Chùa Đậu: chuyện cũ – tích xưa
Chùa Đậu thuộc địa phận thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc địa phận Hà Nội). Theo tích xưa, vì chùa thờ nữ thần Pháp Vũ (bà Đậu) nên được nhân dân gọi là chùa Đậu.
Theo nhiều văn bia lịch sử ghi lại, chùa Đậu được xây dựng từ triều nhà Lý. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Đậu vẫn giữ được những nét cổ xưa vốn có.
Về kiến trúc, chùa Đậu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Tam quan chùa là một gác chuông đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá. Tầng trên treo quả chuông đúc năm 1801 thời Tây Sơn.
Đi qua tam quan là một sân gạch rộng, hai bên có hai tòa giải vũ làm nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương. Tiền đường phía trước, nối liền với hai dãy hành lang hai bên và nhà tổ ở phía sau làm thành một khung vuông bao bọc lấy tòa thiêu hương và điện thờ Bà Đậu.
Ngoài những giá trị kiến trúc, chùa Đậu còn bảo lưu được nhiều di vật quý như: 2 con chồn đá ở thềm Tam Quan có niên hiệu thời Trần, đôi rồng đá ở thềm bậc Tiền Đường, đến nay đã có hơn 500 năm tuổi; các phù điêu trạm hình tiên nữ đầu người, mình chim, những chàng trai cưỡi rồng đánh hổ, các loại gạch đất nung có hoa văn thời Mạc, thời Lê, hai bộ sách đồng…
Đặc biệt, chùa còn lưu giữ hai pho tượng ướp xác, còn gọi là xá lỵ, hay tượng táng hai vị tổ thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường quý hiếm, làm nên một chùa Đậu bí ẩn và độc đáo.
Tục truyền xưa kia, nhân dân quanh vùng thường gọi thiền sư Vũ Khắc Minh là nhà sư rau, bởi quanh năm thức ăn của ông chỉ duy nhất là rau. Trước khi mất, ông ngồi vào trong am để tụng kinh, mang theo 1 chum nước và một chum dầu để thắp. Ông dặn các đệ tử “sau 3 tháng 10 ngày nếu không nghe thấy tiếng gõ mõ tụng kinh nữa mới được mở cửa am ra. Nếu thi thể của ta còn nguyên vẹn thì lấy sơn ta bả lên người, còn nếu đã bị hôi thối thì dùng đất lấp am”. Vị thiền sư đã chuẩn bị cho sự ra đi của mình.
Hai vị Thiền sư đắc đạo
Cho đến nay, khoảng thời gian 3 tháng 10 ngày đó vẫn mãi là bí mật không lời giải thích. Giới Phật tử thì cho rằng, hai vị thiền sư đã tu luyện được “lửa tam muội”, một loại lửa có thể chiến thắng mọi tác động bên ngoài và trường tồn với thời gian mà vẫn được lưu truyền trong Phật giáo.
Theo như lời của vị sư trụ trì chùa Đậu, đại đức Thích Thanh Nhung, thì hai vị thiền sư sau khi đắc đạo để lại Toàn Thân Xá Lợi. Xá lợi có nghĩa là đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí thời gian bào mòn.
Quy luật của vũ trụ là vật chất không tự nhiên mất đi, mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, trong Phật giáo còn gọi là Thành, Trụ, Hoại, Không. Xá lợi không bị chi phối bởi không gian, thời gian và quy luật của vũ trụ.
Chính vì vậy, hai pho tượng được coi là quốc bảo thiêng liêng và nhận được sự cung kính như Đức phật sống.
Trải qua hàng trăm năm hai pho tượng đã có những dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề đến tháng 5.2003 Sở Văn hoá thông tin Hà Tây, Hội Phật giáo, UBND tỉnh Hà Tây… thực thi Dự án Tu bổ và bảo quản hai pho tượng.
Chùa Đậu vốn đã huyền bí và mang trong mình những giá trị tâm linh lớn lao từ hai vị thiền sư đắc đạo, nay càng trở nên hấp dẫn hơn, bởi kỳ tích khôi phục tượng táng của các nhà khoa học Việt Nam.
(nguồn: QueHuongOnline.vn )
- Ngôi chùa có hơn 100 pho tượng đất cổ Hoàng Hà (VNExpress)
- Dấu ấn Ðại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với chùa Tượng Sơn Đại tá Nguyễn Trung Thực
- Chùa Non Đông - Đót Sơn Di Sản Bị Quên Lãng Của Hải Phòng Phạm Thắng
- Độc đáo kiến trúc chùa Keo Nguyễn Hoan (petrotimes.vn)
- Thắng cảnh chùa Hương: Biệt chiếm nhất Nam thiên (TTXVN)
- Tháp Phổ Minh - Nét kiến trúc Phật giáo độc đáo Trần Văn Kiêm
- Chùa Huế xưa và nay Hà Xuân Liêm
- Ngôi chùa Admin
- Tượng Quan Âm Admin
- Hoa sen trong kiến trúc Phật Giáo Việt Nam Thanh Nguyên (Tổng hợp)
- Những chùa trở thành di sản văn hóa của dân tộc Admin
- Kỳ ảo chùa hang đá không sư ở Lý Sơn Admin
- Bên dòng Hương Giang Nguyên Trang
- Khám phá Chùa Khleang - Ngôi cổ tự miền đất Sóc Trăng Admin
- Chùa Nga My - Ngôi chùa gần nghìn năm tuổi G.Phong - Thiện Tâm
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay giúp đỡ người nghèo tại Hà Tĩnh
- Hà Tĩnh: Ca nhạc mừng lễ khánh thành chùa Tượng Sơn
- Thông báo: Chương trình dự lễ bổ nhiệm trụ trì chùa Tượng Sơn và du lịch thắng cảnh Nghệ An - Hà Tĩnh
- Thông báo: Danh sách các Phật tử thiếu thông tin để làm hồ sơ đi hành hương Ấn Độ
- Chùm ảnh: Chùa Giác Ngộ tổ chức hành hương 10 chùa đầu xuân Quý Tỵ
- Đạo Phật Ngày Nay chúc mừng năm mới
- Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 26
- Chùa Giác Ngộ: Chương trình Mừng Xuân Di Lặc - Xuân Quý Tỵ 2013
- Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay chăm lo tết cho người nghèo P. 2, Q. Phú Nhuận
- Đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay hoạt động từ thiện tại Hà Tĩnh
Bình luận (0 đã gửi)
Gửi bình luận của bạn