Nguyệt Viên ngày đó “Nguyệt Viên 18 ông nghè Ông cưỡi ngựa tía ông che tán vàng” Câu thơ ca ngợi về làng khoa bảng từ ngày xưa vẫn còn đó, con cháu dòng họ Lê Viết vẫn từng ngày trên từng nẻo đường vượt khó vươn lên. Nghị lực một thời của cụ phó bảng Lê Viết Tạo dành cho con cháu là tấm gương trong lao động, học tập, tâm trung với học với lẽ phải. Dòng họ Lê Viết là một chi nhỏ của dòng họ Lê Hữu, Việt Nam ta, bắt đầu từ thời cụ Phó bảng Lê Viết Tạo là người đứng đầu dòng họ Lê Viết được người dân nước Nam biết đến như một dòng họ của học tập và thành tài. Năm 1909, Lê Viết Tạo thi đậu giải Nguyên đến khoa thi Hội được Ân tứ Ất bảng tiến sĩ (phó bảng), được triều Đình Huế phong Hàm lâm viện thừa chỉ sung chức cơ mật Viện tư vụ rồi thăng lên Quan Lộc tự Khanh, là người đỗ phó bảng kỳ thi cuối cùng của triều Nguyễn. Ở đời cụ phó bảng Lê Viết Tạo sinh được 5 người con thì cả 5 người đều xem việc học là nghĩa ở đời, rồi học thành, đỗ đạt mang danh thế hệ. Người con đầu là Lê Viết Đậu, giảng viên trường kỹ nghệ Huế. Lê Viết Khoa người con thứ 2 là TSKH, lớp TS đầu tiên của Việt Nam và cũng chính là Viện trưởng của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Kế tiếp là người thầy, được đồng nghiệp, học sinh kính mến, ông là Lê Viết Liêu người con thứ 3 trong đại gia đình hiếu học. Đến Lê Viết Của một vị quan tòa thanh liêm, chính trực, đã từng làm Chánh án tòa án liên khu 4. Người con thứ 5 là ông Giám đốc Lê Viết Hường, ông cũng là chủ nhân của chiếc máy kéo mang tên “tháng tám” và nhiều công trình nghiên cứu về động cơ Đi-ê-den khác. Nối tiếp truyền thống cha ông, thế hệ con cháu cụ Phó bảng Lê Viết Tạo không ngừng làm rạng rỡ tổ tông. Cháu nội cụ phó bảng PGS-TS Lê Viết Kim Ba, người đoạt giải thưởng khoa học Quốc tế Kôvalevxcaia, cô đã không phụ lòng mong đợi từ người cha Lê Viết Khoa. Là phận gái nhưng Lê Viết Kim Ba không ngừng học hỏi phát huy truyền thống gia đình, khẳng định mình khi liên tục nữ tiến sĩ này nhận bằng sáng chế trong nghiên cứu màn lọc được công nhận bản quyền tại nước bạn Đức. Hơn 20 năm nghiên cứu khoa học cũng là hơn 20 năm người con đất Thanh cống hiến cho quê hương Tổ quốc bằng chính sức mình, bằng chính nghị lực của người con trong dòng tộc Lê Viết. Nối tiếp truyền thống... Đến nay đã bước sang đời thứ 6 kể từ khi cụ phó bảng Lê Viết Tạo đứng trưởng dòng họ. Về làng Nguyệt Viên nay ai cũng biết đến dòng họ Lê Viết, cái tên Nguyệt Viên như gắn liền với những ngày tháng hình thành, khởi sắc của Lê Viết họ. Thấm đượm truyền thống gia đình hiếu học thành tài, các thế hệ con cháu nay không ngừng vươn xa hơn nữa trong học tập, đi lên theo nghiệp học với khao khát một mục đích tuyệt cùng là công hiên cho quê hương, Đất nước phần nhỏ công sức mình, tiếp nối những truyền thống cha ông gây dựng. Chúng tôi bước vào căn nhà lưu giữ những bút tích cuối cùng của cụ phó bảng và cũng cũng chính là nơi thờ phụng các bậc tổ tiên Nhà thờ họ. Nơi đây còn lưu giữ 2 dòng chữ do chính tay cụ Phí bảng khai bút, đó là kỷ vật duy nhất mà ngày nay dòng họ còn lưu giữ. người hiện trông coi và cũng là trưởng dòng họ Lê Viết hôm nay chính là cụ Lê Viết Luân con trai trưởng cụ Lê Viết Đậu. Cụ Lê Viết Luân đã từng là hiệu trưởng trường tiểu học Hoằng Quang(nghỉ hưu năm 1985), theo lời cụ vào ngày 24/11 hàng năm là ngày Húy Nhật (ngày giỗ) con cháu dòng họ từ bốn phương lại tụ tập về vái lễ ông bà tổ tiên. Đó cũng là dịp con cháu lâu ngày xa phương ôn lại những kỷ niệm, thành công trên con đường lập thân lập nghiệp. Xuân Thủy
Có một dòng họ “làm sáng” làng khoa bảng Nguyệt Viên
Có những dòng họ lấy việc đỗ đạt thành tài làm tôn chỉ mục đích trong cuộc sống, và đã làm được những điều có ích để ngày mai và xa hơn nữa cống hiến cho non sông đất nước Việt Nam những con người trí tuệ bản lĩnh. Đó là dòng họ của cụ Lê Viết Tạo nằm ngay trong làng khoa bảng Nguyệt Viên xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa(Thanh Hóa)