Bắc Giang (thành phố)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bắc Giang (thành phố)
Địa lý
Trực thuộc tỉnh Bắc Giang
Vị trí Phía tây của tỉnh Bắc Giang
Diện tích 66,45 km² (2010) [1]
Số xã/phường 7 phường, 9
Dân số
Dân số 145.249 người (2010) [1]
 - Thành thị 46,5 % (2010)
 - Nông thôn 53,5 % (2010)
Mật độ 2.186 người/km² (2010)
Thông tin khác
Công nhận thành phố 2005 [2]
Xếp loại đô thị 3

Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Giang, nằm cách Hà Nội 50 km.

Mục lục

Đơn vị hành chính [sửa]

Thị xã Bắc Giang trở thành thành phố Bắc Giang theo Nghị định Chính phủ số 75/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005. Hiện thành phố được xếp là đô thị loại III và đang phấn đấu để trở thành đô thị loại II vào năm 2015.

Khi thành lập, thành phố Bắc Giang có 32,21 km2 diện tích tự nhiên, 126.810 nhân khẩu, và có 11 đơn vị hành chính trực thuộc.

Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành nghị quyết số 36/NQ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Lạng GiangYên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang. Theo đó, các xã được chuyển vào thành phố Bắc Giang bao gồm: xã Dĩnh Trì (huyện Lạng Giang), các xã Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến, Đồng Sơn (huyện Yên Dũng).

Như vậy thành phố Bắc Giang có 66,45 km2 diện tích tự nhiên, 145.249 nhân khẩu, và có 16 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Trần Phú, Ngô Quyền, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Độ, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương và các : Dĩnh Kế, Xương Giang, Đa Mai, Song Mai, Tân Mỹ, Song Khê, Đồng Sơn, Tân TiếnDĩnh Trì.

Địa giới hành chính: Đông giáp huyện Lạng Giang; Tây giáp huyện Việt Yên; Nam-Tây Nam giáp huyện Yên Dũng; Bắc giáp huyện Tân Yên.

Cơ sở hạ tầng [sửa]

Điều kiện kinh tế [sửa]

Biểu trưng công nghiệp của thành phố Bắc Giang là công trình Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, ngoài ra còn có cụm công nghiệp Xương Giang đã được quy hoạch xây dựng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng sản xuất công nghiệp của chính quyền và Đảng bộ thành phố. Vào năm 2001, cụm công nghiệp này đã đón nhận một dự án đầu tư về may mặc của Hàn Quốc, thu hút hơn 700 lao động của địa phương. Người dân ven thị xã còn phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, thủ công mỹ nghệ, cho ra những sản phẩm tinh xảo, đẹp và hấp dẫn.

Bên cạnh sự chuyển biến về công nghiệp, sản xuất nông nghiệp của thành phố cũng ngày càng có sự thay đổi đáng kể, ngày càng xuất hiện nhiều vùng sản xuất, chuyên canh ven đô như vùng rau ở Dĩnh Kế, hoa ở Hoàng Văn Thụ... nâng mức thu nhập bình quân lên 21 triệu đồng trên 1 ha đất canh tác, cao hơn so với trồng lúa khoảng 4 triệu đồng. Ngoài ra thành phố còn mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa cho năng xuất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra 250 tấn mỗi năm cung cấp cho tiêu dùng nội thành.

Mạng lưới thương mại-dịch vụ cũng đã được phát triển, đặc biệt tại các tuyến phố chính trong thành phố. Trong thời gian gần đây nhiều dãy phố đã đựoc chuyên môn hoá ngành hàng kinh doanh, nên thu nhập của các hộ kinh doanh không những tăng đáng kể mà còn tạo ra việc làm cho khoảng 6.700 lao động. Trong thời gian tới thành phố sẽ xây dựng 1 hoặc 2 siêu thị có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân.

Hình ảnh [sửa]

Chú thích [sửa]

  1. ^ a b Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
  2. ^ Nghị định số 75/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang.