố, đang nằm chơ vơ bên bờ hồ, trước cổng trường
Đại học nông lâm Huế.
Ba cái vò giam
ba sọ của ba tiếm vương bị giam ở Vũ Khố (tiền thân là Nhà đồ ngoại) từ
1802 đến 1822.
Sau đó vua Minh
Mệnh ra lệnh đưa 3 cái vò vào giam ở Khám đường.
Theo Miche, J.B.
Roux, Nguyễn Đình Hòe, Phan Thuận An thì khám đường ở phường Tây Lộc,
góc tây nam của phòng thành Huế. Thời Gia Long, nó được gọi là Ngục
Thất. Chính vua Minh Mạng , vào năm thứ 6(1825), đã đổi tên Ngục Thất
(nhà tạm giam) thành Khám Đường (phòng xét xử), và tên chính thức trở
thành Khám Đường Ngục Thất. Xưa phường Tây Lộc là nơi có đồng ruộng, ao
hồ, đầm lầy…, chuyên sản xuất nông nghiệp để phục vụ một phần lương thực
cho triều đình và cư dân sống trong phòng thành và tất nhiên đề phòng
khi xảy ra chiến tranh, phòng thành bị vây hãm. Khu vực này hình vuông
mà 3 góc gồm góc tây nam của phòng thành, cửa An Hòa, cửa Chánh Tây.
Khám đường ở giữa vùng này, chung quanh có hồ bao bọc, chỉ có một cửa
duy nhất để ra vào. Khám Đường có một số dãy nhà để giam tội nhân. Đặc
biệt có phòng giam ba cái vò đựng ba cái sọ của ba tiếm vương Tây Sơn.
Các chủ ngục, lính canh ngục và các tù nhân đã bí mật lập bàn thờ để thờ
ba “Ông Vò”, nhằm cầu đảo khi gặp tai ương…Từ 1822 đến 1885, hằng tháng
đều có ban kiểm soát của triều đình đến Khám Đường để kiểm tra ba cái vò
nói trên. Hiện nay phần đất của Khám Đường đã dựng trường tiểu học Tây
Lộc. Di vật của khám đường là vài viên đá kê cột lộ thiên, chỉ có một
viên đá kê cột to, còn hai viên đá kê cột nhỏ.
Ảnh 26 Ảnh chụp vệ tinh
phường Tây lộc của phòng thàmh Huế, nơi có Khám đường, từng giam giữ ba
sọ của ba tiếm vương Tây sơn.
Ảnh 27 Cửa An Hòa ở phía
nam phòng thành.
Ảnh 28 Cửa Chánh Tây
phía tây phòng thành.
Ảnh 29 Trường tiểu học
Tây Lộc, dựng trên nền cũ của Khám Đường Ngục Thất.
Ảnh 30Đá
kê cột loại to, một di vật quí hiếm của Khám Đường Ngục Thất.
Ảnh 31 Một viên đá kê cột
nằm ở bờ của cái hào xưa, trước Khám Đường Ngục Thất.
Ảnh 32
Viên đá kê cột nằm
ở bờ hào bên phải Khám Đường Ngục Thất.
Các nhà nghiên
cứu cho rằng Khám Đường có từ thời Gia Long, lúc vua quy hoạch ranh giới
cho phòng thành Huế, nghĩa là từ 1804. Tuy nhiên, qua kiểu thức và chất
liệu của hai viên đá kê cột của Khám Đường mới phát hiện, có thể thấy
ngục thất này có thể được xây dựng thời chúa Nguyễn. Triều Nguyễn sử
dụng Khám Đường cho tới khoảng năm 1900, vào đầu năm 1899, vẫn còn một
số tù nhân ở đó.
Đêm 22 rạng 23
tháng năm Ất Dậu [1885] phòng thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng
hoàng gia phải rời khỏi phòng thành, quân Pháp vào thành…có người mang 3
ông vò chạy trốn. Riêng một ông vò (sọ vua Quang Trung) được một ông họ
Phan, người ở gần Cầu Ngói đã theo hào, lạch, sông đưa được vò nhốt sọ
vua Quang Trung về Cầu Ngói Thanh Toàn…Giới nghiên cứu ở Huế chỉ biết
thông tin chừng ấy.
Ảnh 33Cầu
ngói Thanh Toàn, một di tích được xếp hạng, vật mốc trong việc tìm kiếm
sọ vua Quang Trung ở Huế ( ảnh của vietnamcayda.com).
Để rõ thêm cách trị
tội của triều Nguyễn đối với thân nhân của kẻ trọng tội, chúng tôi lần
lượt nghiên cứu đôi nét về mức độ trị tội đối với thân mẫu của Nguyễn
Văn Thành, thân phụ của Lê Văn Duyệt, nhạc gia nhạc mẫu của Lê Chất, Bắc
cung hoàng hậu Ngọc Hân, ông nội của vua Thái Đức.
b - Vua Minh
Mạng trị tội thân mẫu của Nguyễn Văn Thành:
Trong các tội trạng
của Nguyễn Văn Thành, có tội “sửa mộ mẹ quá phép”. Tất nhiên ngôi mộ
thân mẫu của ông Thành cũng bị làm phép trị tội.
Ảnh 34Nấm
và các uynh thành của lăng Trung Quân bị nứt .
Ảnh 35 Cổng lăng Trung
Quân, có đắp nổi nghê mẹ và nghê con trên đầu trụ cổng và phía trước có
bồn bán nguyệt.
Ngôi mộ của mẹ
ông Thành có uynh ngoài bầu dục, trục chính khoảng 13m, trục nhỏ khoảng
11m, hai đầu cuốn lại thành trụ xoáy ốc cao 2,7m, đáy trụ tròn có đường
kính 1,1m, uynh cao 2,4m, dày 1,7m. Uynh trong hình tròn cao 1,9m, dày
1,2m, hai đầu cuốn lại thành trụ xoáy ốc với chiều cao 1,8m, đường kính
đáy 0,64m. Hai uynh ôm nấm mộ hình nhện dài 3,4m, rộng nhất 1,95m, cao
nhất 1,7m. Mồm nhện như ngậm tấm bia đá thanh cao 0,8m. Riêng dòng
chính của bia được khắc chữ Hán với phần phiên âm
“VIỆT CỐ NGUYỄN HẦU CHÁNH THẤT PHU NHÂN CHI MỘ”,
trong đó chữ
HẦU
là
chữ duy nhất bị đục. Dòng lạc khoản phải, góc trên được khắc chữ Hán “
TUẾ TẠI THƯỢNG CHƯƠNG ĐÔN TƯỜNG LỤC NGUYỆT CÁT NHẬT”
và dòng lạc khoản phía trái, góc dưới khắc chữ Hán “HIẾU
TỬ BÁI LẬP”.
Hai uynh cùng nấm mộ đã bị nứt ở giữa .
Ảnh
36
Bia đá Thanh của lăng
Trung Quân, chỉ bị đục tước “Hầu”, không đến nổi đục phá bia thô bạo.
Qua
khảo sát ngôi lăng Trung Quân nói trên, biết được triều Nguyễn khi trị
tội những phạm nhân, có nghị án và có phép tắc luật lệ đối với thân nhân
đã qua đời của phạm nhân vậy.
c-
Vua Minh Mạng trị tội Lê Văn Duyệt:
Năm Ất
Mùi[1835], vua Minh Mạng ra lệnh đình nghị tội trạng của Lê Văn Duyệt. Án
nghị Tả quân có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải
sung quân. Bản án nghị
có đoạn:
“Sự biến Phiên An,
hắn thực là đầu vạ nên chiếu theo luật mưu phản, khép vào tội lăng trì,
song hắn đã chịu minh tru, vậy xin truy đoạt cáo sắc, phá bỏ quan quách
giết thây, để tỏ gương răn cho người khác. Còn như ông bà đời trước, ông
nội bà nội, cha mẹ của hắn nếu được phong tặng cáo sắc, thì xin truy
đoạt cả, mồ mả cha mẹ có tiếm dụng phong cáo trái phép nào thì đục bỏ
bia đi”.
Nghị án đưa lên,
Minh Mạng ra dụ có đoạn rằng:
“Tội Lê Văn Duyệt
nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan
quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã
truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng
công. Vậy cho tổng đốc Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ
san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: “Đây chỗ
tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”
.
Mộ Lê Văn
Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị đắp xiềng xích bằng vôi. Các ngôi mộ
cha mẹ ông bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. Sau sự biến Lê Văn Khôi,
vua Minh Mạng rất hận Lê Văn Duyệt…Nhà vua chỉ cào bằng nấm mộ của Lê
Văn Duyệt, chứ không phá tan thành bình địa khu Lăng Ông.
Ảnh
37
Toàn cảnh ngôi mộ vợ chồng
Lê Văn Duyệt .
Ảnh
38Hai nấm mộ của Lê Văn Duyệt và phu nhân, được dựng lại sau khi được vua
đời sau tha tội.
Để
thấy mức độ trị tội thân nhân đã khuất của phạm nhân Lê Văn Khôi và Lê
Văn Duyệt, chúng tôi tìm hiểu những ấn chứng trị tội của triều Nguyễn
tại ngôi mộ ông Lê Văn Toại (thân phụ của Lê Văn Duyệt).
Nhà nghiên cứu
Lý Việt Dũng viết bài “Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?”(
VHGT, 28-5-2006) từng cho biết mức độ triều Nguyễn trị tội thân phụ Lê
Văn Toại của Tả Quân Lê Văn Duyệt:
“Bia mộ cũng bị đục xóa gần
hết các chữ, nhưng lạ thay, cũng như ở bia mộ Ông Cố, người ra lệnh đục
xóa hình như cố ý để lại một số chữ mà qua đó hậu nhân xác định được
thân phận người nằm dưới mộ.
Ảnh
39Bản dập bia của ngài Lê Văn Toại.
Đại để hàng bên phải ghi ngày tháng chỉ đục sơ sài một chữ trọng nên cả
câu đọc được dễ dàng: Tuế tại Giáp Tuất trọng hạ cát nhật
, nghĩa
là: (Bia được lập) vào ngày tốt tháng năm năm Giáp Tuất (1814).Lạc khoản
bên trái cũng còn mấy chữ, đó là: Hiếu tử... (chữ bị đục) Lê Văn Duyệt
lập , nghĩa
là: Người con hiếu là... (bị đục) Lê Văn Duyệt lập bia. Kế là: “Hiển
tỉ...(đục bỏ) Lê... chánh thất Nguyễn... chi mộ , nghĩa
là: “Ngôi mộ người mẹ qua đời của tôi là bà vợ chánh họ Nguyễn của ông
Lê...”.
Và qua phân tích cũng như ở ngôi mộ thứ nhất ta biết đây là tấm mộ bia
do ngài Tả quân Lê Văn Duyệt là người con hiếu thảo lập cho mẹ mình đã
qua đời là bà vợ chánh họ Nguyễn của ông Lê (Văn Toại)”.
d- Vua Minh Mạng trị tội Lê Chất:
Việt Nam sử lược
của Trần Trọng Kim chép: Án Lê Văn
Duyệt phát ra năm trước thì năm sau (Bính Thân, 1836) có quan Lại bộ tả
thị lang Lê Bá Tú dâng sớ truy hặc Lê Chất phạm những 16 tội. Vua Minh
Mạng dụ rằng: ...Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội
ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giả thử bổ áo quan
giết thây, cũng không là quá. Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt,
trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết thây, thì nắm xương khô của
Chất nay cũng chẳng màng bắt tội. Vậy cho Tổng đốc Bình Phú Võ Xuân Cẩn
san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ “Chỗ này là
nơi Lê Chất phục pháp” để làm gương cho kẻ gian tặc muôn đời. Còn vợ hắn
là Lê Thị Sai cùng ở một nhà, dự biết mưu bạn nghịch, xử vào cực hình,
cũng là phải, song kẻ đàn bà chẳng cần vội vàng chính pháp. Vậy Lê Thị
Sai cùng con là Lê Cẩn, Lê Trương, Lê Thường, Lê Kỵ, đều cải làm trảm
giam hậu. Lại tịch biên gia sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh
chứa cả vào kho”
Năm1910 khi sở công chánh Hà nội đào quãng đường từ đền
Quán Thánh đến phủ Toàn quyền Đông Dương để đặt trụ điện, phát hiện hài
cốt của Lê Chất với cân đai, áo mũ hãy còn nguyên vẹn. Lúc bấy giờ,
chính quyền sở tại đã cải táng mộ Lê Chất ở bên vườn Bách Thú Hà nội
Ảnh
40Quang cảnh vườn Bách thú Hà Nội, mộ cải táng của Lê Chất ở khu vực này.
Trong
cuộc điền dã ở Dương Xuân, dựa vào thực trạng công trình kiến trúc, ký
ức dân gian…chúng tôi phát hiện hai ngôi mộ của vợ chồng tướng Lê Trung,
nhạc gia và nhạc mẫu của Lê Chất. Vì bị nghi làm phản nên Lê Trung và vợ
bị Cảnh Thịnh giết năm Mậu Ngọ[1798] (tương truyền bà vợ của Lê Trung là
công chúa, con của chúa Nguyễn Phúc Chu). Con rễ của Lê Trung là Lê Chất
đã về hàng Nguyễn Vương, lập nhiều công trạng nên vợ chồng Lê Trung mới
khỏi tội vào thời Gia Long. Lê Chất đã xây mộ cho nhạc gia, nhạc mẫu rất
bề thế…Nhưng khi Lê Chất bị khép tội vào thời Minh Mạng thì hai nấm của
hai ngôi mộ bị san bằng. Hiện nay có người thuộc hoàng tộc, nhờ ngoại
cảm biết “bà cô cửu đợi”( vợ của Lê Trung, từng bị tùng xẻo) nên đã đắp
lại hai nấm…(Chúng tôi sẽ công bố kỹ hơn trong một dịp khác).
Ảnh 41
Mộ của Lê Trung do
vợ chồng Lê Chất phụng lập, nấm từng bị cào bằng và mới đắp lại gần đây.
Ảnh 42 Mộ của bà Chất (công chúa của chúa Nguyễn Phúc Chu), do
vợ chồng Lê Chất phụng lập, có nấm bị cào bằng và mới được đắp lại.
Triều Nguyễn trị tội
những trọng phạm thường cào bằng nấm mộ, dựng bia để răn kẻ khác. Nếu
phá tan thành bình địa thì không còn di chứng của kẻ tội phạm, không có
chỗ để răn đe kẻ gian tặc khác.
e-Vua Minh
mạng trị tội Ngọc Hân công chúa:
Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân mất năm Kỷ Mùi [1799], trong
bối cảnh kinh đô Phú Xuân của triều Quang Toản khá rối ren, lo đối phó
với tình hình “đất thang mộc Tây Sơn” đang bị Nguyễn Vương Phúc Ánh đánh
phá. Các đại thần theo lời trăn trối của tiên đế Quang Trung, muốn dời
kinh đô ra Nghệ An. Có khả năng bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ của
Ngọc Hân, đã dâng sớ lên vua Cảnh Thịnh, xin đưa linh cửu Bắc Cung hoàng
hậu về táng ở làng Phù Ninh. Người lo việc đưa linh cửu Ngọc Hân là đô
đốc Hài. Khi vua Gia Long thanh toán Tây Sơn, bắt được bà Lê Thị Ngọc
Bình, con nuôi bà Chiêu Nghi, vợ của Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản, nhà vua
quyết định lấy bà Ngọc Bình làm vợ. Vì thế bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị
Huyền trở thành nhạc mẫu của vua Gia Long. Với vị thế và uy vọng
của bà Huyền, hơn nữa chính sách thu phục nhân tâm Bắc Hà của vua Gia
long, có khả năng thời Gia Long mộ bà Ngọc Hân chưa từng bị quật.
Khoảng năm 1804, tình hình lắng dịu, bà Huyền cho người tìm hài cốt
của hai người con của Ngọc Hân, đưa về táng ở bãi Cây Đại làng Phù Ninh.
Đến đời vua Minh Mạng, do sự tố giác của người làng Nành, vua Minh Mạng
mới cho đào phá toàn bộ hài cốt của ba mẹ con Bắc Cung hoàng hậu Ngọc
Hân, xong ném xuống sông.
Ảnh
43 Miếu thờ và liếp mộ (mới sửa lại) của mẹ con Bắc cung hoàng hậu Lê Thị
Ngọc Hân ở bãi Cây Đại, làng Nành( Phù Ninh, Bắc Ninh).
Số phận ngôi mộ của Ngọc
Hân ở làng Nành thời Gia Long có liên quan đến bà Lê Thị Ngọc Bình. Đệ
tam cung hoàng hậu Ngọc Bình là nhân vật lịch sử có lá số khá độc đáo.
Bà vốn họ Nguyễn, tên là Nguyễn Thị Ân, sinh ở làng Nành, cháu gọi bằng
cô của Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền. Bà Chiêu nghi nhận cháu gái Nguyễn
Thị Ân làm con nuôi, cải tên Lê Thị Ngọc Bình, cô Ân trở thành em gái
của Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân. Vua Quang Toản nối ngôi vua Quang
Trung, Lê Thị Ngọc Bình nhập cung và sớm trở thành bà phi mà vua Tây Sơn
sũng ái nhất. Năm 1801, vua Quang Toản chạy ra Thăng Long, cải niên hiệu
Cảnh Thịnh thành niên hiệu Bảo Hưng, Ngọc Bình càng được vua Quang Toản
sũng ái. Khi bị vua Gia Long truy bức, vua Quang Toản chạy trốn trong
rừng Phượng Nhãn, chỉ còn bà Ngọc Bình ngồi cùng với mình trên bành voi
ngự, Ngọc Bình trở thành hoàng hậu của vua Tây Sơn bại vong và rốt cuộc
hai vợ chồng bị quân vua Gia Long bắt.
Về Phú Xuân thì vua Quang
Toản bị vua Gia Long xử tử, còn bà Ngọc Bình trở thành vợ của vua Gia
Long, sinh được hai hoàng tử là Quảng Uy công và Thường Tín vương. Sau
khi qua đời bà Ngọc Bình được truy phong Đệ tam cung hoàng hậu của tiên
hoàng đế Gia Long.
Mộ phần của Đệ tam cung
hoàng hậu Ngọc Bình ở xứ Chầm, gần chùa Huyền Không Sơn Thượng. Khi nhà
nước giải phóng mặt bằng, mộ bà Ngọc Bình trong diện phải di dời, được
bà công chúa Campuchia, cháu ngoại vua Thành Thái về Huế, trực tiếp rửa
từng lóng xương của bà Ngọc Bình và cúng tiền xây lăng mới cho bà Ngọc
Bình vào tháng 6 năm Mậu Tí [2008].
Ảnh
44 Nấm mộ của bà Lê Thị Ngọc Bình được chừa lại khi san lấp mặt bằng ở Long
Hồ.
f- Mộ ông nội của Nguyễn Nhạc:
Theo nhà nghiên
cứu Huỳnh Văn Mỹ thì ở khu vực có gò Lăng, làng Phú Lạc, Bình Định vẫn
còn ngôi mộ của ông nội của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Mộ không bị san
thành bình địa, bia chỉ bị đục một số chữ ( vẫn còn đọc được). Nhà
nghiên cứu Huỳnh Văn Mỹ viết:
Ảnh
45 Anh Mai Văn Châu bên nấm mộ cổ được nhiều người cho là mộ của ông nội
Tây Sơn tam kiệt ở đồng Lăng, làng Phú Lạc - Ảnh: H.V.MỸ
“Cũng từ việc cải tạo đồng ruộng này, người ta đã
phát hiện một bia đá khổ lớn bị chôn vùi, cách ngôi mộ cổ chừng 6m về
hướng bắc. Chỉ đến khi các cán bộ ở Bảo tàng Quang Trung đến tiếp nhận
và cho dịch giải những dòng Hán tự khắc trên bia thì mọi người mới hiểu
đây là bia mộ của ông nội Tây Sơn tam kiệt (được khắc dựng năm Kỷ Hợi,
1779, một năm sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế). Toàn văn tấm bia
(được khắc trên đá trắng nhờ, xung quanh khắc hình rồng), được tìm thấy
bên cạnh ngôi mộ cổ ở đồng Lăng làng Phú Lạc: "Tuế thứ Kỷ Hợi, trọng
xuân, cốc nhật.Việt cố hoàng hiển tổ khảo Cang nghị mưu lược minh triết
công chi lăng. Ngự chế" (tạm dịch: Năm Kỷ Hợi, giữa xuân, ngày lành.
Lăng mộ của Cang nghị mưu lược minh triết công (tước), ông nội quá cố
của vua nước Việt. Nhà vua tạo lập). Những chữ "Việt cố hoàng hiển tổ
khảo" bị đục một số nét chính. Phần lớn thành mộ đã bị phá vỡ, còn nấm
mộ thì bị kẻ gian đào khoét để tìm của báu. Nếu ngôi mộ trên đây được
xác định là của ông nội ba vị thì đây là ngôi mộ duy nhất (cùng bi ký)
của dòng tộc nội - ngoại Tây Sơn tam kiệt được tìm thấy…”
Nghiên cứu các
phần a, b, c, d, e, f cho thấy vua Gia Long, vua Minh Mạng không trị tội
kẻ thù một cách thô bạo mà có nghị án, dựa vào pháp luật. Đối với thân
nhân đã khuất của tội phạm, không phải là người nhà Tây Sơn, thì chỉ cào
bằng nấm mộ, không phá tan thành bình địa lăng mộ mà dựng bia chỉ rõ
việc trị tội và nhằm răn đe người khác.
6-Lăng
Đan Dương bị quật phá nhưng triều Nguyễn vẫn giữ lại một phần để làm
bằng chứng về “tội phúc diệt”của “ ngụy Toản ”đối với triều Thanh:
a-Làm mộ
giả cho vua Quang Trung ở Linh Đàm, Thăng Long:
Sau
khi vua Quang Trung băng hà vào năm Nhâm Tí [1792] , các đại thần triều
Tây Sơn sớm phò Nguyễn Quang Toản lên ngôi, lấy niên hiệu Cảnh Thịnh và
vua trẻ đã cử Ngô Thì Nhậm làm chánh sứ, qua Trung Quốc để báo tang và
cầu phong. Vua Thanh đã chứng tỏ sự trọng thị Tiên đế Quang Trung, tạo
điều kiện tốt cho sứ bộ Ngô Thì Nhậm, chấp thuận phong Nguyễn Quang Toản
làm An Nam quốc vương, cử Tề Bồ Sâm sang lễ điếu vua Quang Trung. Như
lệ thường, các phiên thần phải theo điển lễ của thiên triều nhưng triều
đình Cảnh Thịnh chỉ chấp thuận trên mặt ngoại giao mà thôi. Để chứng tỏ
chủ quyền của Đại Việt, Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đã làm khác. Trong
tấu sớ gửi Thiên triều, Cảnh Thịnh đã báo cáo việc táng Tiên đế Quang
Trung ở Thăng Long, để gần Thiên triều như lời trăn trối của vua cha
nhưng lại táng tiên đế ở Phú Xuân. Triều đình Cảnh Thịnh đã chọn mộ của
một bà phi của chúa Trịnh Cương ở làng Linh Đàm, sửa thành mộ giả của
vua Quang Trung. Vua Cảnh Thịnh cử đại thần đón tiếp sứ bộ Tề Bồ Sâm,
hướng dẫn sứ bộ nhà Thanh đi vòng vèo, sứ bộ Trung Quốc không chịu, sau
đó phía Đại Việt mới đưa họ đến làm lễ ở mộ giả Linh Đàm. Vua nhà
Thanh đã tặng một bài thơ khắc bia đá dựng ở mộ ( giả) và tặng thụy
TRUNG THUẦN.
Viện
khảo cổ Việt Nam đã tiến hành khảo sát mộ giả vua Quang Trung (sau khi
bị kẻ gian đào trộm) vào mùa đông năm Kỷ Tị [1989], biết được chủ nhân
thật của ngôi mộ giả là một bà phi của chúa Trịnh Cương. Trên 200 năm mà
“ nhìn lăng đá uy nghiêm đứng sừng sững cách đình làng Linh Đường
chừng 300 mét về phía bắc, cách quốc lộ 1A chừng 1 km về phía đông, cửa
lăng lại ngoảnh trông về khoảng trời phía nam…”(Nguyễn Quang Ân).
Người ta đã giữ lại ngôi mộ giả để làm bằng về tội khi quân đối với
Thiên triều.
Ảnh
46 Hiện trường
khai quật khảo cổ học ngôi mộ giả của vua Quang Trung ở Linh Đàm.
Ảnh
47 Một số di vật là đồ tùy táng của chủ nhân thật của ngôi mộ.
Ảnh
48 Quang cảnh khu vực hồ Linh Đàm hiện nay.
b-Không tế
THIÊN, ĐỊA ở một nơi, lại tế làm hai nơi:
Về tế
THIÊN ĐỊA,
lệ ở Trung Quốc và phiên thần luôn tế chung ở
ĐÀN NAM GIAO.
Đàn Nam Giao có viên đàn tượng trời chồng lên phương đàn tượng đất. Lệ
này có từ thời Minh. Minh Thành Tổ từng nói: “ Vua coi
TRỜI
như cha,
ĐẤT
như
mẹ , tế cha tế mẹ làm hai nơi lòng con sao đành”.
Thế nhưng Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản dựng
GÒ VIÊN KHÂU
ở
NÚI BÂN
để
TẾ TRỜI
vào ngày
ĐÔNG CHÍ
,
dựng
ĐÀN PHƯƠNG TRẠCH
ở
CHÙA THIÊN MỤ
để
TẾ ĐẤT
vào ngày
HẠ CHÍ.
Đây là “trọng tội” đối với Thiên triều Trung Quốc.
Ảnh 49 Gò Viên
Khâu (núi Bân) gồm 3 viên đàn đường kính 20m, 40m,60m , nơi Nguyễn Huệ
lên ngôi Hoàng Đế và vua Cảnh Thịnh tế TRỜI vào ngày Đông Chí , trái với
yêu cầu của nhà Thanh. Triều Nguyễn vẫn giữ lại 3 viên đàn như một bằng
chứng về “tội phúc diệt” của Tây Sơn đối với thiên triều.
Ảnh
50 Các viên đàn của Gò Viên Khâu giữ lại trên 200 năm.
Ảnh
51 Những mảnh gạch bìa mỏng dùng để ốp, lát các viên đàn vẫn còn khá nhiều
ở Gò Viên Khâu Tây Sơn, giống gạch bìa ở đàn Phương Trạch Tây sơn và
gạch bìa ở lăng Ba Vành.
Ảnh
52
Ảnh vệ tinh, chụp đồi Hà
Khê, có chùa Thiên Mụ , từng trở thành ĐÀN PHƯƠNG TRẠCH để Tây Sơn tế
ĐẤT vào ngày Hạ Chí ( trái với yêu cầu của thiên triều đối với phiên
thần An Nam).
Ảnh
53-US">
Những mảnh gạch bìa mỏng
dùng để ốp, lát phương đàn, phát hiện ở Đàn Phương Trạch của Tây Sơn ở
Phú Xuân.
Ảnh
54Môtíp rồng Tây Sơn trên tảng đá cắm cờ ở Đàn Phương Trạch của Tây Sơn ở
Huế.
Trong
bài thơ “ Phỏng Thiên Mụ tự chỉ tác” (Thăm nền cũ chùa Linh Mụ), phần
nguyên dẫn, Phan Huy Ích viết : “ Mùa đông năm Bính Thìn [1793]
tôi vâng mệnh đi công cán ở Phú Xuân, từng qua vãn cảnh thăm chùa. Trước
đây quan quân triệt bỏ các nền chùa cũ. Mùa xuân đem chiếc khánh quí bỏ
vào trong điện, nền chùa còn lại thì san đi để đắp đàn , ngày Hạ chí
vua ra tế thần đất thấy còn lại một tòa Phật đường làm nơi vua
ngự.Ngoài ra nào điện , nào am đều đổ nát không còn gì, chỉ còn tấm bia
đá rêu phong đứngsừng sững bên đường cái”( Thơ văn Phan Huy Ích , tập
II, nxb KHXH , Hà Nội,tr. 118). Trong bài thuyết “Liên Hạ Thi
Minh” do Ngô Thì Nhậm viết năm 1800 có đoạn :“ Tới ngày
Hạ chí tôi hộ giá đến đàn Phương Trạch…”( Tuyển tập thơ văn Ngô Thì
Nhậm, quyển II, nxb KHXH, Hà Nội , 1978, tr. 226) . Và Lâm Giang
thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm từng cho biết trong tập
“Thu
Cận Dương Ngôn”
Ngô Thời Nhậm có bài thơ Đàn Nam Giao ( Hữu sở tư-kỳ thất) ,
Đàn
Phương Trạch(
Hữu sở tư- kỳ bát) ( Di sản Hán Nôm Huế, Trung tâm BTDT cố đô Huế- ĐH
KHXHN &NV-ĐH QG Hà Nội, Huế 2003, tr . 159). Đàn Nam Giao Tây Sơn ở Huế
là Gò Viên Khâu
được dựng trên
núi Bân, gần Ngự Bình.
Khi
chạy ra Thăng Long năm Tân Dậu [1801] , Nguyễn Quang Toản vẫn dựng Đàn
Phương Trạch và Gò Viên Khâu ở hai nơi khác nhau như từng làm ở kinh đô
Phú Xuân. Phạm Đình Hổ chép : “ Mùa hạ năm Tân Dậu [1801], vua Thiếu
chủ đời Tây Sơn phải bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc thành và đổi Bắc thành
thành Kinh Bắc, cho đắp gò Viên Khâu ở ngoài cửa Liễu Thị, xây đàn
Phương Trạch ở bên Tây Hồ , chuẩn định cứ đến ngày Đông chí, Hạ chí thì
tế Thiên, Địa…)( Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, bản dịch của Đông
Châu Nguyễn Hữu Tiến , nxb Văn Hóa , Hà Nội , 1960, tr. 58). Việc làm
này là bằng chứng triều Tây Sơn đã không theo điển lễ của Thiên triều,
tất nhiên đây là tội phúc diệt của Tây Sơn vậy.
c-Chính sách ngoại giao khôn khéo của vua Gia Long để
tước ấn “AN NAM QUỐC VƯƠNG” của Nguyễn Quang Toản:
Nguyễn
Vương bất ngờ đánh chiếm Phú Xuân vào tháng 5 năm 1801, Cảnh Thịnh
Nguyễn Quang Toản vội vàng chạy ra bắc, không kịp mang theo ấn An Nam
Quốc Vương do nhà Thanh ban, cùng sách phong và các ấn khác. Nguyễn
Vương Phúc Ánh vào thành Phú Xuân , bắt nhiều tù binh và đã khoan hồng
nhiều binh tướng của Tây Sơn , thu dụng và biên chế vào đội ngũ quân đội
của mình. Nguyễn Ánh sớm ổn định tình hình cựu đô và lên ngôi, lấy niên
hiệu Gia Long, tế cáo trời đất ở làng An Ninh. Ngay từ khi còn đứng chân
ở Gia Định, Nguyễn Vương đã khéo léo tiến hành chiến đấu với Tây Sơn
trên mặt trận ngoại giao. Biết Tây Sơn dung túng bọn cướp biển Tề Ngôi,
nên mỗi khi bắt được bọn này thì Nguyễn Vương cử sứ giả mang nộp cho
Trung Quốc. Dưới thời vua Càn Long, do tin dùng các tín thần như Hòa
Khôn, Phúc Khang An nên Tây Sơn đã khéo léo ngoại giao với triều Thanh
qua Phúc Khang An, kết quả vua Quang Trung được vua Càn Long trọng thị.
Ảnh 55
Hoàng đế Quang
Trung của Đại Việt.
Thời
vua Càn Long, bọn Phúc Khang An, Hòa Khôn giỏi che mắt vua già Càn Long
trong việc ngoại giao với Tây Sơn. Vua Càn Long trọng thị vua Quang
Trung thực lòng và bọn Hòa Khôn, Phúc Khang An tha hồ hưởng lợi. Việc
này có ông hoàng tử thứ mười một biết được, rất hận Hòa Khôn, Phúc
Khang An và Tây Sơn
Ảnh 56
Hoàng đế Càn Long
của Đại Thanh.
Vì thế
khi hoàng tử thứ 11 nối ngôi và trở thành hoàng đế Gia Khánh, ông vua
này đã tịch thu gia sản của Hòa Khôn và ra chỉ dụ mạt sát vua Quang
Trung của Đại Việt. Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo từng viết:
“Dư
luận ở Trung Quốc lúc đó đã xôn xao về một giả vương Quang Trung đến
kinh đô Trung Quốc. Nguỵ Nguyên- một tác giả đầu thế kỷ XIX khi viết
cuốn Càn Long chinh vũ An Nam ký (1842) đã có nghe ngóng dư âm về cuộc
tiến kinh Trung Quốc của vua Quang Trung nên đã có nhận xét “hình như
người Thanh biết đó là Quang Bình giả”
.Vua Càn Long càng thoả chí bao nhiêu, thì con ông, tức là vua Gia
Khánh sau này càng cảm thấy đau khổ và nhục nhã bấy nhiêu. Tây Sơn sử
truyện đã tiết lộ cho chúng ta biết điều đó: “Người Thanh có kẻ hoài
nghi là có sự giả mạo, nhưng Thanh đế trước sau vẫn không biết gì hết,
chỉ có ông hoàng thứ mười một trong lòng lấy làm khinh bỉ”
Ảnh 57
Hoàng đế Gia Khánh
nhà Thanh, thời còn hoàng tử và khi đã nối ngôi rất căm thù Hòa Khôn và
các vua Tây Sơn.
Sau
khi viên Tổng binh Tàu Ô Trần Thiêm Bảo đầu thú, nạp cả sắc phong do vua
Quang Trung ban cho. Đọc sắc phong này, vua Gia Khánh phẫn nộ, dùng
những lời nặng nề miệt thị vua Quang Trung:
Ngày 14 tháng Một năm Gia Khánh năm thứ 6 [19/12/1801]
Dụ
các Quân Cơ Đại thần: Bọn Cát Khánh tâu “Cướp biển Trần Thiêm Bảo mang
cả gia quyến đầu thú, lại trình nạp sắc ấn của An Nam cấp cho.” Tấu
triệp xưng “Trần Thiêm Bảo nhân đánh cá gặp bão, vào năm Càn Long thứ 48
[1783 ] bị Nguyễn Quang Bình bắt, phong chức Tổng binh v.v…”; có thể
thấy trong nhiều năm hải tặc quấy phá đều do An Nam chứa chấp gây ra.
Lúc Nguyễn Quang Bình còn sống, bắt người của nội địa, gia phong ngụy
tước hiệu, rồi tung ra biển cướp phá. Nguyễn Quang Bình đích thân chịu
ơn nặng của Hoàng khảo, làm việc táng tận lương tâm, thực không đáng là
con người. Nay duyệt lại tờ ngụy chiếu của viên Quốc vương này có câu
“Thị thiên hạ như nhất gia, tứ hải như nhất nhân” [Coi thiên hạ như một
nhà, bốn biển như một người]; thật thuộc vào loại ếch ngồi đáy giếng,
giống như nước Dạ Lang ngu
dốt tự cho mình là to lớn! [Dạ Lang tự đại] …”
Nắm
được tình hình ngoại giao giữa Tây Sơn và Đại Thanh, khi đánh chiếm Phú
Xuân và sau đó lên ngôi, vua Gia Long đã cử sứ bộ Trịnh Hoài Đức, Ngô
Nhân Tĩnh, Hoàng Ngọc Uẩn qua Trung Quốc dâng sớ tố cáo tội ác của Cảnh
Thịnh
Nguyễn
Quang Toản, dâng nạp ấn tín sách phong mà Cảnh Thịnh để lại Phú Xuân,
dâng nạp bọn giặc Mạc Quang Phù mà Tây Sơn từng dung túng để quấy phá
miền duyên hải Trung Quốc. Đường lối ngoại giao khôn khéo này làm vừa
lòng vua Thanh và triều Thanh đã không cất quân sang cứu viện Bảo Hưng
Nguyễn Quang Toản ở Thăng Long. Vua nhà Thanh ra dụ khen ngợi và nói
thêm tội phúc diệt của nhà Tây Sơn; tội ấy chắc chắn là tội tổ chức
Quang Trung giả sang triều kiến Càn Long, không theo điển lễ của Triều
Thanh, cũng như tội nói dối về việc an táng tiên đế Quang Trung.
Sau
khi thanh toán Cảnh Thịnh, vua Gia Long cử sứ bộ Lê Quang Định, Nguyễn
Gia Cát sang Thanh cầu phong và đặt quốc hiệu.Vua Thanh từng ra chỉ dụ
nói rõ về “ tội phúc diệt” của Nguyễn Quang Toản. Xin trích một đoạn
trong dụ mà vua Gia Khánh từng gửi cho vua Gia long: “ Đại Thanh
Hoàng đế sắc dụ cho Quốc vương Việt Nam Nguyễn…
Trước đây Trẫm coi tờ biểu của ông trình bày gốc
ngọn về việc chiến tranh ở An nam là vì muốn phục thù cho đời trước, và
đã kính cẩn sai kẻ bồi thiêm đệ giao sắc ấn của Nguyễn Quang Toản bỏ sót
lại, cùng là bắt trói bọn cướp bể đem hiến để xin mệnh lệnh. Trẫm thấy
vượt bể sang dâng tấm lòng thành, nên đặc biệt khen ngợi thâu nhận,
và đã ban dụ nói rõ duyên do về việc Nguyễn Quang Toản ở An nam mắc tội
phúc diệt, cùng việc ông một niềm cung thuận gắng sức, để trước
tuyên cáo cho trong ngoài đều biết…”(Bửu
Cầm dịch và công bố ).
Vì thế
vua Gia Long phải để lại một phần
GÒ VIÊN KHÂU, ĐÀN PHƯƠNG TRẠCH, ĐAN
DƯƠNG LĂNG , MỘ GIẢ LINH ĐÀM
để làm bằng chứng về tội khi quân của Quang Toản đối với thiên triều.
GÒ VIÊN KHÂU, ĐÀN PHƯƠNG TRẠCH, MỘ GIẢ LINH ĐÀM trên 200 năm vẫn còn dấu tích khá rõ, vậy thì
ĐAN DƯƠNG LĂNG
phải còn tối thiểu một số cấu kiện để răn đe kẻ khác, chứ không thể xóa
sạch như định kiến của một số nhà nghiên cứu ở Huế khi đi tìm Đan Dương
Lăng .
Tuy
nhiên, vì sự trả thù quá ư khủng khiếp của vua Gia Long đối với những
nhân vật chóp bu của triều Tây Sơn, gây cho chúng ta một định kiến; rằng
cái gì thuộc về triều Tây Sơn đều bị triều Nguyễn cũng phá sạch, giết
sạch. Có như thế không? Thực ra vua Gia Long đã tha bổng nhiều người,
các đại thần hàng văn như Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn… được tha, Ngô
Thế Lân có gắn bó với Tây Sơn cũng được tha, các quan văn đều cho về quê
nhà, các con cháu của những ai từng cọng tác với Tây Sơn như Ngô Kim
Lân, Ngô Kim Thanh… vẫn được trọng dụng. Các chuông đồng đuợc đúc thời
Cảnh Thịnh, chỉ bị đục niên hiệu, chứ không nấu chảy hết, ngay đến công
trình kiến trúc tiêu biểu của Tây Sơn là gò Viên Khâu, trên núi Bân,
cũng bị phá chiếu lệ, vẫn còn hình dạng của ba đàn tròn chồng lên nhau,
để làm bằng chứng về tội của ngụy triều Tây Sơn với Thanh triều. Ngay mộ
giả ở Linh Đàm ( Thăng Long) vẫn được giữ lại cho đến nay… Định kiến
trên từng gây khó khăn khi nghiên cứu về Tây Sơn. Vậy chúng ta hy vọng
vẫn còn những di vật, di chứng của Đan Dương lăng như Gò Viên Khâu của
Tây Sơn (núi Bân), mộ giả Linh Đàm.
B-LĂNG
BA VÀNH BỊ QUẬT PHÁ, TRỊ TỘI, BỊ YỂM.
1- Lăng Ba Vành bị quật phá nặng nề nhưng đúng bài
bản pháp luật:
a-p; a-Tân nguyệt trì bị phá:
Căn cứ
vào lượng đá trái nằm ở bờ tân nguyệt trì, trước cổng tam quan cho thấy
ngày xưa tân nguyệt trì có bờ kè đá, lòng hồ cũng được lát đá và tất
nhiên có lan can thấp quanh hồ. Nhiều người lớn tuổi của làng Cư Chánh
đều cho biết hồ trước lăng Ba Vành có đáy lát đá và nước trong xanh.
Người lớn dặn dò người trẻ đừng tắm ở hồ ấy vì hồ của lăng cổ. Hiện nay
tân nguyệt trì vẫn còn dấu vết của những bậc cấp xây bằng đá dẫn xuống
hồ…Tất nhiên tân nguyệt trì từng bị phá để trị tội, nhưng vẫn bảo lưu
hình dạng “tân nguyệt” (biểu tượng lăng vua) để chứng tỏ sự tiếm ngụy
vậy
.
Ảnh 58 Ảnh chụp tân nguyệt trì của
lăng Ba Vành khi có nước nhìn từ hông phải.
b.Cổng
tam quan bị giựt sập, các biểu trưng lăng bị xóa:
Cổng
tam quan, chứng tỏ lăng vua, của lăng Ba Vành bị giựt sập hoàn toàn.
Cổng này từng có một tảng đá có khắc tên hiệu của lăng, khắc theo lối
chữ triện, đã bị đục xóa tỉ mỉ. Lại có ba tảng đá dài vừa làm lăng tô
cho ba cửa vừa làm phông của ba bức phù điêu đắp nổi trên mặt đá. Bốn
trụ được xây bằng đá lớn, nhưng vòm cổng xây bằng gạch bìa 14x22x3 cm,
gạch múi bưởi, gạch vuông 20x20x 5cm không nung mà chỉ ép lực . Chắc
chắn trên cùng của cổng tam quan có đắp nổi hai đầu rồng chầu mặt trời.
Hiện nay chỉ còn hai trụ hai bên đã bị phá đầu trụ nhưng vẫn còn dấu vết
bản lề của cửa lăng. Hai trụ giữa bị xóa sạch chỉ còn dấu vết móng
trụ.
Ảnh 59
Cổng tam quan sau khi
phát quang, phát lộ dấu vết của hai móng của hai trụ giữa, chứng tỏ cổng
tam quan bị tàn phá nặng nề.
Ảnh 60 Ảnh chụp một
đầu trụ trong trạng huống “dậu đổ bìm leo”
Ảnh 61 Ảnh chụp má
trụ ngoài bên trái, từ trong lăng nhìn ra, còn dấu vết của bản lề của
cửa lăng.
Ảnh 62
Má trong trụ phải, còn dấu
vết bản lề và bậu cửa.
Ảnh 63
Tảng đã xanh từng có
khắc tên lăng, bị đục nát không còn đọc được, nhưng có thể biết được tên
lăng từng được khắc theo lối chữ triện.
Ảnh 64 Ảnh chụp tảng đá có đắp
nổi phù điêu bằng vôi vữa, dấu vôi vuông vắn của đường viền vẫn còn.
Ảnh 65
Ảnh
chụp tảng đá dài làm
lăng tô của cổng tam quan của lăng.
c.
Sân chầu, chiếm nửa mặt bằng của bửu thành lăng Ba Vành, bị tàn phá do
con người và do thời gian.
Sân
chầu cùng bái đình chiếm gần nửa bình đồ của lăng Ba Vành, tính từ cổng
tam quan của lăng đến móng của bình phong. Sân chầu còn dấu vết của gạch
bìa mỏng, chứng tỏ sân chầu vừa có lát gạch, đá trên lối đi và có chỗ
trồng cỏ, hoa. Trừ hoa dại, trong lăng còn di chứng hoa trang đỏ. Một
phần của sân chầu bị chiếm bởi ngôi mộ giả của Hộ bộ kiêm Binh bộ Lê
Quang Đại, mà chúng tôi sẽ lý giải trong bài viết sau.
Ảnh 66
Ảnh chụp sân chầu đã
bị tàn phá và cổng ngôi mộ giả .
d.Bình
phong tiền bị đập phá, đến năm 1960 vẫn còn nền móng
Các cụ
già ở làng Cư Chánh từng vào lăng Ba Vành săn bắn trong khoảng 1940-1960
vẫn còn thấy một bình phong tiền khá cao và rộng, chưa có ngôi mộ
giả. Hiện nay không còn bình phong tiền nữa, nhưng ngôi mộ giả của Lê
Quang Đại được dựng bằng đá và gạch của bình phong tiền.
Ảnh 67
Cửa mộ của ngôi mộ
giả, được xây bằng đá của bình phong. Trước năm 1961 không có ngôi mộ
giả này
f.
Ba uynh thành
Uynh thành trong bên trái,
nhìn từ trong của lăng, ban đầu là con cù dậy hoặc rồng lá cách điệu, bị
“chém đầu”. Nhưng nửa uynh thành còn lại, bên phải nhìn từ trong lăng,
là một con cù dậy hay rồng cách điệu, được giữ nguyên như một bằng
chứng về tội “ tiếm ngụy”.
Uynh thành thứ nhì
cơ bản được giữ nguyên, hai đầu uynh có 4 bức phù điêu đắp nổi 4 con
rồng cách điệu. Tuy nhiên uynh thành này cũng bị cắt phía trái một đoạn.
Uynh thành ngoài
là hai con rồng mà hai đầu rồng tì trên 4 trụ của cổng tam quan. Đầu
rồng bị phá hoàn toàn và con rồng bên trái cũng bị chém ngang lưng.
Như
thế cả ba uynh thành của lăng đều bị phá theo kiểu trị tội chứ không xóa
sạch.
g.
Nấm mai rùa:
Mộ có
nấm mai rùa thuộc loai quí hiếm, thường không có chủ nhân. Khi phát hiện
được chủ nhân của những ngôi mộ có nấm mai rùa thì họ thường là phụ mẫu
của các quan Tây Sơn khi còn phục vụ triều Tây Sơn hoặc khi đã về hàng
vua Gia Long. Lăng Ba Vành có nấm mai rùa bị bạt một góc trái theo lối
trãm để trị tội. Một số nhà nghiên cứu bị nhầm lẫn khi cho rằng nấm mai
rùa bị quật để kéo quan tài ra khỏi mộ. Thực ra khi ninh lăng hay lấy
quan tài ra khỏi mộ, người ta đều dùng đường toại đạo ( đường hầm).
Ảnh 68 Nấm mai rùa bị bạt
góc trái, theo kiểu chém “tả đao”, không phải đục để kéo quan tài ra
khỏi mộ. Quan tài bị kéo ra khỏi mộ bằng đường toại đạo.
Ảnh 69
Ảnh chụp nấm mộ mai
rùa bị trãm ở góc trái. Đầu cù trái bị chặt đầu
h.
Hầm lưu giữ chứa đồ thờ
Giữa
uynh thành trong và uynh thành giữa, trên trục vuông góc với đường thần
đạo có một hầm hình hộp, được xây bằng gạch, nấp hầm tạo tác bằng đá.
Hầm này bị phá hoàn toàn. Nấp hầm bị kéo ra khỏi bửu thành, vứt ở bờ tân
nguyệt trì. Hiện nay đã bị mất nhưng vẫn còn ảnh chụp. Mặt trên thô ráp
nhưng mặt dưới ghè đẽo vuông vắn.
Ảnh 70 Ảnh chụp nấp hầm
bằng đá ở bờ tân nguyệt trì (hiện nay đã thất lạc).
i.Nhà
bia có đế chữ thập, mái che lợp ngói và tôn trí bia thờ.
Nhà
bia chứa bia thờ hoàn toàn bị triệt giải, chỉ còn nền nhà bia có đế chữ
thập. Năm 1986, nền đủ 4 góc vuông khuyết, rõ ràng bình đồ của nền là
chữ thập. Mái che không còn nhưng chúng tôi phát hiện nhiều mảnh ngói
liệt quanh nền nhà bia. Vẫn còn mảnh pha lê của đồ tự khí và bia thờ bị
đục nát, dấu vết của việc cắt đầu bia, tai bia vẫn còn. Hiện nay bia này
được bảo tàng Huế lưu giữ trong kho .
Ảnh 71
Ảnh chụp nền nhà bia
đã bị phá nát.
Ảnh 72
Nhà bia vẫn còn dấu
vết của nền chữ thập.
Ảnh 73
Di vật ngói và gạch
là bằng chứng nhà bia có mái che.
Ảnh 74
Vật liệu xây dựng
nhà bia gồm có đá, gạch, ngói.
Như
thế tấm bia nằm trên đường thần đạo, trước nấm mai rùa, sau bình phong
tiền, bằng đá granit là bia phụng lập. Bia này trước đây ở liếp trên,
gần nấm mai rùa, hiện nay được kéo xuống ở liếp dưới và bị đổ nghiêng về
phía trước.
k- Nhà hộ lăng :
Khi Đan Viện Thiên
An được thành lập thì vườn cam Thiên An sau đó cũng hình thành. Nhà quản
vụ vườn cam được dựng trên một nền móng cũ của nhà hộ lăng của lăng
Ba Vành và lăng bà Tả Cung họ Phạm (thân mẫu của vua Cảnh Thịnh).
Hiện nay trong sân của nhà quản vụ vườn cam của đan viện Thiên An còn
lưu giữ nhiều đá kê cột, đá lát nền, một cái cối đá, nhiều chậu cảnh
bằng đá rất cổ và một giếng cổ. Đặc biệt trong vườn cam còn nhiều mảnh
gạch rất giống gạch bìa của lăng Ba Vành. Như thế lăng Ba Vành có nhà hộ
lăng đã bị triệt hạ.
Ảnh 75 Quang cảnh
nhà quản vụ vườn cam của đan viện Thiên An, được dựng trên nền móng cũ
của nhà hộ lăng của lăng Ba Vành và lăng của bà Tả cung họ Phạm.
Ảnh 76
Toàn cảnh vườn lăng của
lăng Ba Vành nhìn từ vệ tinh, có nhà hộ lăng (hiện nay là nhà quản vụ
vườn cam).
Ảnh 77
Ảnh chụp các viên đá kê cột
của nhà hộ lăng còn lưu giữ ở nhà quản vụ vườn cam của đan viện Thiên
An.
2-
Lăng Ba Vành còn những ấn chứng trị tội tiếm ngụy của chủ nhân và người
phụng lập.
a-Ấn chứng
trị tội trên bia phụng lập:
Trong bài viết
trước chúng tôi đã làm rõ chức năng của hai cái bia ở lăng Ba Vành. Và
nếu lăng Ba Vành là Đan Dương lăng của vua Quang Trung thì “số phận” của
hai bia, dưới góc độ ngôi lăng bị trị tội, như sau :
Bia thờ:
Bia nguyên thủy không còn nữa, nhưng các bô lão của làng Cư Chánh (xưa
là Cư Hóa) đều kể lại sự kiện quan trọng; rằng khi chưa có lăng Hiếu
Đông (mẹ vua Thiệu Trị), lăng vua Thiệu Trị, lăng bà Từ Giũ, lăng bà vợ
đầu vua Thiệu Trị thì khi xây dựng lăng Ba Vành, người xưa tạo tác bia
thờ ở chỗ khác. Người xưa đã cho voi kéo bia thờ thuộc vào loại lớn,
chân bia dài. Ngang ngã ba thuộc làng Cư Hóa, voi rống to và không chịu
kéo nữa, dẫu nài voi đã cố điều khiển. Người xưa quyết định hớt bớt chân
bia để làm phép hoặc đỡ vướng. Khúc chân bia bằng đá để lại bên vệ đường
gần ngã ba. Dân sở tại thường xuyên thắp hương để thờ tảng đá thần này.
Về sau làng Cư Hóa lập miếu thờ. Hiện nay miếu đã dời vào vài mét, gạch
xây miếu vẫn còn xếp một đống, tảng đá thần vẫn còn. Cụ Nguyễn Ngọc Tiên
thuộc chánh hệ của An Ninh Bá Nguyễn Ngọc Huyên kể chuyện này. Như vậy
bia thờ và nhà bia thờ hoàn toàn bị phá hủy bởi tận pháp trừng trị.
Ảnh 78
Bia thờ đã bị băm nát các văn khắc chữ Hán, đầu, chân, tai, hông bia dã
bị đục bỏ về sau kẻ gian khắc thêm 4 chữ “SƠN NHẠC CHUNG LINH” để làm
bia thờ thổ của ngôi mộ giả.
Ảnh 79
Một phần chân bia thờ của lăng Ba Vành bị cắt bớt, để lại bên vệ đường
thuộc làng Cư Hóa. Dân sở tại liền lập miếu thờ từ 1793 cho đến nay ( ký
ức dân gian về miếu thờ đá này này do cụ Nguyễn Ngọc Tiên của làng Cư
Chánh kể).
Cái
bia nhỏ có hai mặt, một mặt bị băm nát, thô tháp, nhưng một mặt có khắc
bốn chữ Hán rất đẹp: “SƠN NHẠC CHUNG LINH”. Chúng tôi phát hiện một dấu
hiệu đáng ngờ trên tấm bia này. Tại sao khắc 4 chữ đại tự đẹp mà khung
chữ nhật được viền chung quanh thì quá vụng về. Người khắc chỉ viền ba
phía, còn một phía để trống. Hơn nữa, bia này lại đặt trong nhà bia có
nền chữ thập, đắp bằng vôi vữa. Nơi đây chúng tôi phát hiện nhiều cục
than to, nằm trong kẻ nứt của nền… dẫn chúng tôi đi đến một giả thuyết
công tác khảo cổ: Bia này mới là bia thờ của chủ nhân ngôi mộ, có minh
văn với nhiều chữ Hán được khắc. Vì vậy bia đã bị băm nát, cắt đầu
triệu, gọt tai bia, hủy đế bia… còn 4 chữ Sơn Nhạc Chung Linh là do kẻ
gian, có tổ chức, mới khắc sau này để biến nó thành bia thờ thổ thần của
mộ giả của Lê Quang Đại. Người thiết kế lăng Ba Vành không thể tạc một
cái bia, văn khắc thì hay, đẹp, mà tạo dáng cái bia, dù bia thờ thổ
thần, quá ư cẩu thả! Với góc nhìn phong thủy và đăng đối dịch lý, chúng
tôi tin rằng bia này nguyên thủy là bia thờ, đai diện cho linh hồn chủ
nhân ngôi mộ. Khi đoàn khảo sát của Nguyễn Thiệu Lâu đến thực địa lăng
Ba Vành, bia này đã bị phá nát, giống như một tảng đá, không có văn
khắc. Nếu có 4 chữ “SƠN NHẠC CHUNG LINH” to và đẹp thì ông hay học trò
ông đã phát hiện. Chi tiết này cho phép chúng tôi khẳng định, 4 chữ ấy
là do kẻ gian mới cho khắc nhằm mục đích làm sai ý đồ thiết kế của ngôi
lăng.
-Bia
ghi năm phụng lập :
Nếu
bia thờ và nhà bia thờ ở bên trái nấm mộ mai rùa thì bia ghi năm phụng
lập được dựng trước nấm mộ.
Ảnh 80 Dòng
chính giữa bị đục, về sau kẻ gian cố ý nhấn trên chữ đã bị đục một số
nét để lái người đọc THỊNH thành HƯNG và NGUYÊN thành THẤT.
Dòng
chính giữa nguyên thủy là « CẢNH THỊNH NGUYÊN NIÊN TỨ NGUYỆT CÁT NHẬT
TẠO ». Người xưa đã dùng búa đục nát, và về sau kẻ gian đã cố tình trát
xi măng, trước khi trát lại cố nhấn trên nền chữ « THỊNH » và chữ
« NGUYÊN » đã bị đục thành chữ « HƯNG » với chữ « THẤT ».
Cụ
Nguyễn Thiệu Lâu là người phát hiện và công bố dữ kiện về bia này đầu
tiên trên BKSG[1960]; ông viết:
“Một
anh:Thành này kiểu lạ, có ba thành hình tròn ôm lấy nhau. Ba cửa mở theo
một hướng.
Tôi:
Sau cửa mở vào, có một cái bia to. Bia này bằng đá dày, rắn lắm. Anh nào
khá chữ Hán, thử cố đọc mà xem. Mấy anh xúm xít lai đọc. Họ lấy khăn
chùi bia. Họ chẳng đọc được chữ gì cả.
Một
anh: Bia này mòn.
Tôi:
Anh nhìn kỹ đi. Bia này không thể mòn được một cách nhanh chóng vì chất
đá rắn lắm. Anh nhìn kỹ xem. Các chữ khắc sâu ở trong bia đã bị các nhát
búa rấp đi.
Vết các nhát búa đó vẫn
còn, tuy bia ở ngoài trời, chịu mưa chịu nắng không biết đã từ bao nhiêu
năm rồi.”
Năm 1986, chúng tôi đã cạo rữa
lớp rêu trên mặt bia thì phát hiện ở góc trái phía trên chữ « LA » và
dòng lạc khoản bên phải « NHÂM TUẤT MẠNH ĐÔNG »(Tháng 11năm Nhâm
Tuất[1802] ». Góc phải của bia bị bạt và trên mặt cắt, sau khi bạt,
người xưa đã đục chìm lưỡi đao. Dòng ở giữa bị đục sâu, chữ « LA » với ý
nghĩa « BẮT ĐƯỢC », bạt góc và lưỡi đao là biểu tượng trãm quyết và ghi
năm tháng trị tội đúng năm tháng vua Gia Long làm lễ Hiến Phù nhằm tận
pháp trừng trị nhà Tây Sơn.
Còn chữ « PHÚ » khắc trên đầu
chữ « NHÂM », cố ngang hàng chữ LA và dòng lạc khoản bên trái , phía
dưới, « TỰ TÔN VÕ BÁ ĐẠM PHỤNG LẬP » là do kẻ gian thêm vào sau này để
đánh lạc hướng( chúng tôi sẽ lý giải trong bài tới).
Ảnh 81
Hiện trạng
bia phụng lập ở lăng Ba
Vành, đã dời vị trí ra trước.
Ảnh 82
Dòng “Nhâm Tuất Mạnh
Đông”(Tháng 11 năm Nhâm Tuất [1802]) được khắc năm 1802.
Ảnh 83
Văn khắc trên mặt bia phụng
lập qua các thời kỳ.
Ảnh 84
Ảnh chụp phần
bên trái của lăng bị quật phá để trị tội.
Việc quật phá nêu ở
phần I nói trên là một bằng chứng về trị tội của vua Gia Long đối với
lăng vua Quang Trung. Nhưng bằng chứng rõ ràng nhất, thuyết phục nhất là
vết đục mới và văn tự mới khắc trên bia phụng lập.
b-Vòng xích đắp
bằng vôi mật trên nấm mai rùa:
Như chúng ta đã
biết, vua Gia Long đã cầm tù ba đầu lâu của ba tiếm vương trong ba cái
vò, có xích sắt và bùa chú để làm phép thì trên nấm mai rùa ở lăng Ba
Vành người xưa cho đắp nổi một sợi xích bằng vôi mật, hiện nay vẫn còn
dấu vết khá rõ.
Ảnh 85
Nấm mai rùa ở lăng Ba Vành,
vẫn còn những vết vôi màu trắng của vòng xích .
Khoảng năm 1960
vòng xích quấn trên nấm mai rùa vẫn còn. Các cụ Châu Mậu, Trần Phương ở
Ngũ Tây, thời trẻ đi săn, vào lăng Ba Vành vẫn còn thấy vòng xích bằng
đắp bằng vôi mật, vắt ngang trên nấm mai rùa. Các cụ đã làm chứng về
việc này và đã làm đơn xác nhận có công chứng.
Ảnh
86 Các cụ Trần
Phương và Châu Mậu đứng bên
nấm mai rùa ở
lăng Ba Vành,
làm chứng vệ sự tồn tại của sợi xích đắp nổi bằng vôi mật
đến 1961.
Ảnh 87 Đơn xin
xác nhận, có công chứng, của cụ Châu Mậu
Ảnh 88 Đơn xin
xác nhận, có công chứng, của cụ Trần Phương
3-Những dấu hiệu
lăng Ba Vành bị trấn yểm:
a-Đôi nét về
trấn yểm theo thuật phong thủy :
Người xưa và thậm
chí hiện nay thường tin vào thuật phong thủy. Trong thuật phong thủy có
phép tránh họa bằng bùa chú trấn yểm . Ở Việt Nam và Trung quốc
thuật phong thủy về cơ bản là giống nhau. Trong sách “Bí ẩn của phong
thủy”( Vương Ngọc Đức, Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã, 1993)
do Trần Đình Hiến dịch từ nguyên bản tiếng Trung, có đoạn:
“ Phép tránh tai họa:Trong thuật tướng địa, đặc biệt là về âm trạch,
nếu có triệu chứng hung họa, hoặc đã xảy ra chuyện không hay, các
thầy phong thủy thường có một số biện pháp cứu vãn, biến hiểm nguy thành
yên ổn, biến hung thành cát. Cảnh Tín đời Bắc Chu, tại “Cảnh tử
sơn tập”-“Tiểu viên phú”: “ Dùng mai thạch trấn
trạch thần, dùng gương soi trấn sơn tinh”. “Thạch” và “kính”(gương) ở
đây dùng để tránh tai họa…
Thông thường là
dùng bùa yểm. Nghe nói người phát minh ra “phù”(bùa)là Hoàng công Thạch,
vẽ bùa lên thân cây đào, mận, hạnh, hoặc vẽ bùa trên giấy đeo vào người,
hoặc treo trước nhà, hoặc để trong nhà, hoặc chôn dưới đất, để trừ
họa…”(s đ d, tr. 538).
Ảnh 89 Bùa Trấn
Trạch ( ảnh TGVH).
Ảnh 90 Bùa Trấn Trạch
Luong Huu Thuong
(Theo Khongtu.com)
Ảnh 91
Hóa cốt phù
Sách “Phong thủy
địa
lý Tả
Ao”,Tập II,
do tác giả Vương
Thị Nhị Mười soạn, nhà xuất bản Cà Mau, 2006 có thuật việc vua Đường
lệnh cho Cao Biền xem xét phong thủy nước ta và tìm cách trấn yểm: “
Cách đây 1200 năm vua Đường Trung Tông phong Cao Biền làm An Nam Đô Hộ
Sứ sang cai trị nước ta. Trước khi Cao Biền đi nhà vua cho triệu vào ngự
điện nhắn nhủ:
Khanh học địa lý
tối vi linh diệu, trẫm nghe An Nam có nhiều quý địa kết phát tới Thiên
Tử, sản xuất ra nhiều nhân tài, anh kiệt nên luôn luôn nổi lên chống đối
ta. Đến nơi, khanh nên tường suy phong thủy kiến lãm sông núi xem xét
các đất kết bên đó và làm tờ biểu tấu kèm theo lời diễn ca các kiểu đất
bên An Nam gửi về cho trẫm trước. Rồi bên đó khanh đem tài kinh luận,
đoạt thần công cải thiên mệnh, trấn áp các kiểu đất lớn đó đi, đó là
cách nhổ cỏ thì nhổ cả gốc, để tránh hậu hoạn sau này…”(s đ d, tr.520).
Đoạn
trích này cho thấy người Việt rất tin phong thủy và các việc đào kênh,
mở đường… của Cao Biền đều làm người Việt nghi ngờ y trấn yểm nước ta.
Bằng chứng Lý Tế Xuyên khi viết sách “VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP”
(năm
Kỷ Tị, Khai Hựu nguyên niên, 1329)
có
chép
thần
Quảng Lợi Thánh Hựu Uy Tế Phu Cảm đại vương,
vị
thần đã tỏ sức mạnh của mình trước phép thuật của Cao Biền.
Người xưa trấn yểm
dương cơ âm phần theo phong thủy là chuyện có thật. Xin trích lại nguyên
văn bài viết của tác giả Giao Hưởng trên Việt Báo:
“Ngôi
mộ hợp chất nằm trên tuyến san ủi mặt bằng để làm đường (ven Công viên
Biên Hùng) thuộc khóm 3, phường Trung Dũng, TP Biên Hòa vừa được Nhà Bảo
tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức khai quật. Ở độ sâu 0,5 mét đã chạm phần âm
(đáy dưới) của mộ, với lớp hợp chất dày 0,6 mét gồm vôi, cát, mật và
than hoạt tính. Đào xuống gần 2 mét thấy mộ trống không. Khảo sát chung
quanh, ở phía tây có một ít tóc màu trắng cùng hai miếng kim loại đường
kính 2,5 cm - 3 cm, xa hơn tìm thấy đồng tiền với chữ "Đại gia bảo" bên
trên. Theo các nhà khảo cổ và cán bộ khai quật, đây là "mộ yểm" không
chôn thi hài, chỉ chứa các vật mà thầy pháp xưa kia thường dùng, được
đắp với kích thước như ngôi mộ thật, dùng bảo vệ khu lăng mộ của danh
nhân Trịnh Hoài Đức và thân tộc chôn gần đó”.
Ảnh 92
Lăng
mộ Trịnh Hoài Đức
Nhà nghiên cứu Phan Duy Kha thừa nhận lăng mộ Tây Sơn bị triều
Nguyễn trấn yểm:
“Chúng ta biết rằng,
nhà Nguyễn khi khai quật phá lăng mộ của nhà Tây Sơn đều đào “huyệt yểm”
làm cho “đứt long mạch”, làm cho nhà Tây Sơn không thể “ngóc đầu dậy
được” (một quan niệm về tâm linh). Ngay mộ tổ 4 đời của Quang Trung ở
làng Thái Lão (Hưng Nguyên, Nghệ An) sau khi bị đào bới, quật phá cũng
đã bị yểm huyệt, cho đến năm 1978, người ta còn thấy cái “huyệt yểm”
đó.
Đối với cụ tổ 4 đời
còn bị đối xử như thế thì đối với lăng mộ Quang Trung, việc đào huyệt
yểm là không thể bỏ qua. Từ những phân tích trên, tôi cho rằng, muốn tìm
lăng mộ Quang Trung phải thỏa mãn hai điều kiện:
-
Lăng mộ phải ở trên đỉnh
núi.
-
Lăng mộ đó sau khi bị
quật phá đã bị yểm huyệt.”( * Phan Duy Kha (CAND)”
b-Việc trấn
yểm ở lăng Ba Vành:
Việc quật phá ở
lăng Ba Vành về phía tả rất bài bản, có qui tắc hẳn hoi, không tùy tiện,
nói lên quyền uy của một hoàng đế xử “tả đao” đối với kẻ “tiếm ngụy”:
bia thờ hoàn toàn bị hủy, bia phụng lập thì bị bạt góc trái, hầm chứa đồ
tùy táng bị phá nát, con giao long bên trái bị cắt đầu, uynh thành hai
bên trái bị chặt ngang lưng, nấm mai rùa bị bạt chéo một phần tư về phía
trái, quan tài có thi thể (ướp xác) bị kéo ra khỏi hầm mộ bằng đường
toại đạo, nhà bia bị giựt sập...
Thế thì những di
chứng về việc trấn yểm ở lăng ba vành có hay không?
Chữ “LA” trên góc
trái phía trên của mặt bia phụng lập, ngoài ý nghĩa “bắt được” còn có
chức năng trấn yểm.
Ảnh 93
Chữ “ LA” ở góc trái phía trên mặt bia
phụng lập ở lăng Ba Vành( khắc thêm năm 1802)
Vết khắc chìm “lưỡi
đao” trên mặt cắt khi bạt góa trái bia phụng lập ngoài ý nghĩa “chặt
đầu” còn dùng để yểm.
Ảnh 94
Góc trái bia phụng lập bị bạt và đục lưỡi đao vào
năm 1802
Ở uynh thành ngoài,
mặt trong, có mặt của một tảng đá gần cổng, người xưa đã khắc những nét
tượng trưng “phong thủy của lăng Ba Vành” và khắc những vết cắt xéo lên
những đường nét biểu trưng “long mạch”.
Ảnh 95
Tảng
đá ở gần cổng lăng, ở uynh thành ngoài, khắc “bùa yểm”.
Do
những người đi đào sắt thép, để lại những hố đào ở minh đường lăng Ba
Vành, chúng tôi phát hiện những mảnh vỡ của những cái om bằng gốm cổ. Có
khả năng đây là những om chứa những thứ trấn yểm thuộc loại chôn dưới
đất với mục đích không cho linh hồn vất vưỡng của tội nhân vào “nhà cũ”.
Ảnh 96
Những
om cổ ở lăng Ba Vành.
Ở
thành ngoài phía trước lại có mặt của một tảng đá, người xưa lại đục 3
vạch song song, tượng quẻ càn, có khả năng là bùa trấn yểm, không cho
ngôi lăng của kẻ “tiếm ngụy” chiếu tướng “kinh thành Phú Xuân”. Dẫu sao
lăng Ba Vành nằm trên đường thần đạo của kinh thành!
Ảnh 97
Tảng
đá ở thành ngoài phía trước của lăng Ba Vành, có khắc quẻ càn.
Ở “não
đường”, góc trái phía sau của lăng Ba Vành có dấu vết một đường rãnh
lớn, đây là huyệt yểm “long mạch” của kẻ “tiếm ngụy”. Và lại có một hố
đào khá lớn, thành một cái hồ hình chữ nhật, phải chăng đây là hố đào để
trấn yểm lăng Ba Vành?
Ảnh 98
Hồ
đào hình chữ nhật và cái rãnh dùng để yểm lăng Ba Vành.
Thay lời kết:
Một giả thuyết khoa học
được xây dựng trên một số cơ sở nhất định, có thể chưa đủ sức thuyết
phục, muốn hoàn thiện nó thì phải tìm thêm tư liệu bổ sung dần dần. Nếu
giả thuyết đặt đúng hướng thì khi có thông tin từ những tư liệu
mới, những thông tin ấy sẽ phù hợp với giả thuyết, kéo theo độ tin
của giả thuyết sẽ tăng dần. Ngược lại, giả thuyết khoa học đã sai
hướng thì dễ vấp vấn nạn khi gặp những thông tin mới. Các nhà nghiên
cứu tìm kiếm lăng Đan Dương của vua Quang Trung thường đưa ra những tiêu
chí như lăng Đan Dương phải ở trên núi, ở nam kinh thành Phú Xuân, nam
sông Hương, gần sông Hương, có nhà hộ lăng, có giếng nước để sinh hoạt,
bị “tận pháp trừng trị”, bị yểm và tất nhiên kiến trúc phải có những
biểu trưng lăng vua và kiểu thức thuộc về triều Tây Sơn.Qua bài viết này
và những bài viết trước chúng tôi đã kiểm chứng lăng Ba Vành hội đủ
những tiêu chí ấy. Theo tài liệu trong bài viết của cụ Bửu Kế thì lăng
Ba Vành có chủ nhân là Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại và người cháu Lê
Xuân ở Đà Nẵng ra Huế cải táng lăng Ba Vành qua Ngự Bình, làng Cư Chánh
nghiêm trách dữ dội. Còn nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh thì cho rằng Lê
Xuân đã đào trộm mộ Ba Vành để tìm của…Con cháu của chủ nhân ngôi mộ là
họ Lê Quang của làng Đồng Di, thuộc hàng thế gia vọng tộc, mộ tổ bề thế
bị cải táng trộm, hoặc bị đào trộm mà không một ai hay biết…Những sự
kiện đáng ngờ như thế buộc chúng tôi phải điều tra làm rõ, trở lại một
vấn đề quan trong: Lăng Ba vành đã bị che giấu chủ nhân thật bằng cách
lập hồ sơ giả để thay chủ nhân mới, trong khi chủ nhân mới, giành chỗ
chủ nhân thật ( vua Quang Trung) ... lại có mộ thật ở làng Xuân Hòa, gần
chùa Thiên Mụ. Những dữ kiện tưởng chừng như rời rạc, không liên quan
với nhau mà chúng tôi đã phát hiện trong 23 năm qua sẽ được xâu chuỗi
thành một hồ sơ có tên “ Vụ án lịch sử lăng Ba Vành”. Chúng tôi xin được
công bố bài viết này kỳ sau.
Huế, tháng 10 năm 2009.
Trần
Viết Điền
©
http://vietsciences.free.frr
và http://vietsciences.org Trần Viết
Điền
|