Bản đồ hành chính

Liên kết web

Thông tin thời tiết

Khu vực Bắc Giang

Scattered clouds, mist
  • Scattered clouds, mist
  • Nhiệt độ: 27 °C
  • Gió: Đông bắc, 13 km/h
  • Độ ẩm : 100 %
Thời gian cập nhật:
CN, 09/28/2014 - 07:00
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt xem tin bài: 866267
  • Trong ngày: 1102
  • Trong tuần: 28244
  • Trong tháng: 135990
  • Trong năm: 866267
Trang chủ

CẦU VỒNG KÝ SỰ :

Bản để inBản để inGửi bài này qua EmailGửi bài này qua Email

Từ câu phương ngôn Trai Cầu Vồng Yên Thế, trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại nói về nó, nhiều tác giả cũng đã có những bài viết khá công phu để giải thích. Nguyễn Vĩnh Nghiệp với " Khởi nguòn thành ngữ Trai Cầu Vồng Yên Thế- Gái Nội Duệ Cầu Lim"; Khôi Nguyên với Truyện lịch sử Trai Cầu Vồng Yên Thế- Gái Nội Duệ Cầu Lim"; Dương Văn Tiên với trường ca "Trai Cầu Vồng Yên Thế " ...Tích hợp truyền thống văn hóa, lịch sử và theo thời gian từ nơi phát tích, Cầu  Vồng Yên Thế đã được dân gian cách điệu, nâng tầm đi vào trong thơ ca và trở thành biểu trưng, thành huyền thoại của cả vùng miền Tân Yên – Yên Thế.      

 DÒNG HỌ GIÁP VÀ LỄ HỘI BẢO LỘC SƠN.

Bước chân vào đến cầu Điếm Tổng - nơi giao cắt giữa con kênh đào và tỉnh lộ 397 chúng ta đã đặt chân lên Đất Cầu Vồng. Dọc theo dải đất phía Bắc của huyện Tân Yên theo triền sông Thương là các địa danh Quế Nham, Việt Lập, Liên Chung, Hợp Đức nơi đây dòng họ Giáp quần tụ đông đúc. Trong những dòng họ ở Tân Yên, họ Giáp là dòng họ lớn, định cư nhiều đời .  Sử sách còn ghi lại, dân gian cũng lưu truyền về nhiều nhân vật  của họ Gíap có công lớn đối với quê hương, đất nước.

Cầu Quận 

Ngược dòng thời gian, Việt Lập xưa thuộc tổng Bảo Lộc Sơn, sau đổi là Tuy Lộc Sơn gồm xã Bảo Lộc Sơn 21 xóm, xã Tưởng Sơn 2 xóm, xã Kim Tràng 6 xóm, xã Chung Sơn 6 xóm thuộc huyện Yên Thế, Phủ Lạng Giang. Họ Giáp tập trung chủ yếu tại các thôn Um, Ngò, Ngọc Trai. Tại đây có ít nhất 3 dòng họ Giáp tương đối độc lập với nhau. Trong đó họ Giáp tại Um Ngò hiện còn lưu giữ Giáp thị Gia phả và là hậu duệ của Trạng nguyên Giáp Hải. Họ Giáp tại Ngọc Trai không có gia phả nhưng lại có Bia Ký, dòng họ này sản sinh ra Quận công Giáp Đăng Luân quan tới chức Tiền đặc tiến tiền phụ quốc Thượng tướng quân triều Lê Mạc  thế kỷ XVI. Xa hơn chút nữa tại Lăng Cao còn có họ Giáp đã sinh ra Giáp Đình Liên làm tới chức Tổng thái giám, tước Nhiên tư hầu triều Lê Cảnh hưng (1740 – 1786).

Thời gian cùng với những biến thiên của lịch sử khiến cho việc tìm và xác định những mối liên quan giữa các họ Giáp tại đây rất khó khăn, nhưng chắc chắn họ đều di cư từ Dĩnh Kế sang và có nhiều người thành đạt về võ quan, hoạn quan dưới các triều: Lê Mạc, Lê trung hưng trong đó họ Giáp tại làng Um, Ngò thịnh đạt hơn cả.

Lăng quận công Giáp Đăng Luân - Di tích LSVH

Họ Giáp Um Ngò, từ Giáp thị gia phả  và sau đó năm 1998 phát hiện tấm bia hộp tại xã Dĩnh Trì gồm 2 phiến đá chồng lên nhau, phần áp mặt vào nhau có văn bản bằng chữ nho cho biết đây là di văn của Giáp Hải được ông soạn và yểm xuống mộ của cha đẻ là Khánh Sơn tiên sinh vào năm 1549. Thông qua đây và kết nối các tư liệu, không chỉ giải toả huyền thoại về cuộc đời thân thế Trạng Nguyên Giáp Hải mà còn giúp ta biết Giáp thị gia phả chính biên, biên soạn năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), sao lại năm Bảo Đại thứ 5 (1930) chính là sự tiếp nối mạch văn bia hộp Cốc Lâm. Giáp Thị Gia phả gồm 14 trang, khoảng 1.500 chữ, toàn văn chữ Hán, có chữ Nôm, nội dung đã chép nguyên văn bài văn bia khắc tại tấm bia hộp mới phát hiện ở núi Cốc Lâm nói về Giáp Hải. Gia phả viết: “Tiên thế ta người làng Cổ Bi, đời đã xa không thể khảo được. Nhưng con cháu thì sinh sôi nảy nở ngày một đông đúc. Đến đời Trạng nguyên Dĩnh Kế, thi đỗ nhất giáp Trạng nguyên, khoa Mậu Tuất 1538 triều Mạc, làm quan tới Lục bộ Thượng thư, tước Sách quốc công. Con là Giáp Lễ đỗ Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Thuần Phúc nguyên niên (1562). Sau đó, một chi chuyển đến ở xã Bảo Lộc Sơn, huyện Yên Thế, cũng không thể khảo được...”Trong gia phả cũng ghi rõ đến đời thứ 7 chi họ Giáp này mới phát tích mà bắt đầu là Giáp Trung Hoà tự Phúc Chính, thuỷ tổ họ giáp Um Ngò vì có nhiều công lao được nhà Lê phong Anh liệt tướng quân đô chỉ huy sứ, tư lệ chỉ huy tướng Bảo lĩnh hầu phủ quân. Tại nghè Kế hiện nay vẫn phụng thờ. Cụ Giáp Trung Hoà có 4 người con: Giáp Văn Trưng, thụy Chinh Khánh được triều Lê phong Tráng tiết tướng quân, trung uý thiết kị uý Nhạc lĩnh hầu phủ quân; Giáp Trinh Tường (còn gọi là Giáp Sùng) thụy Trinh Tường Tổng thái giám, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thần vũ tứ vệ quân vự sự. Tham đốc bắc quân, Thái bảo chí sĩ, tước Sùng thọ hầu; Giáp Chính Phúc, thụy Trinh Phúc được triều Lê phong ấm Võ tướng quân tham đốc, phong thêm Chiêu nghị tướng quân đô đốc phủ, đặc tứ phong tặng Thần võ tứ vệ quân vụ sự đề đốc, tước Sơn Lĩnh hầu phủ quân; Giáp Chinh Thành, thụy Trinh Thành được triều Lê phong Anh liệt tướng quân, đô chỉ huy sứ Bảo lĩnh hầu phủ quân.

Tại Việt Lập, Quế Nham, Song Vân hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều những di tích đình chùa đền, căn cứ vào những văn bia tại đây cho biết trong họ Giáp Việt Lập có rất nhiều người đã bỏ tiền của giúp người dân hưng công hoặc tu sửa đình chùa, như Đình Ngò, Đình Khoát, chùa Thú xã Việt Lập, đình chùa Vồng xã Song Vân, Đình Hai Khê Quế Nham. Tính từ cụ Thuỷ tổ họ Giáp Giáp Trung Hoà tới nay họ Giáp Um Ngò Việt Lập đã trải qua 12 đời với gần 300 năm gắn bó với vùng bán sơn địa. Đã có 3 thái bảo chí sĩ, 5 tướng quân, 2 Hoằng tín đại phu, 2 tri huyện. 34 người giữ các chức ở hàng tổng và hàng xã và có thể coi đó là sự thịnh đạt của họ Giáp trong suốt thời kỳ Lê trung hưng.

Lăng Thái Bảo Giáp Chinh Tường - Di tích LSVH

Với Quận công Giáp Đăng Luân, là một chi khác của họ Giáp ở vùng Chuế Dương, Kim Tràng, Bảo Lộc Sơn. Tại đây hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện dân gian về công đức của Giáp Đăng Luân trong việc giúp dân khai khẩn đất hoang, lập làng, làm cầu Quận và tu sửa đình chùa. Trong lăng Phục Chân Đường ở thôn Ngọc Trai  - nơi Quận công Giáp Đăng Luân yên nghỉ còn 2 tấm bia khắc năm Vĩnh Khánh nguyên niên (1729), do Phạm Đăng Trù, đỗ Thư toán khoa Tân Mão, giữ chức Thị nội tuyển, Tiến công thứ lang, Huyện thừa huyện Thanh Lan, viết chữ. Cho biết: Xã Chuế Dương, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang có vị Phó thủ hiệu, Thị hầu Thị tuyển đội, Thiêm tri thị nội Thư tả Hộ phiên, Thị cận, Ti lễ giám Lập Nghĩa hầu Giáp Đăng Luân, nhân lúc nhàn hạ, tìm mua được một khu đất riêng ở chỗ giáp giới giữa các xã Chuế Dương, Nghĩa Vũ, Kim Tràng, Bảo Lộc Sơn, chỗ ấy gọi là vườn Ngọc Trai để xây lăng Phục Chân Đường. Số đất còn lại trồng lúa, cây ăn quả, giao cho con cháu trông nom, để sau khi trăm tuổi, làm nơi nhàn du. Tại nhà thờ họ Giáp thôn Đông La, xã Quế Nham có tấm bia Đức hinh sơn ngưỡng từ bi ký tạo năm Bảo Thái thứ 5 (1724), do Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, Đệ tam danh, khoa Canh Dần (1710), Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Bồi tụng Binh bộ Thị lang, Nhập thị kinh diên, Thuật Phương hầu, Phạm Chuyết phủ (Tức Phạm Khiêm ích (1679 –1741), xã Bảo Triện, huyện Gia Định, nay thuộc xã Nhân Thắng, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh), soạn. Đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Canh thìn, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Tham tụng Lễ bộ Thượng thư Tri trung thư giám, Sóc quận công, Nguyễn Tình Am (Tức Nguyễn Công Hãng, xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, naythuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) nhuận sắc. Đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Tuất, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Tham tụng Binh bộ Thượng thư, Điện quận công, Lê Thuần phủ Thượng trụ quốc (tức Lê Anh Tuấn, xã Thanh Mai, huyện Tiên Phong, nay thuộc xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) nhuận sắc. Thí trúng Thư toán khoa Tân Mão, Thị nội Thư tả Hộ phiên, Thị nội tuyển sở sứ Ngô Ích viết chữ. Văn bia cho biết: Ba thôn Ngọc Trì, Đông La, Tiền Đình xã Chuế Dương, huyện Yên Dũngdự định xây cất ngôi Hậu Thần từ chỉ. Vì ấp nhà có quan Thị hữu trung cung, kiêm Tri thị nội Thư tả Hộ phiên, Thị hữu thủy hiệu Thị hầu Thị tuyển đội tuyển, Thị cận, Ti lễ giám Đồng tri giám sự, Lập Nghĩa hầu Giáp Đăng Luân, đã cấp cho bản xã 10 mẫu ruộng, 100 lượng bạc dòng, 500 quan tiền sử, để bản xã chọn ngày giờ tốt, dựng một ngôi sinh từ để sau này phụng thờ. Những nhân vật như Giáp Đăng Luân, Giáp Trung Hoà, Giáp Trinh Khánh, Giáp Trinh Phúc luôn lấy khiêm nhường để răn bản thân, giàu có không xa xỉ, kiêu ngạo, đem hết sức mình để làm việc chung, lấy điều hiền thảo dạy bảo con cháu, lấy điều khoan với dân được người đời truyền tụng và là niềm tự hào của dòng họ.

Trên địa bàn huyện Yên Thế xưa có 2 lễ hội hàng tổng, đó là lễ hội Đình Vồng (sẽ nói ở phần sau) và lễ hội Bảo Lộc Sơn. Lễ hội Bảo Lộc Sơn còn gọi là Hội Tứ đình hay Tứ giáp, đặc trưng của 3 họ: Thân, Giáp và Nguyễn thờ 4 ông thần: Đình Um Ngò là đình chung thờ Cao Sơn Quí Minh tức là thần núi cao. Đình làng Núi còn gọi là làng Khoát thờ Lâm Giang đô thống thần rừng; Đình Nguyễn thờ Tống Man Quí Minh tức là thần sông và đình Kim Tràng thờ Quí Minh Thanh Lãng - thần biển. Vào ngày đầu xuân, tuần tự hội làng tổ chức tại làng Nguyễn mùng 7 tháng giêng, làng Khoát 12 tháng giêng, Kim Tràng 14 tháng giêng và sau đó rước kiệu về đình Um Ngò mở hội 16 và 17 tháng giêng để rồi từ đó có tục rước kiệu lên Nghè Cả làm lễ mở đầu cho một năm. Lẽ hội Bảo Lộc Sơn là đặc trưng của cả 3 xã: Hợp Đức, Liên Chung và Việt Lập ngày nay và được tổ chức tại đình Um Ngò Việt Lập nơi họ Giáp tập trung sinh sống. Đây là lễ hội dân gian tồn tại đã hàng trăm năm. Ngoài phần lễ rước lên Nghè Cả, phần hội gồm những trờ chơi như đu cây, chọi gà, đấu vật thả diều. Những ước mong cầu mưa gió thuận hòa, dân khang vật thịnh. Không chỉ có vậy hội Bảo Lộc Sơn còn thể hiện sự tri ân với những người có công với làng nước, xã tắc và được nhân dân thờ phụng và có khá nhiều danh nhân tiêu biểu qua các triều đại Lê, Nguyễn, đó là: Giáp Chinh Khánh làm quan tới chức Tiền Trung Nghĩa thiết kị tướng quân triều Lê Cảnh Hưng 1740; Quận công Giáp Đăng Luân  Tham đốc Thượng trụ quốc thượng trật, Lập quận công, Giáp tướng công. Giáp Trung Hòa anh liệt tướng quân đô chỉ huy sứ, tư lệ chỉ huy Bảo Lĩnh hầu. Giáp Chinh Tường Thái bảo chí sĩ. Tiến sỹ Nguyễn Vình Trinh, Sơn Linh hầu Giáp Chinh Phúc, Bảo Linh hầu Giáp Phúc Thành. Quận công Nguyễn Đắc Thọ...Trong một cái nhìn phổ quát, tại Bảo Lộc Sơn xưa bao gồm cả một hệ thống những lễ hội phân bố xunh quanh núi Dành với cả một hệ thống khá dày di tích cổ như: Chùa Thú, đình Um Ngò, Chùa Không Bụt, đình Vường, đình Lãn Tranh, mộ quận công Nguyễn Đắc Thọ, lăng quan Thái bảo, đình Tưởng Sơn và lễ Hội Bảo Lộc Sơn là điểm nhấn, tiêu biểu cho cả một miền đất rộng lớn phía bắc huyện Tân Yên.

Họ Giáp Việt Lập Tân Yên ngày nay có trên 300 hộ  với trên 2000 nhân khẩu rải ra ở hầu hết 13 thôn làng trong xã. Riêng hậu duệ Trạng nguyên Giáp Hải hiện nay  có 4 ngành chia thành 6 chi chủ yếu định cư tại các thôn Um, Ngò, Kim Tràng, Đông khoát với 252 hộ trên 1500 nhân khẩu. Phát huy truyền thống của dòng họ, từ khi có Đảng, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đế Quốc Mỹ xâm lược và trong thời kỳ đổi mới họ Giáp Việt Lập động viên con em tham gia cách mạng, hăng hái lên đường tòng quân và hoạc tập lao động sản xuất. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ trong dòng họ đã có 62 đảng viên Đảng cộng sản Việt nam; 443 người tham gia công tác trong các cơ quan đảng Nhà nước các cấp; 489 cán bộ hưu trí, 81 bộ đội trong đó 14 liệt sỹ, 1 bà mẹ VNAH.  Tại cấp xã có 30 người tham gia hoạt động trong các ban ngành đoàn thể, trong đó 4 Bí tư đảng uỷ xã, 6 chủ tịch phó chủ tịch, 4 bí thư phó bí thư xã đoàn. Riêng trên lĩnh vực học tập hiện đã có 2 thạc sỹ, 2 cao học, 41 người có trình độ đại học, 76 cao đẳng trung cấp.

Trở lại với Giáp thị gia phả phần mở đầu đã viết: Từng nghe “Tông tộc thuận hoà, thứ bậc minh bạch, khiến cho không quên cái gốc, nên rõ phả hệ, khiến cho đời đời tuần tự truyền lại không mất, vậy thì không chỉ biết đến mười đời, mà nghìn vạn đời cũng có thể biết được vậy”. Đủ thấy chí của người xưa không nhỏ và hoài vọng đặt vào dòng họ, con cháu thực lớn.

                                                                                                                                     Châu Giang

                                                                     (Tiếp theo: Lễ hội đình vồng và dòng họ Dương)