Nằm ở làng
Trà Kiệu - xã
Duy Sơn - huyện
Duy Xuyên, cách thành phố
Đà Nẵng 37 km về phía tây nam.
Nhà thờ Trà Kiệu đựơc xây dựng vào năm 1772 ở một vị trí khác và sau đó chuyển đến vị trí như ngày nay vào năm 1865.
Năm 1971,
Linh mục Phero Lê Như Hảo cho xây dựng gian giữa giáo đường hiện nay theo lối kiến trúc Châu Âu thế kỷ 17. Kế bên giáo đường là tu viện (xây dựng năm 1867), nhà trưng bày truyền thống và
nhà thờ Đức Mẹ (được xây dựng năm 1898) trên ngọn đồi cao 60 mét. Đứng đây có thể tận hưởng không khí trong lành mát mẻ và phóng tầm mắt ra chung quanh ngắm nhìn phong cảnh của một vùng dân cư rộng lớn, len lõi giữa màu xanh biên biếc của cây lá chạy dọc theo hai bờ của dòng
sông Thu Bồn mơ mộng.
Hàng năm, vào dịp
NOEL, tại giáo đường
Trà Kiệu thường có tổ chức hành lễ với qui mô lớn, thu hút sự tham gia của rất nhiều giáo dân đến từ mọi miền đất nước.
Di tích
Trà Kiệu, làng
Trà Kiệu, xã
Duy Sơn, huyện
Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam. Cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 45 km về phía tây nam, di tích nằm trên một dải đồng bằng, là cửa của một thung lũng rộng hình tam giác, các ngọn núi:
Chóp Xôi,
Núi Chúa, Núi Ðất... nối liền nhau tạo nên hai bức tường thành tự nhiên bảo vệ hai cạnh phía tây bắc và tây nam của thung lũng.
Đi sâu vào trong thánh địa
|
Tượng thần Shiva
|
Trong thung lũng, làng mạc đông đúc dân cư, ruộng đồng tươi tốt. Vượt qua một dãy núi thấp phía tây nam là đến thung lũng Mỹ Sơn, thánh địa nổi tiếng của Vương quốc Champa.
Kinh đô cổ
Trà Kiệu
Vị trí: Nằm trên bờ
sông Thu Bồn, cách
thánh địa Mỹ Sơn không xa.
Ðặc điểm: Trong văn bia Chăm đã lưu danh
Kinh thành này dưới cái tên
Simhapura - tức
Kinh thành Sư tử.
Simhapura ra đời dưới triều vua Bhađvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Tiếc rằng đến nay chúng ta mới trùng tu phần nào về Mỹ Sơn, còn
Trà Kiệu hình bóng về kinh đô cổ xưa về vương quốc Chămpa (hay còn gọi là Lâm ấp) nằm trên bờ
sông Thu Bồn chỉ còn những chân móng tường thành sụp đổ bị chôn vùi trong đất đá hoặc cô đọng lại trong vài trang sử nhỏ.