Nhiều phát hiện bất ngờ tại tháp Chăm Phong Lệ

- Sáng nay (28/8), tại khu vực khai quật di tích Chăm làng Phong Lệ, Bảo tàng Điêu khắc Chăm – Đà Nẵng phối hợp với Trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG HN tọa đàm công bố những kết quả khai quật bước đầu và nêu lên phương án bảo tồn phát huy giá trị di tích…

>> Truy tìm vật thiêng trong lòng tháp Chăm
>>
Giải mã hố thiêng nghìn năm trong lòng đất
>>
Phát hiện hố vuông kỳ lạ giữa lòng tháp Chăm
>> Phát lộ nền tháp Chăm-pa nghìn tuổi

Quang cảnh buổi tọa đàm ngay tại di tích Chăm làng Phong Lệ

Ông Nguyễn Chiều, giảng viên chính bộ môn khảo cổ học, khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV HN, người chủ trì khai quật cho biết: Đợt khai quật vừa qua đã làm lộ khá rõ ràng và chính xác toàn bộ quy mô và cấu trúc chân móng của 1 toà tháp Chăm.

Cụ thể, chân móng có bình đồ gần hình chữ Thập. Từ cửa Đông tới cửa Tây dài 23,15m, từ cửa Bắc tới cửa Nam dài 19,85m. Từ móng tường Bắc tới móng tường Nam dài 16,15m.


Bề mặt của chân móng khá bằng phẳng, được tạo bởi 1 lớp gạch vụn đầm rất chắc, dày khoảng 10cm.

Phía dưới lớp gạch vụn đầm mặt móng đến độ sâu hơn 2m là những lớp gạch vụn đầm khác xen kẽ giữa những lớp cuội cùng cát trắng. Lớp dưới cùng là đất pha cát, khá mịn và chặt.

Ở chính tâm của móng tháp có 1 hố vuông có độ sâu cùng với móng tháp. Hố vuông này được Đoàn Khảo cổ quy ước gọi là Hố thiêng.

Hố thiêng có vách phía tây, bắc chiều dài 3,86m, vách phía đông, phía nam là 3,92m.
Một phần hiện trạng di tích Chăm được tiến hành khai quật

Được biết, đây là những kết quả ban đầu sau hai đợt khai quật Di tích khảo cổ Phong Lệ nằm tại địa phận thôn 3, Phường Hòa Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng (đợt 1 (tháng 4/2011 đến cuối tháng 6/2011; đợt 2 (đầu tháng 7/2012 đến cuối tháng 8/2012).

Trao đổi trong buổi tọa đàm, PGS.TS Bùi Duy Hòa, ủy viên hội đồng Di sản Quốc gia, cũng là một người dân Đà Nẵng, nói: “Kết quả khai quật khảo cổ học ban đầu là rất lớn. Nhưng nó chỉ là những tín hiệu cơ bản, chưa đầy đủ. Vì vậy, tôi đề xuất, tiếp tục tiến hành khai quật quy mô rộng lớn, để có kết quả toàn diện”.
Hiện vật di tích Chăm: đá thạch anh, gạch chăm được trưng bày

Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc bảo tàng Chăm cho biết thêm: Sau đợt báo cáo kết quả của đợt khai quật di tích Chăm này, chúng tôi tạm thời dừng tiến hành khai quật và đề nghị UBND Phường tiếp tục quan tâm công tác bảo vệ di tích. Chúng tôi cũng đề nghị thành phố hỗ trợ, quy hoạch di tích và khu vực chung quanh di tích thành một khu bảo tồn di sản văn hóa, trưng bày, giới thiệu sản phẩm truyền thống của địa phương, gắn liền bảo tồn di tích với phát triển kinh tế du lịch.
Các hình ảnh về hiện vật điêu khắc tìm thấy ở di tích Phong Lệ

Các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các hiện vật nơi hố thiêng và những hiện vật liên quan đến khu tháp này cùng như tìm kiếm tra cứu tài liệu lịch sử để giải mã những bí ẩn nơi khu tháp Chăm dưới lòng đất làng Phong Lệ vừa được phát lộ này.
Đông đảo người dân đến xem hiện vật

Di tích Chăm tại làng Phong Lệ thu hút một số nhà khoa học, nghiên cứu nước ngoài cũng đến tìm hiểu


  • Uyên Châu - Vũ Trung

Xác định một loài mới kéo dài hàng chục năm

Tính trung bình, từ thời điểm một mẫu vật mới được phát hiện cho tới thời điểm nó được nhận diện kéo dài tới 21 năm. Điều này có thể khiến nhiều loài bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên trước khi được cộng đồng khoa học biết đến.


vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Liên hệ Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.