Landmarks

Nhà mồ Trương Vĩnh Ký

Petrus Ký (1837 – 1898)

Danh nhân đất Việt-Trương Minh Giảng-Trương Vĩnh Ký-Trương Minh Ký

Danh nhân đất Việt-Trương Minh Giảng-Trương Vĩnh Ký-Trương Minh Ký
TRƯƠNG VĨNH KÝ
Tiểu sử : Petrus Trương vĩnh Ký (1837-1898)
Pétrus Trương Vĩnh Ký - Một Tấm Lòng (HTV)

Tổng quan

Pétrus Trương Vĩnh Ký (張永記, 1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải (士載); là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.

Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định Báo.

Nhà mồ của ông nằm giữa trung tâm thành phố, ở góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng (Quận 5).

Theo tư liệu gia đình, khu mộ phần này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất (năm 1889) tại Chợ Quán, Sài Gòn, nay là nhà số 520, Trần Hưng Đạo, quận 5, TP HCM. Mộ được xây dựng ngay tại sinh phần của dòng họ, nơi có hơn 50 ngôi mộ.

Bên cạnh khu mộ là ngôi nhà cổ với kiến trúc ba gian hai chái truyền thống. Bên trong có treo bức hình chụp cả nhà họ Trương trong ngày chôn cất cụ Trương Vĩnh Ký. Trên nóc nhà còn khắc dòng chữ ghi thời gian xây dựng ngôi nhà: "Decembre 1889". Theo con cháu cụ Trương hiện vẫn còn sinh sống tại đây, ngôi nhà này là do đích thân cụ Trương Vĩnh Ký chỉ huy xây dựng. Đây cũng là nơi cụ sống và làm việc vào những ngày cuối đời.

Trong một tác phẩm biên khảo về Trương Vĩnh Ký, ông Phan Thứ Lang có viết, khu lăng mộ Trương Vĩnh Ký là công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn xưa. Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc Đông - Tây, kim - cổ. Cổng vào lăng mộ được xây theo kiến trúc đình, chùa phương Đông với cổng Tam quan. Nhưng trên nóc cổng lại có gắn một cây Thập giá của đạo Thiên chúa. Giữa cổng có khắc hàng chữ La tinh: "Miseremini mei saltem vos acimic mei" (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi) như là một ước nguyện cuối đời của học giả họ Trương.

Lăng mộ của cụ Trương Vĩnh Ký còn đặc biệt ở chỗ được xây bằng với mặt đất. Bên dưới chôn cất 3 quan tài. Mộ phần của học giả họ Trương nằm chính giữa. Bên trái là mộ của Trương phu nhân, bà Vương Thị Thọ. Bên phải là mộ phần của người con trai trưởng.

Thuở trước, nhà mồ còn có bức tượng bán thân cụ cố Trương Vĩnh Ký. Tượng được đắp bằng ximăng, sơn đen. Những năm khó khăn sau năm 1975, kẻ xấu đã lẻn vào lấy trộm vì tưởng là “đồng đen” quý hiếm.

Hiện nay, toàn bộ khuôn viên nhà mồ còn rộng hơn 2.000m2. Ngoài nhà mồ Trương Vĩnh Ký, bãi đất còn khoảng 60 ngôi mộ khác của gia tộc và một nhà ngói cổ được xây từ năm 1937 đến giờ vẫn đang là nơi ở của gia đình ông Đạt. Mang nét kiến trúc Pháp với nhiều cửa, cột, vòm cong, nhà mồ Trương Vĩnh Ký rộng khoảng 50m2, trang nhã với các chi tiết nhẹ nhàng nhưng tinh tế.

Sau hơn một 100 năm, mộ của học giả họ Trương nói riêng và toàn khu nghĩa trang gia đình nói chung đang ở trong tình trạng xuống cấp, cỏ dại mọc đầy. Những tấm gạch bông lát mặt mộ bị bong tróc lỗ chỗ, sứt mẻ, trơ cả cốt. Mái vòm khu mộ cháy sém do đã trải qua khói lửa chiến tranh. Các câu liễn khắc hai bên cửa mộ thì được sơn phết lại lòe loẹt, phản cảm.

Tại ngôi mộ của ông Trương Vĩnh Danh (một người họ hàng của Trương Vĩnh Ký), chiếc thánh giá cắm trên mộ bị gãy lìa rơi xuống nằm chỏng trơ bên cạnh mộ phần. Một góc nghĩa trang nối liền với sàn bếp. Ngay sau lưng một ngôi mộ còn được tận dụng để làm... toilet. Mùi hôi bốc lên cả một góc nghĩa trang. Lỉnh kỉnh thau chậu, chén dĩa, nước rửa chén nằm chõng trơ bên cạnh những ngôi mộ của dòng họ từng được xem là danh giá bậc nhất Sài Gòn.

(tổng hợp)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]



Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Nhà mồ Trương Vĩnh Ký
Địa chỉ 781 Trần Hưng Đạo, 1, Quận 5, Hồ Chí Minh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2015-03-05 07:41:26
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất