Chợ Sa đéc có phải đã hình thành từ khi có địa danh Sa Đéc? Hay chí ít đã có khi người Việt đến đây khẩn hoang mở cõi? Dù được lập khi nào đi nữa thì có biết bao nhiêu người đã nói rằng: chợ Sa Đéc sung túc, trên bến, dưới thuyền, mua bán tấp nập từ xa xưa…
Năm 1820, Trịnh Hoài Đức ( 1765-1825) đã dâng lên vua Minh Mạng bộ sách “ Gia Định Thành Thông Chí”, trong đó có chép:” Chợ Sa Đéc ở phía đông huyện lỵ. Vĩnh An, phố chợ ở ven sông, nhà phố nối liền nhau, san sát như vảy cá, dăng dài 5 dặm. Bè tre ở dưới sông cũng dựng nhà buồng san sát thành hàng. Chỗ thì bán lụa đoạn, đồ dùng Nam Bắc, chỗ thì bán các thứ như dầu rái, than gỗ, mây tre, muối mắm, trên bờ dưới sông, hàng hóa, choáng mắt say lòng, thực là đất phồn hoa”.
------------------------------------------------
Chợ nhóm ven sông, thuận lợi việc mua bán, xung quanh có nhiều kinh rách nối liền vùng này với vùng khác; có con sông Tiền ăn lên tận Nam vang – Sài Gòn. Cho đến những năm đầu thế kỉ XX,con đường bộ huyết mạch nối liền Sài Gòn – Hà Tiên được thông thương thì lại nằm kế bên chợ Sa Đéc. Trong khi đó, những con đường trải nhựa, rải đá, đường nông thôn cũng được mở rộng khắp các vùng ven, nội thị Sa Đéc, đã làm cho chợ Sa Đéc trở thành chợ bán buôn, bán sỉ, chợ đầu mối lớn nhất trong vùng để từ đây hàng hóa, nông sản, ngư cụ, hoa trái… đủ loại được đưa đi khắp Nam kỳ lục tỉnh, sang tận các nược bạn trong toàn cõi Đông Dương.
Nhà lòng chợ được dựng vào cuối thế kỉ XIX, với khung thép chắn chắn, kiến trúc khá độc đáo, đậm dấu ấn văn hóa phương Đông có tiếp thu và chọn lọc kiến trúc phương Tây. Trải qua những thăng trầm của lịch sử với bao biến cố của thời cuộc… cho đến những năm cuối thế kỉ XX, nhà lồng chợ được xây dựng lại nhưng vẫn mô phỏng để giữ những đường nét xưa của chợ Sa Đéc đã một thời hằng sâu ký ức của nhiều người thuộc nhiều thế hệ
Trên dòng sông Tiền, ảnh chụp tại Châu Thành - Đồng Tháp
----------------------------------
Đã từ lâu, chợ buôn bán có trật tự, qui củ, “ thuận mua vừa bán” là phương châm hàng đầu của chợ. Vốn tính hào phóng nên việc “ xinh xái”,”cho thêm” là chuyện thường ở các buổi chợ. Thưở trước, trái cây bày bán được tính bằng chục chứ không phải bỏ lên cân mà tính như bây giờ. Ví dụ như xoài, cam, quýt, dưa hấu, sa bô chê… tính chục là 18 trái thì đủ thấy sự hào phóng tới mức độ nào,
Gạo, nếp là mặt hàng có nhiều thế mạnh của chợ; hồi đầu thế kỷ XX chỉ riêng gạo được bài bán có tới 20 loại, nếp có 9 loại; mà loại nào cũng rất thơm, ngon, dẻo. Từ gạo nếp này mà người phụ nữ Sa Đéc đã chế biến nhiều thứ như bún, bánh hỏi, bánh ướt, bánh cuốn, bánh trán, bành phồng, bánh bò cho đến các loại bột nếp, bột gạo, bột lọc, bột múc… để kết hợp với tôm, cá, heo, gà mà làm nên các thứ khác để lại danh tiếng cho Sa Đéc như: bánh phồng tôm, hủ tiếu, chạo tôm…
Chợ nổi trên sông
-----------------------------------------
Chợ Sa Đéc đã góp phần rất lớn trong việc hình thành một lớp tiểu thương, nhà buôn, nhà phân phối và để lại nhựng thương hiệu vượt thời gian, chẳng hạn như: Hòa Thạnh Chay, Tam Ích, Đức Đạt, Tuấn Ký, Lãnh Nam, Chí Thành, Dương Văn Nhã, Thiên Địa Nhơn, Cẩm Long, Úng Ký… mỗi thương hiệu chuyên doanh một mặt hàng, một lĩnh vực…
Ngoài chợ Sa Đéc là trung tâm còn có các chợ ven ô, mua bán cũng khá sầm uất, góp phần tạo cho chợ Sa Đéc phồn thị, những chợ đó đã đi vào năm tháng, đi vào tâm thức của nhưng cư dân Sa Đéc mà ngày nay có cái còn, cái mất, chẳng hạn như chợ cồn, chợ Tân Qui, chợ Tân Hưng, chợ Ông Quế, chợ ông Thung, chợ Nàng Hai, chợ Cầu Đốt, chợ Cái cỏ… Ngày nay, những ngôi chợ còn lại đang phát huy vai trò là vệ tinh của chợ Sa Đéc. Không riêng vậy mà tiểu thương các chợ Tân Dương, Nước Xoáy, Vàm Đinh, Long Thành, Cái Mít, Định An, Định Yên, Hòa Long, Vàm Cống, Cai Châu, Mương Điều, Tân Xuân, Nha Mân, Cái Tàu… đều “ bổ hàng” từ chợ Sa Đéc.
Nhiều người đi xa trở về hay những người đã biết chợ Sa Đéc trước đây, nay có dịp trở lại đều trầm trồ “ chợ sung quá!”. Bấy nhiêu đó đủ nói lên sự phát triển vượt bậc của nó. Chợ bây giờ có 3 khu riêng biệt: chợ thực phẩm, chợ trái cây và siêu thị mua sắm ( 2 tầng lầu) được nằm liền kề với nhau trong 1 tổng thể có mặt bằng rộng, thoáng, sạch sẽ, tiếp giáp đường bộ và đường thủy. Du khách về Rạch Giá, Hà Tiên, Long Xuyên,Châu Đốc đều đi ngang qua, tận mắt nhìn thấy sự sự sầm uất của chợ Sa Đéc mà cảm thấy nôn nao, xao xuyến để dừng lại chọn mua 1 vài thứ hàng hóa, sản vật địa phương về làm quà cho người thân, còn những thương nhân thì nhận ta nơi đây là một thị trường, một đối tác, một cơ hội đầu tư trên nhiều lĩnh vực mà lĩnh vực nào cũng rất phát triển và mang lại hiệu quả khả quan
Khi đêm về, chợ Sa Đéc bừng sáng trong những chùm đèn cao áp. Ở đó, là cả một không khí nhộn nhịp của chợ đêm với những hàng hóa, nông sản được đưa khắp nơi về đây rồi lại tie61o tục được phân phối đi các vùng và chuẩn bị cho phiên chợ sáng hôm sau. Chợ ồn ào, náo nhiệt là thế; cả ngày lẫn đêm là thế; người bán, người mua, bạn hàng, bến chợ là thế… nhưng lại ngăn nắp, có trật tự bởi “ Đề án văn minh chợ” mà mọi người đều có ý thức tuân thủ.
Siêu thị Sa Đéc
Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện, có những chính sách ưu đãi, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, các đơn vị kinh tế, các thương nhân trong và ngoài tỉnh đến với Sa Đéc để đầu tư, liên kết – liên danh kinh tế, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của thị xã và đưa thương mại – dịch vụ không ngừng lớn mạnh với vị thế là đô thị loại 3 ở bờ Nam sông của tỉnh
---------------------------------------------------
bài viết có sử dụng nhiều ảnh tư liện trên Internet