ĐỀN ĐUỔM
ĐỀN ĐUỔM
1. Tên di tích: Đền Đuổm.
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 774-QĐ/BT, ngày 21 tháng 6 năm 1993.
5. Địa chỉ di tích: xóm Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
6. Tóm lược thông tin về di tích
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nói đến Phú Lương người ta nghĩ đến ngay quần thể di tích đền Đuổm. Bởi lẽ đây là ngôi đền có hơn tám trăm năm tuổi, trải qua bao biến động thăng trầm của thời gian đền Đuổm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm. Đền Đuổm đã đi sâu vào đời sống văn hoá tâm linh của người dân Phú Lương từ bao đời nay.
Ai về ghé lại quê tôi
Phú Lương một thoáng đất trời nhớ nhung
Mình về có nhớ ta không
Tháng giêng hội Đuổm, mùa xuân em chờ.
Phú Lương một thoáng đất trời nhớ nhung
Mình về có nhớ ta không
Tháng giêng hội Đuổm, mùa xuân em chờ.
Đền Đuổm được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12, tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Ngyên 25 km về phía Bắc.
Năm 1993, đền được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đền đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ.
Phía trên sát vách núi là đền Thượng - là nơi thờ Mẫu địa - Cha trời mẹ đất. Đền Trung thờ “Phò Mã Đô Uý” Dương Tự Minh. Phía dưới là hai phủ (phủ bên phải thờ công chúa Diên Bình, phủ bên trái thờ công chúa Thiều Dung) hai phu nhân của ông. Khu vực trung tâm của đền là Sân Rồng vào những ngày mùng 6 tháng giêng, 14/4 lễ Hạ Điền, lễ 7/7 Thượng Điền, 13 tháng chạp là lễ Tất niên dân làng tập trung tại sân Rồng để làm tế lễ. Bên phải sân Rồng là miếu Hàm Long - thờ Thành Hoàng và bên trái là Dấu Chân Hổ. Xuống phía dưới là lư hương to để du khách thắp hương, hai bên sân còn có rất nhiều cây đa cổ thụ với hàng ngàn năm tuổi. Xuống phía dưới là khu vực đền Hạ, phía bên phải cổng đền là miếu Sơn Thần, bên trái là bia đá trên có ghi thân thế và sự nghiệp phò mã Dương Tự Minh.
Dương Tự Minh là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở làng Quan Triều, làm thủ lĩnh Phủ Phú Lương, là người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Ngoài ra ông còn có công khai khẩn điền địa, phất triển kinh tế, giữ vững mối đoàn kết của dân tộc nên ông được nhà Lý phong sắc: “Uy viễn đôn đỉnh Cao Sơn quảng độ chi thần”. Các triều đại về sau có sắc, truy phong ông là “Cao Sơn quý minh”. Với tài đức của mình Dương Tự Minh được nhân dân khắp miền biên cương yêu mến, triều đình tin cậy. Ghi nhận công lao của ông năm 1127 Ông được vua Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình và phong chức “Thủ lĩnh phủ Phú Lương”. Tiếp đến năm 1144 Dương Tự Minh lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung và phong chức “Phò mã đô uý”. Trong lịch sử phong kiến chưa có ai hai lần được phong phò mã như ông.
Năm đại Định thứ XI (1150), Dương Tự Minh cùng các tướng lĩnh chỉ huy đội quân cấm vệ và một số thân vương như Vũ Đái, Nguyễn Dương, Nguyễn Quốc thấy Đỗ Anh Vũ tư thông với Thái Hậu, lộng quyền quá độ, tìm cách phế chuất, nhưng sự không thành. Dương Tự Minh Bị bắt đi lưu đầy, ông sống những năm tháng cuối đời ở chân núi Đuổm và mất ở đây. Nhân dân lập Đền thờ ghi công trạng của ông bằng hai câu đối trước của Đền:
Quan triềuhiển thách thiên thu tại
Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh
Câu đối có ý nghĩa:
Đất Quan Triều hiển thách từ ngàn xưa đến nay vẫn còn
Xã Động Đạt giáng thần muôn đời khói hương thơm ngát.
Vì lòng tôn kính của nhân dân mà Dương Tự Minh đã được thần thánh hoá trong những truyền thuyết: Chiếc áo tàng hình, Sự tích ao Chuông Lăn, Sự tích Giếng Dội…Các truyền thuyết này được nhân dân hư cấu bằng trí tưởng tượng phóng khoáng, các tình tiết không có thật mà như thật nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên quanh vùng núi Đuổm, đồng thời tô điểm thêm những phẩm chất của Dương Tự Minh và công chúa Thiều Dung, mặt khác cũng để tôn vinh người anh hùng bất tử của họ.
Truyền thuyết núi Đuổm và Dương Tự Minh ghi công trạng của ông - người anh hùng đã được nhân dân truyền tụng và sống trong lòng nhân dân các dân tộc suốt mấy trăm năm nay. Hàng năm lễ hội Đền Đuổm được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng (âm lịch) Lễ hội gồm phần Lễ và phần hội. Khu vực trước của của đền chính là sân tổ chức lễ hội, trong sân hội có Hồ Bán Nguyệt, trên hồ là Thuỷ Đình nơi thờ mẫu mẹ Thập Điện Long Cung. Khu vực sân rộng lớn với các trò chơi dân gian như: kéo co, tung còn, đẩy gậy, ném lao…và đặc biệt là leo núi ngoạn cảnh thu hút được hàng vạn du khách thập phương về trẩy hội.
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích
Nằm dưới chân núi Đuổm thuộc xã Động Đạt- huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên là ngôi trường của chúng tôi : Trường THCS Dương Tự Minh. Vinh dự và tự hào mang tên vị tướng tài người anh hùng của dân tộc, thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” vào những dịp khai giảng năm học mới thầy và trò nhà trường ký cam kết với Ban quản lý quần thể di tích đền Đuổm về việc chăm sóc trồng hoa tại Đền. Tổng phụ trách đội Tham mưu với Ban giám hiệu việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng tháng với 01buổi/ tuần. Với những công việc như trồng hoa, tưới nước, thu gom phân loại rác. Trong những ngaỳ lễ lớn du khách thập phương tới tham quan và dâng hương nhiều do vậy công tác chăm sóc cần số lượng đội viên động hơn quyết dọn vệ sinh khu vực đền, vớt rác dưới hồ Bán Nguyệt…Đây là việc làm thường xuyên của liên đội THCS Dương Tự Minh. Hàng tháng liên đội kết hợp với Đoàn viên thanh niên, tổ chức 1 buổi vệ sinh chăm sóc khu vực sân hội của Đền Đuổm . Việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của các em đội viên đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội viên TNTP Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm 1993, đền được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đền đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ.
Phía trên sát vách núi là đền Thượng - là nơi thờ Mẫu địa - Cha trời mẹ đất. Đền Trung thờ “Phò Mã Đô Uý” Dương Tự Minh. Phía dưới là hai phủ (phủ bên phải thờ công chúa Diên Bình, phủ bên trái thờ công chúa Thiều Dung) hai phu nhân của ông. Khu vực trung tâm của đền là Sân Rồng vào những ngày mùng 6 tháng giêng, 14/4 lễ Hạ Điền, lễ 7/7 Thượng Điền, 13 tháng chạp là lễ Tất niên dân làng tập trung tại sân Rồng để làm tế lễ. Bên phải sân Rồng là miếu Hàm Long - thờ Thành Hoàng và bên trái là Dấu Chân Hổ. Xuống phía dưới là lư hương to để du khách thắp hương, hai bên sân còn có rất nhiều cây đa cổ thụ với hàng ngàn năm tuổi. Xuống phía dưới là khu vực đền Hạ, phía bên phải cổng đền là miếu Sơn Thần, bên trái là bia đá trên có ghi thân thế và sự nghiệp phò mã Dương Tự Minh.
Dương Tự Minh là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở làng Quan Triều, làm thủ lĩnh Phủ Phú Lương, là người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Ngoài ra ông còn có công khai khẩn điền địa, phất triển kinh tế, giữ vững mối đoàn kết của dân tộc nên ông được nhà Lý phong sắc: “Uy viễn đôn đỉnh Cao Sơn quảng độ chi thần”. Các triều đại về sau có sắc, truy phong ông là “Cao Sơn quý minh”. Với tài đức của mình Dương Tự Minh được nhân dân khắp miền biên cương yêu mến, triều đình tin cậy. Ghi nhận công lao của ông năm 1127 Ông được vua Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình và phong chức “Thủ lĩnh phủ Phú Lương”. Tiếp đến năm 1144 Dương Tự Minh lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung và phong chức “Phò mã đô uý”. Trong lịch sử phong kiến chưa có ai hai lần được phong phò mã như ông.
Năm đại Định thứ XI (1150), Dương Tự Minh cùng các tướng lĩnh chỉ huy đội quân cấm vệ và một số thân vương như Vũ Đái, Nguyễn Dương, Nguyễn Quốc thấy Đỗ Anh Vũ tư thông với Thái Hậu, lộng quyền quá độ, tìm cách phế chuất, nhưng sự không thành. Dương Tự Minh Bị bắt đi lưu đầy, ông sống những năm tháng cuối đời ở chân núi Đuổm và mất ở đây. Nhân dân lập Đền thờ ghi công trạng của ông bằng hai câu đối trước của Đền:
Quan triềuhiển thách thiên thu tại
Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh
Câu đối có ý nghĩa:
Đất Quan Triều hiển thách từ ngàn xưa đến nay vẫn còn
Xã Động Đạt giáng thần muôn đời khói hương thơm ngát.
Vì lòng tôn kính của nhân dân mà Dương Tự Minh đã được thần thánh hoá trong những truyền thuyết: Chiếc áo tàng hình, Sự tích ao Chuông Lăn, Sự tích Giếng Dội…Các truyền thuyết này được nhân dân hư cấu bằng trí tưởng tượng phóng khoáng, các tình tiết không có thật mà như thật nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên quanh vùng núi Đuổm, đồng thời tô điểm thêm những phẩm chất của Dương Tự Minh và công chúa Thiều Dung, mặt khác cũng để tôn vinh người anh hùng bất tử của họ.
Truyền thuyết núi Đuổm và Dương Tự Minh ghi công trạng của ông - người anh hùng đã được nhân dân truyền tụng và sống trong lòng nhân dân các dân tộc suốt mấy trăm năm nay. Hàng năm lễ hội Đền Đuổm được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng (âm lịch) Lễ hội gồm phần Lễ và phần hội. Khu vực trước của của đền chính là sân tổ chức lễ hội, trong sân hội có Hồ Bán Nguyệt, trên hồ là Thuỷ Đình nơi thờ mẫu mẹ Thập Điện Long Cung. Khu vực sân rộng lớn với các trò chơi dân gian như: kéo co, tung còn, đẩy gậy, ném lao…và đặc biệt là leo núi ngoạn cảnh thu hút được hàng vạn du khách thập phương về trẩy hội.
7. Một số hoạt động nhà trường đã và đang thực hiện chăm sóc di tích
Nằm dưới chân núi Đuổm thuộc xã Động Đạt- huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên là ngôi trường của chúng tôi : Trường THCS Dương Tự Minh. Vinh dự và tự hào mang tên vị tướng tài người anh hùng của dân tộc, thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” vào những dịp khai giảng năm học mới thầy và trò nhà trường ký cam kết với Ban quản lý quần thể di tích đền Đuổm về việc chăm sóc trồng hoa tại Đền. Tổng phụ trách đội Tham mưu với Ban giám hiệu việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng tháng với 01buổi/ tuần. Với những công việc như trồng hoa, tưới nước, thu gom phân loại rác. Trong những ngaỳ lễ lớn du khách thập phương tới tham quan và dâng hương nhiều do vậy công tác chăm sóc cần số lượng đội viên động hơn quyết dọn vệ sinh khu vực đền, vớt rác dưới hồ Bán Nguyệt…Đây là việc làm thường xuyên của liên đội THCS Dương Tự Minh. Hàng tháng liên đội kết hợp với Đoàn viên thanh niên, tổ chức 1 buổi vệ sinh chăm sóc khu vực sân hội của Đền Đuổm . Việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của các em đội viên đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội viên TNTP Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
8. Đề xuất kiến nghị
Trường THCS Dương Tự Minh mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ cấp các cấp, các ngành về các loại sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học của các thầy cô giáo và các em học sinh.
9. Thông tin về nhà trường
- Họ và tên Hiệu trưởng: Hà Thị Thời
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn; năm tốt nghiệp ĐH: 2009
ĐT Di động: 0977559199
Địa chỉ email: hathithoi.thcsduongtuminh.tnn@gmail.com
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trịnh Thị Thuỷ
Chuyên ngành đào tạo: âm nhạc- công tác đội, năm tốt nghiệp: 2007
ĐT cố định: 02803877018 . ĐT di động; 0975873077
Địa chỉ email: trinhthuydtm@gmail.com
- Địa chỉ trường: Trường THCS Dương Tự Minh, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
ĐT cố đinh: 02803774378.
Trường THCS Dương Tự Minh mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ cấp các cấp, các ngành về các loại sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học của các thầy cô giáo và các em học sinh.
9. Thông tin về nhà trường
- Họ và tên Hiệu trưởng: Hà Thị Thời
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn; năm tốt nghiệp ĐH: 2009
ĐT Di động: 0977559199
Địa chỉ email: hathithoi.thcsduongtuminh.tnn@gmail.com
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trịnh Thị Thuỷ
Chuyên ngành đào tạo: âm nhạc- công tác đội, năm tốt nghiệp: 2007
ĐT cố định: 02803877018 . ĐT di động; 0975873077
Địa chỉ email: trinhthuydtm@gmail.com
- Địa chỉ trường: Trường THCS Dương Tự Minh, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
ĐT cố đinh: 02803774378.