Đường vào chùa, là đường bờ đê sông Mã, và sông Chu
Thanh Hóa là đất cổ, mà vùng này là đất cổ nhất. Vùng đất này từ làng Giàng (Dương Xá), quê của Dương Đình Nghệ, qua núi Vồm, núi Đọ, chỗ nào cũng đầy di tích.
kỷ niệm trên đường đê
Cơn lụt đã qua còn lưu dấu trên thân cây
Núi Đọ, hay núi Tràn, bên sông Chu, nhìn từ đường đê.
Nhìn thì không ấn tượng lắm, nhưng Đại Nam Nhất Thống Chí ví von là 'Linh quy hí thủy'. Núi Đọ là một di chỉ khảo cổ, đã tìm được nhiều rìu đá của người nguyên thủy 30, 40 vạn năm trước.
Núi Vồm, hay núi Bàn A, tên chữ là núi Khánh Bằng. Nguyên núi này cũng có hình 'ngọn núi'. Sau này đá núi bị khai thác, chỉ còn một mảnh lởm chởm như hiện nay. ca dao;
Núi Vồm trước mặt cao cao
Nhác trông chốn ây khác nào động tiên
Chữ 'vồm', từ 'ông Vồm', là một người khổng lồ. Theo dân gian, ông Vồm đánh nhau với ông Bưng, bị thua, chạy đến đây gục xuống thành núi.
Làng Đại Khánh ở chân núi Vồm (mà bạn thấy trong ảnh), sau này nổi tiếng làng nghề nồi đất. Trước đó cũng là đất học, theo lời truyền tụng thì đã sản sinh 18 quận công. Ông quận công thứ 18 rời làng từ nhỏ, khi vinh quy bái tổ dân làng không biết nên tiếp đón lạnh nhạt. Ông quận công giận, sai đắp con đường thẳng xuyên vào làng, cắt đức long mạch học hành. Từ đó làng chuyển qua làm nồi.
Núi Bằng Trình, bên kia sông Chu, nằm đối diện núi Khánh Bằng (núi Vồm, núi Bàn A). Đây là một danh sơn, và cũng bị khai thác đá tơi tả. Đại Nam Nhất Thống Chí kể 10 cảnh đẹp quanh núi Bàn A, trong đó có 'Khánh bằng liệt trướng' (núi Đại Khánh và núi Khánh Bằng như bức trướng giăng ngang).
Làng cổ dưới chân núi Vồm
Chùa Vồm, hay chùa Đại Hùng.
Rồng đá chùa Vồm
Chánh điện. Tượng Phật chạm ngay vào vách núi (vách núi cũng là tường sau của chánh điện), cao 6m.
Tượng Phật chạm vào vách núi
Có đường lên miếu thờ Mẫu ở lưng chừng núi.
Từ miếu thờ Mẫu nhìn ra sông Chu.
'Ngã Ba Đầu', nơi sông Chu đổ vào sông Mã. Bàn A Thập cảnh tả: 'Viễn sầm yên thụ' (cây mờ non xa).
Ảnh của tác giả.
Tư liệu từ 'Những thắng tích xứ Thanh', tác giả Hương Nao, NXB Giáo Dục, 1997.