DANH MỤC
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN


Kinh doanh



Director




Tư vấn du lịch



Hỗ trợ thông tin

Tư vấn du lịch
Ninh Bình - một vùng non sông huyền thoại, kỳ thú
Ninh Bình luôn được xem là mảnh đất của du lịch, là nơi được thiên nhiên ưu ái sắp đặt rất nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp đến mê hoặc lòng người như Tam Cốc, Trang An, Vân Trình động…
Động Vân Trình
Động Vân Trình rộng gần 3500 m2, là một động lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Ninh Bình, sánh ngang với động Thiên Cung ở vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh)
Hồ Đồng Chương
Một hồ nước rộng trong veo, mầu ngọc bích, nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan, có tên là Đồng Chương.
Bình Minh - Ninh Bình

Vùng biển Kim Sơn - Thuộc bờ biển Ninh Bình là khu vực được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới cùng với VQG Giao Thủy và Khu bảo tồn thiên nhiên biển Tiền Hải. Đây là những tiểu vùng sinh thái thuộc cửa sông Đáy và cửa sông Hồng chúng được gọi chung là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng.

Chuyện tình ở rừng Cúc Phương
Từ  tình yêu muông thú, Tilo-một chuyên gia người Đức bất ngờ bị một cô gái  xinh đẹp người Hà Nội quyến rũ. Rồi trong Vườn rừng Quốc gia Cúc Phương  (Ninh Bình) xanh mát bóng cây, xuất hiện những “vườn trẻ” của loài thú  quý bên cạnh những “gia đình” thú. Ở đó còn có một ngôi nhà bé con của vợ chồng Tilo.
Ninh Bình nơi hội tụ những Tinh hoa

Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (từ 968 đến 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, chống giặc ngoại xâm và phát tích thủ đô Hà Nội.

Đền thờ Vua Đinh - Vua Lê
Ðền toạ lạc trên khuôn viên  diện tích chừng 5ha, thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, theo kiểu "nội công, ngoại quốc".
Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc Đông - Tây
Phương đình áng ngữ trước nhà thờ lớn
Hình ảnh
   Du lịch Ninh Bình
Độc đáo Cầu Ngói và Nhà thờ đá Phát Diệm

Cầu Ngói Phát Diệm và Nhà thờ đá Phát Diệm, từ lâu được du khách xem như những “điểm nhấn” khó quên của tour du lịch Ninh Bình.

Kim Sơn – miền đất bồi tụ của hai cửa sông lớn là sông Càn và sông Đáy ra đời từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt năm Kỷ Tỵ - 1809, gắn với công lao của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) có mặt trên bản đồ Việt Nam từ năm1829. Tuy không nhiều điểm di tích lịch sử, nhưng Kim Sơn được nhiều người biết đến bởi hai công trình kiến trúc độc đáo: Cầu Ngói Phát Diệm và Nhà thờ đá Phát Diệm.

Cây cầu “3 nhịp-12 gian”

Cầu Ngói “3 nhịp–12 gian” bắc qua sông Ân

Cầu Ngói Phát Diệm bắc qua sông Ân ở thị trấn Phát Diệm là cây cầu dạng cầu vồng độc đáo, một công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng công giáo Kim Sơn.


"Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta"
Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Chiều dài cầu 36 m và chiều rộng 3 m. Hai bên thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim. Trên cầu là mái che cầu phong li tô, lợp ngói đỏ cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lối đi hai đầu cầu có các bậc tam cấp.



Nhịp đời êm ả qua mỗi nhịp cầu…

Vừa có chức năng giao thông, lại vừa là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi hò hẹn lứa đôi… Cầu Ngói Phát Diệm bao đời nay có một vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa cư dân vùng đất mở Kim Sơn.

Ở Việt Nam hiện chỉ có 3 cầu ở dạng này được nhiều du khách biết đến. Đó là: Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình), Chùa Cầu ở sông Hoài-Hội An (Quảng Nam) và Cầu Ngói Thanh Toàn ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)

Công trình Công giáo kiểu Á Đông.

Nhà thờ Phát Diệm, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình – một công trình kiến trúc có thể gọi là “độc nhất vô nhị” ở ngay trên đất nước mình.


Hành lang bên Nhà thờ Lớn


Kim Sơn mang đặc trưng của một xứ Đạo với rất nhiều nhà thờ công giáo. Nhà thờ đá Phát Diệm là một tổ hợp các nhà thờ với lối kiến trúc độc đáo, hấp dẫn đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa năm 1998 và là một điểm đến quan trọng trong các tour du lịch Ninh Bình hiện nay.

Nhà thờ đá Phát Diệm có sự kết hợp hài hoà hai nền nghệ thuật Âu Châu và Á Đông. Nét độc đáo ở đây là, các công trình của Công giáo đã được “Việt hóa” theo lối kiến trúc đình chùa truyền thống của nước ta. Quần thể kiến trúc này được sáng tạo bởi Linh mục Phêrô Trần Lục (1825-1899).

Nhà Thờ chính được xây dựng năm 1891, dài 80m, cao 18m, rộng 24m, vật liệu xây dựng chủ yếu là đá.


Khu Nhà thờ được xây dựng chủ yếu bằng đá kết hợp với gỗ trong một thời gian dài, từ năm 1875 đến 1899 (24 năm). Diện tích toàn khu rộng gần 30.000 m² với 11 hạng mục công trình được xây cất, bố trí hợp lý, tạo nên cảnh quan trang nghiêm và đẹp mắt.


Những hàng cột lim trong Nhà thờ Lớn

Các hạng mục bao gồm: Ao hồ, Phương đình, Nhà thờ lớn, 4 nhà thờ nhỏ, Nhà thờ đá và 3 hang đá nhân tạo. Điểm nhấn trong quần thể chính là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ, quen gọi Nhà thờ đá, được xây dựng hoàn toàn bằng đá, từ nền, tường, chấn song, cột, xà, đến các bức phù điêu…


Với kỹ nghệ thủ công, những người thợ địa phương đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân vào với nhau bằng một mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo.

Rêu phong cổ kính.

Chính lối kiến trúc có một không hai trên thế giới này mà từ trước đến nay, người ta lấy tên Nhà thờ đá để gọi chung cho cả khu nhà thờ xứ Phát Diệm.

                                                                       St: Nguyễn Quang Hoàng

Booking
Tour khác
Gia Viễn - Ninh Bình
Bình Minh - Ninh Bình
Chuyện tình ở rừng Cúc Phương
Động Vân Trình
Hồ Đồng Chương
Đèo Tam Điệp
Hồ Đồng Thái
Động Mã Tiên
Ninh Bình - một vùng non sông huyền thoại, kỳ thú
Toàn cảnh Cố đô Hoa Lư
Ninh Bình nơi hội tụ những Tinh hoa
Đền thờ Vua Đinh - Vua Lê
Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc Đông - Tây
Sân golf Hoàng Gia tại khu trung tâm liên hiệp thể thao du lịch Ninh Bình
Những hồ sâu và núi cao nhất Ninh Bình
Hướng dẫn du lịch thành phố Ninh Bình qua ảnh
Độc đáo Cầu Ngói và Nhà thờ đá Phát Diệm
Video
TIN NỔI BẬT
Đặc sản dê núi Ninh Bình
Nói về thịt dê, không đâu ngon bằng dê núi Ninh Bình. Ngày ngày, từng đàn dê chắc khoẻ, dạo trên núi đá, gặm lá rừng xanh và uống giọt sương còn đọng lại làm nhớ món khoái khẩu thịt dê rừng.
Rượu Kim Sơn
Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu đã có đăng ký thương hiệu, được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao.
Đậm đà rượu cần Nho Quan – Ninh Bình

Rượu cần Nho Quan là loại rượu không qua chưng cất lửa. Người ta dùng gạo nếp xay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào trong ang hoặc vò sành từ 3 tháng trở lên mới đem ra uống.

Nem Yên Mạc

Nem Yên Mạc được truyền lại từ đời nào không rõ, nhưng những người sành ăn ở đây đã biết đến từ lâu. Với rượu nếp Yên Lâm, nem Yên Mạc đã tạo nên cái duyên “bầu rượu, nắm nem” đi vào thứ ẩm thực của nhiều thế hệ cha ông. Nghe nói ngày xưa khi các nho sinh trên đường vào kinh đi thi thường ghé qua chợ Bút để mua sắm, tối hội nhau ở Mạc Đình để thưởng thức món nem Yên Mạc với rượu Yên Lâm, vừa để ngâm vịnh, họa thơ.

Gà hấp lá sen
Món ăn này có vị ngọt đậm đà của thịt gà ngấm gia vị, hương thơm dịu của lá sen. Mời bạn tham khảo cách làm đơn giản dưới đây từ các đầu bếp của Ezcooking.
Giới thiệu Chùa Bái Đính
Quần thể chùa này gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới đang được xây dựng. Dự án mở rộng núi chùa Bái Đính thành một khu chùa nằm trong các hạng mục bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích cố đô Hoa Lư, sẽ hoàn thành vào năm 2010 để phục vụ đại lễ 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội.
Ninh Bình - vùng đất tiềm năng du lịch
Ninh Bình là tỉnh ở cực nam của đồng bằng Bắc bộ, có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A,...) và đường sắt xuyên Bắc – Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng.....
Tập trận cờ lau: Một hoạt động lễ hội dân gian đặc sắc

Ngoài phần “lễ” (rước, tế, lễ...) có phần “hội” (diễn xướng, trò chơi, cuộc đấu...) như: kéo chữ, chọi gà, đấu vật, múa quạt, cờ người, đu quay... Đặc biệt trong lễ hội có một hội tiết rất độc đáo, đó là “Tập trận cờ lau”, vì vậy lễ hội này, xưa kia còn có tên gọi là “Hội cờ lau”.

Lễ hội Làng Việt - Những nét văn hóa đặc trưng
Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta
Lễ Hội Chùa Hương

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều la hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất...
Kiến trúc chùa ở Việt Nam

Chùa Việt Nam thường là một quần thể kiến trúc gồm những "ngôi nhà" được sắp xếp cạnh nhau, hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí của "ngôi nhà" mà người ta chia thành những kiểu kiến trúc chùa khác nhau. Tên các kiểu kiến trúc chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần giống với mặt bằng kiến trúc chùa.

NHÀ NGHỈ CAO SƠN - NHÀ HÀNG CAO SƠN
NHÀ NGHỈ CAO SƠN VÀ NHÀ HÀNG CAO SƠN ở gần chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Quảng cáo
Nhà nghỉ & Nhà hàng Cao Sơn
Khu DL tâm linh Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Điện thoại: 0303.832.169 - Hotline: 0904.668.769