Chủ đề ưu tiên & Chủ đề sôi nổi |
|
Bạn đang trực tuyến ở phòng Hội thảo
(Hôm qua, 17:01) Su-0222
--
Đã bổ sung thông tin của Nguyễn Hải Anh (không biết máy móc nó sort thế nào mà Phan Đức Toàn lại nhảy lên số 1).
(Hôm qua, 12:45) Haianh
--
Đúng rồi sumo ah, học đóng Tàu ở Leningrad 80-86 về nước công tác đến 96 sang Odessa làm NCS và ở lại làm ăn đến bây giờ.
(Hôm qua, 11:23) Trực chỉ huy
--
Toàn thể anh em Bộ Đội Đoàn Đào Đập Neo 779 xin chúc mừng hai bạn đồng đội là Đỗ Quyết và Nguyễn Thế Hiếu vừa vinh dự nhận vị trí công tác mới!
(18.6.2013, 20:07) Haianh
--
Nhờ các admin bổ xung thông tin của mình: Nguyễn Hải Anh, hiện đang cư trú tại Odessa, Ukraine. Tel. Mob. +380674848794 (có Viber và IMessage) để ae ai tiện qua Ukr có thể Liên hệ.
(15.6.2013, 20:23) Su-0222
--
Cóc ơi, ông sửa thông tin Phạm Hữu Thỉnh (số 502) hả, ngoài ra sửa gì nữa? thì cho biết để lưu vào cơ sở dữ liệu gốc, nhé.
(15.6.2013, 11:21) Quân cóc
--
Lớp Đạn K14 không có Thịnh. Chỉ có Phạm Hữu Thỉnh, quê Phủ Lý, Hà Nam, lớp Súng pháo K14
(14.6.2013, 23:49) Trực chỉ huy
--
Tin buồn: Cụ ông Phạm Hữu Nghiêm, bố bạn Thỉnh lớp Súng pháo K14 HVKTQS, đã mất lúc 6h45 ngày 14/6 tại 23 Phạm Thị Hội; tổ 7, kp 7, tt Củ Chi. Lễ viếng từ 14h cùng ngày, an táng tại nghĩa trang Tp.HCM lúc 8h ngày 16/6. BLL bộ đội Đoàn Đào Đập Neo xin kính báo!
(14.6.2013, 16:45) Su-0222
--
Anh Mắm: đa số dân 779 còn trong cơ quan nhà nước, chỉ một số anh kinh doanh thành đại gia thôi, nên cơ động ồ ạt chắc là khó. Nếu huy động về DDDN có thể dễ huy động hơn.
(11.6.2013, 21:09) Thông mắm
--
Anh Sui à (Quên ... Anh Su - So rì) Khọm già nó bỏ mạng vì bây giờ không ai kêu nó cứu mạng nữa, Cóc hồi trước hay chém gió, sau chém chuối, bây giờ chém tía lia, Dũng béo thắc mắc "tại sao khách nhiều hơn thành viên", bởi vì khách tò mò xem các anh tài 779 đang làm gì, đang nói gì ... nên đông, còn các anh thành viên hiện nay đều đã đến tuổi "Tri thiên mệng" rồi, có một số anh hiện nay đã và đang "chán cơm, thèm đất, thích nghe kèn, thèm ăn trứng, núp sau nải chuối ngắm chân nhang" nên dần dần vắng. Chuẩn bị tới 35 năm rồi, các anh trong ban liên lạc có ý định làm chuyến giao lưu quân phía Bắc gặp quân phía Nam không (Hoặc ngược lại).
(10.6.2013, 08:12) Su-0222
--
Chị HHV giờ đã là thành viên Diễn đàn, không phải khách nữa. Quê Chị ở Hải Dương, gần nơi ta đóng quân. Chị rất mến tinh thần đồng đội và tình quân dân của lính 779 nên đóng góp bài rất tích cực.
Anh em cũng mong bài của BuiTienDung đây! |
|
Đền thờ các vua Hùng, Quốc Tổ và Quốc Mẫu. |
07.6.2013, 14:31
Bài viết
#1
|
|
Thành Viên Chính Thức Nhóm: Quân nhân Bài Viết: 25 Gia Nhập: 28.05.2013 Thành Viên Thứ: 572 |
Đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ thì các bạn, nhất là các bạn ở miền Bắc chắc ai cũng đã ít nhất 1 lần đến viếng rồi. Mình post một số ảnh mình chụp năm 2010 nhé.
Tam quan lên đền Hùng xây dựng vào đời Khải Định (1817) có đại tự “Cao sơn cảnh hành” nghĩa là Núi cao đường lớn. Câu đối ở 2 trụ chính: Thác thủy khai cơ, tứ cố sơn hà quy bản tịch Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn Nghĩa là: Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con Đi qua 250 bậc đá sẽ lên đến đền Hạ Nhà bia của đền Hạ Đền Hạ được xây dựng vào thế kỷ XVII-XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị gồm Tiền bái và Hậu cung cách nhau qua sân thiên tỉnh. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, mái lợp ngói mũi hài. Tương truyền rằng nơi đây Quốc Mẫu Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, từ đó khởi nguồn cách gọi “đồng bào” nghĩa là “cùng bọc”. Khi các con khôn lớn Quốc Tổ Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Quốc Mẫu Âu Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng ở lại làm Vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Phía bên trái của đền Hạ là chùa Thiên Quang. Chùa được xây dựng vào thời Trần có tên gọi là "Viễn Sơn cổ tự", thời Hậu Lê đổi thành “Thiên Quang thiền tự”, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Đến nay chùa cũng được tu bổ nhiều lần. Tam quan gác chuông của chùa Thiên Quang xây dựng vào thời Hậu Lê có thang lên sàn gỗ ngắm cảnh và gác chuông treo chuông thời Hậu Lê. Trong tam quan có ba cái bia, một bia nói về một cụ bà ở thế kỷ XX đã cung tiến 1000 đồng Đông Dương để xây các bậc đất thành bậc ximăng lên núi Hùng cho dễ đi. (Hiện nay tất cả các bậc ximăng ở núi Nghĩa Lĩnh đã thay bằng bậc đá hết rồi). Tam quan gác chuông của chùa nhìn từ phía trong sân chùa. Chùa Thiên Quang thiền tự. Phía trước ngay sát bậc lên xuống cửa chùa có cây Thiên Tuế hơn 800 tuổi. Cây Thiên Tuế có 3 ngọn, lá cây vẫn xanh tốt, thân cây hơi nghiêng nên khu di tích đã làm cột chống bằng thép để giữ cây không bị đổ. Đi hết 170 bậc đá sẽ lên đến đền Trung có tên gọi là “Hùng Vương tổ miếu” (Miếu thờ tổ Hùng Vương). Đền Trung được xây dựng vào thế kỷ XIV thời nhà Trần, đến thế kỷ XV thời nhà Lê, đền bị giặc phương Bắc tàn phá, đến thời nhà Nguyễn đền được xây dựng lại. Năm 2009 đền được Nhà nước ta xây dựng lại như hiện nay. Đền Trung thờ 18 đời vua Hùng, tương truyền đây là nơi vua Hùng thường họp bàn việc nước. Tại đây vua Hùng thứ sáu đã truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu là con trai út - người sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy. Đi tiếp 110 bậc đá sẽ lên đến đền Thượng có tên gọi là “Kính Thiên Linh điện” (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Đền Thượng được xây dựng vào thế kỷ XV. Đền được đại trùng tu từ năm 1914 - 1922 thời Khải Định. Đền Thượng tương truyền là nơi các Vua Hùng tế trời đất, thờ thần núi, thần lúa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi để muôn dân ấm no, hạnh phúc. Trong đền Thượng có các Ngai thờ Ất Sơn thánh vương thánh vị, Đột Ngột Cao Sơn cổ việt Hùng thị thập bát thế thánh vương thánh vị, Viễn Sơn thánh vương thánh vị. Ngoài cổng đền có đại tự “Nam Việt triệu tổ” (Tổ muôn đời của nước Việt Nam) Hoành phi Nam quốc sơn hà Đôi câu đối: Hồng Lạc cố cơ tồn điệp chướng tầng loan quần thủy hợp. Đế Vương linh khí tại, hào phong nộ vũ nhất sơn cao. Nghĩa là: Cung cũ Hồng Lạc còn đây, trùng điệp núi đồi, nhiều dòng sông hợp lại Khí thiêng Đế Vương vẫn đó, thét gào mưa gió một ngọn núi đứng cao. Hoành phi ở giữa “Triệu cơ vương tích” (Vết tích vua trên nền đầu tiên) hoành phi bên phải “Quyết sơ sinh dân” (Dân buổi ban đầu) trong ảnh chỉ chụp đến chữ “sinh dân”. Hoành phi bên trái “Tử tôn bảo chi” (Con cháu phải giữ gìn lấy) trong ảnh chỉ chụp đến chữ “tử tôn bảo”. Bên phía đông đền Thượng, đi xuống một tý là đến “Hùng Vương lăng” (lăng Hùng Vương). Tương truyền Lăng là mộ vua Hùng thứ VI, trước khi chết Vua dặn “hãy chôn ta trên núi Cả (Nghĩa Lĩnh) để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu”. Xưa chỉ là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây Lăng Mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như hiện nay. Lăng Hùng Vương là nơi các thế hệ con cháu Lạc Hồng kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ công ơn dựng nước. Vòng hoa trong lăng mang dòng chữ “đời đời nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước”. Đôi câu đối ở trước lăng có nghĩa là: Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về Đất Tổ. Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ Mộ Ông. Từ đền Thượng đi theo một lối khác xuống đền Giếng, trên đường xuống sẽ đi qua giếng cổ (giếng Rồng). Tương truyền rằng sau khi sinh, Quốc Mẫu Âu Cơ dùng nước giếng Rồng tắm cho các con. Năm 2002, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật tại khu vực lòng giếng cổ và đã phát hiện những dấu tích văn hóa của các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Xuống đến chân núi Nghĩa Lĩnh là đến đền Giếng tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền giếng Ngọc là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc, uống nước khi theo cha đi kinh lý qua đây. Hai nàng là người có công dạy dân trồng lúa, trị thủy nên được nhân dân lập đền thờ. Đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ thứ XVIII, đền trùm lên trên giếng. Giếng Ngọc ở bên trong hậu cung của đền hình tròn, bốn mùa nước giếng trong, mát, không bao giờ cạn. Hôm mình đến thì đền Giếng đang tu bổ nên mình không chụp ảnh được. Ngày 19/9/1954 Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và chiến sỹ sư đoàn 308 (Đại Đoàn quân tiên phong) trước khi về tiếp quản Thủ đô tại đền Giếng, Bác Hồ đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Từ đền Giếng cũng có lối lên đền Hạ đi qua 50 bậc đá. Khu vực phía trước cổng đền Giếng ra ngoài có mấy ao sen, rặng cây Ban đỏ ra hoa, nhiều cây cảnh... rất đẹp. Đây là chụp ngang Cổng tam quan đền Giếng và ao sen lúc đó đã tàn. Bức phù điêu hoành tráng có hình tượng Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong (sư đoàn 308) ngày 19/9/1954 với câu nói: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" được đặt ở lối vào Đền Giếng. Bức phù điêu được Bộ Quốc phòng xây dựng năm 2001. Bức phù điêu hoành tráng này được ghép từ 81 khối đá xanh, đặt trong một khuôn viên trên 4000 m2. |
|
|
07.6.2013, 14:40
Bài viết
#2
|
|
Thành Viên Chính Thức Nhóm: Quân nhân Bài Viết: 25 Gia Nhập: 28.05.2013 Thành Viên Thứ: 572 |
Đền Quốc Mẫu Âu Cơ nguyên thủy được xây dựng ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cách đền Hùng 50km. Năm 1465 vua Lê Thánh Tông đã ra chiếu chỉ phong thần, cấp tiền, xây dựng đền Mẫu Âu Cơ, thế kỷ XIX nhà Nguyễn một lần nữa lại phong sắc công nhận đền Mẫu Âu Cơ. Ngày 3/8/1991 đền Mẫu Âu Cơ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Hàng năm Hội đền vào ngày 7/1 âm lịch (là ngày “tiên giáng”) đại diện lãnh đạo Đảng - Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh, thành và nhân dân cả nước vẫn về đền thành kính dâng hương tưởng nhớ công ơn của Quốc Mẫu Âu Cơ đối với dân Việt Nam ta. Để quy tụ các giá trị văn hóa tinh thần thời đại Hùng Vương trong quần thể khu di tích lịch sử đền Hùng, đền Quốc Mẫu Âu Cơ mới được xây dựng trên đỉnh núi Vặn ngày18/9/2001 và khánh thành ngày 18/1/2005. Từ cổng Tam quan đi hết 560 bậc đá trên vách núi cao là tới đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ. Dọc lưng chừng núi thỉnh thoảng lại có những bàn ghế đá ngồi nghỉ chân và ngắm cảnh như thế này. Đi được khoảng 510 bậc đá sẽ tới tam quan tứ trụ bằng bêtông cốt thép cách điệu. Khu đền là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo phong cách truyền thống xen lẫn tính hiện đại. Hai trụ biểu ốp đá phiến xanh như cây bút đang viết lên trời xanh Nhà bia đền thờ Quốc Mẫu Đôi câu đối ở Nhà bia: Tòng lai thiên thượng hữu tiên biệt thành vũ trụ Thí vấn nhân gian vô mẫu hà đẳng càn khôn. Nghĩa là: Xưa nay trên trời có tiên tạo thành vũ trụ Thử hỏi ở đời không mẹ sao có đất trời. Sắp lên đến đền thờ Quốc Mẫu rồi. Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ Trong Hậu cung của đền đặt tượng Quốc Mẫu Âu Cơ (lấy nguyên mẫu tượng đang thờ ở đền thờ Quốc Mẫu bên Hạ Hòa) và tượng Lạc tướng, Lạc hầu được đúc bằng đồng. Hai bên tường trong đền treo hai bức phù điêu gò đồng khắc họa cảnh 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên rừng. Từ trên đỉnh núi Vặn (Ốc Sơn) nhìn xuống. |
|
|
07.6.2013, 14:48
Bài viết
#3
|
|
Thành Viên Chính Thức Nhóm: Quân nhân Bài Viết: 25 Gia Nhập: 28.05.2013 Thành Viên Thứ: 572 |
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân nguyên thủy là Đình Nội làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đình Nội được xây dựng từ thời cổ xưa, cửa đình có lưu bức đại tự “Vi bách Việt Tổ’’ (Tổ của trăm họ Việt), trải qua bao thăng trầm lịch sử, dấu ấn thời gian còn lại qua những tấm bia có họa tiết hình Rồng rất đẹp thời Lý và thời Lê trung hưng. Đến năm Mậu Ngọ (1918) đời Khải Định đình được trùng tu với quy mô hoành tráng. Ở đình còn tấm bia năm Kỷ Mùi (1919) viết “Đình làng ta thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đã có từ lâu đời...”. Năm 1980 đình được xây dựng lại trên nền tảng cũ. Đáng quý là trong đình còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như: thần phả, sắc phong, chuông đồng, đồ tế tự, hoành phi, câu đối… Đặc biệt trong đình còn lưu giữ được bức phù điêu bằng gỗ đặc biệt quý hiếm, chạm nổi sơn son thiếp vàng có từ thế kỷ XI. Bức phù điêu chạm hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào ở chính giữa, bên cạnh là 20 vị quan văn, 16 vị quan võ, 18 thị nữ mặc áo dài, phía xa có voi ngựa và một tốp nam thanh niên đội mâm hoa quả, tiền cảnh bức phù điêu là dòng sông với 10 thuyền rồng là một cổ vật quý giá của Quốc gia.
Năm 1985 đình Nội được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Hàng năm Hội Đình ngày 6/3 âm lịch, nhân dân lại nô nức về thành kính dâng hương tưởng nhớ công ơn của Quốc Tổ. Để quy tụ các giá trị văn hóa tinh thần thời đại Hùng Vương trong quần thể khu di tích lịch sử đền Hùng, đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng quay về hướng Tây Nam dưới chân núi Sim ngày 26/3/2007 và khánh thành vào ngày 29/3/2009, cách núi Nghĩa Lĩnh 1 km nhưng theo đường chim bay thì chỉ cách cổng chính Đền Hùng về phía Đông Nam hơn 100m. Nghi môn cách điệu hình chim Lạc bêtông cốt thép ốp đá xanh đục chạm hoa văn Cổng biểu tượng trống đồng bêtông cốt thép ốp đá phiến đục chạm hoa văn Phương đình mái chồng diêm hai tầng tám mái Nhà Hữu Vu tường bao xây gạch chỉ, cột gỗ, cửa bức bàn, mái lợp ngói mũi hài Nhà Tả Vu Nhà Hữu Vu và trụ biểu bêtông cốt thép, ốp đá xanh đục chạm họa tiết hoa văn chim lạc cách điệu Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng, tường bao xây gạch chỉ màu đỏ, mái lợp ngói mũi hài. Tiền tế Tiền đường 3 gian 2 trái Trong Hậu cung đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng đều được đúc bằng đồng. Bây giờ đến khu di tích lịch sử văn hóa đền Hùng để viếng các vua Hùng chúng ta có thể viếng Quốc Mẫu và viếng Quốc Tổ ở gần đó luôn. |
|
|
.::Phiên bản rút gọn::. - TRỞ LÊN TRÊN | Thời gian bây giờ là: 20.6.13 - 15:08 |