Làng Cự Đà
Ký sự Thăng Long Làng cổ Cự Đà |
Ký sự Thăng Long Làng cổ Cự Đà |
Làng Cổ Cự Đà |
36phoTV - Làng Cổ Cự Đà |
|
Tổng quan
Nằm tiếp giáp với con sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây-Nam, thôn Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội), với những cây cổ thụ, mái đình, chùa, cổng làng, các ngôi nhà cổ kính... với mật độ dày đặc khiến chúng ta có cảm giác như được đi ngược lại thời gian, ít nhất là cả trăm năm.
Làng cổ Cự Đà là tên gọi của một trong ba thôn Khúc Thủy, Khe Tang, Cự Đà thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Trong ba thôn của xã thì Cự Đà có tuổi đời lâu nhất. Thời kỳ phát triển cực thịnh nhất của làng là vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Làng Cự Đà không chỉ được biết đến như một làng hai nghề truyền thống nổi tiếng là nghề làm miến và làm tương, mà còn là một không gian văn hóa độc đáo, với hàng trăm ngôi nhà cổ, nhưng hiện chỉ còn khoảng 50 ngôi nhà cổ vẹn nguyên lối kiến trúc nhà Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Làng cổ được quy hoạch ngăn nắp, trật tự. Đường làng chạy dọc theo bờ sông, bên trái là hàng cây râm mát và bến nước, bên phải là nhà. Từ con đường làng lớn tỏa ra hàng chục con ngõ nhỏ lát gạch nghiêng dẫn vào các xóm. Đầu ngõ có cổng, thì cuối ngõ cũng có cổng dẫn ra cánh đồng và các ngõ giống hệt nhau. Hai bên ngõ là hai dãy nhà quay lưng vào nhau, thẳng tắp.
Các ngôi nhà cổ ở đây đều được quy hoạch giống nhau, cổng có mái che dẫn vào sân, nhà chính quay lưng ra đường, nhà phụ đối diện với nhà chính qua mảnh sân hẹp. Khuôn viên mỗi nhà thường là 250-350m2, nhà chính gồm năm gian dài 12m, rộng 7m. Tường nhà cũng chính là tường bao khuôn viên và không có cửa sổ trổ ra ngõ nên tạo cảm giác “kín cổng cao tường."
Cự Đà có hàng trăm ngôi nhà cổ, nhưng chỉ còn khoảng 50 nhà giữ được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc. Một trong những ngôi nhà còn lưu giữ lại những nét cổ kính nhất của làng là nhà ông Trịnh Thế Sủng. Ngôi nhà được xây dựng năm 1874, gọi là nhà Đại khoa.
Đây là ngôi nhà ngói năm gian với 35 cột gỗ. Nhà được dựng bằng gỗ xoan với nét chạm trổ rất cầu kỳ và điêu luyện trên từng thân cột, xà, vách gỗ. Kỹ thuật điêu khắc trên xà nhà, cột nhà đã đạt đến mức tinh xảo với đường nét mềm mại, sinh động. Mái nhà lợp bằng ngói âm dương, tường nhà bằng gỗ. Bàn thờ Tổ tiên đặt ở chính giữa ngôi nhà với hoành phi, câu đối sơn thếp rực rỡ. Ngôi nhà về mùa Đông ấm áp, sang mùa Hè lại mát mẻ.
Ngoài "kho tàng" về nhà cổ, Cự Đà còn có chùa, miếu đã được xếp hạng di tích quốc gia và đều là các công trình kiến trúc cổ. Đáng chú ý, là Đàn Xã Tắc bằng đá xanh được xây vào đầu thế kỷ 20 để tế lễ, cầu mưa thuận gió hòa…
Cùng với Đường Lâm, Cự Đà là một trong hai ngôi làng cổ còn lại của thủ đô và là điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ./.
(Vietnam++)
Toạ độ
Các địa điểm thuộc Làng Cự Đà [tra cứu]
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
© Làng có nhiều xóm đâm ra sông như kiểu xương cá. Trên là xóm Đình, có cái cổng có cái đồng hồ (đã chết). |
© Ngôi đình có cái đặc biệt là bộ cổng sắt từ thời Pháp. Những hoa sắt được đúc và gò bằng loại sắt dày dẹt,... |
|
|
© Chùa Cự Đà có cái cổng và hàng muỗm quá đẹp. Lại có cây hoàng lan cao vút, tiếng chuông chiều gợi không khí tịch mịch.... |
© Đây là cái cột đèn từ năm 1929, để báo hiệu cho thuyền bè trên sông Nhuệ (độc đáo nhỉ, như hải đăng). Người ta... |
© Nhà Hội đồng Nhân dân làng. |
© Nhà khuyến học (hoặc từng là trường học). Cái chỗ trống hoác ở hàng rào chắc mới đổ. Thấy cái cột trụ lỏng chỏng.... |
|
© Nhà thờ họ Trịnh xóm Cương. |
© Nhà kiểu chữ Nhị có hai sân trong, khá là ít ở miền Bắc. |
© Lối vào xóm Chùa. Bên cạnh là nhà ông Lai, nhà nổi tiếng vì hay được quay phim ở đây. Gặp một chuyện ở đây, nhưng... |
© Cái nhà này mới đây được Nguyễn Thanh Vân chọn làm bối cảnh quay phim Lều chõng dựa theo tiểu thuyết của Ngô Tất Tố.... |
© Bên trong nhà thì cao ráo và khá quy củ, cao hơn nhiều so với những nhà kiểu mái cổ ngày xưa. |
© Những con dơi và chùm quả này đắp bằng cái gì mà vẫn còn khá nguyên vẹn, trong khi vôi vữa xung quanh đã bong tróc rồi. |
© Đầu tiên cứ nghĩ cái mái hiên bằng tôn có hai cọc sắt này là mới. Nhưng hóa ra là có từ đầu. Những cái xà gỗ chạm... |
© Mái tôn trên che cho bậc tam cấp này. Mái tôn và cột sắt ngày xưa có lẽ là dấu hiệu của văn minh, công nghệ, cho nên sự... |
|
© Bức cốn chạm nhiều hình tứ quý (tùng cúc trúc mai) và các tích kiểu Bàn đào bát tiên... mang phong cách ảnh hưởng Trung... |
|
|
© Nhất là những bộ cửa này, có phong cách Tầu đậm nét, nhất là những hình chữ Hán thể Triện vốn ít dùng ở nhà dân.... |
© Các tích cũng toàn là tích Tam Quốc, Tây Du... Tóm lại là một cái nhà khá bài bản, chứ không phải là dân dã như nhiều... |
© Nhưng những căn nhà ở Cự Đà lại nổi bật vì có hình thức Tây. Càng đi vào giữa làng, càng nhiều nhà như thế. Làng... |
© Xóm Đồng Nhân Cát, Hiếu Đễ và Lễ Nghĩa có vẻ nhiều nhà Tây nhất. |
|
|
|
© Phóng to lên cho rõ, thấy những cái hoa văn kiểu Pháp kết hợp những chữ Hán thật sinh động. Chưa kể là hai bên ngoài còn... |
|
© Hoa sắt lan can tuy cũng như ở Hà Nội nhưng vào cái thời ấy, ở nhà quê thì là kinh khủng lắm. |
© Hàng hiên và bên trong lát 2 loại gạch khác nhau. Giữa trong với ngoài, người ta dùng mảnh vỡ ghép rối, tự nhiên gây hiệu... |
© Cầu thang gỗ còn nguyên. Đây là cái nhà gác còn dùng được tầng 2, chứ các nhà gác khác đều đã gần như hỏng. |
© Tầng 2 lại có gạch hoa kiểu khác. Những con tiện vuông chắc chắn, không quá nhiều, nhịp điệu cân đối. |
|
|
© Làng Cự Đà vốn buôn bán lấy sông Nhuệ làm điểm tựa, đồng thời là long mạch. Nghe thì thần bí, nhưng rất logic là từ... |
© Ở một xóm dưới, có một cây đèn cóc cao hơn, nhưng kẹt vào chỗ cạnh cột điện và lưới rào lủng củng. |
© Nhà này có cổng hay quá, có hai con chó đá nhưng nằm bẹp xuống nhìn nhau. |
© Cái cổng này có đề năm 1919. |
© Còn cái cổng này vẫn còn bầu rượu (hoặc lồ ô) với cá chép chầu hai bên. Lưu ý là những số nhà này có từ thời Pháp!... |
© Cự Chân cùng Cự Gianh, Cự Phát là những nhà giàu nhất nhì làng ngày trước, có cả cửa hiệu ở phố Hàng Đào, Hàng Bông.... |
|
© Những tấm phên treo trên đầu là để phơi miến. |
© Xuống đến đây, số 138 là một nhà có cái cửa rất điệu. |
© Mặt tiền không cầu kỳ nhiều, vì thế cái mái nhô ra như đồ trang sức, rất là quý phái. Chi tiết đấu (console) thì Tầu,... |
© Cánh cửa thì Tây rồi, nhưng hoa sắt cũng vẫn kéo lại chữ Thọ. |
© Sàn nhà lát đá hoa 5 màu tuyệt đẹp! Mà để ý kỹ thì thấy đảo chỗ, ô bát giác hoa cánh đỏ xen kẽ ô hoa cánh da cam.... |
© Tấm ảnh truyền thần ông bà chủ thời năm 1960. Bà chủ ở ngoài còn đẹp lắm, đang nấu cơm. Cô không cho chụp, cười... |
© Ngôi nhà này cũng ở xóm Con Cóc. Anh chủ hiền lành, hơi khờ khờ, bảo hôm nọ vừa có quay phim ở đây. Nhà có hàng cột... |
© Phần mặt tiền đã mất các cánh cửa. Chủ nhà bảo mưa gió thì cũng chịu, che tạm bằng mấy tấm giại. |
© Trần gỗ bên trong đã bị hỏng, bít lại bằng trần nhựa. Ván chỉ dầy có 1 phân nên không dùng làm gì trên đó được.... |
© Phân chia hai loại gạch hoa là hàng đá hoa cương vân tía quá đẹp. |
|
© Đi ngoài đường, thấy một tấm bia sau lưng một nhà hai tầng. Một cái làng giàu có, rồi chiến tranh ập đến, rồi vật... |
|
© Bên trong nhà còn những ô cửa kính cong, dấu vết của một quá khứ vàng son. Cái bàn Tây có hai ngăn kéo kiểu bàn trang điểm... |
|
© Còn ngôi nhà này - nhà Cự Chân - có phong cách hiện đại, giống như phong cách nhà triển lãm 75 Đinh Tiên Hoàng, tòa nhà trụ... |
© Cái nhà cũ ở giữa là nhà thờ, còn hai dãy vuông góc là nhà khách và nhà dưới. Ông chủ nhà nói hai nhà Tây xây năm 1932.... |
© Hoa trang trí tia mặt trời và mây trời thời Art Deco cũng đã đến một làng quê Bắc Kỳ. |
|
© Đây là lần đầu tiên mình tận mắt thấy một cái trần cong bằng gỗ! Những chạm trổ đẹp quá sức tưởng tượng. Chủ... |
|
|
|
|
|
|
© Một ngôi nhà ở ngoài xóm Đình, có giàn gấc và cái sân rất nên thơ. |
© Cái nhà mà thấy từ xóm Hiếu Đễ (cửa sổ nhà ông Thắng - cái nhà Pháp trang trí đẹp) chính là nhà Sinh-Yến ở xóm Lễ... |
© Nhà này lại có phong cách rất Tây Sương Ký. Sau cổng vào là đến sân trước có hàng cửa cuốn tò vò. Không biết cái hình... |
|
|
|
© Cách một nhà, là nhà này, nhưng không nhớ tên ông chủ. Cái cổng vào đi dưới cái gác mỏng dính, có đề bốn chữ "Đông... |
|
© Đây là ngôi nhà rất điển hình cho nhà truyền thống Bắc Bộ, từ kết cấu dùng thượng rường hạ kẻ, cho đến cách bài... |
© Hai gian bên thì che bằng tấm giại đan phên, còn ở gian giữa, che bằng bức bình phong cầu kỳ này. Ngôi nhà tuy không có nhiều... |
© Một ngôi nhà đẹp là nhà ông Sinh ở một xóm giữa làng |
|
© Trên là cái trán tường, có gắn đĩa sứ và các mảnh sứ ghép, giống như phong cách nhà ông Thắng và ông Tường đã giới... |
© Có hàng chữ Hán thể Thảo đắp nổi ở chái nhà, giờ ở chỗ gác bếp. Dưới là hình bông hoa bí, có cái nồi và bếp ga... |
© Bát tiên quá hải ở mặt tiền nhà ông Thắng ở xóm Hiếu Đễ. |
|
© Xem lại con chó đá nằm bẹp ở lối xóm Con Cóc. Trông hơi giống chó sói. |
© Nhà đối diện, cũng có sàn gạch hoa thời Pháp và hoa sắt kiểu Art Deco những năm 1930. Căn nhà xây cũng kiểu vuông thành... |
© Cái tay nắm ngăn kéo cũng hơi hướm Tây. |
© Đứng trên nóc "hiên Tây" nhà ông Sinh thì thấy những loại nhà truyền thống còn nguyên vẹn khá nhiều trong làng. Cây xanh... |
© Xuống cuối làng có xóm Ba Gang. Không hiểu tên thế nghĩa là gì, nhưng có mấy nhà khá đặc biệt. Ngôi nhà này nhìn ngoài... |
© Nhất là cái hiên xây hẳn ra, có bộ bàn ghế kiểu bàn tròn, ghế lưng mặt đá, đốt trúc, tay cuốn, trước lại có bể... |
© Dấu ấn Á Đông còn ở bộ tranh kính Bát Tiên quá hải. Một cái đã bị vỡ do hôm mưa vừa rồi. Ông chủ nói ngày xưa đối... |
© Đi sâu vào trong xóm Ba Gang thì phát hiện ra một cái nhà, có lẽ là ấn tượng nhất làng về mặt không gian. |
© Nhà hình chữ L, gồm nhà chính có mặt tiền hoành tráng như một cái phủ của viên quan nào đấy. Mái chồng diêm có lẽ là... |
© Bên cạnh là dãy nhà 2 tầng, âm u và bí hiểm. Lối vào đi ở cái gian ngoài cùng, bên ngoài hiên đón có mái cong che như cái... |
|
|
© Nhìn từ trên tầng 2 nhà ngang xuống sân. |
|
|
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Tả Thanh Oai, Thượng Phúc, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2015-01-12 16:51:05 |
Các thành viên |
|
|
|
(265 m) |
(294 m) |
(333 m) |
(400 m) |
(921 m) |
(928 m) |
(1.01 km) |
(1.53 km) |
|