• Pic Mgmt

    CỔ LOA – TÒA THÀNH CỔ CÓ MỘT KHÔNG HAI

    Cổ Loa - tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ...Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"...

  • Pic Mgmt

    KHAI MẠC LỄ HỘI CAO LỖ VƯƠNG

    Sáng 18/4, tức ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, Lễ hội Cao Lỗ Vương chính thức khai mạc. Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà… Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Trần Văn Tuý và hậu duệ dòng họ Cao trên mọi miền tổ quốc về trẩy hội...

  • Pic Mgmt

    HIỂU ĐÚNG VỀ PHONG TỤC ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM

    Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đại đa số người Việt. Tuy nhiên, nhiều người đi chùa nhưng không biết lễ Phật thế nào, dâng lễ ra sao, xin cung cấp một số thông tin nhằm giúp bạn đọc hiểu đúng việc đi lễ chùa đầu năm này...

  • Pic Mgmt

    CHÙA SỦI TỔ CHỨC KHÓA TU "TRÁI TIM TỪ BI" DÀNH CHO GIỚI TRẺ

    Ngày mùng 07 tháng 12 năm 2013 tức ngày 05/11 Quý Tỵ. Quý Thầy chùa Sủi – Đại Dương Sùng Phúc Tự, thôn Phú Thụy, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội tổ chức khóa tu “Trái tim từ bi” dành cho các bạn trẻ. Hòa Thượng Thích Thanh Từ từng dạy: "Tuổi trẻ các bạn thanh niên phần nhiều tâm hồn sôi nổi bồng bột, thiếu đức bình tĩnh, thiếu chí kiên nhẫn, các bạn cần phải siêng đi chùa hơn hết mới phải. Vì khung cảnh tịch tịnh của nhà chùa sẽ giúp các bạn mát dịu phần nào nhiệt khí, thấy gương nhẫn nại hy sinh của Phật, các bạn sẽ tăng thêm phần kiên chí...

  • Pic Mgmt

    HỒ HOÀN KIẾM VÀ BÍ ẨN LỚN CHƯA THỂ LÝ GIẢI

    (Kienthuc.net.vn) - Từ khi có hồ Hoàn Kiếm đến bây giờ, chưa bao giờ hồ cạn nước. Nhiều người thắc mắc rằng, không biết hồ lấy nguồn nước nơi đâu, vì sao nước hồ có màu xanh? Điều khiến nhiều người quan tâm đến hồ Hoàn Kiếm, bởi bốn mùa nước hồ đều có màu xanh trong. "Xưa kia người ta cho rằng nước hồ xanh là do chất tiết của mỏ đồng dưới đáy hồ. Thế nhưng, các nhà khoa học đã chứng minh màu nước hồ xanh là do trong hồ có nhiều chủng tảo lục chứ không phải do có mỏ đồng", PGS.TS Hà Đình Đức cho biết...

  • Pic Mgmt

    BẨY NÀNG CON GÁI CỦA EVA

    Tựa đề rất thơ này là tên của một cuốn sách khoa học phổ thông hết sức hấp dẫn về di truyền học. Tác giả của nó là một nhà bác học nổi tiếng kiêm… phóng viên truyền hình, vì thế chắc chắn ông rất biết cách viết sách như thể kể một câu chuyện, ly kỳ và cuốn hút. Câu chuyện mở đầu bằng một sự kiện rất “giật gân”...

  • Pic Mgmt

    Ả ĐÀO - NSND QUÁCH THỊ HỒ

    NSND Quách Thị Hồ (1913-2001) quê ở làng Ngọc Bộ, tỉnh Bắc Ninh.Sống và mất tại Hà Nội. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bà đã được nuôi dưỡng bằng nghệ thuật Ả đào. Lên 6 tuổi, bà đã bắt đầu học đàn, học hát, học gõ phách, 9 tuổi học múa, 11 tuổi theo mẹ đi hát. Năm 1976, tiếng hát của bà được GS.TS. Trần Văn Khê ghi âm và giới thiệu ra thế giới. Năm 1978, bà chính thức được Hội đồng Âm nhạc quốc tế của Unesco và Viện nghiên cứu quốc tế về Âm nhạc trao bằng danh dự vì công lao đặc biệt trong việc bảo tồn một bộ môn âm nhạc truyền thống có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao. Năm 1988, băng ghi âm tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đã được xếp hạng cao nhất tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế tại Bình Nhưỡng (Triều Tiên) với sự tham gia của 29 quốc gia...

  • Pic Mgmt

    PHÁT HIÊN HƠN 700 DI VẬT KHẢO CỔ Ở TRUNG QUỐC

    Những ngôi mộ cổ này đã được phát hiện vào tháng 3/2011 sau khi những kẻ đào trộm mộ cổ đã để lại dấu vết. Những hiện vật tìm thấy có niên đại cách ngày nay khá xa, từ thời nhà Thương (triều đại phong kiến Trung Quốc giai đoạn từ 1766 – 1122 TCN) và triều đại nhà Chu (thời kỳ 1122 - 221). Người phụ trách bảo tàng Xiaoshan ở Hàng Châu, ông Shi Jianong cho hay, những hiện vật được tìm thấy từ 45 ngôi mộ cổ làm bằng đồ gốm, đồ sứ...

  • Pic Mgmt

    ĐÀN BẦU – BIỂU TƯỢNG ĐẶC SẮC VÀ ĐỘC ĐÁO CỦA TÂM HỒN VIỆT

    Tiếng đàn bầu Việt Nam từ xa xưa đến bây giờ và mai sau nữa, với sức lay động sâu xa, quyến rũ lòng người, được người Việt Nam ta say mê đặc biệt. Còn với người nước ngoài lâu nay, tiếng đàn bầu Việt Nam ở đâu cũng gây ấn tượng mạnh vì sự độc đáo của cây đàn một dây có âm sắc tuyệt đẹp, có thể chơi cả dân ca, nhạc phẩm mang hồn Việt lẫn nhạc phẩm các xứ sở trên thế giới, truyền cảm lạ lùng...

  • Pic Mgmt

    QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN-NINH BÌNH

    Ngày 23/6 vừa qua, tại Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình, Việt Nam vào Danh mục Di sản Thế giới...

  • Pic Mgmt

    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & THỰC HÀNH GIA PHẢ ĐẾN THĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

    Sáng thứ tư, ngày 10 tháng 4 năm 2013, ông Võ Ngọc An-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Thực hành Gia phả (TTNC & THGP) và ông Cao Bá Nghiệp-Nhà nghiên cứu Cao tộc đã đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, thành phố Hồ Chí Minh...

  • Pic Mgmt

    ÔNG GIÀ NOEL TỪNG LÀ VỊ DANH TƯỚNG CỦA VIỆT NAM ?!

    ...Sử sách ghi lại, thủ lĩnh Tày là Túc Phăn (Thục Phán) sau khi san bằng lãnh địa của các Bò Khun (vua Hùng), hợp nhất đất Âu-Tây Bắc với vùng Nác sông Hồng, lập nên quốc gia Âu Nác, đã cho xây dựng thành trì ở vùng trung tâm Kẻ Chũ (nay được gọi là Cổ Loa). Công cuộc xây thành này có sự góp sức đáng kể của vị tướng quân mang tên Cao Lỗ, người mà hai nghìn năm sau chỉ còn được biết đến qua những thần phả truyền kỳ, nhuốm đậm sắc màu huyền sử...

  • Pic Mgmt

    ĐỀN THỜ CAO LỖ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    ...Năm 1954, trong số những người Bắc di cư vào Nam, có một số bà con người làng Đại Than, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã đến sinh sống và lập nghiệp tại khu vực chùa Giác Hạnh ngày nay. Năm 1957, do nhu cầu tâm linh nên những người con xa xứ của làng Đại Than ở đây đã cùng nhau góp công sức xây dựng một ngôi đền THỜ CAO LỖ trong khu vực chùa GIÁC HẠNH tại số nhà 51 đường Ông Ích Khiêm, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi nhận được tin trên, tôi đã gửi ngay E-mail báo cho Ban Liên Lạc Họ Cao Việt Nam...

  • Pic Mgmt

    HUYỀN THOẠI VỀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA...

    Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra...Con đường tơ lụa (The Silk Road) là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực...

  • Pic Mgmt

    CHUYỆN GIỜ MỚI KỂ CỦA SƯ TRỤ TRÌ LÀM LỄ CẦU AN CHO ĐẠI TƯỚNG

    Là người có mặt từ rất sớm tại nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30 Hoàng Diệu) để cầu an cho Đại tướng, Đại đức Thích Thanh Phương – trụ trì chùa Sủi (Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một biểu tượng của dân tộc. Người ra đi là một sự mất mát lớn lao và để lại niềm tiếc thương cho toàn thể nhân dân, trong đó có cả phía Phật giáo”.

Chi tiết

ĐÌNH TRÀ CỔ - QUẢNG NINH

“Cột mốc” chủ quyền văn hóa Việt

(Dân trí) - Nằm ở địa đầu Tổ quốc, giáp ranh với Trung Quốc, từ ngàn đời nay Đình Trà Cổ vẫn uy nghiêm mang đậm bản sắc Việt. Đặc biệt trong đình có hai bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng như cột mốc chủ quyền văn hóa Việt từ ngàn năm qua…

Hai bức hoành phi ghi dòng chữ: Địa cửu Thiên trường (Đất vững, Trời dài) và: Nam Sơn tịnh thọ (Nước Nam bền vững).

Làng Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh), nơi được xem là điểm đặt bút đầu tiên để vẽ hình chữ S trên bản đồ nước Việt.

“Cột mốc” chủ quyền văn hóa Việt
Khác hẳn với những ngôi đình khác, Đình Trà Cổ có vị trí gần vùng giáp ranh Trung Quốc
nhưng phong cách kiến trúc của đình mang đậm bản chất văn hóa Việt 

Đình Trà Cổ được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 của đời Hậu Lê 1461 trên vùng đất phía Nam phường Trà Cổ thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây xưa kia người dân sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống của họ gắn liền với sóng với gió.

Khác hẳn với những ngôi đình khác, Đình Trà Cổ có vị trí gần vùng giáp ranh Trung Quốc nhưng phong cách kiến trúc của đình mang đậm bản chất văn hóa của người Việt không hề lai căng pha tạp đồng hóa với kiến trúc Trung Hoa. Đặc biệt, trong đình có hai bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng: Ghi dòng chữ: Địa cửu Thiên trường (Đất vững, Trời dài) và : Nam Sơn tịnh thọ (Nước Nam bền vững).

Đình Trà Cổ như một cột mốc khẳng định chủ quyền Văn Hóa của Việt Nam. Trải qua gần 600 năm thăng trầm của đất nước, không ít cơn binh lửa can qua nhưng đình vẫn giữ nguyên dáng vẻ và phong cách như xưa.

Đình Trà Cổ như một cột mốc khẳng định chủ quyền Văn Hóa của Việt Nam. Trải qua gần sáu trăm năm thăng trầm của đất nước, không ít cơn binh lửa can qua nhưng đình vẫn giữ nguyên dáng vẻ và phong cách như xưa.

Mặt bằng đình theo kiểu chữ Đinh, tiền đường gồm 5 gian, 2 trái, hậu cung có 3 gian. Mái đình hơi võng, lợp ngói mũi giống như những ngôi đình của các làng quê đồng bằng sông Hồng. Đình gồm 48 cột lim đặt trên tảng kê bằng đá xanh.

Cột cái cao 4,65 mét, chu vi cột 1,63 mét. Đình còn có 2 cột bằng đá nguyên khối cao hơn 2 mét. Trong đình có nhiều bức cửa võng trạm trổ tinh xảo được sơn son thếp vàng. Những hình ảnh cách điệu về Tứ Linh, về thần tiên, về con người... Trong hậu cung có bức trạm bông sen vàng, ở giữa giải hoa văn ô vuông. Trước hậu cung có bức y môn bằng lụa điều thêu hình rồng phượng, đôi chim hạc cao 1,5 mét.

“Cột mốc” chủ quyền văn hóa Việt

Sàn đình làm bằng gỗ, cao 0,4 mét, bưng kín bằng những bức trạm trổ. Nhiều kết cấu mái đều được cách điệu và trạm trổ tinh xảo. Liên kết hệ khung dầm và vách ngăn đều bằng gỗ lim có kích thước lớn. Trong đình hiện còn lưu giữ được những hiện vật cổ rất có giá trị.

Đình Trà Cổ thờ 6 vị Thành Hoàng làng đã có công lập nên xã Trà Cổ xưa. Truyền rằng Trà Cổ tổ Đồ Sơn - Những người dân Đồ Sơn xưa đã đến nơi này - Họ là những ngư dân, là những người lính ra trấn giữ mảnh đất này của Tổ quốc và ở lại sinh cơ lập nghiệp lập nên làng chài Trà Cổ.

Bắt đầu từ năm nay, Lễ hội đình Trà Cổ được Móng Cái nâng cấp thành lễ hội quy mô cấp thành phố, nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh thu hút du khách.

Lễ hội năm nay được tổ chức từ ngày 26 đến 28-6. Phần lễ bao gồm: Rước mâm hoa quả và cây đèn thần về đình; rước kiệu nghênh thần; rước cỗ chay, cỗ mặn của 12 ông đám cũ và 12 ông đám mới.

Phần hội năm nay có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là chương trình nghệ thuật được tổ chức liên tục trong 3 đêm hội 26, 27 và 28-6 tại sân đình Trà Cổ, đình Tràng Vỹ với sự tham gia của gần 100 diễn viên

Hàng ngàn năm qua đi, xa xôi và cách trở nhưng người dân Trà Cổ vẫn còn giữ nguyên nền nếp của người dân vùng biển Đồ Sơn. Có nhiều người dân Trà Cổ đã xa rời quê hương đi định cư ở nước ngoài nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn đất Việt. Họ vẫn luôn nhớ về mái đình Việt nơi địa đầu Tổ quốc.

Minh Phan

Pháp Thiện Nghiệp sưu tầm & giới thiệu

Video tham khảo



Tin cùng loại :

 

Tiện ích

Hiện tại

Nhiệt độ: °C

Cao nhất: °
Thấp nhất: °

Độ ẩm: %

Gió: hướng Không xác định,

Mặt trời mọc:

Mặt trời lặn:

nguồn: yahoo.com

Hồ Chí Minh

nguồn: vnexpress.net

05:01:42 PM 22/10/2014
Loại Mua Bán
SJC 1L 35.710 35.830
Nhẫn 99,99 32.480 32.780
99,99% 31.980 32.780
99% 31.655 32.455
75% 23.337 24.737
58,3% 17.863 19.263
41,7% 12.421 13.821

nguồn: công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn

10/22/2014 8:13:55 PM
Ngoại tệ Mua Chuyển khoản Bán
USD US DOLLAR 21220 21220 21270
EUR EURO 26832.72 26913.46 27155.19
GBP BRITISH POUND 33838.87 34077.41 34383.49
HKD HONGKONG DOLLAR 2701.9 2720.95 2756.39
JPY JAPANESE YEN 195.77 197.75 199.53
CHF SWISS FRANCE 22100.46 22256.25 22546.16
AUD AUST.DOLLAR 18460.29 18571.72 18738.53
CAD CANADIAN DOLLAR 18642.76 18812.07 19057.11
SGD SINGAPORE DOLLAR 16466.48 16582.56 16865.89
THB THAI BAHT 644.19 644.19 671.11

nguồn: ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Lịch vạn niên

Album ảnh

Hỏi đáp

Tên bạn: *

Email: *

Điện thoại: *

Nội dung:*

   *

Xem hỏi đáp