Ngài sanh năm 1563, mất năm 1635. Ngài đă đổi họ Nguyễn
Văn thành Nguyễn Phước.
Lăng Trương Điển, tức lăng của Đức Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng
Đế, táng tại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên. lăng của Đức Bà (Vỉnh Diẻn) hiện ở làng Chiêm Sơn,
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Ngài và Bà đều được thờ tại Thái Miếu, Án Tả Nhứt.
Trong các vị Hoàng Tử con Đức Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế,
Hoàng Tử Anh và Hoàng Tử Trung, v́ can quốc sự nên bị tước
tịch.
Hệ Ba hiện có hai pḥng, nam được 340 người (năm 1943).
Mỗi pḥng có nhà thờ riêng, nhà thờ ngài Khánh Quận Công ở
làng Dương Nổ, nhà thờ ngài Vinh Quận Công ở làng Ngọc
Anh, cả hai nhà thờ đều thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên.
(Trích
Hoàng Tộc Lược
Biên)
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu Chúa Nguyễn Hoàng,
được nối ngôi Chúa v́ từ Công Tử trưởng đến Công Tử thứ tư
đều mất sớm, Công Tử thứ năm lại làm con tin ở Bắc Hà.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong họ
Nguyễn mang họ Nguyễn Phúc (hay Nguyễn Phước)
(10)
. Dưới thời Chúa Nguyễn Hoàng, Công Tử Nguyễn Phúc Nguyên
đă lập công lớn đánh thắng thuyền ngoại quốc ở cửa Việt
năm 1597. Khi lên kế nghiệp, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đă
biết dùng người tài như Ngài Đào Duy Từ để chăm lo pḥng
thủ ở phía Bắc, xây thành đắp luỹ (luỹ Trường Dục năm
1630, thành Đồng Hới c̣n gọi là luỹ Thầy năm 1631) đặt
quan ải, quân dân, nên dân chúng mến phục, gọi Ngài là Săi
Vương hay Chuá Săi.
Từ khi Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài đă nắm trọn quyền hành
với tước vị B́nh An Vương, Vua Lê chỉ c̣n là hư vị, th́
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên biểu thị ngay thái độ độc lập với
vương quyền Bắc Hà và cương quyết đối kháng với họ Trịnh.
Chúa tổ chức lại bộ máy chính quyền tự chủ, đặt dinh,
trần, phủ, huyện, xă và dời phủ Chúa sang làng Phước Yên,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (1625 - 1636)
(11) .
Về cuộc Nam Tiến, Ngài đă dùng chính sách hoà b́nh,
thân thiện với Chiêm Thành và Cao Miên. Năm 1620, Chúa gả
Công Nữ Ngọc Vạn cho Vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618 -
1686) nên dân chúng vào làm ăn sinh sống ở vùng đất Thuỷ
Chân Lạp của Cao Miên được thuận lợi. Năm 1631, Chúa lại
gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Pô Romê, nhờ đó mà có
sự hoà hiếu Chiêm - Việt.
(12)
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập ra Hệ Ba Tiền Biên, có 11
Công Tử và 4 Công Nữ.
(Trích
Nguyễn Phước Tộc
giản yếu) |