Kiến Hưng
Kiến Hưng là một phường nằm ở phía Đông quận Hà Đông, Hà Nội. Phường Kiến Hưng được thành lập theo Quyết định số 19/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 08/5/2009 với diện tích 424,15 ha diện tích tự nhiên và 11.390. Đây là phường có quốc lộ 70A, tuyến đường sắt Văn Điển - Hà Đông - Đông Anh, Dự án đường trục phía nam Hà Nội và sông Nhuệ đi qua.
Mục lục |
[sửa] Địa giới
Địa giới hành chính phường Kiến Hưng:
- Đông giáp xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì;
- Tây giáp phường Hà Cầu, phường Phú La, quận Hà Đông;
- Nam giáp xã Cự Khê, huyện Thanh Oai và phường Phú Lương, quận Hà Đông;
- Bắc giáp phường Phúc La, quận Hà Đông và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.
[sửa] Làng Đa Sĩ
Kiến Hưng có làng Đa Sĩ là một làng cổ nổi tiếng ở Hà Nội. Làng Đa Sĩ là một làng quê hiếu học, giỏi nghề rèn. Dưới triều đại phong kiến Đa Sĩ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sĩ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sĩ còn nổi tiếng bởi nghề rèn. Các sản phẩm rèn Đa sĩ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền Việt Nam. Làng Đa Sĩ còn có nhiều bài thuốc nam rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là những bài thuốc do Đức thánh Thánh Hoàng làng - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của quân đội Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sủ dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa. Ông cũng được làm Thủ phiên tại Thái y viện. Trong lần đi sứ sang triều đình Mãn Thanh, ông đã chữa được bệnh nan y cho vua Càn Long và được phong danh hiệu "Lịch thế y". Ông có công lưu giữ, biên soạn, bổ sung cuốn sách "Hoạt nhân toát yếu" (Phép cốt yếu cứu người) của Hoàng Đôn Hòa bao gồm 201 phương thuốc chữa bệnh đơn giản; kinh nghiệm ứng trị 103 phương thuốc nội khoa, 21 phương thuốc ngoại khoa, 11 phương thuốc phụ khoa, 6 bài thuốc thương khoa, 5 bài thuốc nhi khoa, 55 bài thuốc trị bệnh cho thú vật. Ngoài ra còn kèm một thiên về "Tính mệnh khuê tăng chi bổ" (Giữ gìn bồi bổ súc khỏe, tính mệnh con người, kéo dài tuổi thọ).
[sửa] Chùa Trắng
Chùa Trắng còn được gọi là chùa Mậu Lương hay chùa Đại Bi. Đây là một quần thể chùa và miếu được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ở làng Mậu Lương, phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Chùa Trắng Mậu Lương tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 2.000m2, tổng thể mặt bằng kiến trúc bao gồm: tam quan, chùa chính, đền thờ, nhà tế, nhà khách và nhà hậu, được phân bố theo hình chữ Chi (之). Hệ thống tượng Phật bằng đất sơn son thếp vàng, niên đại sớm nhất là thế kỷ XVII.
Chùa còn lưu giữ một số hoa văn điển hình và đặc trưng như phù điêu bia đời Cảnh Hưng với tên Đại Bi tự bi lục. Trán bia phía trước chạm rồng, kiểu nghệ thuật thời nhà Mạc, điểm xuyết quanh rồng là hạt tròn nổi cùng những cụm mây. Trán bia phía sau chạm phượng chầu mặt trăng, hình thức chạm phóng khoáng mang nét dân gian, cánh phượng như cánh chim, cánh gà bình thường, tượng trưng cho sự phồn thực, dân dã. Chùa Trắng Hà Đông hiện là một trong những điểm du lịch của Hà Nội.
[sửa] Chú thích
- Quyết định số 19/NQ-CP của Chính phủ
- Sức sống của một làng nghề - làng rèn Đa Sĩ
- Đa Sĩ - đất học, đất nghề
|