Trang Chủ Giới thiệu Lĩnh vực hoạt động Ban quan hệ đối tác Tin tức Liên hệ  
    Lĩnh vực hoạt động
    Ban quan hệ đối tác
    Các ấn phẩm tài liệu
    Tài liệu tham khảo
    Thông tin gây quỹ
    Bản đồ các vùng
    Diễn đàn
    Liên hệ
DA7 - Vị Xuyên H Giang
    Thông tin cơ bản
    Thông tin đối tác
    Sự kiện nổi bật
    Các hoạt động
    Kế hoạch ngân sách
    Báo cáo
    Góc bảo trợ trẻ
    Tài liệu tham khảo
    Chuyện trong tháng
    Đề xuất dự án
    Ý kiến phản hồi
VÙNG PHÁT TRIỂN
DA19 - Lâm Đồng
 
DA20 - Long Biên Hà Nội
 
DA1 - Son La
 
DA2 - Hà Tĩnh
 
DA3 - Điện Biên
 
DA4 - Ninh Thuận
 
DA5 - TP Hồ Chí Minh
 
DA6 - Trà Vinh
 
DA7 - Vị Xuyên H Giang
 
DA7A - Quản Bạ H Giang
 
DA8 - Cao Bằng
 
DA9 - Đăklăk
 
DA10 - Gia Lai
 
DA11 - Hải phòng
 
DA12- Đắk Nông
 
DA13 - Sóc Trăng
 
DA14- Lai Châu
 
DA15 - Hòa Bình
 
DA16 - Hà Nội
 
DA17 - Vĩnh Long
 
DA18 - Đăk Lăk Krôngbông
 
DI101- Quảng Ninh
 
THÔNG KÊ WEBSITE
   
Lượt truy cập: 606347
 
  Thông tin cơ bản » Danh thắng nổi tiếng

Danh thắng nổi tiếng tỉnh Hà Giang
Thứ ba, 17.11.2009, 11:00am (GMT+7)

Cao nguyên Đồng Văn

Vị trí: Cao nguyên Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đặc điểm: Đồng Văn có Lũng Cú được coi là “nóc nhà của Việt Nam”, nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên, trái ngon, dược liệu quý...

 

 

 

Hình ảnh Cao nguyên Đồng Văn

 

 

Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang, huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146km. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1ºC, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24ºC. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Ðồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Ðồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời".

 

Hình ảnh Nha trinh tuong o Dong Van

 

Ðồng Văn nổi tiếng về trái ngon: đào, mận, lê, táo, hồng... về cây dược liệu quý: tam thất, thục địa, hồi, quế... Ðồng Đồng Văn còn nổi tiếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu... Chính nơi đây đã tạo cho các nghệ sỹ nguồn cảm hứng sáng tác nên những tác phẩm hội hoạ, nhiếp ảnh độc đáo trên thế giới về thiên nhiên: núi rừng, ruộng bậc thang...

 

Ðến với Ðồng Văn là dịp để thử lòng can đảm của bạn bởi đèo cao vực thẳm, nhiều khi phải đi bộ. Nhưng đổi lại, bạn được những ngày đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ, sống bên những con người còn nghèo khó nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ được thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo. Biết đâu nó sẽ làm bạn phải ngẩn ngơ khi rời chốn xa xôi này

Hang Phương Thiện

Vị trí: Hang Phương Thiện thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 7km xuôi về phía nam.
Đặc điểm: Là nơi có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều hang động tự nhiên rất hấp dẫn.

 

Tại đây du khách có dịp thưởng thức các loại trái cây đặc sản của vùng như mận, lê, cam, táo… Một thứ đặc sản quý khác là chè tuyết san cổ thụ, giống cây chỉ sống trên độ cao 900m.

 

Lũng Cú

Vị trí: Lũng Cú - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang khoảng 200km.
Đặc điểm: Đến đây, du khách sẽ có dịp được tận hưởng bầu không khí trong lành, tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của một số dân tộc.

 

Hình ảnh Lũng Cú

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ thị xã Hà Giang, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160km, du khách sẽ đến xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú - Đồng Văn khoảng 40km, du khách sẽ đến với đỉnh Lũng Cú.

Từ xa, Lũng Cú hiện ra thật sinh động: một vùng đất với 3/4 là đá, nổi bật lên là cột cờ Tổ quốc có hình dáng giống cột cờ Hà Nội, trông xa giống như một ngọn tháp; xung quanh là phong cảnh núi rừng hùng vĩ, trùng điệp... Khi tới gần, vẻ đẹp nơi đây càng rõ nét hơn: Một cột cờ được dựng trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn), dưới chân cột có khắc phù điêu mang rõ nét hoa văn của trống đồng Ðông Sơn, lá cờ Tổ quốc tung bay phất phơ trong gió và in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc. Quan sát kỹ hơn một chút, du khách sẽ thấy giữa lưng chừng núi Rồng có một cái hang khá rộng và đẹp, đồng bào ở đây gọi là hang Sì Mần Khan.

Xã Lũng Cú có tổng diện tích tự nhiên là 3.460 ha với chín thôn, bản, đó là: Lô Lô Chải, Séo Lủng, Tả Giá Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn và có đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn 16km. Tại đây, khi vào mùa đông thời tiết rất lạnh và thi thoảng có tuyết rơi. Trong số chín thôn, bản của Lũng Cú thì Séo Lủng thuộc phần đất thượng cùng cực bắc với bên trái là thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm,  bên phải là dòng sông Nho Quế - dòng sông bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Ðồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang).

Bà con dân tộc ở Lũng Cú chủ yếu là làm nương rẫy và làm ruộng bậc thang. Riêng đồng bào dân tộc Mông và Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải. 

 

 

Bên cạnh đó, Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ởnơi biên ải này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn.

Là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong, rượu ngô, đào phai, hoa lê, tuyết trắng và món thắng cố trong buổi chợ phiên... cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc như: Mông, Lô Lô, Giáy... Lũng Cú thật sự mang trong mình nét đẹp mê hồn hấp dẫn biết bao du khách. Quả thật, nếu du khách có dịp đến đây vào mùa xuân, du khách vừa được tận hưởng bầu không khí trong lành, vừa được nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn của người Mông say mê, quyến rũ và tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa bập bùng...

 

Núi đôi Quản Bạ

Vị trí: Núi đôi Quản Bạ nằm bên quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang chừng 40km, thuộc địa phận huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Đặc điểm: Đó là hai quả núi trông như hai trái đào tiên.

Hình ảnh Núi đôi Quản Bạ

 

 

Du khách qua đây đều có dịp chiêm ngưỡng “tác phẩm nghệ thuật” của tạo hoá ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá. Hai trái núi gắn với truyền thuyết “Núi Cô Tiên” rất thi vị. 

Với địa thế đẹp, thời tiết trong lành của vùng cao, vùng núi đôi Quản Bạ đang trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn của tỉnh Hà Giang.

 

Suối Tiên và Động Tiên

Vị trí: Thắng cảnh Suối Tiên và Động Tiên cách thị xã Hà Giang 2km.
Đặc điểm: Phong cảnh ở đây rất nên thơ, nước suối trong xanh, rất thích hợp cho du khách đến nghỉ ngơi thư giãn, tắm mát, ngắm cảnh.

 

Trong Động Tiên có Suối Tiên rất đẹp. Tương truyền xưa kia các tiên nữ trên trời vẫn thường xuống đây vui chơi vào dịp Tết nên được đặt tên là Động Tiên. Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước thiêng cầu may mắn vào lúc giao thừa.

 

Bãi đá cổ Nấm Duẩn - Vẻ đẹp bí ẩn

Vị trí: Bãi đá cổ Nấm Dẩn thuộc địa phận xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Đặc điểm: Nơi đây có giá trị đặc biệt về văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và nghiên cứu khoa học.

Xem hình

 

 

Bãi đá cổ Nấm Dẩn được phát hiện vào năm 2004 bởi các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang. Khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm nằm trong một thung lũng rộng thuộc địa phận xã Nấm Dẩn. Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết đến nhưng vẻ đẹp của các hình vẽ và những điều bí ẩn xung quanh các phiến đá thì không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn.

Các di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản và dãy núi đồi Nấm Dẩn, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo. Có tảng đá như một bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá vẫn giữ được nguyên trạng phong hóa tự nhiên.

Nhân dân trong vùng gọi khu vực này là Nà Lai (ruộng nhiều chữ) vì trên một số tảng đá có khắc hình, chữ. Các hình khắc vẽ rất đa dạng, mang vẻ đẹp riêng trong phong cách tạo hình của nghệ thuật cổ. Ngoài hơn 80 hình khắc vẽ, trên bề mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm, được khoét với đường kính trung bình 5 - 6cm, sâu 1 – 2cm, các vũm phân bố chủ yếu ở đầu phía tây của tảng đá. Mỗi tảng đá là một điều bí ẩn, gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.

 

Cho đến nay, ở Việt Nam, những dấu tích nghệ thuật tạo hình thời tiền sử còn tìm thấy khá ít. Theo các nhà KH, di tích cự thạch Nấm Dẩn có niên đại khoảng 2000 năm. Đây có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả năng liên quan đến tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử.

Có thể nói Bãi đá cổ Nấm Dẩn có giá trị đặc biệt về văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giá trị nghiên cứu khoa học cao. Nơi đây chứa đựng tiềm năng du lịch rất lớn và là một địa điểm tham quan rất thú vị cho du khách. Thời gian tới, đang có khá nhiều hãng lữ hành có ý định đưa di tích này trở thành điểm đến trọng điểm trong chương trình du lịch đi bộ, thăm các bản làng ở Hà Giang.

 

 

Dinh họ Vương

Vị trí: Dinh họ Vương (Vương Chí Sình) nằm trên địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách huyện lỵ Đồng Văn chừng 24km.
Đặc điểm: Đây là một công trình kiến trúc đẹp, hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này.

 

 

 

Đoạn đường dẫn vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức, bằng phẳng. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần 1m, cao từ 2,5 đến 3m. Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều bố trí nhiều lỗ châu mai. Khoảng đất giữa hai tường thành rộng khoảng 50m, được trồng cây. Dinh có 10 ngôi nhà, 6 ngôi nằm cùng một hướng, 4 ngôi kia nằm theo hướng khác. Ngôi nhà chính quay mặt ra phía cổng. Các ngôi nhà đều được làm bằng gỗ quý từ cột, kèo, sàn, vách. Mái nhà lợp bằng ngói máng.

 

 

 

 

Tại ngôi nhà chính còn lưu bức hoành phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" được vua Nguyễn ban cho. Các bức chạm trên đá, trên gỗ cho thấy sự tinh xảo và tài nghệ của người thợ. Công trình đã được xếp hạng di tích và bảo vệ từ năm 1993. Di tích này đáng để bạn dừng chân và quên đi mọi vất vả sau những chặng đường cheo leo hiểm trở. Công trình toát lên vẻ thâm nghiêm trong khung cảnh tĩnh mịch nơi vùng cao biên giới.

 

 

Sưu tầm tư liệu Hà Giang

    In        Giới thiệu bạn bè        Lên trên


Tin khác:
Danh thắng nổi tiếng huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (17.11.2009)
Về Với Bản Đôn (03.09.2009)
DăkLăk - Điểm Du Lịch Thú Vị (03.09.2009)
Chợ nổi Ngã Năm (21.08.2009)
Hoà Bình mến yêu ơi! (14.08.2009)
Du kí Hòa Bình mùa xuân (14.08.2009)
Ẩm thực đặc sắc ở Kim Bôi – Hòa Bình (14.08.2009)
Tham quan chùa Dư Hàng (Phúc Lâm Tự) ở Hải Phòng (05.06.2009)
Gia Lai tiềm năng thiên nhiên (19.12.2008)
Khu du lịch đẹp Tỉnh Ninh Thuận (16.12.2008)



Tin mới
 
  AAV tập huấn Chính quyền có trách nhiệm giới cho đối tác vùng đô thị  
 
  Hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình có bữa ăn nội trú chu đáo hơn tại trường  
 
  Chương trình miền Bắc họp Kế hoạch Ngân sách 2013  
 
  AAV ra mắt Chương trình Hỗ trợ Phát triển Quận Long Biên  
 
  Phim tư liệu dự án: Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nghèo đô thị Việt Nam (phần 2)  
Tìm kiếm
     
Liên kết web
   
Các tiện ích
    Thời tiết  
    Giá vàng  
    Tỷ giá ngoại tệ  
    Chứng khoán  
Hình ảnh tiêu biểu
  Copyright © 2008 , VNDT. All rights reserved Design by VNDT